Chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ có thai là một trong những nội dung ưu tiên và quan trọng nhất của công tác CSSK bà mẹ, vì nó không những bảo vệ trực tiếpsức khoẻ cho bản thân họ mà còn
Trang 1Trang
A MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giả thuyết khoa học 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 4
B KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
I LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1 Một số nghiên cứu về BVSKBMTE ở nước ngoài 7
2 Một số nghiên cứu về BVSKBMTE ở Việt Nam 7
3 Tình tình sức khỏe phụ nữ và trẻ em hiện nay: 8
-II LÝ THUYẾT VAI TRÒ ÁP DỤNG CHO CÔNG TÁC CSSKBM,TE: 11
III CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ CƠ BẢN 12
1 Sức khỏe cộng đồng 12
2 Chăm sóc sức khỏe ban đầu 14
3 Chăm sóc sức khỏe sinh sản 16
4 Sự mang thai và mang thai: 18
-5 Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và thai nhi trong thời kỳ có thai - 20
CHƯƠNG II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 26
-I KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỊA
PHƯƠNG 26 1 Khái quát chung về phường Quang Trung 26
-2 Một số kết quả phường Quang Trung đã đạt được trong năm 2009 vừa qua: 27
3 Phương hướng nhiệm vụ năm 2010 30
Trang 2KHỎE BÀ MẸ KHI CÓ THAI Ở PHƯỜNG QUANG TRUNG 30
-1 Thực trạng chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi có thai ở KV6, KV7, KV8, phường Quang Trung 30
2 Một số khó khăn, nguồn lực và nhu cầu của người dân 42
-3 Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em ở Phường Quang Trung hiện nay 47
CHƯƠNG III KẾT LUẬN & MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 51
1 Kết luận 51
2 Một số khuyến nghị 53
PHỤ LỤC 58
PHỤ LỤC I: DANH MỤC VIẾT TẮT 58
PHỤ LỤC II: BẢNG PHỎNG VẤN SÂU 58
PHỤ LỤC III PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 3-LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi cònnhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiều mặt của các thầy cô giáo, của lãnh đạophường Quang Trung, trạm y tế phường và nhân dân khu vực VI,VII, VIII (XómTiêu)
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS Nguyễn Đình Khoa các cô chúlãnh đạo trạm y tế phường Quang Trung, cô Phạm Thị Hoài Cảm (y tế KV6) vànhân dân “Xóm Tiêu” Mong rằng đề tài tôi nghiên cứu sẽ cung cấp cho UBNDphường Quang Trung, cũng như người dân tại khu vực “Xóm Tiêu” một cái nhìnđúng đắn và toàn diện về thực trạng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em của người dânnơi đây
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện
Tăng Văn Quỳnh
Trang 4A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
BVSKBMTE là một trong những nội dung ưu tiên trong công tác chăm sócsức khỏe ban đầu, được nhà nước, xã hội, và người dân đặc biệt quan tâm
Hiện nay tỷ lệ bà mẹ khi mang thai Trong thông điệp của Tổng giám đốc Tổchức Y tế thế giới (WHO) nói về nhu cầu cấp bách của việc chăm sóc SKSS có đềcập: “Chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của thế kỷ mới Vào lúc này, tương lai
là mối quan tâm và phải là trách nhiệm của chính chúng ta Tương lai là vì cuộcsống của mỗi con người - cuộc sống và cái chết, các quan hệ cá nhân, hạnh phúc vàđau khổ của mỗi con người”
Phụ nữ là một phần của sự phát triển kinh tế và xã hội Sức khỏe và cuộcsống của họ có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân, gia đình và cộng đồng Hơnnữa, sức khỏe và đời sống của phụ nữ là yếu tố cơ bản cho thế hệ tương lai Phụ nữnắm giữ chức năng của sự sống là sinh đẻ và nuôi dạy con cái chúng ta Chúng tavẫn chưa chú ý đầy đủ để bảo đảm rằng họ có thể thực hiện những việc này mộtcách an toàn Hơn nữa, “Thai nghén và sinh đẻ là các quá trình tự nhiên nhưngkhông có nghĩa là không có nguy cơ”
Chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ có thai là một trong những nội dung ưu tiên
và quan trọng nhất của công tác CSSK bà mẹ, vì nó không những bảo vệ trực tiếpsức khoẻ cho bản thân họ mà còn góp phần bảo vệ sức khoẻ cho thế hệ tương lai
Theo WHO, hàng năm có khoảng 8 triệu thai nhi và trẻ sơ sinh chết vào cuốithời kỳ thai nghén, lúc lọt lòng hoặc ngay sau khi sanh
Tuy nhiên nhận thức của người dân đặc biệt là phụ nữ khi có thai vẫn cònhạn chế Bản thân người dân khi đề cập đến vấn đề này thường có thái độ né tránh,nhận thức không đúng, thiếu kiến thức về chăm sóc và BVSKBMTE
Công tác truyền thông GDSK về BVSKBMTE chưa được chú trọng đúngmức: do quan niệm phương đông cho rằng đây là vấn đề tế nhị, không nên đem rabàn luận ngay cả trong gia đình
Do ảnh hưởng của xu thế hội nhập - nền kinh tế thị trường người dân phảibươn trải kiếm sống, ít có thời gian và điều kiện quan tâm, chăm sóc và
Trang 5BVSKBMTE một cách đúng mức Hơn nữa vấn đề sức khỏe có có mối quan hệmật thiết với vấn đề nghèo và phát triển bền vững.
Đề tài này đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu trên thế giới và ở ViệtNam Nhưng trong phạm vi Phường Quang Trung thì vấn đề này còn khá mới mẻ,chưa được lưu tâm đúng mức Xuất phát từ lý do trên mà chúng tôi chọn đề tài
“Tìm hiểu thực trạng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em khi có thai P.Quang Trung - TP.Quy Nhơn – T.Bình Định”, để nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
- Đề tài này nhằm đánh giá tình hình CS&BVSKBM, TE của người dân ởP.Quang Trung hiện nay, từ đó có cái nhìn toàn diện chính xác về thực trạng này, để
có thể đưa ra một số các biện pháp nhằm cải thiện thực trạng này
- Đề tài này nhằm tìm hiểu công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở trạm
y tế Phường, y tế Khu vực và hiệu quả của nó Từ đó có nó những biện pháp gópphần nâng cao chất lượng dịch vụ CSSKBM, TE
- Đề tài này nhằm tìm hiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng CS & BVSKBM,
TE của người dân ở P.Quang Trung hiện nay
3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ
trẻ em của người dân Khu vực VI, VII, VIII - P.Quang Trung - TP.Quy Nhơn hiệnnay
3.2 Khách thể ngiên cứu: Qúa trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi có thai ở
Khu vực VI, VII, VIII - P.Quang Trung - TP.Quy Nhơn
4 Phạm vi nghiên cứu
- BVSKBMTE là một chương trình lớn, là một trong những nội dung ưu tiêntrong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, cần có thời gian và kinh phí, sự hỗ trợcủa các cấp các nghành Đề tài chỉ tập chung nghiên cứu phụ nữ khi có thai, khảosát tại P.Quang Trung
- Đề tài này được tiến hành trong thời gian từ 30/12/2009 đến 10/04/2010
Trang 6- Số lượng khách thể nghiên cứu, chọn 100 bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 36tháng tuổi ở ở Khu vực VI, VII, VIII- P.Quang Trung - TP.Quy Nhơn.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em của người dân ởP.Quang Trung -TP.Quy Nhơn
- Thu thập, lựa chọn và phân tích các thông tin liên quan đến vấn đềCSSKBM, TE ở P.Quang Trung - TP.Quy Nhơn
- Chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng CSSKBMTE của người dânở P.Quang Trung - TP.Quy Nhơn
- Đề ra một số biện pháp cải thiện thực trạng hiện nay và một số biện phápgóp phần nâng cao chất lượng dịch vụ CSSKBM, TE
6 Giả thuyết khoa học
- Bà mẹ khi có thai chưa có nhận thức, hiểu biết đúng đắn về tầm quan trọngcủa việc CS&BVSKBM,TE
- Sức khỏe của người dân không được đảm bảo, thiếu ổn định, đời sống củanhân dân còn gặp nhiều khó khăn Trong khi đó sự quan tâm của các cấp chínhquyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương chưa thực sự giúp nhiều cho người dân
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu là điều tra định lượng bằng bảng hỏi trực tiếp(Anket)
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học
Trang 77.1 Chọn mẫu nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành điều tra 100 bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 36 thángtuổi ở Khu vực VI, VII, VIII, cụ thể là:
7.2 Quy trình tiến hành:
Bước 1: (tiến hành trong 7 ngày).
- Chuẩn bị phiếu điều tra với số lượng 100 phiếu
- Phát phiếu điều tra đến từng hộ gia đình đã dự định
- Thu phiếu điều tra
Bước 2: (tiến hành trong 30 ngày).
- Định hướng xử lý kết quả điều tra
- Xử lý thô kết quả điều tra
- Xử lý số liệu, vẽ bảng biểu và rút ra nhận xét
Bước 3: (tiến hành trong 7 ngày).
8 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
8.1 Ý nghĩa khoa học
Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ khi có thai phải được thực hiện bởi các
bà mẹ khi có thai Đây là điều kiện cơ bản để nâng cao sức khỏe bà mẹ, trẻ em Vấn
đề này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phòng ngừa bệnh tật, giảm thiểuchi phí, ổn định cuộc sống của người dân
Phát triển cộng đồng phải dựa vào nội sinh, sự hỗ trợ từ bên ngoài chỉ là chấtxúc tác Để đạt mục tiêu “sức khỏe cho mọi người” phải được thực hiện một các có
Trang 8ý thức của các cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội, bằng khoa học và công nghệ,nghệ thuật.
Đầu tư cho con người là đầu tư có lãi nhất, phát triển bền vững nhất
Tìm ra nguyên nhân của thực trạng, đề xuất một số biện pháp chăm sóc sứckhỏe bà mẹ khi có thai, góp phần bổ sung vào kho tàng tri thức khoa học vềBVSKBM,TE, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi có thai
8.2 Ý nghĩa thực tiễn
Tìm hiểu thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi có thai Chỉ ramột số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ
em từ đó đưa ra một số biện pháp tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ
em đối với chính quyền địa phương, các đoàn thể cũng như người dân nơi đây
Nâng cao hiểu biết, nhận thức của người dân nơi đây về chăm sóc sức khỏe
bà mẹ khi có thai và tầm quan trọng của công tác này phòng ngừa bệnh tật, giảmchi phí cho gia đình, xã hội chữa trị bệnh tật, đảm bảo sức khỏe cho mọi người Từ
đó có hành vi tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em trong cuộc sống thườngnhật Và đó thực sự là động lực tạo ra một cộng đồng dân cư phát triển bền vững
Đưa ra một số khuyến nghị trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi cóthai đối với trạm y tế Phường, y tế Khu vực Góp phần nâng cao nhận thức đầy đủhơn về giá trị và vai trò của trạm y tế Phường cũng như y tế Khu vực trong công tácchăm sóc sức khỏe ban đầu nói chung và trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹkhi có thai nói riêng
Góp phần vào mục tiêu chung của phường là giảm thiểu tỷ lệ trẻ em suy dinhdưỡng dưới 5 tuổi, giảm nguy cơ tai biến sản khoa, tỷ lệ sinh con thứ 3, phòng ngừabệnh tật
Trang 9B KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN
I LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em/Kế hoạch hóa gia đình là một trong nhữngnội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu trên thế giới cũng như tại Việt Nam đặc biệtquan tâm, nghiên cứu
Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em (BVSKBMTE) đã được nhiều nhà khoa họcquan tâm nghiên cứu BVSKBMTE là đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành khoahọc như: Y học, sinh học, tâm lý học, giáo dục học, xã hội học
Trên thế giới BVSKBMTE được quan tâm nghiên cứu từ khoảng thập niên
90 của thế kỷ XX, do yêu cầu của việc chăm sóc sức khỏe, phát triển dân số, pháttriển kinh tế xã hội, sự phát triển của các nghành khoa học đặc biệt là nghành y học,triết học và việc nghiên cứu BVSKBMTE thường được tiến hành theo các hướng:
Các công trình nghiên cứu thường đi vào những phương thức điều chỉnh sựphát triển dân số, hoạt động kế hoạch hóa gia đình
Nghiên cứu theo góc độ y học: Nghiên cứu những tri thức khoa học về vấn
đề BVSKBMTE, những vấn đề “kế hoạch hóa gia đình”
Nghiên cứu truyền thông giáo dục sức khỏe cho thanh thiếu niên và ngườilớn
Bắt đầu từ Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển (ICPD) tại cairo Ai Cập(4/1994), sau khi định nghĩa chính thức về SKSS được thống nhất và phổ biến đếnmọi quốc gia trên thế giới Từ đó BVSKBMTE được quan tâm toàn diện hơn, đẩylên một trình độ mới
Trang 101 Một số nghiên cứu về BVSKBMTE ở nước ngoài
Từ năm 1901, Bà William Lowell Putnam ở Boston đã thực hiện chươngtrình hộ sinh chăm sóc thai phụ đăng ký dịch vụ sanh tại nhà, khuyến khích các thaiphụ đến khám thai càng sớm càng tốt Từ đó, người kế tục của bà, J WhitridgeWilliam đã ủng hộ hệ thống chăm sóc trước sanh tại Bệnh viện John Hopkins
Đến năm 1914, William ước tính việc chăm sóc trước sanh có thể làm giảm
tử vong thai xuống 40%
Trong suốt thập niên 1980, có 75% thai phụ tại Mỹ được chăm sóc trướcsanh ngay từ 3 tháng đầu thai kỳ Năm 1983, số thai phụ hoàn toàn không đi khámthai hoặc chỉ bắt đầu từ 3 tháng cuối thai kỳ còn 6%, và giảm xuống còn 2% 10 nămsau đó
Từ năm 1992, tổ chức chăm sóc sức khỏe Mỹ đề ra mục tiêu: từ năm 2000trở đi có ít nhất 90% thai phụ tại Mỹ bắt đầu được chăm sóc trước sanh từ 3 thángđầu thai kỳ Đến năm 1996, vấn đề chăm sóc trước sanh đã được cơ quan sức khỏe
và bảo hiểm của Mỹ chấp nhận
2 Một số nghiên cứu về BVSKBMTE ở Việt Nam
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1 tháng 4 năm 1999, dân số ViệtNam là 76,3 triệu người, tăng 11,9 triệu so với Tổng điều tra dân số 01/4/1989 Tỷ
lệ tăng dân số bình quân hàng năm thời kỳ 1989-1999 là 1,7%, giảm 0,5% so vớithời kỳ 1979-1989; số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảmnhanh, từ 3,8 con năm 1989 xuống còn khoảng 2,3 con năm 1999 và có thể đạt mứcsinh thay thế (khoảng 2,1 con trên một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) vào năm 2005
Về nghiên cứu, hàng năm các trung tâm BVSKBMTE/KHHGÐ đều có các
đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh Một số đơn vị đã thực hiện đề tài cấp Bộ vớikết quả tốt Vụ Sức khoẻ sinh sản cũng chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu có giá trị,mang tính thực tiễn cao như: Tình hình nhiễm khuẩn và ung thư vú, ung thư cổ tửcung tại 7 tỉnh (phối hợp UB DS, GÐ và TE); tử vong chu sinh (1996-1997); nghiêncứu bệnh chứng ung thư phụ khoa (2001-2006), đánh giá thực trạng dịch vụ SKSS(SA)
Trang 11Các đề tài: nghiên cứu về tử vong mẹ tại 3 tỉnh (1995), phá thai bằng thuốc(1996), phân tích tình hình dịch vụ CSSKSS (1999), điều tra tử vong mẹ (2001),đánh giá thực trạng và tai biến nạo hút thai trong các cơ sở y tế và nhiều đề tàikhác.
Các Viện đầu ngành: Viện BVBMTSS, Bệnh viện Từ Dũ, Viện Nhi, Bệnhviện Nhi đồng I vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các đề tài nghiên cứukhoa học với nhiều đề tài cấp Nhà Nước, tổ chức các Hội thảo, Hội nghị chuyênngành, xuất bản các Kỷ yếu nghiên cứu khoa học Nghiên cứu tử vong mẹ ở ViệtNam, thực hiện năm 1996 do WHO tài trợ
Theo đánh giá tử vong mẹ ở Bình Định (2001), tỷ suất tử vong mẹ (TVM)bình quân 2 năm 1998-1999 tỉnh Bình Định là 75/100.000 ca sinh sống Nguyênnhân gây TVM ở tỉnh Bình Định 2 năm 1998-1999 gồm: Chảy máu nặng, nhiễmđộc thai nghén nặng, vỡ tử cung, nhiễm khuẩn hậu sản, sốt rét, tim sản, chửa ngoài
tử cung, biến chứng nạo thai trứng…
3 Tình tình sức khỏe phụ nữ và trẻ em hiện nay:
+ Tình hình tử vong mẹ: Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe phụ nữ và trẻ em là
một trong những nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu trên thế giới cũng như tạiViệt Nam Qua nhiều năm triển khai nội dung chăm sóc và bảo vệ sức khỏe phụ nữ
- trẻ em trên toàn thế giới, WHO cho biết tình hình sức khỏe phụ nữ hiện nay nhưsau:
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 02 triệu phụ nữ mang thai, và hầu hết cácthai kỳ đều kết thúc tốt đẹp Tuy nhiên, theo ước tính của nhiều tổ chức quốc tế, mỗinăm trên toàn cầu có khoảng 500.000 trường hợp tử vong mẹ và đa số tập trung tạicác nước đang phát triển Một ước lượng khác của WHO và Quỹ Nhi đồng LiênHiệp Quốc (UNICEF): Hàng năm có khoảng 585.000 ca tử vong mẹ mà 99% trong
số đó xảy ra tại các nước đang phát triển
+ Nguyên nhân tử vong mẹ tại các nước đang phát triển ước tính:
- 25% do mất máu cấp
- 15% do nhiễm trùng
Trang 12- 12% do tai biến của rối loạn huyết áp trong thai kỳ
- 8% do chuyển dạ kéo dài và đình trệ
- 13% do tai biến nạo phá thai
Tình trạng bệnh tật và tỷ lệ tử vong mẹ ở Việt Nam vẫn còn là một vấn đềđáng quan tâm Theo ước tính của WHO và UNICEF năm 1997, tỷ lệ tử vong mẹ ởViệt Nam là 160/100.000 ca sinh sống Qua đó có thể thấy, hàng năm ở nước ta cókhoảng 3.000 phụ nữ tử vong liên quan đến thai nghén và sinh đẻ
Một nghiên cứu về tử vong mẹ ở 55 xã thuộc hai huyện Yên Lập và LậpThạch (Vĩnh Phúc) năm 1990 – 1995, xác định tỷ lệ tử vong mẹ là 114/100.000 casinh sống Nghiên cứu cũng chỉ ra những yếu tố liên quan, trong đó có: khám thaikhông đầy đủ, tập quán sinh đẻ còn lạc hậu và ý thức chăm sóc sức khỏe còn hạnchế
Một nghiên cứu khác về tình hình tử vong mẹ tại ba tỉnh Vĩnh Phúc, QuảngNgãi và Sông Bé năm 1994 – 1995 cho thấy việc không đi khám thai hoặc khámthai không đầy đủ rất phổ biến và là một nguy cơ tử vong đáng kể đối với những ca
tử vong mẹ
Một nghiên cứu tại Gia Lai năm 1999 cho thấy tỷ lệ tử vong mẹ trong nhómdân tộc ít người chưa được chăm sóc tốt về SKSS cao hơn trong nhóm được chămsóc tốt
Báo cáo tổng kết chuyên ngành BMTE của Vụ BVBMTE/KHHGĐ cho thấy
tỷ lệ tử vong mẹ năm 2001 vẫn còn khá cao: 90/100.000 ca sinh sống
+ Dr Martha Moriow nêu ra một số vấn đề về sức khỏe của phụ nữ ViệtNam:
- Một nửa số phụ nữ thiếu dinh dưỡng nhưng phải lao động nặng;
- Bệnh thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai lên đến 52,3%;
- 20% trẻ em có cân nặng lúc sanh < 2.500g, một trong những dấu hiệu kémdinh dưỡng của người mẹ
+ Tình hình tử vong sơ sinh: Theo WHO, hàng năm có khoảng 08 triệu thai
nhi và trẻ sơ sinh chết vào cuối thời kỳ thai nghén, lúc lọt lòng hoặc ngay sau khi
Trang 13sanh Nguyên nhân là do thiếu chăm sóc đối với người mẹ và xử lý các biến chứngkhông kịp thời.
Trẻ sơ sinh châu Á chết do người mẹ thiếu dinh dưỡng chiếm 37%, do taibiến sản khoa chiếm 21% Phần lớn trường hợp tử vong sơ sinh là do những nguyênnhân trong khi mang thai Các nguy cơ này có thể dự phòng được nếu các bà mẹ đikhám thai đúng, đủ và được chăm sóc chu đáo trong quá trình mang thai
Tại Việt Nam, theo ước tính của Bộ Y tế, năm 1991 có 50.408 trường hợp tửvong sơ sinh Nguyên nhân của tình trạng này một phần do sức khỏe bà mẹ kém, vàchăm sóc không đầy đủ khi mang thai
Trước tình hình sức khỏe sinh sản tại Việt Nam, ngày 06/11/1998, Bộ trưởng
Đỗ Nguyên Phương ra chỉ thị 08 về việc phấn đấu thực hiện các chương trình làm
mẹ an toàn, chăm sóc sản khoa thiết yếu và đa dạng hóa các biện pháp KHHGĐ.Cho đến nay, chỉ thị này đã được triển khai tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước
Bộ Y tế cũng đã đề ra mục tiêu của Chương trình Chăm sóc SKSS từ nay đến năm2010: Cải thiện sức khỏe phụ nữ và sức khỏe bà mẹ Bệnh suất, tỷ lệ tử vong mẹ, tửvong chu sinh và tử vong trẻ em phải được giảm thiểu đồng đều giữa các vùng vàcác đối tượng trong nước nhờ sự cải thiện các dịch vụ về SKSS cho phụ nữ, bà mẹ
và trẻ em trước, trong và sau sanh Đặc biệt là những vùng khó khăn, những đốitượng cần được giúp đỡ
Tóm tại, nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi mang thai được tiếnhành từ rất sớm trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, nhưng nó thườngđược gọi bằng các tên khác nhau như: chăm sóc thai phụ đăng ký dịch vụ sanh tạinhà, chăm sóc trước sanh ngay từ 3 tháng đầu thai kỳ, nghiên cứu tử vong mẹ,nghiên cứu tử vong chu sinh
Ở Việt Nam, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về BVSKBMTE vànội dung BVSKBMTE được quan tâm từ khá sớm, được lồng ghép vào các chươngtrình truyền thông GDSK/KHHGĐ Tuy nhiên nội dung chăm sóc sức khỏe bà mẹ,trẻ em còn ít và sơ sài Vì thế kiến thức, thái độ và thực hành của các bà mẹ mangthai về chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi có thai còn thấp
Trang 14Ở phường Quang Trung, từ trước cho đến nay, tuy có nhiều buổi truyềnthông giáo dục sức khỏe BVSKBMTE nhưng chưa có một đề tài chính thức nàonghiên cứu thực trạng công tác chăm sóc bà mẹ khi có thai Việc tìm hiểu thực trạngcông tác BVSKBMTE sẽ góp phần nâng cao nhận thức, thái độ và các hành vi chămsóc sức khỏe có lợi cho bà mẹ khi có thai, góp phần bổ sung lý luận trong công tácBVSKBMTE
II LÝ THUYẾT VAI TRÒ ÁP DỤNG CHO CÔNG TÁC CSSKBM,TE:
Lý thuyết vai trò cho rằng: Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do
xã hội áp đặt cho mỗi chức vị của con người trong xã hội đó Có hai loại vai tròkhác nhau: Vai trò hiện và vai trò ẩn Nhưng mỗi cá nhân, tổ chức không chỉ đảmnhiệm một vai trò mà luôn đảm nhiệm nhiều vai trò (đa vai trò) khác nhau Suy chocùng thì mỗi người phải làm tốt những vai trò ấy, song quá trình thực hiện vai tròkhông phải lúc nào cũng suôn sẻ, đôi khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột vai trò, thậmchí không thực hiện được các vai trò xã hội của mình Cần làm cho cá nhân, giađình, cộng đồng nhận thức về giá trị của bản thân, khơi dậy tiềm năng và giúp họphát huy năng lực đã có, thấy được những vai trò khác nhau họ có thể đóng tùy theohoàn cảnh cá nhân và tài nguyên có thể huy động được Vì chỉ là các vai trò, người
ta có thể thay đổi không tiếp tục đóng một vai nào đó không lành mạnh, hoặc củng
cố, tập đóng một vai mới tốt đẹp hơn cho cuộc sống
Cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội luôn có tác động qua lại lẫn nhau Việcchăm sóc sức khỏe bà mẹ khi có thai bản thân những người mang thai phải làm tốtvai trò, chức năng của mình, song bên cạnh đó họ cũng rất cần đến sự hỗ trợ của tất
cả các thành viên trong gia đình cũng như sự hỗ trợ của cộng đồng, xã hội, đặc biệt
là tuyến y tế cơ sở để củng cố và phát triển những hành vi có lợi cho việc chăm sócsức khỏe bà mẹ khi có thai, hạn chế những hành bất lợi cho sức khỏe bà mẹ mangthai
Vật chất quyết định ý thức Khi mà cuộc sống của người dân không đượcđảm bảo thì vấn đề chăm sóc sức khỏe ít được quan tâm đúng mức Sức khỏe kémthì lao động sản xuất khó mà mang lại hiệu quả cao, thu nhập thấp Vì thế người dân
Trang 15cần được hỗ trợ, tạo điều kiện để họ chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai được tốthơn Góp phần ngày càng nâng cao sức khỏe, tạo thu nhập, nâng cao vị thế và vaitrò cho phụ nữ, nâng cao vị thế và vai trò trạm y tế Phường cũng như y tế Khu vực,phát triển cộng đồng một cách bền vững.
Cán bộ y tế cơ sở cần phải thực iện tốt vai trò định chế của mình trong côngtác chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà
mẹ khi có thai
III CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ CƠ BẢN.
1 Sức khỏe cộng đồng
1.1 Khái niệm sức khỏe
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật”.
Nghĩa là tất cả các hoạt động sống của con người như thể lực, ăn ,ngủ, mangthai đều ở trong trạng thái tốt nhất phù hợp với từng lứa tuổi; bình an trong tâmhồn, biết cách chấp nhận và đương đầu với căng thẳng trong cuộc sống; có nghềnghiệp với mức thu nhập cuộc sống ổn định, an sinh xã hội được đảm bảo; không
có bệnh về thể chất, bệnh tâm thần, bệnh liên quan đến xã hội (sức khỏe sinh sản,sốt rét, uốn ván…) và sự an toàn về mặt xã hội (luôn được chăm sóc, được bảovệ…)
1.2 Những quan điểm cơ bản về sức khỏe cộng đồng:
Tại Hội nghị ban chấp hành Trung ương Khóa VII Đảng cộng sản việt nam
đã đề ra những quan điểm cơ bản về chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khỏe nhândân Đây chính là cơ sở lý luận về sức khỏe cộng đồng ở việt nam:
- Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi một con người và toàn xã hội là nhân tốquan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Vì vậy phải phấn đấu mọingười quan tâm sức khỏe
Trang 16- Việc chăm sóc sức khỏe và việc giải quyết các vấn đề bệnh tật cần phảituân thủ quan điểm dự phòng tích cực và chủ động đẩy mạnh phong trào vệ sinhphòng bệnh, rền luyện thân thể, đi đôi với nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tật.
- Lồng ghép y học cổ truyền với y học hiện đại, đòi hỏi lồng ghép y học dântộc và y học hiện đại
- Phát huy nội lưc, tranh thủ viện trợ của quốc tế
- Nhân lực y tế và chất lượng y tế là yếu tố quan trọng xây dựng nghành y tếtiến bộ
Như vậy, sức khỏe cộng đồng hướng vào việc phòng bệnh, chữa bệnh, tăngcường sức khỏe, phục hồi chức năng cho cộng đồng, tại cộng đồng, bằng cộngđồng Nhưng quá trình này đòi hỏi phải được thực hiện bởi Nhà Nước và nhân dâncùng làm
2 Chăm sóc sức khỏe ban đầu
2.1 Khái niệm cơ bản về chăm sóc sức khỏe ban đầu
Mục tiêu chung của Tổ chức y tế thế giới là phấn đấu để đạt được cho tất cảmọi người một mức độ cao nhất có thể được về sức khỏe Tại Hội nghị Alma Atanăm 1978 nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được xác định
Tổ chức y tế thế giới định nghĩa chăm sóc sức khỏe ban đầu như sau: “Chămsóc sức khỏe ban đầu là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên những phươngpháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và từng gia đình trong cộng đồng,được mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy đủ của họ, với giá thành mà
họ có thể chấp nhận được nhằm đạt được mức sức khỏe cao nhất có thể được Chămsóc sức khỏe ban đầu nhấn mạnh đến những vấn đề sức khỏe chủ yếu của cộngđồng, đến tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe”
Chăm sóc sức khỏe ban đầu đã trở thành trọng tâm chính để tăng cường sứckhỏe trên toàn thế giới Chăm sóc sức khỏe ban đầu đã góp phần quan trọng trongviệc đẩy mạnh phân phối công bằng nguồn lực y tế và định hướng phục vụ Ở ViệtNam, chăm sóc sức khỏe ban đầu đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức
Trang 17khỏe cho nhân dân Chăm sóc sức khỏe ban đầu đã góp phần giảm tỷ lệ tử vong, tỷ
lệ bệnh tật, tăng tuổi thọ trung bình của người dân
2.2 Nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam (8 nội dung
Alma-Ata, 2 thêm):
CSSKBĐ cần bao gồm những nội dung cơ bản như: Giáo dục sức khỏe;Cung cấp thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý; Cung cấp nước sạch và vệ sinh môitrường; Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em/kế hoạch hóa gia đình; Tiêm chủng mở rộng;Phòng và quản lý bệnh lưu hành tại địa phương; Điều trị các bệnh thông thường vàchấn thương; Cung cấp thuốc thiết yếu; Quản lý sức khỏe; Kiện toàn mạng lưới cơsở
Giáo dục sức khỏe: Tăng cường kiến thức và hiểu biết của người dân về tự
bảo vệ và tăng cường sức khỏe Loại bỏ dần những lối sống, thói quen và phong tụctập quán có hại cho sức khỏe Làm cho mọi người thực hành các hành vi có lợi chosức khỏe, thấy rõ trách nhiệm của họ trong việc tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe chobản thân, gia đình và cộng đồng
Cải thiện điều kiện dinh dưỡng và ăn uống hợp lý: Ăn uống là một trong
những nhu cầu cơ bản của con người Cải thiện tình trạng dinh dưỡng là yêu cầucấp thiết đối với các nước đang phát triển Tình trạng suy dinh dưỡng vẫn còn phổbiến ở nước ta hiện nay Mục tiêu chung của nước ta là xóa đói giảm nghèo, cảithiện chất lượng dinh dưỡng, dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phẩm Xây dựng cơcấu bữa ăn hợp lý đảm bảo đủ năng lượng và cân đối thành phần các chất dinhdưỡng như: đạm, mỡ, đường và các yếu tố vi lượng
Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường: Ở các nước đang phát triển nói
chung có rất nhiều các bệnh lây truyền qua đường nước và do vệ sinh môi trườngkém Giữ gìn và đảm bảo vệ sinh môi trường nhằm duy trì cân bằng sinh thái giữacon người và môi trường
Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em/kế hoạch hóa gia đình: Những điểm cơ bản
trong công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em hiện nay là: Đẩy mạnh giáo dục về dân
số kế hoạch hóa gia đình; Tiếp tục phấn đấu giảm tỷ lệ phát triển dân số, thực hiện
Trang 18mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con Đẩy mạnh phong trào nuôi con khỏe, dạy conngoan; Tiếp tục phấn đấu giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em, nhất là tử vong trẻ sơsinh; Giải quyết tốt vấn đề dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em; Nội dung chủ yếu hiệnnay của công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em gồm: Sử dụng biểu đồ sinh trưởngtheo dõi sức khỏe trẻ em, bù nước và điện giải bằng đường uống, nuôi con bằng sữa
mẹ, tiêm chủng phòng bệnh, kế hoạch hóa gia đình, thực phẩm bổ sung cho bà mẹ
và trẻ em, giáo dục nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ
Tiêm chủng mở rộng: phòng chống 6 bệnh nhiễm trùng phổ biến và nặng nề
ở trẻ em đó là: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, lao, sởi, bại liệt
Phòng chống các bệnh dịch lưu hành phổ biến tại địa phương: Khi dịch xảy
ra sẽ gây nên những tổn thất về kinh tế, chính trị, xã hội Vì vậy chủ động phòngkhông để dịch xảy ra là một nội dung hết sức quan trọng của công tác y tế Mục tiêucủa ta là tiếp tục chủ động khống chế tiến tới thanh toán với nhiều mức độ khácnhau một số bệnh dịch lưu hành như: Sốt rét, dịch hạch, dịch tả, sốt xuất huyết, lỵ,thương hàn v.v…
Điều trị các bệnh thông thường và vết thương: Điều trị bệnh là nhu cầu thiết
yếu không thể thiếu được, do đó nâng cao chất lượng chữa bệnh là một trong cáctrọng tâm công tác của ngành y tế Cần tổ chức, giải quyết tốt các bệnh cấp cứu vàcác bệnh cấp tính thông thường hàng ngày như cấp cứu nội, ngoại, sản, nhi và cáccấp cứu chuyên khoa Thực hiện quản lý các bệnh nhân bị các bệnh mãn tính và cácbệnh xã hội tại nhà
Cung cấp đủ thuốc thiết yếu: Mục tiêu phấn đấu là cung cấp đủ thuốc cho
công tác phòng bệnh và chữa các bệnh thông htường cho nhân dân chú trọng cungcấp thuốc cho tuyến y tế cơ sở Ưu tiên cung cấp thuốc cho vùng sâu, vùng xa, vùngmiền núi dân tộc ít người
Quản lý sức khỏe toàn dân: Quản lý sức khỏe toàn dân là mục tiêu lâu dài
của ngành y tế, là biện pháp chăm sóc sức khỏe tiên tiến theo quan điểm y học dựphòng
Củng cố mạng lưới y tế cơ sở: Củng cố màng lưới y tế cơ sở vừa là nội dung
vừa là biện pháp để thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu
Trang 19Như vậy, chăm sóc sức khỏe ban đầu là phương tiện cứu cánh cứu cánh chosức khỏe cộng đồng.
2.4 Các tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu
CSSKBĐ là những chăm sóc thiết yếu mà nội dung là 10 nội dung trên Banđầu thể hiện trong các tuyến đó là hộ gia đình và gia đình tạo thành làng xóm Giađình là môi trường sống của mội cá nhân, mảnh đất nẩy mầm cho mọi nhân cách cánhân Vì thế CSSKBĐ phải bắt đầu từ gia đình, gia đình thực sự là đơn vị cơ bảncấu thành cộng đồng
Cộng đồng là cái thôn bản, cụm dân cư hay những nhóm người, những tập
thể đơn vị hiện thực, họ có những đặc điểm chung, sống ổn định lâu dài trong mộtvùng đất, họ chia sẻ những giá trị, chuẩn mực, nền văn hóa chung
Y tế cơ sở: là đơn vị kỹ thuật đầu tiên tiếp xúc với dân, nằm trong hệ thống y
tế Nhà Nước bao gồm trạm y tế xã, phường (tuyến 1); Y tế quận, huyện, thành phốthuộc tỉnh (tuyến 2)
Tuyến y tế cơ sở: Trạm y tế, trung tâm y tế, hoặc nhà hộ sinh, Bệnh viện
chăm sóc thai bình thường và nơi đỡ đẻ
3 Chăm sóc sức khỏe sinh sản
3.1 Khái niệm sức khỏe sinh sản
Tại Hội nghị về dân số và phát triển tại Cai Rô (Ai cập) năm 1994 đã nêu rađịnh nghĩa về sức khỏe sinh sản được tất cả các nước trên thế giới trong đó có việtnam chấp nhận
Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) trạng thái hài hòa về thể lực, tinhthần xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay tàn tật, trong tất cảnhững vấn đề liên quan đến tình dục và hệ thống sinh sản của con người hay nhữngchức năng và quá trình của nó
Trang 203.2 Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Sau Hội nghị này nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới bắt đầu chuyểntừ khái niệm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em/ kế hoạch hóa gia đình (CSSKBM,TE/KHHGĐ) sang khái niệm chăm sóc sức khỏe sinh sản với nội dung toàn diệnhơn và tập chung nhiều hơn vào chất lượng chăm sóc, chất lượng dịch vụ
Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) không chỉ đơn thuần chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em/kế hoạch hóa gia đình mà còn bao gồm cả chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên; giảm nạo phá thai và phá thai an toàn, phòng và điều trị vô sinh, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bao gồm cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS Chăm sóc sức khỏe sinh sản không chỉ quan tâm chăm sóc phụ nữ, trẻ em mà còn quan tâm đến mọi lứa tuổi (từ khi còn trong bụng mẹ tới khi tuổi đã cao) và cả nam lẫn nữ (bao gồm cả sức khỏe sinh sản của nam giới).
Định nghĩa trên cho thấy Chăm sóc sức khỏe sinh sản gồm nhiều nội dung vàbao gồm nhiều lứa tuổi, Chăm sóc sức khỏe sinh sản là một tổng thể các biện pháp
kỹ thuật và các dịch vụ góp phần nâng cao sức khỏe, hạnh phúc con người
SKSS & CSSKSS là một nội dung hết sức cơ bản trong sức khỏe cộng đồng
nó đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho cá nhân - gia đình, nâng cao chất lượngdân số, nguồn nhân lực Đây là xu hướng mới, xu hướng tiếp cận với nền kinh tế trithức, xu hướng đầu tư cho con người là đầu tư có lãi nhất đã đặt con người vàotrung tâm phát triển của một quốc gia
3.3 Nội dung sức khỏe sinh sản
Chăm sóc sức khỏe sinh sản gồm có những nội dung cơ bản như: làm mẹ antoàn; khế hoạch hóa gia đình; nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyềnqua đường tình dục; sức khỏe vị thành niên
* Làm mẹ an toàn (Mẹ và Con an toàn) bao gồm: Chăm sóc thai nghén; quản
lý thai nghén bằng phiếu TDSKBMTN, thăm khám thai, dinh dưỡng cho phụ nữ cóthai, tiêm phòng uốn ván
Trang 21* Chương trình làm mẹ an toàn:
- Nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ
- Đẩy mạnh các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu phòng chống suy dinhdưỡng
- Giảm nạo hút thai và nạo hút thai an toàn
- Thực hiện chương trình phòng chống các bệnh lây truyền qua đường sinhdục
- Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia nhằm nâng cao sức khoẻ trẻ
em bao gồm chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống SDD, nuôi con bằngsữa mẹ, phòng chống thiếu vitamin A, thiếu iod, chống nhiễm khuẩn và chống thấptim cho trẻ em và các chương trình y tế học đường như nha học đường, mắt họcđường, phòng chống giun sán v.v
4 Sự mang thai và mang thai:
* Sự thụ tinh và mang thai:
Sự thụ tinh: do hoạt động tình dục nên tinh dịch được phóng vào âm đạo Từ
âm đạo tinh trùng được di chuyển ngược lên tử cung, rồi lên ống dẫn trứng sau khirụng, trứng rơi vào phễu của ống dẫn trứng xuống tử cung Tinh trùng gặp đượctrứng và quá trình thụ thai diễn ra ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng khi tinh trùng đầutiên chui vào màng của trứng thì màng lập tức khép lại cắt đứt đuôi tinh trùng vàkhông cho bất kỳ tinh trùng nào xâm nhập vào trứng nữa Nhân của tế bào dichuyển trong tế bào chất của trứng và kết hợp với nhân trứng tạo thành “hợp tử”
Sự hình thành: Sau khi thụ thai hợp tử bắt đầu phân bào, đồng thời di chuyển
xuống tử cung dưới dạng “phôi dâu”, có khoảng 32-64 tế bào Phôi bám vào mạc tửcung làm tổ ở đó, phát triển và lớn dần lên Nhau thai sẽ đảm nhiệm chức năng nuôidưỡng phôi
Mang thai: Giai đoạn phụ nữ tắt kinh hoặc có cảm giác có thai nhi ở tử cung
đến lúc chuyển dạ hoặc mổ đẻ hoặc nạo thai
Trang 22* Làm sao phụ nữ biết được là mình đang có thai?
Để biết mình có thai hay không, người phụ nữ có thể căn cứ vào một số dấuhiệu thai sớm như là: tắt kinh, vú to ra, có cảm giác khó chịu và mệt mỏi giống như
bị cúm, nôn ọe vào buổi sáng, ra huyết nhẹ hoặc ra huyết thấm giọt ở âm đạo Tuynhiên, để khẳng định chắc chắn có thai hay không, ta cần phải tiến hành xét nghiệmnước tiểu của người phụ nữ Nếu phát hiện thấy nội tiết tố thai (HCG) trong nướctiểu thì kết quả xét nghiệm là dương tính Các phương pháp thử, kể cả cách thựchiện ở nhà, có thể chính xác khoảng 97% Kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩalà: Đúng, người phụ nữ đang có thai
Nếu muốn tính ngày sinh (ngày đứa trẻ ra đời theo dự tính) họ có thể sử dụngluật Nagele bằng cách lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối trừ đi ba tháng và thêmbảy ngày Ví dụ: Nếu thấy ngày kinh sau cùng khởi sự ngày đầu tháng Giêng, bạn
sẽ sinh ngày 8 tháng Mười tới
Biết được ngày sinh là điều rất quan trọng để bạn chuẩn bị (lưu ý đây chỉ là
dự tính), vì việc mang thai bình thường có thể thay đổi từ 38 đến 42 tuần, có nghĩa
xê xích nhau khoảng 2 tuần là bình thường Trên thực tế, dưới 10% phụ nữ nói đúngngày sinh, và một nửa số trẻ sinh sớm hơn mươi ngày hoặc sau mươi ngày theongày dự tính
* Những trường hợp có nguy cơ cao
- Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi và dưới 18 tuổi thường có tỷ lệ biến chứngcao hơn những phụ nữ mang thai khác
- Các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, cao huyết áp hoặc bệnh tim có khảnăng gây nguy hiểm đối với người mẹ và gây hậu quả không tốt đối với thai nhi
- Vài số thuốc như những loại thuốc khống chế cơn động kinh có thể gây hạithai nhi
- Phụ nữ có tiền sử sảy thai, sanh thai chết, hoặc sinh con có khuyết tật đều
có nguy cơ gặp những rắc rối cho lần mang thai sau
- Các tai biến, những viêm nhiễm (đặc biệt qua đường tình dục), phẫu thuật
và các bệnh khác khi mang thai
Trang 23- Ða thai (sinh đôi hoặc sinh ba) Với những nguy cơ này, bạn sẽ được chỉđịnh khám tăng cường và được hướng dẫn đặc biệt hơn Trong một số trường hợpbất khả kháng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ, bác sĩ cóthể đề nghị hủy thai.
5 Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và thai nhi trong thời kỳ có thai.
Chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi có thai là chăm sóc trước sinh Nó có vai tròquan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe bà mẹ, trẻ em trước, trong và sau khi sanh,thể hiện ở những nội dung sau:
5.1 Khám thai
Thai kỳ được chia thành 03 giai đoạn bằng nhau gọi là tam cá nguyệt (TCN).Mỗi TCN ứng với 13 tuần (3 tháng dương lịch), với những vấn đề sản khoa tươngứng
- Ba tháng đầu (tuần đầu đến tuần thứ 13): giai đoạn hình thành, hoàn thiệncác cơ quan, cũng là thời gian dễ sẩy thai nhất
- Ba tháng giữa (tuần thứ 14 đến tuần thứ 27): giai đoạn tăng trưởng của bàothai Thai chậm phát triển xảy ra trong thời kỳ này thường nặng
- Ba tháng cuối (tuần thứ 28 đến tuần thứ 40): giai đoạn tăng trọng, cũng làgiai đoạn thường xảy ra các biến chứng của thai kỳ như cao huyết áp thai kỳ, xuấthuyết do nhau tiền đạo…
Chăm sóc người phụ nữ khi có thai nghén nhằm đảm bảo một cuộc thainghén bình thường và sinh đẻ an toàn cho cả mẹ lẫn con Vì thế, khi có thai người
mẹ cần đến trạm y tế hoặc nhà hộ sinh đăng ký quản lý thai, để được nhân viên y tếkhám và theo dõi Mỗi người mẹ đều có phiếu khám thai hoặc phiếu theo dõi sứckhoẻ tại nhà
Bắt đầu có thai, một số người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, hay cócảm giác buồn nôn hoặc thèm ăn những thức ăn theo sở thích riêng của từng người.Các hiện tượng đó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, sau đó người mẹ cần chăm lo ănuống hợp lý và giữ gìn sức khoẻ để thai phát triển bình thường
Trang 24Để theo dõi sự phát triển của thai, người mẹ nên thực hiện việc khám thaiđịnh kỳ ít nhất 3 lần trong suốt thời kỳ thai nghén Lần thứ nhất vào ba tháng đầu đểxác định chắc chắn có thai hay không, lần thứ hai vào ba tháng giữa để xem thaikhoẻ hay yếu để có kế hoạch bồi dưỡng cho người mẹ kịp thời, lần thứ ba vào batháng cuối để xem thai có phát triển bình thường không, thuận hay ngược, tiênlượng cuộc đẻ và dự kiến ngày sinh
Nếu khám được nhiều lần hơn càng tốt, nhất là ba tháng cuối, mỗi tháng nênkhám một lần Khi khám thai, người mẹ cần được khám toàn thân: đo chiều cao,cân nặng, đếm mạch, nghe tim phổi, đo huyết áp, thử nước tiểu, phát hiện các yếu tốbất thường như cao huyết áp, protein niệu, da xanh xao thiếu máu (nhìn niêm mạcmôi, mắt), phù nề (ấn vào mắt cá chân) và các bệnh mãn tính tim, gan, thận Khámsản khoa: đo chiều cao tử cung, vòng bụng, nghe tim thai
Trong thời kỳ có thai, nhất là ở các tháng cuối, do thai chèn ép vào các mạchmáu lớn của ổ bụng, có thể có hiện tượng "xuống máu chân", phù nhẹ ở chân Nếuthấy phù toàn thân kèm nhức đầu, mờ mắt thì có thể do nhiễm độc thai nghén, phải
đi khám, thử nước tiểu, đo huyết áp, hạn chế ăn muối Thường xuyên đi khám đểtránh tai biến khi đẻ
Khám thai sớm giúp phát hiện những dấu hiệu không bình thường của thai,tiên lượng cuộc sinh khó, dễ, để kịp thời xử trí Ngoài ra, khám thai để được các bác
sĩ tư vấn, hướng dẫn về chế độ ăn uống, tiêm phòng cho phù hợp như: ăn uốngnhững chất bổ dưỡng cho thai nhi, uống viên sắt, lao động, nghỉ ngơi Trong thờigian mang thai, phụ nữ thường tăng từ 9-12 kg Thai phụ cần ăn uống đầy đủ cácchất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cho thai nhi Canxi và sắt là hai vi chất dinh dưỡngrất quan trọng Canxi có nhiều trong sữa, tôm, cua, trứng Sắt có nhiều trong thịt
bò, rau dền đỏ, cải Ngoài ra, còn một số thức ăn rất tốt cho sức khỏe thai phụ và
sự phát triển của thai nhi như: gạo, bắp, thịt, hoa quả, rau xanh, cá,
Những lần khám thai giúp cho bạn biết thai nhi có phát triển bình thườngkhông và người mẹ có bệnh gì hoặc có khó khăn gì cần phải xử trí không Khámthai cũng giúp cho bạn biết bạn sẽ đẻ thường hay sẽ cần những can thiệp đặc biệt(như mổ đẻ) Vì vậy trong những lần đi khám thai vào 3 tháng cuối bạn nên hỏi ý
Trang 25kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để chọn nơi sinh thích hợp (nếu bạn được dự báo là sẽ
đẻ khó thì bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn bạn nên sinh ở một cơ sở y tế có đủcác phương tiện cấp cứu)
5.2 Tiêm phòng uốn ván và dùng thuốc
Trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ nên tiêm phòng uốn ván hai lần,nhằm giúp phòng bệnh uốn ván cho cả mẹ và con Lần thứ nhất nên tiêm vào thángthứ tư của thai kỳ, lần thứ hai cách lần thứ nhất một tháng và chậm nhất là trước khisinh một tháng Phụ nữ khi có thai từ lần thứ hai trở đi tiêm vaccine phòng uốn ván
sơ sinh nhắc lại một lần duy nhất càng sớm càng tốt
Tiêm vaccine sẽ giúp cho bản thân người mẹ và cả đứa con trong bụng tránhđược một số căn bệnh rất nguy hiểm trong hoặc sau khi sinh là uốn ván Vaccinekhông có tác hại gì đối với thai nhi cũng như đối với bản thân người mẹ
5.3 Vệ sinh khi có thai
- Đánh răng và súc miệng nước muối thường xuyên sau khi ăn hoặc trước khi
* Thức ăn dược chia thành các nhóm sau:
- Thức ăn cung cấp chất đạm (prôtít): Thịt; Cá và các chế phẩm của cá; Tôm,lươn, cua và nhuyễn thể; Trứng; Sữa; Các loại nước chấm; Đậu đỗ; Vừng, lạc
- Thức ăn cung cấp chất béo (Lipít): Mỡ; Dầu thực vật; Bơ
- Thức ăn cung cấp tinh bột (Gluxít): Ngũ cốc (gạo, ngô, khoai, sắn)
Trang 26- Thức ăn cung cấp vitamin và khoáng chất: can xi, magie, natri, kali…và cácyếu tố vi lượng; đồng, mangan, kẽm, iốt, nhôm…
Bà mẹ khi mang thai cần ăn uống đầy đủ không những cho bản thân mình
mà còn vì sự phát triển của con mình Vì vậy bạn nên uống nhiều nước và ăn đủthức ăn, đặc biệt là những thức ăn cần thiết (cung cấp năng lượng như: gạo, ngô,khoai, sắn, bánh mỳ; phát triển cơ thể như: thịt, cá, sữa và trứng; và bảo vệ cơ thểnhư: hoa quả, rau xanh, gan, cá, trứng), thức ăn cung các chất khoáng và vitamin.Các bà mẹ không nên kiêng ăn những thức ăn mà mình vẫn thường ăn trước khi cóthai
Dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển khỏe mạnh; giúp bà mẹ có nhiều sữa
để nuôi con sau khi sinh; giúp bà mẹ nâng cao sức đề kháng của cơ thể đôi với bệnhtật; giúp bà mẹ không bị chảy máu nhiều sau khi sinh con; giúp bà mẹ phục hồi sứckhỏe nhanh sau khi sinh con, có sức khỏe khi nuôi con và dễ phục hồi khả năng laođộng Những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng dễ mắc các bệnh tiêu chảy, viêm nhiễmđường hô hấp và khi mắc bệnh thường nặng hơn, có tỉ lệ tử vong cao hơn Nếu thiếudinh dưỡng thường đi kèm với các bệnh nhiễm khuẫn, thiếu vitamin A thường gâybệnh khô mắt dân tới mù lòa, thiếu vitamin D gây bệnh còi xương, thiếu vitamin B1gây bệnh tê phù Thiếu các vi khoáng như thiếu iốt gây bệnh biểu cổ và rối loạnphát triển trí tuệ, thiếu sắt gây bệnh thiếu máu dinh dưỡng Suy dinh dưỡng trẻ emgây nên tình trạng chậm tăng trưởng và phát triển Đó là do chế độ ăn thiếu protêin
và năng lượng cùng với nhiêu chất dinh dưỡng khác
Ăn uống hợp lý là biện pháp phòng, chống bệnh thiếu máu tốt nhất Thức ăn
có nhiều chất sắt bổ máu là các loại đậu đỗ, các loại rau xanh, các loại phụ tạng nhưtim, gan, thận…
5.5 Thuốc thiết yếu
Khi có thai nhu cầu sắt của người phụ nữ thường cao gấp đôi hoặc gấp babình thường, vì vậy phụ nữ có thai thường hay bị thiếu máu để tránh thiếu máu, bạncần ăn các loại thức ăn có nhiều chất sắt như: thịt nạc, gan, rau xanh và uống viênsắt theo chỉ dẫn của bác sĩ và nữ hộ sinh
Trang 27Ngay từ khi bắt đầu có thai, tất cả các bà mẹ nên uống viên sắt loại viên cóhàm lượng 60mg sắt nguyên tố, ngày uống một viên trước khi ngủ Uống liên tụctrong suốt thời kỳ có thai đến một tháng sau khi sinh Để tăng quá trình chuyển hóa
và hấp thu sắt, cần tăng cường vitamin C có trong rau xanh và quả chín
Tất cả các thai phụ nên uống viên sắt và axit Folic hàng ngày theo hướng dẫncủa trạm y tế, uống liên tục đến sau đẻ một tháng, ngày uống 1 viên
Tuy nhiên việc dùng thuốc trong thời kỳ mang thai phải hết sức thận trọng.Khi có thai, cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc, tiêm chủng, chiếu chụp điện vìrất dễ gây rối loạn phát triển thai Thí dụ, khi mới có thai, dùng vitamin A liều cao
có thể làm thai phát triển không bình thường; dùng kháng sinh streptomycin có thểlàm trẻ bị điếc ngay từ khi đẻ Một số thuốc nội tiết, an thần có thể gây sảy thai, thaichết, rối loạn phát triển của thai hoặc bị bệnh sau khi đẻ Do đó khi cần dùng thuốc,phải hỏi ý kiến thầy thuốc Ngoài ra, thai phụ không được dùng bất cứ một loạithuốc hay tiêm ngừa loại vắc-xin nào khác nếu chưa có sự hướng dẫn, chỉ định của
y, bác sĩ
5.6 Chế độ lao động, vận động
Chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái của người mẹ ảnhhưởng trực tiếp đến thai nhi Nên lao động chân tay và trí óc một cách điều độ,tránh lao động mệt nhọc quá sức: Không nên lao động nặng (vác đất, gánh lúa, đirừng, vác củi…); không đi phun thuốc sâu hoặc lao động ở ruộng, nương đang cóngười phun thuốc sâu; tháng thứ 9 của thời kỳ mang thai nên làm việc nhẹ nhàng ởnhà; không nên đi lại bằng phương tiện quá sóc như: xe đạp, xe máy, ngựa…; thaiphụ ngủ ít nhất là 8 giờ mỗi ngày và nên có giấc ngủ trưa; hạn chế sinh hoạt vợchồng 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai Vào tháng cuối, người mẹcần được nghỉ ngơi để có thời gian chuẩn bị cho con, cho mẹ, có sức khoẻ tốt, tránhđược tai biến khi đẻ
Chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái của người mẹ ảnhhưởng trực tiếp đến thai nhi Nên lao động chân tay và trí óc một cách điều độ,tránh lao động quá mức vào tháng cuối người mẹ cần có thời gian nghỉ ngơi để cóthừi gian chuẩn bị cho con, cho mẹ có sức khỏe tốt, tránh được tai biến khi đẻ
Trang 28Sơ đồ: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ thời kỳ mang thai
* Mục đích của chăm sóc SKSS: Giảm tử vong mẹ và thai; Giảm tai biến và
biến chứng; Giảm dị tật bẩm sinh; Giảm chi phí
Chăm sóc sức khỏe
bà mẹ thời
kỳ mang thai
Khám thai định kỳtối thiểu 3 lần
Phát hiện thai sớmĐăng ký thai nghén
Tiêm phòngUốn ván
Phát hiện thai sớmCác yếu tố nguy cơBảo vệ thai nhi
Giáo dục vệ sinh thai nghén
Trang 29CHƯƠNG II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN.
I KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG
1 Khái quát chung về phường Quang Trung.
Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam của tỉnh Bình Định, phía đông
là biển Đông, phía tây giáp huyện Tuy Phước, phía bắc giáp huyện Tuy Phước vàhuyện Phù Cát, phía nam giáp huyện Sông Cầu của tỉnh Phú Yên
Quy Nhơn nằm trong phạm vi tọa độ từ 13°36' đến 13°54' vĩ Bắc, từ 109°06'đến 109°22' kinh Đông, cách Hà Nội 1.065 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ ChíMinh 690 km về phía Nam và cách thành phố Pleiku (Tây Nguyên) 176 km Về khíhậu, Quy Nhơn có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3-9, mùa mưa từ tháng 10 đếntháng 2 năm sau; nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24,50C Có diện tích tựnhiên 216km2 , với dân số 26 vạn, là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Bình Định, là đô thịloại I trực thuộc Tỉnh
Thành phố có 16 phường: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, TrầnPhú, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Văn Cừ, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng, Ngô Mây,Ghềnh Ráng, Quang Trung, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân, Trần QuangDiệu và 5 xã: Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Châu, Nhơn Hải và Phước Mỹ (tách từhuyện Tuy Phước rồi sáp nhập vào Quy Nhơn) với tổng diện tích là 205 km², dân sốkhoảng 284.000 người
Phường Quang Trung nằm ở phía Tây Thành phố biển Quy Nhơn, PhườngQuang Trung giáp với phường Trần Quang Diệu ở phía Bắc, phường Ghềnh Ráng ởphía Nam, núi đồi ở phía Tây và giáp với phường Nguyễn Văn Cừ ở phía Đông.Với vị trí như vậy nên phường Quang Trung dù ở Khu vực đô thị nhưng phườngcũng có đồi núi Đó cũng là một trong những lý do mà các cấp chính quyền Thànhphố đã quyết định di dời hơn một ngàn hộ dân làm biển lên đây để phục vụ cho dự
án mở rộng, cải tạo đường Xuân Diệu
Trang 30Phường Quang Trung có diện tích là 775 ha Theo số liệu thống kê dân sốhiện nay, toàn phường có 5.087 hộ với 20.341 nhân khẩu Trong đó phường chialàm 8 Khu vực:
▪ Khu vực I có 1.058 hộ gia đình với 3.992 nhân khẩu
▪ Khu vực II có 799 hộ với 3.272 nhân khẩu
▪ Khu vực III có 351 hộ với 1.338 nhân khẩu
▪ Khu vực IV có 874 hộ với 3.083 nhân khẩu
▪ Khu vực V có 767 hộ với 2.824 nhân khẩu
▪ Khu vực VI có 368 hộ với 1.559 nhân khẩu
▪ Khu vực VII có 307 hộ với 1.401 nhân khẩu
▪ Khu vực VIII có 583 hộ với 2.872 nhân khẩu
Trong năm 2009 thực hiện nghị quyết Đảng ủy và nghị quyết của HĐNDphường, trong bối cảnh tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, giá cả nguyên vật liệutăng, dịch bệnh tiềm ẩn…tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh vàđời sống của người dân Trước tình hình đó dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ phường,UBND phường đã tập trung triển khai, thực hiện chương trình, công tác trọng tâm,triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo và ổn định đời sống của người dân
2 Một số kết quả phường Quang Trung đã đạt được trong năm 2009 vừa qua:
- Tổng thu ngân sách thực hiện 2.917.687 ngàn đồng, đạt 103,5% kế hoạchnăm (Thành phố giao 2.818.000.000đ)
- Các loại quỹ: 61.875.000đ/55.100.000đ đạt 112,3% so với kế hoạch năm
- Tỷ lệ hộ nghèo còn 3% giảm 0,7% (giảm 31 hộ) so với năm 2008(Thànhphố giao giảm còn 3,5%)
- Tỷ suất sinh còn 8,7‰ giảm 2,9‰ so với năm 2008 (Nghị quyết HĐNDgiảm 0,5‰) Tỷ lệ sinh con thứ 3 là 08 trẻ chiếm 5,4% giảm 2% so với năm 2008
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng: 5,22% giảm 2, 7% so với năm 2008 (Nghịquyết HĐND dưới 8%)
- Gọi công dân nhập ngũ đạt 100% (Nghị quyết HĐND 100%)
Trang 31- Tỷ lệ dân quân: đạt 100% dân số (Thành phố giao 0,55% dân số)
- Đăng ký GĐVH: 4.577/4.922 gia đình, đạt 92,9% (Nghị quyết HĐND95%)
Dưới đây là đánh giá cụ thể tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2009trên các lĩnh vực như sau:
2.1 Lĩnh vực kinh tế:
Nghị quyết Đảng bộ phường đã xác định cơ cấu kinh tế của địa phươnglà: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, do đó đã tạo điều kiện để cácthành phần kinh tế, các hộ gia đình có hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế.Năm 2009 trên địa bàn phường đã phát triển thêm 65 cơ sở và hộ kinh tế đăng kýkinh doanh mới (chưa kể các hộ kinh doanh vừa và nhỏ), với số vốn đầu tư ban đầulên 14 tỷ đồng; toàn phường có 80 hộ có tàu thuyền đánh bắt hải sản, giải quyết trên8.000 lao động có việc làm ổn định
2.2 Lĩnh vực văn hóa – xã hội:
* Giáo dục:
Năm học 2008 – 2009 Các trường tiếp tục triển khai thực hiện tốt cuộcvận động “Hai không” với “4 nội dung”, cuộc vận động “mỗi thầy giáo, cô giáo làtấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào “xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục Đào tạo phát động đã góp phần nâng caochất lượng giáo dục và học tập của học sinh
Trong năm, phường giữ vững danh hiệu phổ cập giáo dục tiểu học và phổcập THCS đúng độ tuổi và đang từng bước triển khai phổ cập THPT theo quy địnhcủa thành phố Trường THCS Nguyễn Huệ đạt danh hiệu trường học văn hóa cấpthành phố; trường tiểu học Quang Trung giữ vững đơn vị trường chuẩn quốc gia vàdanh hiệu trường học văn hóa cấp thành phố
Bậc mầm non mẫu giáo có 7 lớp với 278 cháu, tỷ lệ kênh A đạt 97%, kênh Bđạt 3% Dy trì lớp học linh hoạt ABE có 22 cháu theo học
Trang 32Bước vào năm học mới 2009-2010 toàn phường triển khai thực hiện tốt toàndân đưa trẻ đến trường, vận động số học sinh tở lại lớp và khai giảng năm học mới.kết quả 100% trẻ em trong độ tuổi vào lớp 1, số học sinh bỏ học trở lại lớp các cấphọc được 6/19 em Trường THCS Nguyễn Huệ hiện có 25 lớp với 947 học sinh(giảm 83), trường tiểu học Quang Trung 30 lớp với 1.018 học sinh (tăng 49), mẫugiáo có 7 lớp với 278 cháu (16 cháu) so với năm học 2008-2009.
* Về y tế và công tác dân số, gia đình và trẻ em:
- Ban dân số GĐ&TE phường phối hợp với Trung tâm DSKHHGĐ thànhphố tổ chức tốt các hoạt động truyền thông lồng ghép các dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi Kết quả năm 2009 tỷ
lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 5,52% giảm 2,7% so với năm 2008 Tỷ suất sinh còn8,7‰ giảm 2,9‰ so với năm 2008 trong năm sinh 147 cháu, trong đó sinh con thứ3: 08 trường hợp chiếm 5,4% so với năm 2008 giảm 2%
- Công tác KHHGĐ: đặt vòng, 206/230 đạt 90%; triệt sản nữ 2/4 đạt 50%;bao cao su 354/400 đạt 188%; uống thuốc tránh thai 333/300 đạt 111%; tiêm tránhthai 60/85 đạt 63,2%; thuốc cấy 3/5 đạt 60%
- Làm mới và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi 342 trẻ
2.3 Công tác an ninh - quốc phòng:
Tình hình ANQG: khách nước ngoài đến địa bàn có 16 lượt và 01 đoàn sinhviên Mỹ đến tham quan Việt kiều tạm trú trên địa bàn phường có 29 người
Trong năm phạm pháp hình sự xảy ra 22 vụ; vi phạm hành chính xảy ra 60
vụ trộm vặt; tai nạn giao thông xảy ra 02 vụ làm chết 02 người
2.4 Đánh giá chung:
Nhìn chung trong năm 2009 Phường Quang Trung đã triển khai thực hiện tốtnhiệm vụ chính trị của địa phương, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kếhoạch đề ra Kinh tế của phường có bước phát triển khá; công tác quản lý, chỉnhtrang đô thị có nhiều tiến bộ; các hoạt động văn hóa xã hội có chuyển biến tích cực;đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; các chính sách xã hội
Trang 33được triển khai kịp thời và hiệu quả góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo.Công tác tiếp dân được duy trì thường xuyên; công tác tư pháp hộ tịch, giải quyếtđơn thư có nhiều cố gắng, đảm bảo đúng quy định pháp luật; ANCT – TTATXHđược giữ vững.
3 Phương hướng nhiệm vụ năm 2010.
Thực hiệm nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2010 của phường trong bối cảnhnền kinh tế chưa ổn định Năm 2010 là năm cuối của kế hoạch 5 năm (2006 - 2010),năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng,năm có nhiều ngày lễ trọng đại của đất nước; đòi hỏi cán bộ và nhân dân trongphường nêu cao tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, triển khai thực hiện thắnglợi các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế ởđịa phương, kết hợp với việc giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội; tiếp tục đẩymạnh cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, quan liêu, thực hànhtiết kiệm, chống lãng phí Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự
an toàn xã hội Nâng cao hiệu lực hiệu quả quả lý Nhà Nước cơ sở
Trên đây là một vài thông tin về Khu vực dân cư do UBND phường QuangTrung cung cấp Đây là nguồn thông tin quan trọng, sẽ giúp chúng ta có cái nhìnđúng đắn và toàn diện hơn về Khu vực tái định cư
II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE
BÀ MẸ KHI CÓ THAI Ở PHƯỜNG QUANG TRUNG.
1 Thực trạng chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi có thai ở KV6, KV7, KV8, phường Quang Trung.
1.1 Những yếu tố có ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi có thai ở Khu vực 6-7-8 phường Quang Trung hiện nay.
Qua các bảng số liệu (bảng 1 độ tuổi, bảng 2 trình độ, bảng 3 nghề nghiệp,bảng 4 thu nhập, bảng 16 mức độ tổ chức truyền thông GDSK và bảng 17 hiệu quảcủa công tác truyền thông GDSK) cho thấy:
Trang 34Đa số phụ nữ ở Khu vực 6-7-8 mang thai trong độ tuổi sinh sản Đa số phụnữ khi mang thai dưới 40 tuổi, chiếm 91%, trong độ tuổi này hệ thống sinh sản hoạtđộng nhịp nhàng ít sảy ra biến cố Song, tỷ lệ phụ nữ khi có thai trên 40 tuổi chiếm9%, điều này dễ dẫn đến những tai biến sản khoa như sinh khó Khu vực 8 có mộtphụ nữ khi có thai dưới 18 tuổi.
Giữa các Khu vực phụ nữ mang thai trong độ tuổi sinh sản có sự khác nhau.Khu vực 6 tỷ lệ phụ nữ khi có thai đứng thứ hai chiếm 30%, Khu vực 8 tỷ lệ phụnữ khi có thai chiếm tỷ lệ khá cao (49%), Khu vực 7 chiếm 21%, Khu vực 6 chiếm30%
Điều này cho thấy nhận thức của một số phụ nữ về sức khỏe sinh sản,KHHGĐ còn hạn chế Vì thế công tác truyền thông GDSK bà mẹ trẻ em-KHHGĐcần được đẩy mạnh
Trình độ văn hóa của bà mẹ khi có thai ở Khu vực 6-7-8 là khá thấp Tỷ lệ bà
mẹ mang thai có trình độ tốt nghiệp THCS trở xuống chiếm 79%, trong khi đó tỷ lệ
bà mẹ mang thai có trình độ tốt nghiệp THPT trở lên chỉ chiếm 21% Giữa các Khuvực có trình độ văn hóa khá tương đồng và chủ yếu bà mẹ mang thai có trình độ tốtnghiệp THCS
Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà
mẹ khi có thai cũng như việc tiếp nhận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi cóthai Và nó cũng lý giải cho việc số bà mẹ có thai dưới 18 tuổi và trên 40 tuổi vẫncòn
Bà mẹ khi có thai ở Khu vực 6-7-8 có nghề nghiệp không ổn định, chủ yếu
là lao động chân tay Trình độ văn hóa thấp, với đặc thù gia đình đi biển nên có tới36% bà mẹ khi có thai làm nghề đi biển, 11% là làm công nhân chủ yếu là làm ởxưởng đá mang vác nặng và làm may ít có thời gian nghỉ trưa, đôi khi còn phải làmvào ban đêm, trong khi đó chỉ có 6 bà mẹ (chiếm 6%) là làm công nhân viên chức,đặc biệt là có tới gần 47 bà mẹ khi có thai (chiếm 47%) không có việc làm phải ở
Trang 35nhà làm nội trợ, trong đó Khu vực 8 chiếm tới 29% nhưng chỉ có 1% làm cán bộ,công nhân viên chức.
Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thu nhập cũng như khả năng tri trả cho cácdịch vụ chăm sóc thai, hạn chế cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
bà mẹ khi có thai, ảnh hưởng rất lớn đến chế độ lao động, vận động khi có thai, ảnhhưởng trực tiếp đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi
Trình độ nhận thức thấp nên phụ nữ nơi đây thất nghiệp không có việc làm,thu nhập của gia đình chỉ trông chờ vào người chồng nên thu nhập thấp dưới 1 triệuđồng (chiếm 49%), điều này có chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ ít có cơ hội tiếp cậnvới các dịch vụ chăm sóc súc khỏe
Công tác tổ chức truyền thông GDSK được trạm y tế Phường cũng như y tếKhu vực quan tâm, tổ chức thường xuyên (chiếm 43%), rất thường xuyên (chiếm7%), nhưng số bà mẹ mang thai được hỏi công tác tổ chức truyền thông GDSK củatrạm y tế Phường, y tế Khu vực thỉnh thoảng mới tổ chức (chiếm 42%), thậm chí có
08 bà mẹ được hỏi (chiếm 8%), cho rằng không tổ chức, trong đó Khu vực 7 (KV7)
có 03 bà mẹ, Khu vực 8 (KV8) có 04 bà mẹ
Điều này mâu thuẫn chăng? Không điều đó là đúng Theo điều tra phỏng vấn
sâu bà Phạm Thị Hoài Cảm (y tế Khu vực 6 (KV6)) cho rằng: “bà mẹ mang thai có trình độ nhận thức rất thấp nên họ ít quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi có thai cũng như việc tham gia các buổi truyền thông GDSK do trạm y tế Phường cũng và y tế Khu vực tổ chức Tôi đến tận nhà vận động các bà mẹ nên tham gia buổi truyền thông GDSK nhưng họ chỉ ừ ừ, gật gật cho qua, khi tổ chức truyền thông GDSK thì một số bà mẹ không đến”.
Nhưng không phải tất cả những người cho rằng công tác tổ chức truyền thôngGDSK của trạm y tế Phường, y tế Khu vực thỉnh thoảng mới tổ chức hoặc cho rằngkhông tổ chức là do nhận thức thấp nên không tham gia mà còn do công tác quản lý,vận động tuyên truyền của KV8 không quản lý được, mặc lẽ tự nhiên Điều này thểhiện qua bảng số liệu ta thấy số bà mẹ được hỏi ở Khu vực 8 trả lời thỉnh thoảng có
21 bà mẹ (chiếm 21%) và không có 04 bà mẹ (chiếm 4%) Hơn nữa theo bà Võ Thị
Trang 36Lộc (y tế KV8) nói “hiện nay KV8 tình hình rất phức tạp nên không quản lý được
số lượng các bà mẹ mang thai và khi sinh đẻ”.
Khi được hỏi ai là người tham gia buổi truyền thông GDSK thì có tới 77 bà mẹ khimang thai (chiếm 89%) trả lời là chị, cả hai vợ chồng có 10 bà mẹ mang thai (chiếm11%), chủ yếu là các gia đình công nhân, viên chức có trình độ, và không có ôngchồng nào một mình tham gia buổi truyền thông GDSK
Hiệu quả công tác truyền thông GDSK ở trạm y tế Phường, y tế Khu vựcmang lại hiệu quả cao Thể hiện, mang lại hiệu quả cao có 41 bà mẹ khi có thai(chiếm 47%) và mang lại hiệu quả rất cao có 11 bà mẹ khi có thai (chiếm 13%),(chiếm 60%/100%) số bà mẹ khi có thai được hỏi Tuy nhiên, có tới 35 bà mẹ khi
có thai (chiếm 40%) cho rằng mang lại hiệu quả thấp khi được hỏi về hình thức tổchức truyền thông GDSK ở trạm y tế Phường, y tế Khu vực đa số các bà mẹ mangthai trả lời: “Họ thông báo cho chúng tôi đến họp rồi trực tiếp tư vấn cho chúng tôi.Các cô ở y tế Khu vực thì nhiều khi đến tận nhà vận động, tuyên truyền” Hơn nữa,các bà mẹ mang thai có trình động văn hóa thấp, tỷ lệ tôt nghiệp THCS trở xuống
có 79 bà mẹ (chiếm 79%) Điều này cho thấy trình độ nhận thức của các bà mẹ khi
có thai và cách thức truyền thông GDSK có ảnh hưởng có ảnh hưởng lớn đến hiệuquả của công tác truyền thông GDSK ở trạm y tế Phường cũng như y tế Khu vực
Như vậy, công tác truyền thông GDSK của trạm y tế Phường cũng như y tếKhu vực đã thường xuyên tổ chức truyền thông GDSK nhưng sự phối kết hợp giữacác cơ quan, các tổ chức còn hạn chế, trình độ quản lý y tế KV còn lỏng lẻo, kémhiệu quả và nhận thức của người dân nơi đây nói chung và nhận thức của bà mẹ khi
có thai về CSSK và vai trò của công tác truyền thông GDSK còn hạn chế nên hiệuquả của công tác truyền thông GDSK chưa cao
Tóm lại tất cả các yếu tố trên có ảnh hưởng đến mọi mặt trong công tác chămsóc sức khỏe bà mẹ khi có thai Trong các yếu tố trên thì yếu tố trình độ nhận thức
có ảnh hưởng lớn nhất, sâu sắc nhất
Trang 37Nhìn chung khi có thai các bà mang thai thường xuyên đi khám thai Có tới
77 bà mẹ khi có thai (chiếm 77%) thường xuyên đi khám thai, trong đó tỷ lệ rấtthường xuyên đi khám thai có 27 bà mẹ (chiếm 27%) và tỷ lệ bà mẹ thường xuyên
đi khám thai có 40 bà mẹ (chiếm 40%) Song vẫn còn một số bà mẹ mang thai ít đikhám thai Có tới 33 bà mẹ khi có thai ít đi khám thai, trong đó có 32 bà mẹ khimang thai (chiếm 32%) thỉnh thoảng mới đi khám thai và 1% không khám
Trong các Khu vực thì KV8 có số lượng bà mẹ khi có thai đi khám thai với
số lượng nhiều nhất có 48 bà mẹ khi có thai (chiếm 48%), KV7 là 31%, KV7 là21% KV 6, KV8 có 23 số bà mẹ rất thường xuyên đi khám, tỷ lệ nay ở KV7 có 04
bà mẹ KV7 vẫn còn 1 bà mẹ khi mang thai (chiếm 1%) không đi khám Nguyên
nhân được hỏi là “Tôi thấy thai nhi bình thường nên không phải đi khám”.
Điều này lý giải cho trình động nhận thức thấp và hiệu quả của công táctruyền thông GDSK chưa mang lại hiệu quả cao Bởi nhận thức thấp nên không biếtđược là mình có thai và chưa nhận thức đúng vai trò của việc thăm khám thai theođịnh kỳ
Trang 38tư nhân Nơi khác Tổn g
Nơi khám thai của các bà mẹ khi có thai giữa các Khu vực có sự khác nhau.Trong đó KV6 lại chủ yếu khám ở Phòng y tế tư nhân (có 12/26 bà mẹ ở KV), KV7chủ yếu khám ở y tế Khu vực (có 14/21 bà mẹ ở KV), còn KV8 chủ yếu khám ở y
tế Khu vực và Bệnh viện (có 29/53 bà mẹ ở KV khám ở trạm y tế Phường, 23/53 bà
mẹ ở KV khám ở Bệnh viện)
Lý do được hỏi tại sao không khám thai ở trạm y tế Phường mà lại đến khám
ở Bệnh viện và Phòng khám y tế tư nhân đa số các bà mẹ phản ánh rằng: “khám thai ở y tế Phường phải chờ đợi rất mất thời gian, chất lượng chưa cao” Trong khi
đó “khám ở Bệnh viện các phương tiện phục vụ cho công tác khám thai tốt hơn, chính xác hơn” Và “khám thai ở phòng khám y tế tư nhân các phương tiện phục vụ cho công tác khám thai hiện đại, chính xác hơn, sạch sẽ, nhanh chóng”.
Như vậy các dịch vụ thăm khám thai ở trạm y tế Phường vẫn chưa đáp ứngđược nhu cầu thăm khám thai của các bà mẹ khi có thai và ở Bệnh viện mất nhiềuthời gian nên Phòng y tế tư nhân dù có đắt hơn một chút nhưng với lợi ích của nóthì sự lựa chọn là nơi thăm khám thai của các bà mẹ là điều dễ hiểu Vì sao lại nhưvậy? Vì họ chủ yếu là buôn bán, công nhân viên chức, ít có thời gian, hơn nữa họ cómức thu nhập cao nên khám ngoài cho dù có đắt nhưng vẫn chấp nhận được Cònnhững bà mẹ làm nội trợ có thu nhập thấp hơn vả lại họ có thời gian nên thường đikhám ở trạm y tế Phường Nhưng điều này cũng lý giải, chất lượng dịch vụ khámchữa bệnh ở trạm y tế Phường còn chưa cao nên chưa đáp ứng được nhu cầu củangười dân
Việc khám thai thường xuyên sẽ giúp cho việc theo dõi quá trình phát triển
và hoạt động của thai nhi, sự thay đổi cân nặng của bà mẹ từ đó phát hiện nhữngbất thường xảy ra trong thời kỳ mang thai, góp phần hạn chế các tai biến sản khoa