Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 43 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
43
Dung lượng
690,5 KB
Nội dung
Chiến lượcđầutưchứng khoán
Chiến lượcđầutưchứng khoán: 3 bước cơ bản 10:26' 08/01/2007 (GMT+7)
Liên tục, liên tục 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, thị trường xáo động không ngừng: thu thập
thông tin, đánh giá phân tích, tổng hợp, hình thành nên những xung đột diễn biến bất tận Dù là
thị trường vốn, thị trường nợ, thị trường hàng hoá hay thị trường tiền tệ, luôn luôn phải có kẻ
thua người thắng.
Với thị trường chứngkhoán càng có nhiều những xung đột hơn đâu
khác. Ở đó không có quy định, hạn ngạch, không có những chỉ định
trước cho ai thắng hoặc thua bao nhiêu. Thị trường không cần biết đến
người thuộc đẳng cấp, chủng tộc hay màu da nào và càng không biết
“dung tha” cho bất cứ ai. Đã bước chân vào là phải có chiến thuật,
chiến lược để hạ gục "đối phương", giống như các tướng lĩnh cầm
quân nơi chiến trường.
Trên thị trường đầu tư, mỗi nhà đầutư có cho mình một phong cách, chiếnlược và cách áp dụng riêng
phù hợp nhất với họ, do vậy thành công hay thất bại - tất cả đều xuất phát từ việc đánh giá tình hình trên
bình diện chiếnlược đó.
Với những nhà đầutư khi mới tham gia vào thị trường, việc tìm hiểu thông tin ban đầu là điều quan trọng
nhất. Bài viết sau đây sẽ góp phần giúp nhà đầutư trong quá trình nhận định chiếnlượcđầu tư.
Thông thường, một chiếnlược tổng hợp bao gồm 3 bước cơ bản sau:
Thu thập thông tin
Ban đầu bất cứ ai cũng bỏ ngỏ khi bước chân vào thị trường chứng khoán, do vậy việc đầu tiên là chúng
ta phải tìm thông tin từ nhiều cách: đọc sách, ấn phẩm về kinh doanh, các trang tin trên báo đài hoặc qua
các webside của các công ty đó.
Sau khi tìm được các ấn phẩm và các sản phẩm bạn ưa thích, chúng ta có thể lưu chúng lại để tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn. Ngoài ra chúng ta có thể bàn bạc với các chuyên gia của công ty chứngkhoán hoặc
với các nhà đầutư khác trên thị trường để có nhiều thông tin hơn.
Bước đầu tiên khi chúng ta xác định lựa chọn cổ phiếu mà mình ưa thích, sau đó tìm hiểu thông tin về
công ty đó Việc tìm hiểu đề ra một quyết định đúng đắn thật không dễ dàng đối với các nhà đầutư còn
non trẻ, do vậy chúng ta hãy nghiên cứu các loại báo cáo của công ty như báo cáo thường niên, báo cáo
quý, thêm vào đó hãy đọc cả các bản báo cáo tài chính và thu nhập của công ty mà mình đang định mua
và các báo cáo của các đối thủ cạnh tranh của công ty trong cùng ngành đó, bởi nó sẽ giúp cho chúng ta
trong việc so sánh kết quả kinh doanh, tình hình lợi nhuận của các công ty đó với nhau.
Các bản báo cáo của công ty này chúng ta có thể tìm ở đâu? Chúng ta có thể tìm thông qua các trang
web của công ty hoặc qua các cơ quan quan hệ đầu tư. Chúng ta có thể vào trang web của Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước (www.ssc.gov.vn) và các Trung tâm Giao dịch Chứngkhoán như: Trung tâm
Giao dịch Chứngkhoán Hà Nội (www.hastc.org.vn), hay Trung tâm Giao dịch Chứngkhoán Tp.HCM
(www.vse.org.vn) hoặc các dịch vụ dữ liệu đi kèm.
Với những nhà đầutư khi mới tham
gia vào thị trường, việc tìm hiểu
thông tin ban đầu là điều quan trọng
nhất.
Tên của các công ty đối thủ cạnh tranh có thể tìm được thông qua các dịch vụ nghiên cứu chứng khoán,
hay trang web của các bộ - ngành. Ngoài ra, còn vô số các trang web cung cấp các thông tin liên quan về
dịch vụ đầu tư, kiến thức cơ bản về chứng khoán.
Để hiểu thêm về cơ cấu thông tin giúp cho việc nghiên cứu chứngkhoán tốt hơn, bạn có thể tham khảo
qua trang web của Hiệp hội Các nhà đầutưtài chính Việt Nam (www.vafi.org.vn), hay trang web của
Công ty Chứngkhoán Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (www.vcbs.com.vn). Các trang web này cũng
giới thiệu cả các phần mềm máy tính có khả năng rà soát giá cổ phiếu và đánh giá về chỉ số giá so sách,
ROE, ROA, Ebit của các loạt cổ phiếu.
Đánh giá thông tin
Đây là một bước vô cùng quan trọng cho các nhà đầu tư, bởi vì việc xác định chất lượng của một cổ
phiếu giống như chúng ta lựa chọn một nhà hàng để ăn uống. Chúng ta có thể đoán là nhà hàng đó
không thể hoàn hảo tới mức 100% nhưng ta luôn mong muốn nó đạt được chất lượng tối ưu, do vậy
trước khi mua cổ phiếu, bạn nên đặt ra các tiêu chuẩn lựa chọn cho riêng mình.
Để kiểm tra các thông tin của cổ phiếu mà mình lựa chọn thì thứ nhất phải bắt tay vào việc tìm hiểu các
công ty và ban quản lý của công ty đó về các vấn đề như: công việc kinh doanh của họ có dễ hiểu
không? mục tiêu kinh doanh của họ là gì? công việc kinh doanh đó có những gì rủi ro? các báo cáo về
công việc quản lý công ty đưa ra cho các cổ đông có thật không?
Chúng ta nên đọc các nhận xét của ban quản lý về mục tiêu kinh doanh, doanh số, lãi và các con số hoạt
động khác của công ty trong các bản báo cáo 5 năm gần nhất hoặc có thể là nhiều hơn. Sau đó so sánh
các nhận xét này với kết quả hoạt động thực tế của công ty, để chúng ta có một đánh giá chính xác hơn
về tình hình hoạt động, về đội ngũ quản lý có năng động? chuyên nghiệp và say mê?
Thứ hai là chúng ta hãy nghiên cứu kỹ cách quản lý, chính sách và sản phẩm của công ty; Liệu công ty
có đội ngũ quản lý mạnh không? Liệu công ty có giữ uy tín với khách hàng? Sản phẩm có duy trì được
sự trung thành với khách hàng?
Những câu hỏi đặt ra như trên về chất lượng quản lý của công ty có vẻ hơi chủ quan. Tuy nhiên nếu bạn
có chiếnlược mua bán cổ phiếu của một công ty nhất định bạn nên tìm hiểu thông tin về ban lãnh đạo
của công ty càng nhiều càng tốt. Một số nhà đầutư nổi tiếng thường cho rằng “nên mua cổ phiếu như
thể anh có thể trở thành đối tác làm ăn với công ty đó”.
Thứ ba là xem xét các con số tài chính của công ty; Ta phải tìm hiểu xem công ty có lịch sử lâu dài về
việc tăng doanh số và lãi với mức tăng trưởng cao hay không? mức nọ của công ty có hợp lý? Công ty
có lịch sử trả lãi cổ đông đều đặn hay không? hãy so sánh công ty với các đối thủ cạnh tranh về các con
số tài chính, chất lượng quản lý, sản phẩm và dịch vụ.
Thứ tư là đánh giá xem xét giá cổ phiếu của công ty có hấp dẫn các nhà đầutư trên thị trường hay
không? Để trả lời câu hỏi này bạn có thể hỏi các trung tâm dịch vụ chứng khoán, tham khảo nguồn thông
tin trên thị trường hoặc tính toán các hệ số tài chính thông qua các báo cáo tài chính của công ty.
Tất cả các nghiên cứu đánh giá thông tin này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của chúng ta. Hiện nay với sự trợ
giúp của Internet, thông qua các webside của các công ty việc tìm kiếm các câu trả lời để đưa đến các
quyết định đầutư không còn là khó.
Ra quyết định đầu tư
Trước khi ra quyết định, chúng ta hãy đánh giá cả rủi ro lẫn lợi nhuận tiềm năng của cổ phiếu đó, hãy so
sánh việc đầutư vào cổ phiếu có lợi hay không và các chứngkhoán khác có lợi hơn loại chứngkhoán
mình đã chọn?
Bạn nên xem xét có nên sở hữu chứngkhoán trong thời gian dài hay không? Khi mà các dấu hiệu cảnh
báo về một thị trường cạnh tranh khốc liệt của cổ phiếu và các thay đổi tiêu cực trong quản lý của công
ty?
Mặc dầu trên thực tế đầutư cũng có những yếu tố may mắn nhưng để trở thành nhà đầutư thành đạt về
lâu dài thì chúng ta cần phải có sự kiên nhẫn, kỷ luật, kiến thức và kỹ năng. Phải có những yếu tố đó thì
chúng ta mới dự đoán được lãi, giá cổ phiếu và những nguồn thu tiềm năng. Điều lưu ý hơn cả là chúng
ta có thể dự tính được tỷ lệ tăng trưởng doanh số hoặc lãi trong vòng 5 năm đến 10 năm tới.
Nhận định chiếnlượcđầu tư, trang bị cho mình kiến thức về cổ phiếu của công ty mình dự định mua,
kiên nhẫn, cân nhắc kỹ càng, tính toán hệ số tài chính, dự đoán lãi và giá cổ phiếu gần với giá thực tế
trong tương lai nhất, chắc chắn bạn sẽ là người thành công nhất.
(Theo Thời báo Kinh tế VN)
Tìm hiểu về Hệ thống đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán
(20/03/2006 14:08)
LTS: Ngày 27/7/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 189/2005/QĐ-TTg về việc
thành lập Trung tâm Lưu Ký Chứngkhoán (TTLKCK), có nhiệm vụ thực hiện đăng ký, lưu ký, bù
trừ, thanh toán chứngkhoán và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc giao dịch, mua bán chứng
khoán. Để chuẩn bị cho việc khai trương và đưa TTLKCK đi vào hoạt động trong quý 2/2006,
mọi công tác chuẩn bị đang được khẩn trương thực hiện. Tạp chí Chứngkhoán xin giới thới
thiệu với độc giả những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ hoạt động của TTLKCK.
Nói đến đăng ký chứng khoán, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng
khoán là nói đến dịch vụ hỗ trợ giao dịch chứngkhoán trên các thị trường chứngkhoán (TTCK)
bao gồm cả các thị trường chính thức và thị trường phi tập trung. Người đầutư có thể đặt câu hỏi
tại sao lại phải cần đến dịch vụ đăng ký, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán trong khi họ
có thể tự bảo quản lấy tài sản của mình, tìm gặp nhau để thực hiện giao dịch mua bán chứng
khoán, sau đó tự thanh toán chứngkhoán và tiền với nhau?
Câu trả lời ở đây là “hình thức giao dịch chứng khoán” đã quyết định đến vấn đề này. Việc giao
dịch và thanh toán như trên chỉ thực hiện được đối với các giao dịch tự phát, chủ yếu là trực tiếp
giữa một bên mua với một bên bán, tính an toàn trong giao dịch thấp, luôn tiềm ẩn nguy cơ
không thực hiện nghĩa vụ giao dịch của hoặc bên mua, hoặc bên bán, đặc biệt là khi giá cả thị
trường có nhiều biến động. Trong khi đó, giao dịch chứngkhoántại các sở giao dịch chứng
khoán (thị trường tập trung), thị trường giao dịch điện tử (thị trường phi tập trung), thị trường các
công cụ phái sinh… đều là hình thức giao dịch có tổ chức giữa nhiều bên mua bán với nhau. Để
luôn đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng cũng như sự an toàn cho tất cả các bên tham gia mua
bán, giảm thiểu chi phí giao dịch, hình thức giao dịch có tổ chức, đòi hỏi việc thanh toán tiền và
chuyển giao chứngkhoán cũng phải được thực hiện một cách có tổ chức. Khi giao dịch chứng
khoán đã được xác nhận thực hiện, việc chuyển giao chứngkhoán và thanh toán tiền sẽ được
thực hiện bằng hình thức chuyển khoản trên các tàikhoảnchứngkhoán và tiền thông qua các bút
toán ghi sổ, thay vì chuyển giao vật chất trực tiếp như trong hình thức giao dịch tự phát. Để làm
được điều này, chứngkhoán niêm yết hay đăng ký giao dịch trên TTCK cần phải được lưu giữ
tập trung và bất động hóa tại một nơi. Chính đòi hỏi này đã dẫn đến sự ra đời của loại hình dịch
vụ là đăng ký, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứngkhoán để hỗ trợ cho
việc thực hiện và hoàn tất các giao dịch chứngkhoán trên các thị trường giao dịch chứngkhoán
có tổ chức. Sự xuất hiện của các loại hình dịch vụ này cũng đã kéo theo sự ra đời của các tổ chức
cung ứng các dịch vụ đó và hệ thống văn bản pháp quy để quản lý các tổ chức cung ứng dịch vụ
đăng ký, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán.
Các tổ chức cung ứng dịch vụ đăng ký, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch
chứng khoán thường là các ngân hàng lưu ký (ngân hàng thương mại được phép hoạt động lưu
ký chứng khoán), các công ty chứng khoán, được gọi chung là các tổ chức lưu ký. Các tổ chức
thanh toán tiền cho các giao dịch chứngkhoán là các ngân hàng thanh toán. Hoạt động của thị
trường giao dịch có tổ chức cần một nơi để lưu giữ và quản lý tập trung các chứng khoán, đồng
thời sự hình thành nhiều tổ chức lưu ký cũng đòi hỏi phải có một tổ chức đóng vai trò là tổ chức
lưu ký trung tâm, làm trung gian kết nối các tổ chức lưu ký này với nhau, tạo cơ sở cho việc thực
hiện thanh toán bằng hình thức ghi sổ. Những đòi hỏi đó đã dẫn đến sự hình thành của
TTLKCK, các tổ chức lưu ký còn lại trở thành thành viên của trung tâm lưu ký, hay còn gọi là
các thành viên lưu ký. Đối với các ngân hàng thanh toán cũng vậy, cần phải có một ngân hàng
đóng vai trò là ngân hàng thanh toán trung tâm, thực hiện thanh toán tiền cho tất cả các giao dịch
chứng khoán, thường là Ngân hàng Trung ương (NHTW) hay Ngân hàng chỉ định thanh toán.
Hệ thống cở sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin của trung tâm lưu ký, của các thành viên
lưu ký và của các ngân hàng thanh toán, NHTW cùng với hệ thống pháp lý về lưu ký được gọi
chung là hệ thống đăng ký, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán,
hay còn gọi tắt là hệ thống lưu ký chứng khoán. Hệ thống lưu ký chứngkhoán đảm bảo việc
đăng ký, lưu ký chứngkhoán được hoàn tất trước khi chứngkhoán được đưa vào giao dịch và
sau khi giao dịch kết thúc các bên tham gia giao dịch sẽ lần lượt nhận được tiền và chứngkhoán
thông qua việc bù trừ và thanh toán chứngkhoán và tiền do hệ thống thực hiện. Như vậy, cùng
với sự hình thành của TTCK có tổ chức, hệ thống lưu ký chứngkhoán đã trở thành một thành tố
không thể thiếu, cấu thành nên hạ tầng của TTCK.
Để hiểu thêm về các dịch vụ do hệ thống đăng ký chứng khoán, lưu ký chứng khoán, bù trừ và
thanh toán các giao dịch chứngkhoán thực hiện, phần dưới đây sẽ đề cập đến từng dịch vụ cụ
thể:
1. Đăng ký chứng khoán
Phần trên đã đề cập, để chứngkhoán niêm yết hay đăng ký giao dịch được giao dịch trên TTCK,
chúng cần phải được lưu ký tập trung tại một nơi, nơi đó chính là TTLKCK. Tuy nhiên, trước
khi chứngkhoán được đưa vào lưu ký tập trung tại TTLKCK, chúng cần phải được đăng ký đầy
đủ thông tin để TTLKCK có thể nhận lưu ký. Các thông tin đăng ký bao gồm:
- Đăng ký thông tin về chứngkhoán chẳng hạn như tên chứng khoán, loại chứng khoán, mẫu mã
chứng khoán, số lượng đang lưu hành
- Đăng ký thông tin về người sở hữu chứngkhoán chẳng hạn như tên, địa chỉ, điện thoại liên lạc
của người sở hữu, số lượng sở hữu
Việc thực hiện đăng ký thông tin thường do tổ chức phát hành tiến hành hoặc do một tổ chức
được tổ chức phát hành ủy quyền tiến hành. Như vậy, đối với các chứngkhoán niêm yết hoặc
đăng ký giao dịch, TTLKCK trở thành nơi duy nhất thực hiện dịch vụ làm đại lý chuyển nhượng,
cụ thể là:
- Thực hiện quản lý sổ đăng ký người sở hữu chứngkhoán cho các tổ chức niêm yết, tổ chức
đăng ký giao dịch, ghi nhận quyền sở hữu và thông tin thay đổi quyền sở hữu của người sở hữu
chứng khoán.
- Thực hiện các quyền liên quan đến chứngkhoán lưu ký cho người sở hữu chứngkhoán bao
gồm các quyền như quyền tham dự đại hội cổ đông, quyền nhận cổ tức, quyền bỏ phiếu, quyền
nhận trái tức và vốn gốc, quyền mua, quyền chuyển đổi, tách hoặc gộp cổ phiếu
2. Lưu ký chứng khoán
Lưu ký chứngkhoán thực chất là việc lưu giữ, bảo quản chứngkhoán của khách hàng cả chứng
khoán vật chất và chứngkhoán ghi sổ. Đồng thời đối với các chứng chỉ vật chất, TTLK còn phải
thực hiện cả việc quản lý nhập, xuất và bảo quản an toàn chứng chỉ chứngkhoántại kho chứng
chỉ chứng khoán. Để theo dõi và quản lý luồng ra vào chứngkhoán của khách hàng ký gửi tại
TTLKCK (ký gửi thông qua các tổ chức lưu ký thành viên), TTLKCK phải thực hiện mở tài
khoản lưu ký chứngkhoán cho các tổ chức lưu ký thành viên và cho khách hàng, tương tự như
việc ngân hàng thương mại (NHTM) mở tàikhoản vãng lai để quản lý luồng tiền cho khách hàng
của mình.
Chính vì vậy, lưu ký chứngkhoán còn bao gồm cả việc thực hiện các dịch vụ liên quan đến mở
tài khoản, nhận gửi, rút, chuyển khoảnchứngkhoán lưu ký. Ngoài ra, TTLKCK cũng như các tổ
chức lưu ký còn cung ứng bất cứ dịch vụ nào khác được pháp luật cho phép liên quan đến tài
khoản lưu ký chứng khoán, chẳng hạn như dịch vụ làm trung gian trong các giao dịch bảo đảm
như cầm cố, giải tỏa cầm cố chứng khoán.
Cầm cố chứngkhoán là việc các NHTM, tổ chức tín dụng cho người đầutư vay tiền để đầutư
chứng khoán với thế chấp là chứngkhoán do người đầutư sở hữu. Vì vậy, đây thực chất là một
dạng quan hệ hợp đồng giữa bên cầm cố (người đầu tư) và bên nhận cầm cố (ngân hàng), mà
trong quan hệ này các tổ chức lưu ký chỉ đóng vai trò là trung gian, trên cơ sở bản hợp đồng cầm
cố đó thực hiện chuyển khoản số chứngkhoán cầm cố từtàikhoảnchứngkhoán giao dịch vào
tài khoảnchứngkhoán cầm cố để đảm bảo việc duy trì tài sản thế chấp cho bên nhận cầm cố.
Khi hợp đồng cầm cố hết hiệu lực hoặc theo yêu cầu của bên nhận cầm cố, tổ chức lưu ký sẽ
thực hiện giải tỏa số chứngkhoán cầm cố, trả lại cho người đầutư (bên cầm cố).
3. Bù trừ chứngkhoán và tiền
Nếu đăng ký và lưu ký chứngkhoán là khâu hỗ trợ trước giao dịch chứng khoán, thì bù trừ
chứng khoán và tiền là khâu hỗ trợ sau giao dịch chứng khoán. Sau khi chứngkhoán niêm yết đã
được đưa vào đăng ký, lưu ký tập trung tại TTLKCK, chúng sẽ được phép giao dịch trên TTCK.
Tuy nhiên, sau khi giao dịch trên thị trường được thực hiện (đã được xác nhận), thì các bên tham
gia giao dịch cần phải nhận được tài sản của mình: bên bán nhận được tiền, bên mua nhận được
chứng khoán. Bù trừ chứngkhoán và tiền là khâu tiếp theo sau giao dịch, thực hiện việc xử lý
thông tin về các giao dịch chứng khoán, tính toán lại nhằm xác định số tiền và chứngkhoán ròng
cuối cùng mà các đối tác tham gia giao dịch phải có nghĩa vụ thanh toán sau khi giao dịch được
thực hiện.
Hoạt động bù trừ trên TTCK về cơ bản cũng tương tự như hoạt động bù trừ của các NHTM, đặc
biệt là liên quan đến mảng bù trừ tiền. Kết quả bù trừ tiền luôn thể hiện nghĩa vụ thanh toán một
chiều đối với một thành viên lưu ký: hoặc được nhận tiền, nếu tổng số tiền phải trả nhỏ hơn tổng
số tiền được nhận; hoặc phải trả tiền nếu tổng số tiền phải trả lớn hơn tổng số tiền được nhận.
Điểm khác nhau so với bù trừ cho giao dịch của các NHTM là bù trừ cho các giao dịch chứng
khoán không chỉ liên quan đến mảng tiền mà còn liên quan đến mảng chứngkhoán nữa. Việc bù
trừ chứngkhoán cũng mang đặc thù riêng là phải được thực hiện theo từng loại chứngkhoán do
không thể bù trừ các loại chứngkhoán khác nhau với nhau. Do đó, đối với cùng một loại chứng
khoán nhất định, kết quả bù trừ chứngkhoán sẽ chỉ ra nghĩa vụ thanh toán một chiều của từng
thành viên lưu ký: hoặc phải giao loại chứngkhoán đó nếu số lượng chứngkhoán khách hàng đặt
mua ít hơn số lượng khách hàng đặt bán, hoặc được nhận về loại chứngkhoán đó nếu số lượng
chứng khoán khách hàng đặt mua nhiều hơn số lượng khách hàng đặt bán.
Trong hoạt động bù trừ, phương thức bù trừ cũng là một vấn đề cần quan tâm. Phương thức bù
trừ cho các giao dịch chứngkhoán được quyết định bởi phương thức giao dịch trên TTCK. Nếu
phương thức giao dịch là đa phương (nhiều bên mua với nhiều bên bán), điển hình có thể thấy là
đối với các giao dịch khớp lệnh cổ phiếu, thì phương thức bù trừ chứngkhoán và tiền sẽ là bù trừ
đa phương. Nếu phương thức giao dịch là song phương (một bên mua với một bên bán), điển
hình có thể thấy là đối với các giao dịch thỏa thuận, thì phương thức bù trừ cũng sẽ là bù trừ
song phương.
4. Thanh toán chứngkhoán và tiền
Thanh toán chứngkhoán và tiền cũng là dịch vụ hỗ trợ sau giao dịch chứng khoán, là hoạt động
cuối cùng để hoàn tất các giao dịch chứng khoán, theo đó các bên tham gia giao dịch sẽ thực hiện
nghĩa vụ của mình: bên phải trả chứngkhoán thực hiện giao chứng khoán, bên phải trả tiền thực
hiện việc chuyển tiền, lần lượt trên cơ sở kết quả bù trừ chứngkhoán và tiền được đưa ra ở trên.
Để giảm rủi ro cho các đối tác tham gia giao dịch, việc thanh toán chứngkhoán và tiền luôn phải
đảm bảo nguyên tắc giao chứngkhoán đồng thời với việc thanh toán tiền, hay còn gọi là nguyên
tắc DVP (Delivery versus Payment). Thời hạn của việc thanh toán được quyết định bởi chu kỳ
thanh toán. Tùy thuộc vào điều kiện của từng nước mà chu kỳ thanh toán áp dụng có thể là T+1;
T+2 hay T+3, trong đó T được hiểu là ngày giao dịch (ngày mà giao dịch được thực hiện) và 1;
2; 3 là số ngày giao dịch (không tính ngày nghỉ) tiếp theo kể từ ngày T. Theo khuyến nghị của
Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), của Tổ chức các ủy ban Chứngkhoán quốc tế (IOSCO)
cũng như của nhóm G30 (nhóm các quốc gia có TTCK phát triển), các nước nên áp dụng chu kỳ
thanh toán tối đa là T+3.
Trong hoạt động thanh toán chứngkhoán và tiền, phương thức thanh toán cũng là mối quan tâm
của các bên tham gia giao dịch. Phương thức thanh toán được quyết định bởi phương thức bù trừ,
do thanh toán luôn được thực hiện trên cơ sở của kết quả bù trừ. Chính vì vậy, nếu phương thức
bù trừ là đa phương thì phương thức thanh toán cũng là thanh toán đa phương và tương tự,
phương thức bù trừ là song phương thì phương thức thanh toán cũng sẽ là thanh toán song
phương./
(TCCK)
Tổng quan về Thị trường Chứng khoán
(27/09/2004 08:01)
Thị trường chứngkhoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra
các hoạt động giao dịch mua bán chứngkhoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến
hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứngkhoán lần đầutừ những người phát
hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứngkhoán đã được phát hành
ở thị trường sơ cấp.
Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứngkhoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi,
mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán.
Thị trường chứngkhoán có những chức năng cơ bản sau:
1. Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán
- Huy động vốn đầutư cho nền kinh tế
- Cung cấp môi trường đầutư cho công chúng
- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô
2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứngkhoán có thể được chia thành các nhóm sau:
nhà phát hành, nhà đầutư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán.
a) Nhà phát hành
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà
phát hành là người cung cấp các chứngkhoán - hàng hoá của thị trường chứng khoán.
- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu
địa phương.
- Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.
- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ
hưởng phục vụ cho hoạt động của họ.
b) Nhà đầu tư
Nhà đầutư là những người thực sự mua và bán chứngkhoán trên thị trường chứng khoán. Nhà
đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầutư cá nhân và nhà đầutư có tổ chức.
- Các nhà đầutư cá nhân
- Các nhà đầutư có tổ chức
c) Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
- Công ty chứng khoán
- Quỹ đầutưchứng khoán
- Các trung gian tài chính
d) Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
- Cơ quan quản lý Nhà nước
- Sở giao dịch chứng khoán
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứngkhoán
- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán
- Các tổ chức tài trợ chứng khoán
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm
3. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán
Thị trường chứngkhoán hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc công khai
- Nguyên tắc trung gian
- Nguyên tắc đấu giá
4. Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán
Thị trường chứngkhoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính (cổ
phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng có kỳ hạn trên 1 năm). Sau đây là một số cách phân
loại TTCK cơ bản:
a) Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn
Thị trường chứngkhoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.T
· Thị trường sơ cấp
Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứngkhoán mới phát hành. Trên thị trường này,
vốn từ nhà đầutư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầutư mua các chứng
khoán mới phát hành.
· Thị trường thứ cấp
Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứngkhoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp,
đảm bảo tính thanh khoản cho các chứngkhoán đã phát hành.
b) Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường
Thị trường chứngkhoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi
tập trung (thị trường OTC).
c) Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường
Thị trường chứngkhoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị
trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứngkhoán phái sinh.
· Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu,
bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.
· Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã
được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu
chính phủ.
· Thị trường các công cụ chứngkhoán phái sinh
Thị trường các chứngkhoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứngtừtài
chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn
(Trung tâm NCKH&ĐTCK)
Phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu
(30/09/2004 08:34)
Năm 1999, UBCKNN có một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ mang tên: Cơ sở
khoa học và thực tiễn xây dựng chỉ số giá chứngkhoán và một số gợi ý cho Việt
Nam. Đề tài đã được hội đồng khoa học do TS.Lê Văn Châu Chủ tịch UBCKNN
làm chủ tịch Hội đồng nghiệm thu, đánh giá hoàn thành ở mức độ xuất sắc. Trong
bài viết nhỏ này chúng tôi chỉ xin giới thiệu một phần của công trình nghiên cứu
khoa học trên, đó là các phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu và việc vận dụng nó
ở nước ta hiện nay, nhất là trong giai đoạn đầu của sự phát triển thị trường chứng
khoán.
Mục tiêu cơ bản của việc xây dựng chỉ số giá nói chung là xây dựng hệ thống chỉ
tiêu phản ánh sự biến động của giá theo thời gian. Chỉ số giá cổ phiếu cũng vậy nó
là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi của giá cổ phiếu theo thời gian.
Ý tưởng xuyên suốt trong quá trình xây dựng chỉ số giá là phải cố định phần lượng,
loại bỏ mọi yếu tố ảnh hưởng về giá trị để khảo sát sự thay đổi của riêng giá. Có
như vậy chỉ số giá mới phản ánh đúng sự biến động về giá. Mọi công thức, phương
pháp không thực hiện được ý tưởng này đều sai với lý luận và chắc chắn chỉ số giá
không phản ánh đúng sự biến động của giá.
Để thực hiện được mục tiêu và ý tưởng trên, có 3 vấn đề cần giải quyết trong quá
trình xây dựng chỉ số giá cổ phiếu, đó là:
- Chọn phương pháp
- Chọn rổ đại diện
- Tìm biện pháp trừ khử các yếu tố về giá trị để đảm bảo chỉ số giá chỉ phản ánh sự
biến động của riêng giá.
1- Phương pháp tính
Hiện nay các nước trên thế giới dùng 5 phương pháp để tính chỉ số giá cổ phiếu, đó
là:
Phương pháp Passcher:
Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất và nó là chỉ số giá bình quân gia
quyền giá trị với quyền số là số lượng chứngkhoán niêm yết thời kỳ tính toán.
Kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ tính toán:
Người ta dùng công thức sau để tính.
å qt pt
I p =
å qt po
Trong đó: I p : Là chỉ số giá Passcher
p t : Là giá thời kỳ t
p o : Là giá thời kỳ gốc
qt : Là khối lượng (quyền số) thời điểm tính toán ( t )
hoặc cơ cấu của khối lượng thời điểm tính toán.
i Là cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá
n là số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số
Chỉ số giá bình quân Passcher là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị lấy quyền số
là quyền số thời kỳ tính toán, vì vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số
(cơ cấu chứngkhoán niêm yết) thời tính toán.
[...]... tiêu đầutư được thực hiện thông qua các chiếnlượcđầutư Nghĩa là, chiến lượcđầutư phải được thành lập trên cơ sở mục tiêu đầutư Căn cứ vào mục tiêu đầutư chủ động xây dựng chiếnlượcđầutư để xác định cơ cấu tài sản (phân bố tài sản) và lựa chọn chứngkhoán theo hướng năng động hoặc theo cơ cấu ổn định Từ đó hình thành chiến lượcđầutư mang tính chủ động hay thụ động hoặc sử dụng chiến lược. .. đầutư có thể bắt đầu đưa ra các quyết định đầutư của mình - Khi đặt lệnh mua bán chứng khoán, nhà đầutư phải đảm bảo đủ tỉ lệ ký quỹ trên tàikhoản Cụ thể là, khi đặt lệnh bán thì nhà đầutư phải có đủ số chứngkhoán trong tài khoản, còn khi đặt lệnh mua thì nhà đầutư phải có đủ số tiền kí quỹ theo thoả thuận với công ty chứngkhoán + Trường hợp đã xác định được đối tác giao dịch: Nếu nhà đầu tư. .. hoặc gộp cổ phiếu 2 Lưu ký chứngkhoán Lưu ký chứngkhoán thực chất là việc lưu giữ, bảo quản chứngkhoán của khách hàng cả chứngkhoán vật chất và chứngkhoán ghi sổ Đồng thời đối với các chứng chỉ vật chất, TTLK còn phải thực hiện cả việc quản lý nhập, xuất và bảo quản an toàn chứng chỉ chứngkhoántại kho chứng chỉ chứngkhoán Để theo dõi và quản lý luồng ra vào chứngkhoán của khách hàng ký gửi... phép liên quan đến tàikhoản lưu ký chứng khoán, chẳng hạn như dịch vụ làm trung gian trong các giao dịch bảo đảm như cầm cố, giải tỏa cầm cố chứngkhoán Cầm cố chứngkhoán là việc các NHTM, tổ chức tín dụng cho người đầutư vay tiền để đầu tưchứngkhoán với thế chấp là chứngkhoán do người đầutư sở hữu Vì vậy, đây thực chất là một dạng quan hệ hợp đồng giữa bên cầm cố (người đầu tư) và bên nhận cầm... nên việc áp dụng chiến lượcđầutư thụ động là hợp lý, đơn giản và hiệu quả nhất Các QĐT và CtyQLQ cũng có thể áp dụng chiếnlượcđầutư mang tính hỗn hợp trên cơ sở phối hợp cả hai chiếnlược nêu trên Ví dụ, phát huy tính chủ động trong việc phân bố tài sản, thường xuyên thay đổi cơ cấu chứngkhoán trong danh mục đầutư nhưng trong việc lựa chọn chứngkhoán thì nắm giữ các danh mục đầutư theo chỉ số... thực hiện thông qua công ty chứngkhoán thành viên của Trung tâm GDCK Hà Nội - Trước tiên, để thực hiện giao dịch nhà đầutư phải mở tàikhoản giao dịch chứngkhoántại một công ty chứngkhoán là thành viên của Trung tâm GDCK Hà Nội Nhà đầutư sẽ được công ty chứngkhoán hướng dẫn đầy đủ các thủ tục để mở tàikhoản giao dịch chứngkhoán Sau khi đã tìm hiểu kỹ về các loại chứngkhoán đăng ký giao dịch trên... công ty chứngkhoán - Bước 2: Công ty chứngkhoán chuyển lệnh đó cho đại diện của công ty tại Trung tâm giao dịch chứngkhoán để nhập vào hệ thống giao dịch của Trung tâm - Bước 3: Trung tâm giao dịch chứngkhoán thực hiện ghép lệnh và thông báo kết quả giao dịch cho công ty chứngkhoán - Bước 4: Công ty chứngkhoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầutư - Bước 5: Nhà đầutư nhận được chứng khoán. .. với từng loại chứngkhoán cụ thể Tính chất hỗn hợp của chiếnlượcđầutư cũng có thể được thực hiện theo hướng thụ động trọng tâm Để thực hiện chiếnlược này, trọng tâm của danh mục đầutư là những chứngkhoán được lựa chọn theo chỉ số Bộ phận còn lại của danh mục đầutư được thực hiện theo phương thức chủ động Để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư; việc quản trị, điều hành QĐT, CtyQLQ đầutư phải luôn luôn... danh mục đầu tưChiếnlượcđầutư mang tính chủ động: áp dụng chiếnlược này, danh mục đầutư thường tập trung vào các công cụ tài chính mang tính mạo hiểm, mức độ rủi ro cao như đối với việc đầutư kinh doanh cổ phiếu, các công cụ tài chính phái sinh và liên quan nhiều đến yếu tố tạo lập thị trường Với việc áp dụng chiếnlược này, các nhà hoạch định kỳ vọng vào sự tăng trưởng về giá trị tư ng lai... chuyển khoản số chứngkhoán cầm cố từtàikhoảnchứngkhoán giao dịch vào tàikhoảnchứngkhoán cầm cố để đảm bảo việc duy trì tài sản thế chấp cho bên nhận cầm cố Khi hợp đồng cầm cố hết hiệu lực hoặc theo yêu cầu của bên nhận cầm cố, tổ chức lưu ký sẽ thực hiện giải tỏa số chứngkhoán cầm cố, trả lại cho người đầutư (bên cầm cố) 3 Bù trừ chứngkhoán và tiền Nếu đăng ký và lưu ký chứngkhoán là khâu .
Chiến lược đầu tư chứng khoán
Chiến lược đầu tư chứng khoán: 3 bước cơ bản 10:26' 08/01/2007 (GMT+7). bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nhà
đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.
- Các nhà đầu tư cá