Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
356,18 KB
Nội dung
CácnhântốtácđộngđếncơcấuvốncủacôngtyniêmyếttrênTTCK Việt Nam Trong bài viết này cố gắng trả lời cáccâu hỏi sau: Các quyết định cơcấuvốncủacáccôngty đang niêmyếttrên thị trường chứng khoán Việt Nam có gì khác biệt so với cáccôngty ở các nền kinh tế nơi mà quyền tư hữu chiếm đa số và cơ chế thị trường đã hoạt động nhiều năm? Cácnhântố ảnh hưởng đếncơcấuvốn ở các nước trên thế giới có giống như ở Việt Nam không? 1. Đặt vấn đề Cơcấuvốn là một trong các chủ đề quan trọng trong lý thuyết tài chính doanh nghiệp . Lý thuyết hiện đại về cơcấuvốn lần đầu tiên được đưa ra bởi Modigliani và Miller (1958). Kể từ đó, có vài lý thuyết đã được phát triển để giải thích sự khác biệt trong lựa chọn cơcấuvốncủacáccông ty. Có hai mô hình lý thuyết phổ biến và nổi tiếng nhất giải thích mối quan hệ giữa cơcấuvốn và giá trị củacôngty là: lý thuyết tĩnh về đánh đổi trong cơcấuvốncủacôngty (the static trade – off theory) và lý thuyết về ưu tiên trong tài trợ hay trật tự phân hạng trong tài trợ của doanh nghiệp (the pecking order theroy). [1] Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này ở Mỹ trong nhiều thập niên qua. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được nghiên cứu nhiều ở các nước khác, nhất là tạicác nước đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế như Việt Nam. Mục tiêu của bài viết này là xem xét cácnhântốtácđộngđếncơcấuvốncủacáccôngty đang niêmyếttrên thị trường chứng khoán Việt Nam – cụ thể là cáccôngty đang niêmyếttrên sản giao dịch chứng khoán TP.HCM. Trong bài viết này chúng tôi cố gắng trả lời cáccâu hỏi sau: Các quyết định cơcấuvốncủacáccôngty đang niêmyếttrên thị trường chứng khoán Việt Nam có gì khác biệt so với cáccôngty ở các nền kinh tế nơi mà quyền tư hữu chiếm đa số và cơ chế thị trường đã hoạt động nhiều năm?; Cácnhântố ảnh hưởng đếncơcấuvốn ở các nước trên thế giới có giống như ở Việt Nam không? Môi trường thể chế cho hoạt độngcủacáccôngty đang niêmyếttrên thị trường chứng khoán Việt Nam có hai điểm nổi bật sau: (1): Việt Nam là nước đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường; (2) hầu hết cáccông đang niêmyếttrên thị trường chứng khoán Việt Nam có tiền thân là cáccôngty nhà nước, mặc dù đã được cổ phần hoá nhưng nhà nước vẫn cócổ phần tạicáccôngty này. Điều này không khó hiểu để thấy rằng Việt Nam cócấu trúc thể chế khác biệt với các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển khác. Ví dụ, trong thế giới của Modigliani và Miller [2], thuế sẽ không cótácđộngđến quyết định cơcấuvốncủacáccôngty trong nền kinh tế chỉ huy. Bởi vì, nhà nước vừa là chủ cáccông ty, các ngân hàng và đồng thời cũng là người hưởng lợi từ thuế. Do đó, bài viết này nhằm xem xét cácnhântốtácđộngđếncơcấuvốncáccôngty đang niêmyếttrên thị trường chứng khoán Việt Nam có gì giống và khác với các nước trên thế giới. 2. Số liệu và mô hình xác định các nhântố ảnh hưởng đếncơcấuvốn của cáccôngty đang niêmyếttrên thị trường chứng khoán Việt Nam Nghiên cứu này sử dụng số liệucủa 45 côngty phi tài chính đang niêmyếttrên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM có giá trị thị trường lớn nhất tính đến thời điểm tháng 7 năm 2007 (loại trừ 2 quỹ đầu tư và NHTM Sài gòn thương tín). Tất cả số liệutài chính của 45 côngty này được lấy từ báo cáo tài chính củacáccôngty này từ website củacáccôngty chứng khoán. Các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng: lợi nhuận (profitability); tài sản cố định hữu hình (tangibility); thuế (tax); quy mô côngty (size); cơ hội tăng trưởng (growth opportunities); đặc điểm riêng củatài sản côngty (uniqueness); tính thanh khoản (liquidity).v.v là những nhântố ảnh hưởng đếncơcấuvốn của công ty. Một trong các vấn đề điển hình khi nghiên cứu về cơcấuvốn đó là câu hỏi nên sử dụng giá trị sổ sách hay giá trị thị trường của nợ và vốn chủ sở hữu (hay là kết hợp cả hai). Quyết định lựa chọn cơcấuvốncủacôngty liên quan đến mức tối ưu của đòn bẩy tài chính được xác định trực tiếp bởi tỷ lệ tương quan của chi phí và lợi ích từ việc đi vay mượn. Bằng cách vay mượn, côngtycó thể hưởng lợi ích do tiết kiệm thuế bởi vì chi phí lãi vay là khoản làm giảm trừ thuế thu nhập phải nộp, do vậy sẽ cótácđộng dương đến giá trị công ty. Tuy nhiên, sự thay đổi trong giá trị thị trường của nợ vay không cótácđộng trực tiếp đến tiền tiết kiệm được từ tấm chắn thuế của lãi vay. Mặc khác, các ý kiến ủng hộ việc sử dụng giá trị sổ sách là chi phí chủ yếu của việc đi vay mượn chính là chi phí khốn khó tài chính dự tính (the expected cost of financial distress) trong trường hợp côngty bị phá sản, và giá trị liên quan đến nghĩa vụ của con nợ là giá trị sổ sách của khoản nợ chứ không phải giá trị thị trường của nợ vay. Mặc khác, các ý kiến ủng hộ việc sử dụng giá trị thị trường cho rằng giá trị thị trường mới cuối cùng mới là giá trị thực củacông ty. Cần lưu ý rằng, có khả năng một côngtycó thể có giá trị sổ sách củavốn chủ sở hữu âm trong khi đó giá trị thị trường vẫn là dương, bởi vì giá trị sổ sách âm phản ánh các khoản lỗ trước đó, trong khi đó giá trị thị trường dương phản ánh kỳ vọng về dòng tiền trong tương lai củacông ty. Do hạn chế về số liệu nên nghiên cứu này chỉ sử dụng giá trị sổ sách của đòn bẩy tài chính là biến phụ thuộc. Các biến giải thích khác là cácnhântốtácđộngđếncơcấuvốncủacáccôngty được trình bày sau đây. 2.1 Đòn bẩy tài chính Được đo lường bằng giá trị sổ sách của tổng nợ/tổng tài sản; nợ vay ngắn hạn/tổng tài sản; nợ dài hạn/tổng tài sản. 2.2 Lợi nhuận (ROA) Được đo lường bằng lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì các nhà quản lý thích tài trợ cho các dự án bằng nguồn vốn từ nội bộ hơn sau đó mới đến nguồn vốn từ bên ngoài. Ngoài ra, cáccôngtycó lời không thích huy động thêm vốn chủ sở hữu nhằm tránh việc pha loãng quyền sở hữu. Điều này có nghĩa là cáccôngtycó lời sẽ cótỷ lệ nợ vay thấp. Nghiên cứu của Titman và Wessels (1988); Rajan và Zingales (1995) ở các nước phát triển; Wiwattanakantang (1999) ở Thái Lan; Chen (2004) ở Trung Quốc cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghích (-) giữa đòn bẩy tài chính và lợi nhuận. Tuy nhiên, mô hình lý thuyết dựa trên thuế lại cho rằng cáccôngty đang hoạt độngcó lời nên vay mượn nhiều hơn, khi các yếu tố khác không đổi, vì như vậy họ sẽ tận dụng được tấm chắn thuế nhiều hơn. Do vậy, về mặt lý thuyết lợi nhuận cótácđộng (+) hoặc (-) đến đòn bẩy tài chính. 2.3 Tài sản cố định hữu hình (Tangibility) Được đo lường bằng tổng tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản. Theo các lý thuyết, tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với đòn bẩy tài chính, bởi vì các chủ nợ thường đòi hỏi phải có thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay. Hơn nữa, giá trị thanh lý củacôngty cũng tăng lên khi cótài sản cố định hữu hình và làm giảm thiệt hại trong trường hợp côngty phá sản. Titman và Wessels (1988) và Rajan và Zingales (1995) cho thấy tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính ở các nước phát triển, Wiwattnakantang (1999) và Chen (2004) cho thấy tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính tại Thái Lan và Trung Quốc. 2.4 Thuế (Tax) Được đo lường bằng khoản thuế côngty phải nộp trên thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) củacông ty, tức là mức thuế thực sự mà côngty phải nộp. Cáccôngtycó mức thuế thực nộp cao sẽ sử dụng nhiều nợ vay để tận dụng tấm chắn thuế, do vậy thuế có quan hệ tỷ lệ thuận (+) với đòn bẩy tài chính. 2.5 Quy mô củacôngty (Size) Được đo lường bằng giá trị logarith của tổng tài sản. Theo Lý thuyết đánh đổi thì quy mô củacôngtycó mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ vay, bởi vì cáccôngty lơn thường có rủi ro phá sản thấp và có chi phí phá sản thấp. Ngoài ra, cáccôngty lớn có chi phí vấn đề người đại diện của nợ vay (agency costs of debt) thấp, chi phí kiểm soát thấp, ít chênh lệch thông tin hơn so với cáccôngty nhỏ hơn, dòng tiền ít biến động, dễ dang tiếp cận thị trường tín dụng, và sử dụng nhiều nợ vay hơn để có lợi nhiều hơn từ tấm chắn thuế. Các nghiên cứu của Wiwattnakantang (1999), Huang và Song (2002) và Chen (2004) ở các nước đang phát triển; nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) và Rajan và Zingales (1995) ở các nước phát triển cho thấy quy mô củacôngty và đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+). Mặt khác, nghiên cứu của Beven và Danbolt (2002) lại cho thấy quy mô côngtycó quan hệ tỷ lệ nghịch với nợ ngắn hạn và tỷ lệ thuận với nợ dài hạn. 2.6 Cáccơ hội tăng trưởng (Growth opportunities) Thường được đo lường bằng chỉ số Tobin’s Q (tỷ lệ giá trị thị trường/giá trị sổ sách của tổng tài sản), tuy nhiên, do hạn chế về số liệu nên trong nghiên cứu này tác giả sử dụng tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản. Cáccôngtycó triển vọng tăng trưởng trong tương lai thường dựa vào tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Điều này có thể giải thích bằng thuyết chi phí vấn đề người đại diện (agency costs). Theo Myers(1984), nếu một côngtycó đòn bẩy tài chính cao thì cáccổđôngcủacôngtycó khuynh hướng không đầu tư nhiều vào các dự án củacôngty bởi vì lợi nhuận từ các khoản đầu tư này sẽ có lợi cho các chủ nợ hơn là cho cáccổ đông. Những chi phí như vậy rất đáng kể, và nếu như vậy cáccôngty tăng trưởng cao với nhiều dự án sinh lời thường dựa vào vốn chủ sở hữu nhiều hơn nợ vay. Do vậy, đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ nghịch (-) với cơ hội tăng trưởng. 2.7 Đặc điểm riêng củatài sản côngty (Uniqueness) Đặc điểm riêng củatài sản có thể đo lường bằng tỷ lệ giá vốn hàng bán/tổng doanh thu thuần hoặc tỷ lệ chi phí R&D/tổng doanh thu. Cáccôngtycócác sản phẩm độc đáo thường có đòn bẩy tài chính thấp bởi vì nếu côngty bị phá sản, thị trường thứ cấp có tính cạnh tranh cho hàng tồn kho và các thiết bị sản xuất củacôngtycó thể không có. Do vậy, đặc điểm riêng củatài sản côngtytỷ lệ nghịch (-) với đòn bẩy tài chính. Do hạn chế về số liệu chi phí R&D, nên tác giả sử dụng tỷ lệ giá vốn hàng bán/tổng doanh thu thuần. 2.8 Tính thanh khoản (Liquidity) Được đo lường bằng tỷ lệ tài sản lưu động/tổng nợ ngắn hạn. Tính thanh khoản này cótácđộng (+) và (-) đến quyết định cơcấu vốn. Thứ nhất, cáccôngtycótỷ lệ thanh khoản cao có thể sử dụng nhiều nợ vay do côngtycó thể trả các khoản nợ vay ngắn hạn khi đến hạn. Như vậy có nghĩa là tính thanh khoản củacôngtycó quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ vay. Mặt khác, cáccôngtycó nhiều tài sản thanh khoản có thể sử dụng cáctài sản này tài trợ cho các khoản đầu tư của mình. Do vậy, tính thanh khoản củacôngtycó quan hệ tỷ lệ nghịch (-) với đòn bẩy tài chính. 2.9 Tỷ lệ vốncủa nhà nước (State – Owned share) Là biến giả, biến này có giá trị là 1 nếu là côngty nhà nước theo luật doanh nghiệp năm 2005 (có tỷ lệ vốn nhà nước chiếm từ 51% trở lên), ngược lại thì có giá trị là 0. Sở hữu nhà nước trong cáccôngty là một đặc điểm riêng củacáccôngty đang niêmyếttrên thị trường chứng khoán Việt Nam , và chưa có lý thuyết nào đề cấp đến quan hệ giữa tỷ lệ vốn nhà nước với cơcấu vốn. Theo tác giả, tỷ lệ vốncủa nhà nước trong côngtycó quan hệ tỷ lệ thuận (+) với đòn bẩy tài chính vì lý do sau: Thứ nhất, do mối quan hệ trước khi côngty được cổ phần hoá nên các chủ nợ thường sẵn sàng cho cáccôngtycóvốn nhà nước vay. Thứ hai, ban quản lý củacáccôngtycótỷ lệ vốn nhà nước cao thường có nhiều khả năng đưa ra các quyết định chệch hướng khỏi mục tiêu tối đa hoá giá trị côngty như sử dụng các nguồn lực củacôngtycó lợi cho họ. Do vậy, tỷ lệ nợ cao tạicáccôngty này như là một công cụ để theo dõi ban quản lý. Theo nghiên cứu gần đây của Jean J Chen và Yen Xue (2004), tỷ lệ vốn nhà nước có quan hệ tỷ lệ nghịch với đòn bẩy tài chính, nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê. Mô hình xem xét cácnhântốtácđộngđếncơcấuvốncủacáccôngty đang niêmyếttrên thị trường chứng khoán Việt Nam như sau: STD = f(ROA; Tang; Tax; Size; Growth; Unique; Liq; State) LTD = f(ROA; Tang; Tax; Size; Growth; Unique; Liq; State) TD = f(ROA; Tang; Tax; Size; Growth; Unique; Liq; State) Trong đó: STD: tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng tài sản ; LTD: tỷ lệ nợ dài hạn/tổng tài sản; TD: tổng nợ/tổng tài sản; ROA: lợi nhuận ròng trên tổng tài sản; Tax: thuế; Size: quy mô công ty; Growth: cơ hội tăng trưởng; Unique: đặc điểm riêng củatài sản; Liq: tính thanh khoản; State: tỷ lệ vốn nhà nước. Bảng 1 Tóm tắt cácnhântốtácđộngđếncơcấuvốn Biến giải thích Dấu tácđộng theo lý thuyết Kết quả nghiên cứu thực nghiệm Lợi nhuận (ROA) +/- - Tài sản cố định hữu hình (Tang) + + Thuế (Tax) + + Quy mô côngty (Size) + + Cáccơ hội tăng trưởng (Growth) - - Đặc điểm riêng củatài sản côngty (Unique) - - Tính thanh khoản (Liquidity) +/- +/- Tỷ lệ vốn nhà nước (State) ? ? 3. Mô tả thống kê các biến giải thích và đòn bẩy tài chính Bảng 2: Tóm tắt mô tả thống kê các biến TD STD LTD GROW TH LIQ ROA STA TE SIZE TAN G TAX UNIQ UE Mean 0.41 63 0.30 74 0.10 89 0.2586 3.003 8 12.22 22 0.244 4 26.89 40 0.20 42 0.10 95 0.7352 Median 0.44 52 0.27 67 0.04 77 0.2214 1.797 2 11.50 00 0.000 0 26.90 30 0.17 74 0.10 04 0.7828 Maxim um 0.78 89 0.65 38 0.64 93 0.8784 21.06 54 39.30 00 1.000 0 28.90 18 0.92 28 0.28 09 0.9704 Minimu m 0.03 99 0.03 19 0.00 00 -0.8472 0.089 7 3.700 0 0.000 0 23.87 94 0.00 31 0.00 00 0.0027 Std. Dev. 0.18 67 0.16 63 0.13 80 0.3297 3.648 2 7.566 8 0.434 6 1.052 9 0.19 64 0.09 78 0.2002 Côngty nhà nước Mean 0.51 15 0.31 98 0.19 17 0.1281 2.638 8 12.63 64 0.090 9 27.03 23 0.26 39 0.09 54 0.7294 Median 0.51 0.27 0.17 0.1167 1.458 11.50 0.000 26.95 0.16 0.01 0.8614 75 29 23 0 00 0 44 80 57 Maxim um 0.78 89 0.60 29 0.64 93 0.4643 13.00 00 39.30 00 1.000 0 28.30 11 0.92 28 0.28 07 0.9142 Minimu m 0.21 28 0.04 32 0.00 07 -0.1144 0.181 2 4.800 0 0.000 0 25.74 60 0.00 63 0.00 00 0.3389 Std. Dev. 0.18 20 0.17 93 0.19 75 0.1684 3.536 2 9.447 6 0.301 5 0.719 8 0.27 62 0.11 18 0.2033 Côngty khác Mean 0.38 54 0.30 34 0.08 21 0.3008 3.121 9 12.08 82 0.000 0 26.84 92 0.18 49 0.11 41 0.7370 Median 0.39 24 0.28 15 0.04 17 0.2984 1.867 9 11.30 00 0.000 0 26.84 26 0.17 80 0.10 06 0.7826 Maxim um 0.70 02 0.65 38 0.44 89 0.8784 21.06 54 34.00 00 0.000 0 28.90 18 0.81 76 0.28 09 0.9704 [...]... 25,86% Côngty nhà nước có tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,81% thấp hơn nhiều so với mức 30,08% củacáccôngty khác • Chỉ số thanh khoản bình quân củacáccôngty là 3 Côngty nhà nước có chỉ số thanh khoản bình quân là 2,63 thấp hơnso với mức 3,12 củacáccôngty khác • ROA bình quân củacáccôngty này là 12,22%; trong đó côngtycó ROA cao nhất là 39,3% và thấp nhất là 3,7% Cáccôngty nhà nước... vốncủacáccôngty này Tóm lại, quyết định cơcấuvốncủa các côngtyniêmyết trên thị trường chứng khoán Việt Nam không chỉ chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm của bản thân côngty mà còn chịu ảnh hưởng bởi môi trường thể chế mà cáccôngty đang hoạt động [1 ]Các lý thuyết này được trình bày nhiều trong các sách giáo khoa về tài chính doanh nghiệp, có thể xem thêm trong :”Corporate finance” của Ross, Westerfiled,... và các khoản tín dụng thương mại Thiết nghĩ để có nhiều nguồn tài trợ hơn cho các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu côngty Kết quả cho thấy, lý thuyết tĩnh về cơcấuvốn và lý thuyết trật tự phân hạng trong tài trợ giải thích quyết định cơcấucủa các côngtytại Việt Nam Ngoài ra, tỷ lệ vốn góp nhà nước còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cơ cấuvốncủa các. .. Cáccôngty nhà nước và cáccôngty khác có ROA bình quân xấp xỉ nhau là 12% • Xét về quy mô thì cáccôngty nhà nước có quy mô lớn hơn một chút so với cáccôngty khác • Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình bình quân/tổng tài sản củacáccôngty là 20,42% Côngty nhà nước cótỷ lệ bình quân là 26,39% cao hơn nhiều so với mức 18,49% củacáccôngty khác • Mức thuế bình quân mà cáccôngty nhà nước phải nộp... cáccôngty Việt Nam lại cótỷ lệ nợ vay dài hạn bình quân thấp như vậy? Một lý do để giải thích là thị trường trái phiếu côngtycủa Việt Nam chưa phát triển Các ngân hàng là nguồn vốn chủ yếu từ bên ngoài tài trợ cho cáccôngty Kết quả là cáccôngty phải dựa nhiều vào nguồn tài trợ là vốn chủ sở hữu và các khoản phải trả (nợ ngắn hạn) • Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân củacáccôngty là... nghĩa là cáccôngty hoạt độngcó lời nhiều sẽ có nhiều nguồn vốn giữ lại để tài trợ cho các hoạt độngcủa mình do vậy sẽ ít sử dụng nợ vay hơn Quy mô côngty (Size) tỷ lệ thuận (+) với tổng nợ vay/tổng tài sản; tỷ lệ nợ dài hạn/tổng tài sản và tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng tài sản Điều này đúng với lý thuyết tĩnh về cơcấu vốn, tức là cáccôngtycó quy mô càng lớn thì càng dễ dang tiếp cận với các nguồn vốn. .. vay/tổng tài sản Kết quả này cho thấy cáccôngtycó tính thanh khoản cao sẽ ít sử dụng nợ vì cáctài sản có tính thanh khoản cao củacôngty đã được sử dụng để tài trợ cho hoạt độngcủacôngty ROA tỷ lệ nghịch (-) với tổng nợ vay/tổng tài sản; tỷ lệ nợ dài hạn/tổng tài sản và tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng tài sản (không có ý nghĩa thống kê), điều này đúng với lý thuyết trật tự phân hạng trong tài trợ củacông ty, ... hơn cáccôngtycó quy mô nhỏ Tỷ lệ vốn góp của nhà nước (State) tỷ lệ thuận (+) với tổng nợ vay/tổng tài sản; tỷ lệ nợ dài hạn/tổng tài sản và tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng tài sản (không có ý nghĩa thống kê) Cáccôngtycótỷ lệ vốn góp của nhà nước càng cao thì càng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn nhất là nguồn vốn dài hạn hơn do có mối quan hệ với các chủ nợ từ trước khi côngty được cổ phần hoá Tỷ lệ tài. .. 30,34% củacáccôngty khác • Tỷ lệ nợ dài hạn/tổng tài sản bình quân củacáccôngty là 10,89% Côngty nhà nước có mức nợ dài hạn bình quân là 19,17% cao hơn so với mức 8,21% củacáccôngty khác Tỷ lệ nợ dài hạn này cao hơn một chút so với Trung Quốc là 6,31% (Chen, 2004) và thấp hơn mức bình quân là 41% củacác nước G-7 (Rajan và Zingales, 1995) và 22% ở các nước đang phát triển (Boot, 2001) Tại sao các. .. giữa các biến giải thích và biến phụ thuộc Tốc độ tăng trưởng tài sản và quy mô côngtytỷ lệ nghịch với ROA, trong khi đó tỷ lệ tài sản cố định hữu hình /tổng tài sản tỷ lệ thuận với ROA Điều này có nghĩa là cáccôngty lớn và tăng trưởng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng trưởng củatài sản, trong khi đó cáccôngtycó lợi nhuận cao thì sử dụng nhiều tài sản cố định Tỷ lệ tài sản . Các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam Trong bài viết này cố gắng trả lời các câu hỏi sau: Các quyết định cơ cấu vốn. lời các câu hỏi sau: Các quyết định cơ cấu vốn của các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có gì khác biệt so với các công ty ở các