Chiếnlượctrong“sựđổvỡcócấutrúc”
Trong suốt những thời điểm khó khăn, một sự đổvỡcócấu trúc
trong nền kinh tế chính là một cơ hội được cải trang. Để tồn tại – và
cuối cùng là để trở nên thịnh vượng – các công ty phải học cách khai
thác cơ hội đó. Để sàng lọc suy nghĩ thì chẳng có gì hay hơn sự
khủng hoảng. Vì vậy, bạn phải luôn cóchiếnlượctrong những thời
điểm khác nhau và biến động bất thường.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là hầu hết những điều mà mọi người
vẫn gọi là chiếnlược – những tuyên bố sứ mệnh, các mục đích táo bạo
hay những kế hoạch ngân sách ba đến năm năm. Điều muốn nói ở đây là
một chiếnlược thực sự.
Đối với nhiều nhà quản lý, cụm từ này vừa trở thành những từ cửa miệng.
Trong khi đó, biệt ngữ kinh doanh này từng chuyển tiếp thị thành chiến
lược tiếp thị, xử lý dữ liệu thành chiếnlược công nghệ thông tin, mua bán
công ty thành chiếnlược tăng trưởng và với cắt giảm giá thành thì chúng
ta cóchiếnlược giá thấp. Việc đánh đồng chiếnlược với sự thành công,
sự táo báo hay tham vọng sẽ luôn tạo nên sự hỗn loạn hơn nữa. Nhiều
người vẫn đang gán cho bất cứ điều gì liên quan tới chữ ký của CEO
thành mang tính chiếnlược – một sự định nghĩa dựa trên mức lương của
người ra quyết định chứ không phải chính quyết định đó.
Và nhờ chiếnlược – điều có nghĩa rằng sự đáp trả dính liền với thách thức
– người ta hiểu ra rằng: một chiếnlược thực sự không phải là một tàiliệu
hay dự đoán mà đúng hơn là một biện pháp tổng thể dựa trên sự chẩn
đoán về một thách thức. Vì vậy, thành tố quan trọng nhất của chiếnlược
chính là quan điểm chặt chẽ về những lực lượng thực hiện chứ không phải
kế hoạch.
Điều gì đang diễn ra?
Những sự kiện của năm qua từng gây sửng sốt nhưng không có gì lạ
thường. Theo diễn biến chung từ trước tới nay, các vụ bong bóng đất đai,
tín dụng dễ dàng và mức lãi suất cao thường tạo nên một tổ hợp nguy
hiểm. Khoản nợ bất động sản đã làm bùng lên thời kỳ suy thoái đầu tiên
của nước Mỹ vào năm 1819. Một quả bom thế chấp đất đai đã được giấu
trực tiếp sau cuộc khủng hoảng từ 1873 đến 1877: những hình thái đổi mới
của việc cho vay mượn thế chấp ở châu Âu và Mỹ đã tạo nên một quả
bom không thể chống đỡ nổi về giá nhà đất, và tình trạng đình trệ toàn cầu
suốt bốn năm đó đã kéo theo sự sụp đổ thị trường nhà đất cũng như việc
thắt chặt tín dụng bên cạnh nó. Đợt thắt chặt tín dụng khác, điều từng
được châm ngòi bởi thất bại của những tín phiếu đường sắt được mua
bán công khai, dẫn tới Tình trạng suy thoái Dài của những năm từ 1893
đến 1897. Thời kỳ “thập kỷ mất mát” từ năm 1995 đến năm 2004 của Nhật
Bản xảy ra do giai đoạn lãi suất cao và giá trị đất đai bị thổi phồng một
cách điên rồ trước đó đã đưa tới một kết cục phá sản tài chính.
Lực đòn bẩy chính là cốt lõi của những câu chuyện như vậy. Ác-si-mét
từng nói: “Hãy cho tôi một chiếc đòn bẩy đủ dài và một điểm tựa vững
chắc, tôi sẽ bẩy cả trái đất lên.” Tuy nhiên, nhà bác học đã không bổ sung
rằng cần phải có một cái đòn bẩy dài bằng nhiều năm ánh sáng để dịch
chuyển được Trái đất dù chỉ bằng chiều rộng của một phân tử, và nếu Trái
đất có dịch chuyển thì phản lực từ chiếc đòn bẩy cũng sẽ hất ông lên
nhanh nhất và văng ra xa. Tình trạng khủng hoảng hiện nay cũng chính là
phản lực từ lực đòn bẩy tại hai nơi: các hộ gia đình và những dịch vụ tài
chính. Và nếu không có lực đòn bẩy, tình trạng suy sụp kinh tế sẽ là điều
thất vọng, trong khi những khoản thế chấp sẽ không còn bị tịch thu thế nợ
cũng như các công ty không còn phá sản nữa. Chính lực đòn bẩy xoa dịu
nỗi đau trong những làn sóng từng được khuyếch trương lúc trước.
Hầu như ai cũng biết đến cách mà những động lực này đã thực hiện.
Khoản nợ hộ gia đình Mỹ đã bắt đầu gia tăng ngay đầu những năm 1980
và sức tăng trưởng của nó đã phát triển nhanh hơn vào năm 2001. Lực
đòn bẩy giữa năm nhà môi giới chứng khoán lớn nhất Phố Wall – những
lái buôn (Goldman Sachs, Merrill Lynch, Lehman Brothers, Bear Stearns và
Morgan Stanley) đột nhiên tăng mạnh sau năm 2004 khi Ủy ban Giao dịch
và Chứng khoán Mỹ miễn thuế cho những hãng này từ giới hạn tỉ lệ nợ
trên vốn (tỉ suất đòn bẩy – leverage ratio) 12 trong một thời gian dài xuống
còn 1 và cho phép tự điều chỉnh. Từ năm 1990 tới năm 2007, toàn bộ khu
vực dịch vụ tài chính đã mở rộng 2,5 lần nhanh hơn toàn bộ GDP và từ
năm 1947 đến năm 1996, lợi nhuận của khu vực này đã tăng trung bình
0,75% GDP tới 2,5% vào năm 2007. Sau đó, việc sụt giảm giá nhà đã dẫn
tới một sự gia tăng chưa từng có về tốc độ tịch thu thế nợ và sự rớt giá trị
của những chứng khoán dựa trên thế chấp. Tình trạng xuống dốc này
nhanh chóng phá hủy các hãng tài chính có lực đòn bẩy cao – những hãng
mà thất bại của chúng gieo rắc sự thua lỗ và tình trạng không chắc chắn
trong suốt hệ thống tài chính. Người tiêu dùng Mỹ vẫn tiếp tục đầu tư ở
mức cao trong cả nửa đầu năm 2008 nhưng tới quý ba đã giảm bớt 3,1%
lãi suất hàng năm. Tình trạng suy thoái kinh tế - một sự tiềm ẩn sâu xa –
thực sự đã xuất hiện.
Sự đổvỡcócấu trúc
Việc nhận thức rõ ý nghĩa của những sự kiện này thực sự khó hơn việc kể
lại chúng một cách chi tiết. Có lẽ do chúng ta đang tập trung vào sự đổvỡ
có cấu trúc với quá khứ - theo lối nói của môn toán kinh tế thì đó là nơi chỉ
rõ được tầm quan trọng theo chuỗi dữ liệu thời gian khi các xu hướng và
những khuôn mẫu về hiệp hội rơi vào sự thay đổi đa dạng không ngừng.
Thời kỳ khủng hoảng của một công ty thường là dấu hiệu cho thấy mô hình
kinh doanh của công ty đó vừa trở nên mất dần – điều này có nghĩa rằng
cấu trúc cơ bản của ngành đó vừa thay đổi hết sức sâu sắc, mạnh mẽ nên
những cách tiến hành kinh doanh cũ không còn thực hiện được nữa. Ví
như vào những năm 1990, mô hình phân tầng lựa chọn và ngoại biên cơ
bản của IBM tại đỉnh một dây chuyền tích hợp các máy tính lớn bắt đầu
thất bại. Nhu cầu sử dụng máy vi tính tăng lên song biện pháp cung cấp nó
của IBM lại giảm xuống. Tương tự, những tờ báo trong thời kỳ khủng
hoảng giờ đây như những kẻ chụp giật người đọc và quảng cáo của kỷ
nguyên Internet. Nhu cầu về thông tin và phân tích đang ngày càng tăng
lên trong khi các phương tiện xuất bản truyền thống lại kiếm tiền khó khăn
hơn từ chính nhu cầu đó.
Và cùng nguyên lý như vậy đang được áp dụng cho nền kinh tế nói chung.
Trong hầu hết những cuộc suy thoái trong 40 năm qua, nhu cầu luôn bắt
kịp với khả năng và sự tăng trưởng đã trở về mốc từ 10 đến 18 tháng.
Cuộc khủng lần này cho thấy sự khác biệt rõ ràng bởi người ta cảm thấy
thật khó khi hình dung được sự phát triển trở lại đầy tiềm năng của những
dịch vụ tài chính hoặc sự thay đổi nhanh chóng hoàn toàn trong lĩnh vực
nhà ở. Ngoài hai lĩnh vực “nóng” này ra, những xu hướng về giá cả hàng
hóa, nhập khẩu dầu lửa, cân bằng thương mại quốc gia, tình trạng giáo
dục cũng như những lời hứa đầy quyền lực trên quy mô lớn dường như
cũng không thể chống đỡ nổi cuộc khủng hoảng lần này. Đặc biệt là ý
tưởng rằng, nước Mỹ có thể tăng trưởng được nhờ mượn tiền từ Trung
Quốc để cung cấp tài chính cho tiêu dùng nhà ở vừa mới khởi động có vẻ
không hợp lý vì ai ai cũng biết rằng, đồng đô-la Mỹ sẽ trở nên khác biệt
trong tương lai. Và khi mô hình kinh doanh của một bộ phận hoặc của tất
cả nền kinh tế thay đổi theo hướng này, chúng ta có thể nói rằng đó chính
là một sự đổvỡcócấu trúc.
Chính một sự đổvỡ như vậy thường có nghĩa là thời kỳ khó khăn còn sự
điều chính thì không hề dễ dàng cũng như chẳng tài nào nhanh chóng
được. Những điều kiện khó khăn và luôn thay đổi sẽ nhấn chìm một số tổ
chức – tuy nhiên, những số khác lại thịnh vượng bởi hiểu được cách khai
thác thực tế rằng các khuôn mẫu cũ đã biến mất và thay vào đó là những
khuôn mẫu mới bắt đầu xuất hiện. Điều kiện quyết định quan trọng đầu tiên
là phải cố gắng tồn tại được trong chính nền kinh tế thực sự khắc nghiệt dù
có gặp bất kỳ sự suy sụp kinh tế nào (xem phần “Hướng dẫn tồn tạitrong
thời kỳ khó khăn” phía cuối bài), còn thứ hai mới là lợi ích từ những khuôn
mẫu mới xuất hiện này. Một sự đổvỡcócấu trúc chính là thời điểm tốt
nhất để trở thành một nhà chiếnlượctài ba đối với khoảnh khắc của sự
thay đổi những nguồn cũ về lợi thế cạnh tranh yếu kém sang những nguồn
mới xuất hiện. Sau đấy, những kẻ mới phất mới có thể vượt qua đầu
những tay chơi dường như đã được củng cố vững chắc từ trước.
Trong một số lĩnh vực ngành nghề, sự đổvỡcócầu trúc gần đây nhất đã
xảy ra vào những năm 1980, theo sự phát triển của các bộ vi xử lý mà đã
dẫn tới việc sử dụng máy vi tính trở nên rẻ hơn, cả máy tính để bàn lẫn
máy tính cá nhân, và làm gia tăng loại ngành nghề phần mềm mới mẻ.
Những đổi mới đó chính là nguyên nhân dẫn tới Internet và thương mại
điện tử. Và quan trọng hơn đối với các nhà chiếnlược là sự đổvỡđó đã
làm thay đổi bản chất của lợi thế cạnh tranh một cách sâu sắc nhanh
chóng. Ví dụ, trong năm 1985, một công ty thiết bị viễn thông qui mô lớn
mới đủ khả năng để phục vụ được ít nhất hai trong số ba châu lục chính –
Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á – cùng kỹ năng kết hợp của hàng nghìn kỹ sư
phát triển, kỹ sư xây dựng và công nhân. Nhưng tới năm 1995, máy tính
lớn đã từng trở thành nguồn lợi thế cơ bản. Các hệ thống của Cisco không
cần nơi bắt nguồn đã thống trị toàn bộ phân khúc ngành này bằng cách
triển khai ngay từ đầu khoảng 100.000 đường truyền tín hiệu nhẹ nhàng
với mã được viết bởi một đội nhỏ những con người đầy tài năng. Chính sự
đổ vỡcócấu trúc đó đã chấp nhận văn hóa đội làm việc nhỏ của Thung
lũng Silicon để bắt kịp với các lợi thế của Nhật Bản trong việc xuất hiện
ngành nghề cũng như quản lý nguồn lao động nghiêm túc, qui mô lớn này.
Sự thay đổi này theo lô-gíc về lợi thế đã làm thay đổi sự giàu có của các
quốc gia.
. Chiến lược trong “sự đổ vỡ có cấu trúc”
Trong suốt những thời điểm khó khăn, một sự đổ vỡ có cấu trúc
trong nền kinh tế chính. một sự đổ vỡ có cấu trúc.
Chính một sự đổ vỡ như vậy thường có nghĩa là thời kỳ khó khăn còn sự
điều chính thì không hề dễ dàng cũng như chẳng tài nào