Lương khoán trả cho cá nhân theo các tiêu chí sau:

Một phần của tài liệu Tình hình quản trị nguồn nhân lực tại Viễn Thông Vĩnh Phúc.doc (Trang 53 - 58)

V KTH = KKH x H SHT

2. Lương khoán trả cho cá nhân theo các tiêu chí sau:

- Hệ số lương khoán của từng chức danh và từng loại hợp đồng lao động theo quy định của Viễn thông tỉnh.

Lấy hệ số lương khoán của Viễn thông tỉnh là trục phân phối, nếu hoàn thành nhiệm vụ do đơn vị giao (bộ phận tạo ra doanh thu chính là mức khoán doanh thu. Bộ phận quản lý và bộ phận khác chính là nhiệm vụ được giao). Tuỳ theo mức độ hoàn thành để điều tiết tỷ lệ phân phối của hệ số lương khoán.

- Hàng tháng xét công khai mức độ hoàn thành công việc được khoán và chất lượng công việc được giao để tính hệ số lương khoán được hưởng của mỗi người.

Tiền lương khoán thực lĩnh của các nhân được tính theo công thức: VKTH

LKi = { } x [ HPi x NTTi] x CLi + TKNCNi LVR = Số ngày nghỉ việc riêng x lương ngày

Lngừng việc = Số ngày nghỉ ngừng việc x Lương ngày

Lương cấp bậc + PC lương theo hợp đồng

của tháng trước liền kề số ngày tạm

LTG = x giam, đình chỉ công việc x 50% Ngày công chế độ/tháng

Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ TNLĐ

LTNLĐ = x Số ngày nghỉ tai nạn lao động Ngày công chế độ trong tháng

∑ = n i HPixNTTi 1 ) (

LKi: Tiền lương khoán của công nhân viên thứ i VKTH: Quỹ lương khoán thực hiện của đơn vị.

HPi: Hệ số mức độ phức tạp công việc theo hiệu quả lao động của công nhân viên thứ i NTTi: Ngày công thực tế của công nhân viên thứ i trong tháng

TKNCNi: Tiền lương kiêm nhiệm của cá nhân i trong đơn vị (được tính bằng Hệ số kiêm nhiệm x mức lương tối thiểu vùng; hệ số kiêm nhiệm được quy định tại phụ lục "Bảng quy định tiền kiêm nhiệm").

CLi : Chất lượng tháng của cá nhân thứ i

n: là số lao động được hưởng tiền lương khoán của đơn vị. • Tiền lương bảo hiểm xã hội

CBCNV nghỉ ốm đau, nghỉ điều trị, điều dưỡng tại bệnh viện, viện điều dưỡng của ngành, nghỉ chăm sóc con ốm đau, nghỉ khám thai, thai sản nghỉ thực hiện kế hoạch hoá dân số, nghỉ tai nạn lao động thì đơn vị làm thủ tục chi trả tiền lương bảo hiểm xã hội hàng tháng cho người lao động theo Luật BHXH. Trong thời gian nghỉ hưởng chế độ BHXH người lao động không được hưởng lương chính sách và tiền lương khoán theo quy chế này.

Tiền lương làm thêm giờ: Theo điều 61 của của Bộ luật lao động và thoả ước lao

động tập thể của Viễn thông tỉnh.

Xác định các điểm chỉ tiêu chất lượng đối với tập thể, các nhân các đơn vị SXKD

Căn cứ quy trình quy phạm, chế độ thể lệ thủ tục, nội quy lao động và tình hình thực tế của đơn vị trực thuộc, Viễn thông tỉnh xây dựng các quy định cụ thể và chỉ tiêu chất lượng cụ thể cho từng đối tượng, tập thể và cá nhân áp dụng quy chế chấm điểm chất lượng hiện hành.

Quy định các trường hợp trả lương khác

- CBCNV được giám đốc cử đi học ở nước ngoài từ 1 tháng trở lên được hưởng nguyên lương chính sách.

- Nữ CBCNV thuộc diện hợp đồng lao động không xác định thời hạn sinh con đúng kế hoạch hưởng lương BHXH trả hàng tháng trong thời gian nghỉ thai sản theo quy định. - Nữ CBCNV nghỉ thai sản trên và CBCNV khi nghỉ hưu được Viễn thông tỉnh trợ cấp theo thoả ước LĐTT. Số tiền trợ cấp lấy từ quỹ tiền lương tập trung của Viễn thông tỉnh. - CBCNV trong thời gian nghỉ chờ chế độ hưu trí, hưởng nguyên lương như đang làm việc (trừ tiền phụ cấp và tiền ăn ca).

Phân phối tiền lương bổ sung

Khi được Tập đoàn phân bổ quỹ tiền lương bổ sung hoặc phần lương trong các quỹ trích lập Viễn thông tỉnh chưa chia hết Viễn thông tỉnh sẽ phân phối bổ sung cho các đơn vị và có hướng dẫn cụ thể.

a. Chế độ bảo hiểm

Đơn vị thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội: chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất.

Bảo hiểm xã hội được đóng hàng tháng, do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Đơn vị đóng bằng 15% tổng số quỹ tiền lương, trong đó 10% để thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất, 5% tổng quỹ tiền lương để thực hiện chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

Cán bộ công nhân viên hàng tháng đóng 5% tiền lương để thực hiện chế độ hưu trí, chế độ tử tuất.

b. Chế độ động viên, khen thưởng

+ Người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ và làm việc tròn 1 năm trở lên được đi tham quan, du lịch.

+ Cá nhân nào được bằng khen của ủy ban nhân dân tỉnh hay Tập đoàn được đi du lịch nước ngoài.

+ Tất cả lao động trong đơn vị đều được nhận quà sinh nhật trị giá 100.000 đồng. c. An toàn vệ sinh lao động

Thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, đơn vị đã thực hiện các biện pháp sau: + Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động.

+ Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, có hại.

+ Thực hiện chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật để bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động, áp dụng đối với người lao động làm việc trong môi trường làm việc nguy hiểm độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Các hiện vật bồi dưỡng như: đường sữa, hoa quả…Không được trả tiền thay bằng hiện vật.

+ Thực hiện khám sức khỏe định kỳ hàng năm, tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động ở những nơi có nguy cơ bệnh nghề nghiệp cao.

+ Thực hiện chế độ bảo hộ đối với lao động nữ.

+ Tiến hành kiểm tra và tự kiểm tra an toàn và vệ sinh lao động: đơn vị phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy móc thiết bị, nhà xưởng kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động. Định kỳ kiểm tra hàng ngày ở tổ, hàng tháng ở phân xưởng, hàng quý ở đơn vị.

+ Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và xử lý tai nạn lao động. d. Các chế độ đãi ngộ khác

+ Người lao động nghỉ sinh con được hưởng 80% lương chứ không phải là 75% như quy định của Nhà nước. Phần chênh lệch đó được đơn vị lấy từ quỹ phúc lợi.

+ Thăm hỏi ốm đau, hoạn nạn đối với người lao động. Hỗ trợ cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn.

+ Khen thưởng cho con cái cán bộ công nhân viên học giỏi.

+ Chính sách ưu tiên nguồn nội bộ và chính sách ưu tiên con em trong đơn vị, khi nộp đơn, thi tuyển vào đơn vị.

+ Tổ chức các cuộc thi tay nghề, các hoạt động văn nghệ, thể thao, giao lưu nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân viên.

Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại Viễn Thông Vĩnh Phúc.

Qua phân tích và đánh giá tình hình thực hiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Viễn thông Vình Phúc, ta có thể thấy rằng hoạt động này đã được coi trọng, thực hiện tốt các nội dung và đạt được những thành công nhất định. Kết quả đó được phản ánh thông qua một số chỉ tiêu như chất lượng lao động tăng lên, thu nhập bình quân tăng. Đặc biệt chế độ trả lương của Viễn thông Vĩnh Phúc hiện nay cơ bản trên nguyên tắc trả lương theo chất lượng và hiệu quả công việc, làm nhiều hưởng nhiều làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Do đó đã khuyến khích người lao động hăng say, tích cực làm việc tăng năng xuất lao động. Tuy nhiên, còn một số tồn tại trong nội dung quản trị nguồn nhân lực đó là:

+ Kế hoạch hóa nguồn nhân lực + Công tác tuyển chọn và đào tạo

+ Số lượng và chất lượng lao động hiện nay chưa đáp ứng được kỹ thuật công nghệ hiện đại.

+ Đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động.

Một số các biện pháp để hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực

Các biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Viễn thông Vĩnh Phúc dưới đây tập trung vào một số nội dung sau: Kế hoạch hóa nguồn nhân lực, tuyển chọn, đào tạo và phát triển, đánh giá năng lực thực hiện công việc.

+. Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng quyết định trong việc đưa Bưu chính, Viễn thông, tin học thực sự trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Trong việc đào tạo xây dựng được một đọi ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ chuyên môn lành nghề, có khả năng tiếp cận, nắm vững làm chủ được công nghệ kỹ thuật, thông tin hiện đại của thế giới; có trình độ, kiến thức về quản lý kinh tế thị trường nhiều thành phần trong môi trường kinh tế mở hội nhập.

+. Áp dụng công tác dự báo:

Để dự báo được nhu cầu nhân lực trong tương lai cả về số lượng và chất lượng thì đơn vị cần lấy kế hoạch sản xuất kinh doanh làm căn cứ chính, từ đó xác định số lao động cần thiết để thực hiện khối lượng công việc đó. Ngoài ra, kết quả phân tích công việc cũng là một căn cứ không kém phần quan trọng, cho biết chính xác đơn vị cần loại lao động gì, trình độ chuyên môn ra sao để thực hiện công việc.

+.Thường xuyên thực hiện đánh giá về chất lượng và số lượng lao động hiện có:

Việc đánh giá chất lượng lao động hiện có là cái nhìn tổng thể về cơ cấu lao động của đơn vị, có thể điều tra đánh giá lao động theo các tiêu thức như: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lứa tuổi tay nghề, năng lực sở trường. Kết quả điều tra sẽ là cơ sở cho việc bố trí lao động, đào tạo, đề bạt và chính sách lương bổng

Nguồn tuyển chọn lấy từ 2 nguồn: nguồn nội bộ và nguồn bên ngoài. Đối với nguồn nội bộ đơn vị cần niêm yết công khai các chức danh cần tuyển chọn ghi rõ những chi tiết tiêu chuẩn, thủ tục đăng ký thi tuyển. Đối với nguồn tuyển chọn từ bên ngoài, Viễn thông tỉnh có thể tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp từ các trường cả trong và ngoài ngành. Đơn vị tiến hành chiêu mộ để thu hút được người lao động có trình độ tay nghề giỏi về làm việc, có thể trao học bổng cho những sinh viên có học lực giỏi cam kết sau khi ra trường phục vụ tại đơn vị.

+. Hoàn thiện công tác đào tạo:

Xác định đúng hướng mục tiêu đào tạo, có chọn lọc sẽ mang lại hiệu quả cao. Mỗi loại lao động khác nhau cần tập trung theo các hướng khác nhau như:

- Đối với lao động quản lý: Khuyến khích sự độc lập sáng tạo, nắm vững chủ trương chính sách của ngành, tranh thủ ý kiến các cấp, vấn đề quan trọng là vận dụng trong khuôn khổ cho phép.

- Đối với lao động kỹ thuật: Thường xuyên đào tạo và tái đào tạo để có thể thích ứng với các loại công nghệ mới. Với loại lao động kỹ thuật cần lấy năng xuất hiệu quả làm chuẩn mực.

- Đối với loại lao động khai thác phục vụ: Nâng cao trình độ hiểu biết về dịch vụ để tránh lúng túng trong xử lý nghiệp vụ. Đồng thời lấy kỹ năng và tác phong làm tiêu chuẩn đánh giá

+. Hoàn thiện việc đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động:

Điều quan trọng nhất của công tác đánh giá là đưa ra được những tiêu chí để làm căn cứ đánh giá. Hiện tại, Viễn thông Vĩnh phúc tiến hành đánh giá nhân viên theo phương thức chấm điểm. Do vậy để làm tốt công tác đánh giá nhân viên, đơn vị cần chú trọng trong cách thức thực hiện:

- Thực hiện chấm điểm theo ngày, theo ca làm việc dựa vào hệ thống chỉ tiêu chất lượng đã ban hành. Cuối tháng sẽ thống kê đánh giá chất lượng cho cả tháng

- Thường xuyên cập nhật bổ xung chức danh mới chưa có trong bảng xác định hệ số phức tạp công việc

- Lập hội đồng đánh giá chất lượng hàng tháng cho tập thể và cá nhân: Cần có sự công bằng trong việc đánh giá

- Tiến hành cung cấp thông tin phản hồi cho cán bộ nhân viên và nhận thông tin phản hồi từ phía họ.

+. Đảm bảo các chế độ đãi ngộ và phúc lợi:

Công tác khen thưởng cũng đã được đổi mới, đơn vị có thể linh động trong chính sách khen thưởng đối với CBCNV, làm cho việc khen thưởng thực sự gắn kết người lao động với đơn vị, được công nhận và thưởng xứng đáng đối với năng lực và mức độ cống hiến của người lao động.

Thường xuyên khen thưởng lao động hoàn thành tốt và vượt mức sản phẩm mà đơn vị giao. Có những phát minh mới làm tăng năng suất chất lượng sản phẩm. Đảm bảo việc cung cấp dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin .

KẾT LUẬN

Hoạt động sản xuất kinh doanh đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là hoạt động mang tính quyết định ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của

bản thân đơn vị và của Tập đoàn. Với mục tiêu tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Viễn thông Vĩnh phúc, được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo cùng các phòng ban trong Viễn thông Vĩnh phúc và sự hướng dẫn của Thầy giáo TS. Trần Ngọc Minh em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình.

Thời gian thực tập không dài, với khả năng bản thân còn hạn chế nên một số giải pháp đưa ra có thể chưa hợp lý mang tính chất khái quát. Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo trong Khoa Quản trị kinh doanh, Ban lãnh đạo Viễn thông Vĩnh Phúc và các bạn đồng nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn!

Vĩnh phúc, ngày 20 tháng 10 năm 2010

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu Tình hình quản trị nguồn nhân lực tại Viễn Thông Vĩnh Phúc.doc (Trang 53 - 58)