1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khuynh hướng đề cao tính chân thực và tình cảm tự nhiên trong quan niệm văn học thế kỉ XVIII-XIX pdf

5 431 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 188,95 KB

Nội dung

Khuynh hướng đề cao tính chân thực và tình cảm tự nhiên trong quan niệm văn học thế kỉ XVIII-XIX Sáng tác văn học ra đời trong bối cảnh Nho giáo không còn được đề cao và tinh thần duy vật, khoa học đã chừng mực nào phát triển, do đó văn học không thể chỉ giáo huấn đạo đức suông mà phải tăng cường chức năng nhận thức của nó. Văn học phải nhận thức cuộc sống và phản ánh cuộc sống. Đó là những chuyển biến cơ bản của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX so với các giai đoạn trước đó. Những tác phẩm văn học của giai đoạn này không phải nhằm thuyết lý cho một nguyên tắc đạo đức nào mà có khuynh hướng đề cao tình cảm tự nhiên của con người. Thơ văn thời kỳ này có giá trị nhận thức và phản ánh rõ rệt. Chinh phụ ngâm được sáng tác do nhà thơ cảm thời thế mà làm ra. Cung oán ngâm khúc với những câu thơ dằn vặt, đau đớn không đem đến cho người đọc một sự giáo hóa nào về đạo đức mà chỉ cho thấy sự mục ruỗng trên đà sụp đổ của xã hội phong kiến. Thơ Hồ Xuân Hương là khát vọng được yêu, được sống, đồng thời là những cảnh éo le, ngang trái trong cuộc đời người phụ nữ dưới chế độ phong kiến… Sự biến chuyển về quan niệm văn học ở giai đoạn này không phải là ngẫu nhiên, mà có những nguyên do từ sự phát triển theo một khuynh hướng mới của nền văn học dân tộc trong thế kỷ XVIII, thậm chí từ thế kỷ XVI, XVII. Nền văn học trung đại nước ta lấy tư tưởng Nho giáo làm nền tảng, với ý nghĩa lý tưởng nhất là vua thi hành nhân nghĩa, kẻ sĩ tu thân, thần dân giữ đạo trung hiếu để ổn định trật tự xã hội, giữ nền thái bình thịnh trị. Kẻ sĩ chuyển tải những đạo lý đó vào thơ văn để góp phần xây dựng xã hội theo chí hướng chính thống của Nho giáo, xây dựng nhân cách theo đạo Thánh hiền. Tuy nhiên, trong lịch sử nước ta, từ thế kỷ XVI, thế kỷ XVII và rõ ràng hơn từ thế kỷ XVIII, Nho giáo đã dần rơi vào giai đoạn suy vi. Loạn lạc liên miên, cuộc nội chiến kéo dài giữa đàng trong và đàng ngoài, khởi nghĩa nông dân xuất hiện ở nhiều miền trên đất nước, v.v Các nhà Nho đã thất vọng về vai trò mà họ vẫn hằng tin tưởng vào đạo Thánh hiền đối với sự nghiệp xây dựng quốc gia, xã hội và tu dưỡng nhân cách. Sự vỡ mộng của tầng lớp tri thức nho sĩ đã dẫn đến những biến chuyển về tư tưởng làm thay đổi quan niệm về bản chất và chức năng văn học. Sự thay đổi của quan niệm văn học đã dẫn đến sự đổi mới trong đề tài văn học, nhân vật văn học, ngôn ngữ văn học từ đó xuất hiện những thể loại văn học mới. Trong tiến trình nền văn học trung đại nước ta, các thể loại văn học mang tính chức năng như: kinh nghĩa, tứ lục, văn sách là những thể loại văn học thể hiện những quan điểm chính thống của Nho giáo. Những đề tài truyền thống mà những thể loại văn học mang tính chức năng đó chuyển tải là đề tài văn thể và khoa cử. Nền văn học trung đại nước ta giai đoạn từ thế kỷ XV trở về trước có ý hướng xây dựng con người theo hình mẫu thánh nhân. Ý hướng đó được thể hiện trong cả thơ thiền và thơ nhà nho. Manh nha từ thế kỷ XVI, XVII và đến thế kỷ XVIII, XIX mẫu hình chủ đạo của văn học nước ta là con người trần thế. Văn học đời Lý mang nặng ảnh hưởng của Phật giáo. Nhiều tác phẩm văn học là của các nhà sư. Và trong các tác phẩm văn học Phật giáo đời Lý, nhiều khi ta tìm thấy những nội dung liên quan đến việc xây dựng nhân phẩm theo các hình mẫu Thánh nhân với ý nghĩa tích cực và đề cập đến những vấn đề của đời sống xã hội, của vận mệnh dân tộc, tức là vượt ra ngoài phạm vi tôn giáo. Lý Thái Tổ trong bài Chiếu dời đô đã nêu rõ “muốn đóng nơi trung tâm, mưu toan lập nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu muôn đời” với ý chí muốn xây dựng đất nước một cách quy mô và phát huy quyền lực của chính quyền phong kiến trung ương. Sang đến đời Trần, nền văn học có tính chất quan phương được dần hình thành và ngày một rõ nét. Đặc biệt là vào thế kỷ XV, dưới thời Lê Thánh Tông, Nhà nước phong kiến rất mực đề cao Nho giáo. Việc học tập và thi cử được tổ chức với quy mô lớn. Đây là thời hoàng kim của Nho giáo ở nước ta. Chính sách văn hóa giáo dục của Lê Thánh Tông nhằm mục đích củng cố ý thức hệ phong kiến và đào tạo một đội ngũ quan liêu phục vụ bộ máy cai trị. Lê Thánh Tông đã hạ dụ khuyến học, đã ca ngợi Nho giáo, nhấn mạnh tác dụng có tính chất nguyên lý đối với việc hành đạo giúp đời của kinh điển Nho giáo. Dụ Khuyến học lưu ý rằng, các nho sinh phải cần dùi mài kinh sử sao cho thật nhuyễn để được ghi danh bảng vàng, để được đem văn chương tô điểm đạo vua, lấy đạo đức sinh hòa trị hóa. Giúp dân tôn chúa, ân trạch khắp cả đương thời. Trong bài tựa Quỳnh uyển cửu ca, vua Lê Thánh Tông đã khen ngợi hai mươi tám vị văn thần của mình. Cho rằng tác phẩm văn chương của họ có lối “văn chương khúc chiết mà khoáng dật, theo lối đời xưa, thân mật yêu chuộng những người tài giỏi, để nối theo lời ca khuyên răn của đời Đường, đời Ngu” Nói chung, văn học giai đoạn thế kỷ XV trở về trước chủ yếu nêu cao đức giáo hóa, xây dựng con người theo mẫu hình thánh nhân với quy chuẩn và lý tưởng của Nho giáo. Khi đó trật tự của xã hội phong kiến đang ổn định. Nho giáo đang đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng nền thái bình thịnh trị với mô hình xã hội vua sáng tôi hiền. Các nho sĩ bằng sáng tác thơ văn đã chuyển tải những đạo lý cương thường của xã hội phong kiến và dùng thơ văn để tự tu dưỡng nhân cách kẻ sĩ của mình. Nguyễn Trãi và các nho sĩ dưới thời Nho giáo hưng thịnh đã có một quan niệm văn học ca ngợi và biểu dương cho chế độ, đạo đức, lễ giáo phong kiến. Nguyễn Trãi gắn liền văn học với ngôn luận của thánh hiền, với đức nhân nghĩa, với đạo trung hiếu: Văn chương chép lấy đôi câu thánh, Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung. Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược, Có nhân, có chí, có anh hùng. (Bảo kính cảnh giới) Thân Nhân Trung khi bình phẩm bài thơ Thần tiết của Lê Thánh Tông có nói: “Xưa nay các bậc vua giỏi tôi hiền đều ca ngợi lẫn nhau. Không có ông vua nào mà không lấy sự trung, cần, tiết, nghĩa để khuyến khích bề tôi. Cũng không có bề tôi nào mà lại không lấy những công nghiệp to lớn để mong mỏi đức vua. Tất cả đều thể hiện ra thơ ca dưới nhiều hình thức” (1) . Ở nước ta, từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, giai cấp phong kiến mặc dù là giai cấp thống trị, nhưng về bản chất giai cấp vốn có của nó trong thời kỳ đó đã thực sự đại diện cho quyền lợi của nhân dân, của dân tộc. Giai cấp phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV đã biểu hiện tính chất tiến bộ của mình ở những mặt như lãnh đạo các cuộc kháng chiến cứu quốc chống bọn bành trướng phương Bắc xâm lược, thống nhất tổ quốc, mở mang đất đai, xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa… Chính sách “khoan dân” và “thân dân” cũng được biểu hiện rất rõ trong thời kỳ này. . Khuynh hướng đề cao tính chân thực và tình cảm tự nhiên trong quan niệm văn học thế kỉ XVIII-XIX Sáng tác văn học ra đời trong bối cảnh Nho giáo không còn được đề cao và tinh. học đã dẫn đến sự đổi mới trong đề tài văn học, nhân vật văn học, ngôn ngữ văn học từ đó xuất hiện những thể loại văn học mới. Trong tiến trình nền văn học trung đại nước ta, các thể loại văn. đức nào mà có khuynh hướng đề cao tình cảm tự nhiên của con người. Thơ văn thời kỳ này có giá trị nhận thức và phản ánh rõ rệt. Chinh phụ ngâm được sáng tác do nhà thơ cảm thời thế mà làm ra.

Ngày đăng: 25/07/2014, 08:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN