CẮT VÀ KHÂU TẦNG SINH MÔN Tuyến áp dụng.. Bác sĩ chuyên khoa phụ sản, nữ hộ sinh, y sĩ sản nhi được đào tạo về đỡ đẻ và cắt khâu tầng sinh môn.. - Âm hộ hẹp, tầng sinh môn ngắn và rắn..
Trang 1CẮT VÀ KHÂU TẦNG SINH MÔN
Tuyến áp dụng
Tất cả các tuyến
Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa phụ sản, nữ hộ sinh, y sĩ sản nhi được đào tạo về đỡ đẻ và cắt khâu tầng sinh môn
1 Chỉ định
1.1 Người mẹ
- Âm hộ hẹp, tầng sinh môn ngắn và rắn
- Âm hộ và tầng sinh môn phù nề
1.2 Thai nhi
- Thai to
Trang 2- Thai non yếu, thiếu tháng, thai suy
- Các ngôi thai có khó khăn khi sổ
1.3 Thủ thuật đẻ đường dưới (nếu cần)
2 Chuẩn bị
2.1 Phương tiện
- Bộ cắt, khâu tầng sinh môn
- Thuốc gây tê, phương tiện sát khuẩn
2.2 Sản phụ
Tư vấn cho sản phụ
3 Các bước tiến hành
3.1 Nguyên tắc
Cắt khi âm hộ, tầng sinh môn đã phồng căng trong lúc có cơn co tử cung và sản phụ đang rặn
3.2 Kỹ thuật
- Gây tê vùng âm hộ tầng sinh môn ở thời điểm giữa 2 cơn rặn
Trang 3- Cắt ở vị trí 7 giờ, chếch 45o so với đường trục âm hộ, dài 4 - 5 cm tùy mức cần thiết
- Thường chỉ cắt một bên là đủ, rất hãn hữu trong những thai to, sổ khó có thể cắt cả hai bên
- Dùng kéo thẳng, đầu tù, lưỡi dài và sắc
- Khâu phục hồi:
+ Khâu sau khi sổ rau và đã kiểm tra rau
+ Sát khuẩn âm hộ, tầng sinh môn
+ Đặt một bấc to vào âm đạo, khâu theo các lớp giải phẫu, đảm bảo khâu hết đỉnh vết cắt, không để khoảng trống đường hầm
4 Theo dõi và xử trí tai biến
4.1 Theo dõi
- Giữ vết khâu sạch và khô Cắt chỉ vào ngày thứ 5 nếu khâu da bằng chỉ không tiêu
- Nếu vết khâu không liền do nhiễm khuẩn phải xử trí tại chỗ, không khâu lại ngay
Trang 44.2 Xử trí
- Chảy máu do có khoảng trống giữa các lớp khâu: khâu lại cho các lớp liền
và ép vào nhau
Nhiễm khuẩn: cắt chỉ tầng sinh môn cách quãng, rửa sạch, kháng sinh tại chỗ và toàn thân