Tính phức điệu Thế giới quan của văn học Nga những năm 1920-1930 ppsx

8 384 0
Tính phức điệu Thế giới quan của văn học Nga những năm 1920-1930 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tính phức điệu Thế giới quan của văn học Nga những năm 1920-1930 Còn tạm thời giờ đây là những năm tháng tiến công mạnh mẽ, lạc quan của cái ngày mới ấy, lần này tiếp nhận những đường nét của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau nó - tác giả nói bóng gió ở nhiều chỗ - cần nhìn ra tiến trình lịch sử rộng lớn hơn của sự hiện đại hoá theo phương Tây, sự hợp lý hoá và thế tục hoá nước Nga, đã được bắt đầu từ thời Piotr. Nét đặc trưng của thời kỳ xô viết trong việc văn minh hoá bằng công nghiệp một đất nước nông dân Kitô giáo rất rộng lớn thể hiện ở phương pháp: người ta dự kiến thực hiện điều đó không phải theo lối trường kỳ của phương Tây, dựa vào các quy luật kinh tế, mà bằng bầu nhiệt huyết lý tưởng, bằng sự công phá nước rút, bằng những tác nhân đạo đức-cưỡng chế và phần nào bằng lao động nô lệ rẻ mạt của các tù nhân. Uvadiev đã nói đúng - lần này việc cày xới lại nước Nga một cách hợp lý, được trang bị về mặt tư tưởng còn nghiêm túc hơn nhiều so với thời Piotr. Đứng sau cái cày là mẫu người trung tâm của thời đại, những người bônsêvich Uvadiev và Potemkin. Họ nhận về mình trách nhiệm trước đất nước, chất lên vai một gánh nặng nề: trang bị kỹ thuật cho nước Nga, chinh phục thiên nhiên, đồng thời xoá bỏ tâm thức tối tăm bất hợp lý của người mugích, xác lập tâm thức vô sản hợp lý… Trong diện mạo của họ phảng phất những nét huyền thoại của người anh hùng văn hoá, người anh hùng-khai hoá, đem lại trật tự cho tình trạng hỗn loạn, không đáng có của thế giới tự nhiên và xã hội. Nhiệm vụ khai hoá đó, và lại được giải quyết ở tốc độ, nhịp điệu rút ngắn chưa từng có, ở cực điểm của sức lực, đòi hỏi một sự cuồng tín đặc biệt, sự khổ hạnh, việc lược giảm con người trước hết xuống thành một người lao động có hiệu quả - tất cả dành cho công việc, không thương tiếc một cái gì: sức khoẻ, cuộc sống cá nhân, sự tồn tại của những người khác; và thế là, tấn công các dòng sông, khuất phục sự chống đối của vật chất, những nhà xây dựng dường như tìm kiếm một thành luỹ tối cao nào đó của phúc lợi, giành lấy pháo đài của hạnh phúc cuối cùng. Ở đây quả có một sự hoan lạc bị đánh tráo vẫn chưa nhận thức được. Trong các nhật ký - công trình sáng tạo chính của mình - Mikhail Prishvin, một trong những nhà văn- tư tưởng gia xuất chúng của thế kỷ XX, ngay từ đầu những năm 1920 đã hiểu ra điểm chung sâu xa giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội: đó chỉ là một con đường phát triển đầy thiếu khuyết, truyền di một cảm hứng cơ khí hoá và hợp lý hoá cuộc sống. Ở cấp độ phản tư còn sâu xa hơn, con đường tiến bộ thuần tuý kỹ thuật với sự nuôi dưỡng kiểu mẫu “con người chế tạo” (homo faber) của nó, đối với Prishvin không chỉ là thiếu khuyết, mà còn là ngõ cụt về mặt tiến hoá: dưới cái "vỏ ốc tập thể" của môi trường kỹ thuật, con người đông cứng lại một cách tự thân, hữu cơ, trong bản tính của mình, thậm chí thoái hoá, dồn hết mình vào "công cuộc kiến thiết bản thân" (7) . Cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội đều không đặt ra những vấn đề bản thể về sự phát triển đi lên về chất của chính bản tính tự nhiên của con người (ngoài một số nhà thơ và nhà tư tưởng, bị thời đại nhanh chóng gạt bỏ). Prishvin không chỉ không chấp nhận chủ nghĩa bônsêvich, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa tư bản và rộng hơn - toàn bộ xu hướng phát triển chung của văn minh hiện nay, mà còn đề xuất một số nền tảng của một lập trường khác hẳn về nguyên tắc đối với con người và thế giới, sự lựa chọn bản thân mình trong đó. Ví dụ, ông đánh giá nền khoa học vận hành theo cách lựa chọn nền móng hiện đại chủ nghĩa như thế này: "Dần dần khoa học sẽ tiến tới phục vụ cho tầng lớp tiểu thị dân, và thế là những giấc mơ minh tuệ cổ xưa sẽ bị lãng quên. Biết làm gì bây giờ? Quay về với cội nguồn của tri thức đích thực, với đức tin mà vẫn lưu giữ trong mình mọi kiến thức về thế giới bên ngoài" (Nhật ký, 19 tháng 12 năm 1919). Như vậy ông nhìn thấy lối thoát cho khoa học trong tinh thần Kitô giáo tích cực, trên con đường tôn giáo hoá khoa học, phục vụ cho lý tưởng tôn giáo tối cao, và ông đề xuất trong sáng tác của mình những chu tuyến nhất quán của một nền văn hoá khác, Kitô giáo hữu cơ, với việc ưu tiên kiến tạo nội giới, song hành với việc cải biến tự nhiên và thế giới bên ngoài. Trong các nhà thơ thời kỳ đó, có lẽ, Maiakovski là người đã phát hiện ra hoàn toàn không chủ tâm một cách rất sắc sảo, rõ ràng và sớm hơn nhiều người khác sự chênh vênh vô cùng về thực chất của bản thân cái nền móng mà trên đó tôn giáo Con Người được xây dựng: thật đáng kinh ngạc là sự gián cách lớn lao giữa tin mừng cứu thế mà nhà thơ mang đến cho thế giới, hiện thân bằng hình tượng nhà tiên tri chưa từng thấy, vị Nhân-Thần, người cứu chuộc "những kẻ bị hạ thấp và lăng nhục" ("và người đời sẽ đặt tên thánh cho trẻ em bằng những câu thơ của tôi") và nỗi buồn đau nội tâm, sự cô đơn, tuyệt vọng, thậm chí đến mức mong muốn tự huỷ hoại: Tôi, kẻ sáng tạo ra tất cả những gì hội hè, bản thân chẳng biết đi dự hội cùng ai. Giờ chỉ còn nước đổ sấp Và đập nát đầu mình trên đường đá đại lộ Nevski! (Ống tiêu- xương sống, 1915) Con người về bản chất là một nghịch lý sống động, mà cơ chế bản thể đặc biệt của nó từng được Derzhavin diễn đạt vào thời của mình: "Ta là Đế vương - ta là nô lệ, ta là giun dế - ta là Chúa Trời!". Còn Maiakovski khi nâng con người lên thành tuyệt đối trong bản tính mâu thuẫn, khủng hoảng-không hoàn thiện hiện tại, đã khuyếch trương và làm lộ rõ những mâu thuẫn đó - chủ yếu thông qua chính bản thân mình: một tâm hồn sống động, đầy dằn vặt khổ đau thật khó có thể được lý tưởng hoá một cách trừu tượng. Mâu thuẫn sâu xa nhất của tôn giáo Nhân- Thần là ở chỗ trong khi tỏ ra một cái gì đó tích cực, mà đó chính là trực cảm về sứ mệnh cải tạo, sứ mệnh tôn giáo của con người và loài người, thì tôn giáo ấy lại nhận thức và triển khai nó dưới một hình thức hư trá-phiến diện. "Con người là thần thánh, - S.N. Bulgakov viết, - chỉ theo nghĩa những khả năng tiềm tàng và sứ mệnh cuối cùng của nó" (8) , được hiện thực hoá một cách thật sự trong viễn cảnh Nhân- thần tính, khi con người, cái "tuyệt đỉnh của sáng tạo" ấy, hiểu ra mình là công cụ tích cực có ý thức để thực hiện ý chí của Thượng Đế trong công cuộc cải tạo thế giới và bản thân mình. Tôn giáo Promethée đã vấp phải chính đối tượng của sự thần thánh hoá của nó - con người. Từ những trang chính luận của Gorki toát lên những biện hộ lạc quan biết bao cho Con Người, cho sứ mệnh vị thần khổng lồ của nó trong thế giới! Nhưng trong sáng tác nghệ thuật của ông lại lộ ra một cách ngượng ngùng và sắc nét mặt trái của con người, và điều đó phủ một bóng đen sượng sùng và phần nào mỉa mai lên cái lý tưởng Con người kỳ vĩ, kiêu hãnh kia. Tại đây con người thật không đáng tin biết bao, bị chao đảo trước bất kỳ ngọn gió nào, nó buồn bã, có phần phi lý, vô dụng hoặc hung hăng một cách "thiếu suy nghĩ", dao động giữa bản năng thấp kém và những loé sáng trí tuệ! Trong Ghi chép của một độc giả (1927), Gorki kêu gọi con người hãy ngạc nhiên trước bản thân mình với tư cách đỉnh cao của sinh tồn, "bằng toàn bộ sức mạnh sáng tạo của mình" (9) . Nhưng thật thú vị là trong không gian sáng tạo nghệ thuật của mình, vẫn Gorki ấy, khi đối diện với con người, đã ngạc nhiên trước điều hoàn toàn khác: sự rối rắm của bản tính con người, tính trái khoáy và thẳm sâu của nó, sự kỳ dị vô nghĩa và phí hoài sức lực trống rỗng của nó… Chính tại đây đã diễn ra một sự hiệu chỉnh mãnh liệt cho niềm tin lạc quan tếu vào Con nguời Promethée, con người tự làm chỗ dựa cho mình, con người "vang lên một cách tự hào". Nhân vật Bugrov, một triệu phú vùng Nizhegorod, cai quản những nguồn vốn nhân lực lớn lao, một tín đồ cựu giáo có bản tính mạnh mẽ, độc đáo, thông minh, có "thái độ tôn sùng gần như tôn giáo đối với lao động" nhưng đồng thời - hoàn toàn mệt lả và buồn sầu trước cái chết đang đến gần, suy nghĩ khôn nguôi về cái đối tượng khủng khiếp và vĩnh cửu của niềm tôn thờ "gần như tôn giáo" nơi Gorki: "Chà! con người - thật là kinh khủng! Ôi, thật kinh khủng là con người! Đôi khi chợt tỉnh khỏi những xắng xở thường ngày và bỗng nhiên - tâm hồn chấn động, thầm nghĩ - Ôi, lạy Chúa!" (10) . Thử thách ở điểm cực. Nghịch lý của con người Những nhân vật chính trong các truyện ngắn của Gorki những năm 1922-1925, cũng như trong vô số các tiểu họa, phác thảo, chân dung, bút ký, hình thành từ những ghi chép dạng nhật ký và hồi ký về các cuộc gặp gỡ với những con người thực (cuốn sách Những nhận xét lấy từ nhật ký. Hồi ức, 1923), - hoàn toàn không phải là những con người mới, có mục đích biến cải cuộc sống. Trong tip người kẻ khuấy đảo (như A.K. Voronski đặt tên), mà ông kiên trì xây dựng vào thời kỳ đó, có một cơ chất hư vô chủ nghĩa rõ rệt: thái độ bất mãn sâu xa nào đó trước cái phi lý của sinh tồn con người và xã hội phát triển thành sự ưa chuộng mang tính mỹ học, có ý thức những bịa đặt kỳ quái, những điều nhảm nhí sặc sỡ, những trò hề, chuyện vô nghĩa (truyện ngắn Cuộc sống xanh lam). Trong tập hợp những văn phẩm thuộc thể loại nhỏ, nhà văn dường như muốn dò tìm con người trên các ranh giới cực hạn của nó, những cực hạn của sự ngỗ ngược phi lý, sự nổi loạn lệch lạc chống lại chính những điều kiện tồn tại của con người tự nhiên hữu tử, những xung năng tội ác của nó, tất cả những gì cần phải thử thách để tìm sự vững chãi cho bản thân ý niệm Con người. Gorki khảo sát tỉ mỉ tâm lý của một kẻ khiêu khích, "một người rắc rối", phân thân, ham muốn lạ lùng "làm điều đê tiện nào đó cho một ai đó - người nào gần gũi nhất" (truyện ngắn Karamora). Ông khắc hoạ một nhân vật đao phủ, nhưng xem ra biểu lộ mối quan tâm đặc biệt tới một tip những kẻ giết người, không phải giết người vì lý do mưu sinh hay tư tưởng, cách mạng, mà là một dạng cuồng điên siêu hình, buộc người ta ở mức độ nào đó - về mặt động cơ - phải nhớ tới một số nhân vật của Dostoievski. Một thầy giáo môn tập viết lặng lẽ, cô đơn, qua những ghi chép để lại sau khi hắn chết, đã lộ ra là một kẻ săn tìm và sát hại có hệ thống những người hắn gặp tình cờ (Thầy giáo môn tập viết). Còn người đánh xe ngựa chở hàng Merkulov thì biểu lộ những xung năng bên trong của những ám ảnh khủng khiếp bởi những việc chính hắn đã làm; một lần sau khi gần như vô tình giết chết một người, y chợt thấu thị một phát hiện gây sốc và đầy xúc phạm: hoá ra, con người thật là "mong manh", nhoáng một cái có thể giết chết bất cứ người nào, như một con ruồi, mà thế có nghĩa là bản thân y có thể bị bất kỳ ai đó trong nháy mắt tước đi cuộc sống - và một nỗi sợ khủng khiếp cho sự sống của mình xâm chiếm y, càng làm y khát khao cháy bỏng hơn thử nghiệm một lần nữa trên người khác cái phát hiện của mình "vì tò mò", điều mà, cũng xin nói thêm, y sẽ hai lần nữa thực hiện vì không kiềm nén được mình (Những thí nghiệm). Con người sát nhân đã trở thành trung tâm của nhiều khảo sát nghệ thuật trong văn học những năm 1920. Cần hình dung một cách thực tế, rằng cách mạng và nội chiến là thời gian của những tình huống cực đoan dày đặc vây quanh, đặc biệt đối với những người bị cuốn vào dòng xoáy của nó, mặt đối mặt với phép siêu hình của sự sống và cái chết, là thời gian trải nghiệm cái chết như một hiện tượng phổ biến, bình thường. Vsevolod Ivanov và Lidia Seiphullina, Aleksandr Neverov và Artiom Vesiolyi, Aleksandr Phadeev và Dmitri Phurmanov, Larisa Reisner và Isaak Babel… - tất cả, dù mỗi người một cách, đều đến với văn học trong cùng một cơn sốc của thời đại cách mạng, thời đại của sự lộng hành giết chóc chưa từng có, của thú tính hoá, của khao khát trả thù vô hạn độ được bung ra hoặc của sự cuồng tín hy sinh quên mình, của chất lãng mạn cách mạng… Cuộc sống của con người, vẫn được xem là đỉnh cao của sáng tạo và chủ nhân tạo tác của vũ trụ, bị hạ giá xuống vô cùng rẻ mạt, còn sự tồn tại và nhân cách của "kẻ thù", kẻ xúc phạm, thì đã mất hết không chỉ bất kỳ tính thiêng liêng nào, mà còn không giữ được dù một giá trị nhỏ nhất. Giết chóc, xác chết - là vật ngang giá chung của những khát vọng độc ác nung nấu, là đồng tiền trao đổi của báo thù, sự tự vệ, hay đơn giản là sự không thoả mãn, sự tiêu khiển man dại… Hiện thực bi thảm và dã man, anh hùng và thấp hèn đến sửng sốt đó đã được khai mở, giải phẫu và khảo sát, trút vào các tác phẩm của nền văn xuôi mới, đẩy lùi khỏi mặt tiền của sân khấu văn học những sáng tác thơ ca từng thắng thế trong những năm đầu tiên sau cách mạng, mà trước hết là thơ ca vô sản, với các tuyên ngôn của nó về lý tưởng và những kế hoạch cải tạo vũ trụ cho tương lai vĩ đại. Cũng tại đây, văn xuôi biểu lộ sự tương phản quyết liệt với thơ ca: nếu như thơ ca dường như rung ngân, rền vang, ngợi ca trong một sự trống rỗng tu từ học duy lý tưởng nào đó, thì văn xuôi xô viết mới, bắt đầu sự phát triển của mình từ những hình thức nhỏ của bút ký và truyện ngắn, sau đó đến tiểu thuyết, ngược lại, đi sâu vào tính cụ thể sặc sỡ muôn màu của hiện thực, những phi lý lạ lùng của bản tính con người, sự không khoan nhượng khủng khiếp trong mối quan hệ giữa các giai cấp, phe nhóm, giữa người với người. Văn xuôi không những không mắc phải tinh thần lạc quan tếu, như thơ ca thường lâm vào, mà còn cho thấy những xung đột đầy kịch tính và thường là bi thảm, thậm chí bế tắc của sinh tồn, - không phải vô cớ người ta chê trách nó ở chủ nghĩa hiện thực quá ư sống sít, tàn nhẫn, tự nhiên chủ nghĩa… Các cây viết truyện ngắn những năm 1920 có khả năng truyền đạt một cách chú mục và đầy khí chất cái khát khao giết chóc không thể kìm hãm của cả hai phía, những cảnh bắn giết, nhạo báng, phanh xẻ xương thịt, những thực tại ghê sợ mang tính chất sinh lý học về xác chết, bằng những trang viết cô đúc làm nhức nhối độc giả bởi độ lắng đọng của nỗi kinh hoàng bình thản trước những tội ác và xác chết chồng chất từ cả hai phía. Và ở đây, như có thể lấy xẻng mà xúc, chỗ nào cũng có dẫn ra hàng chục, hàng trăm thí dụ, từ Artiom Vesiolyi và Isaak Babel đến Vsevolod Ivanov và Mikhail Solokhov… Cái sơ đồ tiểu sử tương đối điển hình cho các nhân vật là: thoạt đầu họ là những người lao động yêu hoà bình, sau đó chiến tranh thế giới làm sinh ra trong họ tên giết người, đẩy họ vào một cuộc huỷ diệt điên cuồng, còn Lênin và Trotski thì chỉ làm sắc nhọn thêm lưỡi lê, hướng nó vào một đối tượng khác, đích xác, có địa chỉ về mặt tư tưởng - sơ đồ ấy đã được tái tạo, phân tích sâu sắc trong tác phẩm Kẻ cắp (1926-1927) của Leonid Leonov. Mitka Veksin, người anh hùng cách mạng, hiện là ông vua tội phạm, bị bẻ gẫy thực ra không phải do chính sách kinh tế mới, mà do cái mà tâm hồn nhân dân đã buộc phải trải qua: sự giết chóc hàng loạt những người gần gũi, sự xuống giá ghê gớm của nhân cách và cuộc sống con người, sự sổ toẹt những điều thiêng liêng. Lương tâm đau đớn của kẻ giết người (trong nội chiến anh ta đã giết tên bạch vệ một cách có chủ ý, hữu thức, dường như giết để chiếm lấy con ngựa, nhưng thực tế - đó là do ghen tị với văn hoá của hắn ta) đã đầu độc toàn bộ lục phủ ngũ tạng người anh hùng, nơi hỗn hợp chất độc tiết ra từ những đớn đau ám ảnh và những ảo giác hoang tưởng, từ sự thất vọng và ghê tởm bản thân đến mức bàng quan với tất cả. Hơn nữa tác giả kiên trì và dường như không xác đáng lắm về mặt hiện thực lắp ghép đoạn mô tả những cảm giác buồn bã nội tâm của Mitka, những giằng xé tâm hồn của anh ta với những mộng mơ về cải tạo nhân loại, chắp nối khía cạnh khoa trương mỹ từ trong bản tính của Veksin, cái khẩu hiệu thường trực của anh ta "tiến lên phía trước và lên cao hơn" với trái tim nguội lạnh và một lương tâm đau đớn. Trên thực tế sự lắp ghép khiên cưỡng này làm giảm giá rất nhiều những mơ ước đó và tín điều chính yếu "kiểu Gorki” của anh ta. Và Veksin, một cách hoàn toàn lôgic, không thể không tiến tới lối thoát duy nhất cho cái tư tưởng đã thất bại hoàn toàn với những trù định lý thuyết không tưởng về một thành công đơn giản và chóng vánh: chúng ta đang nói về sự tất yếu xuất hiện một người hùng, một nhà độc tài, "người chăn chiên", "người cha yêu thương hết thảy <…> nhưng với đầy đủ lệ bộ/ của sĩ quan cảnh sát", người ra lệnh và dẫn dắt bằng bàn tay sắt, bằng cơ bắp thép để "vượt qua", để tới đó, tới nơi "chói sáng mặt trời" của hạnh phúc không bao giờ tắt! Cả Veksin lẫn Chikilev, một dạng nhà tư tưởng tại gia của ý tưởng kiểm soát toàn phần đối với con người "trong vương quốc tương lai", mỗi người theo kiểu của mình, cố gắng chỉnh sửa theo lối cưỡng bức-mệnh lệnh những “trái khoáy” của con người, cái mà Dostoievski gọi là sự ngỗ ngược, còn nhân vật khác của Kẻ cắp, nhà văn Phirsov, tiếng nói điều tra và khảo sát chính trong tiểu thuyết, một dạng cái tôi khác của tác giả, thì gọi là "một hệ số nhân tính". Chính từ giác độ của "hệ số" phi lý đó, từ những mâu thuẫn và khát vọng của bản tính con người đã phát ra lời phê phán sâu sắc nhất, có thể nói, mang tính nhân học về cách mạng, với những hy vọng cuồng nhiệt của nó về một sự xếp đặt nhanh chóng cuộc sống hạnh phúc-hợp lý. Không phải vô cớ mà các nhân vật trung tâm trong các tiểu thuyết khác của Leonov những năm 1930, những nhà xây dựng chủ nghĩa xã hội, dù đó là Potiomkin - người khởi xướng và lãnh đạo công trường trong Sot - hay Kirillov, con người - thái sơn, trưởng phòng chính trị của tuyến đường sắt trong Đường ra Đại dương (1933-1935) đều bất thình lình, đột ngột và ngu ngốc đến đáng tiếc trở thành vật hy sinh cho những sức mạnh huỷ diệt đen tối, thuộc về bản chất của các sự vật trong thế giới hữu tử này. Đang lúc công việc vận hành hết cỡ, khi mọi người đặc biệt cần họ, thì bệnh tật đột ngột hất họ ra khỏi yên cương, vo viên các tư tưởng gia, những người khổng lồ, các nhà chinh phục thiên nhiên thành một dúm khổ sở, thờ ơ với tất cả, rũ xuống thành tro bụi thảm hại…"An hùng-an hùng, nhưng an hùng lại bị lòi dom!" - viên kỹ sư nếp cũ Philipp Renne, "người trí thức thoái hoá" trong "Sot" cứ nhắc đi nhắc lại một cách ám ảnh. Nhưng cái “trò xỏ lá man rợ" đó, "dính vào lưỡi" từ thời cách mạng, đi kèm với mỗi lần xuất hiện của nhân vật ấy trong tiểu thuyết là gì, nếu không phải một định thức thô thiển của một quỷ kế tiềm ẩn trong số phận của chính Potiomkin hay Kirillov: những nhà cải cách táo bạo của chúng ta đã quên mất một bất tiện nhỏ của tự nhiên – vị chúa tể kiêu hãnh kia của tự nhiên không hề được bảo vệ trước bất kỳ sự ngẫu nhiên bên ngoài nào, trước vi trùng gây hại hay trước biến chứng của bệnh tật! Thật thú vị là các nhà văn lớn nhất của thời kỳ đó, trong khi các cách tiếp cận giai cấp-xã hội đối với sinh tồn đang thắng thế, đã có thể lôi cuốn sự quan tâm như vậy đối với cốt lõi tự nhiên-bản tính của các sự vật, đối với bản thân cơ chế hữu tử thuộc về bản thể của con người và thế giới, nó hoàn toàn không đếm xỉa đến bất kỳ những dự báo và hành động lịch sử và xã hội nào. Trong bút ký Những người xa lạ của Gorki, vị cựu bác sĩ Arkadi Riuminski, người đã từ bỏ cuộc sống có nền nếp chỉn chu và bỏ đi lang thang, như một máy chiếu tâm hồn đích thực đã phát lộ một cách tinh tế và sâu sắc nguyên nhân sâu xa nhất của cái ác và chủ nghĩa hư vô trong bản tính con người: “Ngay từ đầu, khi mổ xẻ những xác chết, tôi đã suy ngẫm rất nhiều về sự nhỏ mọn của con người, và cảm thấy một sự mỉa mai độc ác nào đó đối với tôi, trong tôi bắt đầu lớn lên cảm giác ghê tởm đối với mọi người và ghê sợ đối với bản thân, cái người có sứ mệnh trở thành một xác chết” (11) . Sự hữu tử của con người, nỗi buồn chán giày vò nó, cảm giác về sự vô nghĩa của sinh tồn, chủ nghĩa hư vô nảy sinh trên nền tảng nỗi tuyệt vọng băng giá về sự cứu thoát khỏi cái chết, - tất cả cái đó nơi Gorki, không nghi ngờ gì, đã được kết lại ở đây vào một nút thắt. Trong một văn phẩm của mình, có tên gọi Từ những hồi ức (1917), Gorki mô tả một hoàn cảnh đáng thương: “trong nhà bếp chật chội, bẩn thỉu” một người quen sáu mươi tuổi của ông, một con người dũng cảm và đáng kính, đã chết như thế nào. Quang cảnh của “trò chơi đểu cáng của thần chết”, sự huỷ hoại không tránh khỏi của con người diễn ra ngay trước mắt ông, gợi nên trong tác giả cảm giác “bị xúc phạm sâu sắc”: “Tôi thấy là, có lẽ, chỉ vài phút nữa thôi con người này sẽ câm lặng, vụt tắt, nhưng – sao mà khó tin vào điều đó! Sau đó tôi nghĩ rằng đến một lúc nào đó con người sẽ chiến thắng cái chết. Tôi không có cơ sở nào khác để tin vào chiến thắng trước cái chết, ngoại trừ một căn cứ là - đấy, một người đang chết và điều đó thật đơn giản, thật không cần thiết biết bao” (12) . Tính phức điệu Thế giới quan của văn học Nga những năm 1920-1930 Còn tạm thời giờ đây là những năm tháng tiến công mạnh mẽ, lạc quan của cái ngày mới ấy, lần này tiếp nhận những đường nét của. phẫu và khảo sát, trút vào các tác phẩm của nền văn xuôi mới, đẩy lùi khỏi mặt tiền của sân khấu văn học những sáng tác thơ ca từng thắng thế trong những năm đầu tiên sau cách mạng, mà trước hết. nghệ thuật trong văn học những năm 1920. Cần hình dung một cách thực tế, rằng cách mạng và nội chiến là thời gian của những tình huống cực đoan dày đặc vây quanh, đặc biệt đối với những người bị

Ngày đăng: 23/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan