chẳng hạn, và cùng với điều đó lại có thể bỏ sót một số giá trị văn chương nào đó bởi trướctác này mang tính chất nguyên hợp, không chỉlà “văn sử bất phân” mà ngay ở phần văn cũng là tổn
Trang 1BÀI VĂN MẪU LỚP 10
Đề bài: Giá trị văn chương của Bình ngô
đại cáo
Đã nhiều thập kỷ nay, Bình Ngô đại cáo được đưa vào chương trình dạy-học môn Văn (sau gọi là môn Ngữ văn) ở cấp cuối trường phổ thông
Thường thì người ta cứ mặc nhiên dạy- học nónhư một văn bản văn chương mà không mấy người đặt ra vấn đề phải chăng nội dung dạy- học đó phù hợp với tính chất môn học hay đã lấn sân sang môn học khác, môn Lịch sử
Trang 2chẳng hạn, và cùng với điều đó lại có thể bỏ sót một số giá trị văn chương nào đó bởi trướctác này mang tính chất nguyên hợp, không chỉ
là “văn sử bất phân” mà ngay ở phần văn
cũng là tổng hoà của nhiều loại văn: văn nghị luận, văn tự sự, văn trữ tình… Và mặc dầu bản hùng văn này đã được nhiều người nghiêncứu dưới các góc độ, đạt được nhiều thành tựu, song vẫn có những vấn đề cần phải nhận thức lại
Trang 3Bình Ngô đại cáo trước hết là một văn kiện lịch sử Cuối năm 1427 (cũng có những tài liệu cổ cho rằng đầu năm 1428) được lệnh của
Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo vàvăn bản này được công bố tháng 4 năm 1428
bố cáo cho toàn quân dân biết sự nghiệp bình
Trang 4Ngô đã hoàn toàn thắng lợi, quân thù đã thảm bại và phải cút khỏi nước ta, một vận hội mới
đã mở ra cho giang sơn xã tắc Chỉ với tư cáchvăn bản quan phương Bình Ngô đại cáo mới được đưa vào bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư(1) chứ không phải vì nó là tác phẩm văn chương xuất sắc của một bề tôi Tuy nhiên, các thể loại văn chương Việt Nam thời trung đại-như viện sĩ Đ.X Likhatsôp nhận thấy ở thể loại văn học Nga cổ- “là để phục vụ nhằm thoả mãn cả một kết hợp phức tạp những nhu cầu xã hội và tồn tại gắn liền với điều đó
trong một sự lệ thuộc với nhau rất chặt
Trang 5chẽ”(2), nên từ khi ra đời, Bình Ngô đại cáo không phải chỉ được tiếp nhận chủ yếu như một văn bản hành chính mà còn như một kiệt tác văn chương.
Cáo là một thể trong loại văn chiếu lệnh, loại văn được người xưa coi trọng nhất Luận ngữ ghi lời của đức Khổng Tử khen nước Trịnh cẩn trọng khi soạn thảo loại văn bản này: Tử viết: “Vi mệnh, Tỳ Thầm thảo sáng chi Đông
Lý Tử Sản nhuận sắc chi Thế Thúc thảo luận chi Hành nhân Tử Vũ tu sức chi” (Đức
Khổng Tử nói rằng: “Khi nước Trịnh làm tờ
từ mệnh gửi cho nước khác, ông Tỳ Thầm
Trang 6khởi thảo, ông Thế Thúc khảo cứu bàn bạc, quan hành nhân là ông Tử Vũ sửa chữa thêm bớt, ông Tử Sản ở đất Đông Lý trau chuốt
lại”) Tỳ Thầm, Thế Thúc, Tử Vũ, Tử Sản là những người tài nổi tiếng đương thời, cả bốn người hợp sức lại để viết cho thấy thái độ của người đương thời về loại văn liên hệ trực tiếp với chính sự này “Chính giả, chính dã”
(Chính trị là chính nghĩa – Luận ngữ) Một phương tiện để làm rõ chính nghĩa của các đế vương và các triều đại chính là văn chiếu
lệnh Văn chương thẩm mỹ để ngâm ngợi, chỉ cho thấy tài năng của cá nhân trong khi văn
Trang 7rõ những thể loại này nhằm đáp ứng đồng thờinhiều nhu cầu xã hội, khác với hiện nay đã có
sự khu biệt về thuộc tính và chức năng của các hình thái ý thức Tìm hiểu những văn bản loại này cần kết hợp linh động giữa tư duy lịch đại và tư duy đồng đại Hiển nhiên người ngày nay tiếp nhận chúng không giống người
Trang 8thời trung đại, nếu không có quan điểm lịch
sử cụ thể sẽ bỏ qua hoặc không đánh giá đúngnhững giá trị đặc thù, mà đây lại là một trong những nguyên cớ để chúng có mặt trong
chương trình dạy-học ngữ văn ngày nay
Cáo là một thể của loại văn học chức năng, loại trước tác có yêu cầu đầu tiên và cao nhất
là “từ nghiêm nghĩa chính” (ngôn từ chuẩn mực, ý nghĩa chính đáng) Bình Ngô đại cáo
là một tác phẩm đỉnh cao nên nó mang thuộc tính phổ quát của các hiện tượng điển hình, là nghiên cứu nó sẽ không chỉ biết về một cá thể
mà còn nhận thức được một phạm vi rộng hơn
Trang 9thuộc cấp độ loại – ở đây là loại văn học chức năng Trước tác này ra đời cách đây đã năm thế kỷ, khi ấy các thể loại văn học chức năng còn mang đậm tính chất nguyên hợp, bởi vậy bản đại cáo còn tích hợp nhiều giá trị khác,
mà ở đây chúng ta quan tâm tìm hiểu là giá trịvăn chương Với đặc điểm của tư duy người đương thời, giá trị văn chương không ngăn trở, chế ước giá trị hành chính của văn bản, trái lại, như thực tế cho thấy, đã tạo thêm sức sống cho văn bản quan phương này
Giá trị của Bình Ngô đại cáo trước hết là ở phương diện một trước tác chính luận, loại
Trang 10văn bản được đánh giá cao khi có hệ thống lậpluận chặt chẽ, thể hiện sâu sắc và sinh động những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của quốc gia dân tộc Với Bình Ngô đại cáo, không
phải nhà chuyên môn cũng dễ nhận ra được lôgic lớn của toàn bài và sự thứ lớp trong lập luận của từng phần Tiêu biểu cho tầm khái quát của văn bản là đoạn đầu (Nhân nghĩa chi cử… quyết hữu minh trưng) Đoạn này như một định nghĩa rất tiêu biểu về quốc gia
phong kiến, được đánh giá là cống hiến có ý nghĩa thế giới, khiến cho các thế hệ sau thán phục, tự hào Đây là thành tựu đột xuất của
Trang 11lịch sử tư tưởng Việt Nam thời ấy, nhưng với Nguyễn Trãi, là thành tựu tất yếu vì tất cả mọi
ý niệm đó đều đã có trong Quân trung từ
mệnh tập, đây chỉ là tập đại thành Thành quả
đó do ba nguyên nhân Trước hết do tài năng siêu việt của nhà trí thức-người anh hùng
Nguyễn Trãi vì chính ông chứ không ai khác
đã từ tầm cao thời đại, khái quát những giá trị
to lớn của đất nước và đồng bào, của văn hoá Việt Nguyên nhân thứ hai thuộc thời đại đầy biến động to lớn, khiến vấn đề dân tộc dân chủ được đặt ra cực kỳ gay gắt Người trí thứcNguyễn Trãi đã được tôi luyện trong hoàn
Trang 12cảnh đó, ông nhìn thấy giang sơn và dân nướcmình trong máu và nước mắt trước khi thấy
họ trong hào quang chiến thắng Với một chúthài hước có thể nói nguyên nhân thứ ba thuộc
“công” của giặc Minh Chính vì trong thời gian dài phải thường xuyên đương đầu với kẻ thù mạnh, thâm độc và gian xảo như giặc
Minh khiến tư duy Nguyễn Trãi thêm sắc sảo Chẳng hạn luận điểm vĩ đại của ông Nhân
nghĩa chi cử, yếu tại an dân chính là để phản bác luận điệu xảo trá của quân Minh, vạch rõ
bộ mặt thật của chúng đằng sau chiêu bài
nhân nghĩa “hưng diệt kế tuyệt”, tư tưởng này
Trang 13đã được bộc lộ cụ thể hơn ở Hựu đáp Phương Chính thư (số 5)(3), Tái phục Phương Chính thư (số 8).
Giá trị văn chương của Bình Ngô đại cáo
thấm nhuần ở toàn bộ tác phẩm do người viết luôn nhìn nhận sự vật, hiện tượng cùng với một trí tuệ sắc sảo là một tâm hồn tinh nhạy, con tim giàu cảm xúc Điều này thể hiện kín đáo nhưng mạnh mẽ ở ngay cả đoạn đầu, đoạnchứa đựng những khái quát về lịch sử dài lâu
và quang vinh của đất nước, đoạn chứa đựng những tư tưởng lớn của một bản tuyên ngôn độc lập Niềm tự hào to lớn, kiêu hãnh vì
Trang 14được làm con dân của một dòng giống anh hùng và văn hiến được tác giả thể hiện cô đúc qua những phó từ ngắn gọn: thực (Ngã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang = Nước Đại Việt ta thật là nước văn hiến)(4), ký(Sơn xuyên chi phong vực ký thù = Núi sông
bờ cõi đã chia), diệc (Nam Bắc chi phong tục diệc dị = Phong tục Bắc Nam cũng khác) Ở những đoạn sau, khi lên án tội ác quân xâm lược, kể lại những khốn khó của nghĩa quân buổi đầu dựng nghiệp, miêu tả những bước đường thắng lợi của quân dân, đặc biệt đoạn
bố cáo kết thúc chiến tranh… thì cảm xúc
Trang 15càng có điều kiện biểu lộ mạnh mẽ, phong phú.
Giá trị văn chương còn biểu hiện ở sự sáng tạo hình tượng và hình ảnh, điều này liên
quan, hay nói đúng hơn là hệ quả của đặc
điểm trên Từ những năm tuổi trẻ đến những ngày tháng cuối đời, Nguyễn Trãi luôn biểu hiện một cốt cách nghệ sĩ lớn, chỉ có những điều kiện nào đó buộc ông phải tiết chế phẩm chất đẹp đẽ này, còn khi tình huống cho phép,ông tự bộc lộ một cách tự nhiên sinh động Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân văn sâusắc của Bình Ngô đại cáo có sức tác động
Trang 16mạnh mẽ, có sự trường tồn một phần lớn là dođiều này Nguyễn Trãi diễn tả tư tưởng bằng những hình tượng sinh động, thật khó phân định đâu là từ nguồn sách vở, đâu là sáng tạo riêng Biểu hiện sức mạnh to lớn của nghĩa quân, ông không liệt kê số liệu mà dựng hình ảnh Ẩm tượng nhi hà thuỷ can; Ma đao nhi sơn thạch khuyết (Gươm mài đá, đá núi cũng mòn; Voi uống nước, nước sông phải cạn) Diễn tả sự đồng tâm nhất trí trong quân ngũ vìnghĩa lớn, tác giả mô tả cảnh Đầu giao hưởng
sĩ, phụ tử chi binh nhất tâm (Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt
Trang 17ngào) Chú dẫn câu này có người đưa ra điển tích Trung Hoa thời Chiến Quốc, còn người đithực địa cho biết ngày nay ở miền tây Thanh Hoá còn di tích hòn đá Khao và suối Rượu, cũng là nêu những sự thực hiển nhiên.
Nguyễn Trãi vâng mệnh của đấng chí tôn,
soạn một văn bản hành chính, điều đó đã rõ ràng, nhưng cũng không kém phần hiển nhiên
là trong tâm thế tác giả có cả hai mục đích đềulớn và không mâu thuẫn: soạn một văn bản hành chính và sáng tạo một công trình văn chương (Ăngghen, trong Thư gửi Stáckenbua
có viết rằng con người sáng tạo ra lịch sử của
Trang 18mình, nhưng là sáng tạo trong những điều
kiện thực tế đương tồn tại và những quan hệ
mà người ta phải thích ứng) Điều này biểu hiện ở chỗ ông sử dụng nhiều thủ pháp tu từ, nhiều chất liệu văn chương điển phạm và nhất
là rất có ý thức, có năng lực tạo nên tính nhạc cho ngôn từ Văn biền ngẫu chỉ yêu cầu cơ bản là mỗi câu gồm hai vế cân xứng còn độ dài câu văn, sự ngắt nhịp là do cảm quan của từng người viết Có người chỉ thấy thuận lợi (do “có khuôn”) mà không thấy khó khăn đối với tác giả xưa Trong cái khuôn chung ấy mà biểu lộ được thần thái riêng của từng nội dung
Trang 19và từng cá tính là điều khó khăn, tài năng lớn cộng với bản lĩnh cao mới tạo nên được
Nguyễn Trãi rất linh hoạt chính ở chỗ đầy bó buộc này Nhạc tính của câu văn Bình Ngô đại cáo đa dạng, phù hợp với nội dung câu văn tự sự, trữ tình hay nghị luận Ông tuyên ngôn bằng câu súc tích, chắc nịch Ngã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang Miêu
tả tội ác quân thù, ông lại sử dụng thủ pháp trùng điệp, như cố ghi hết tội ác to lớn, trời không dung, đất không tha của chúng
Chúng tôi quả rất băn khoăn trước nhận định:
“Cáo thường được viết bằng văn biền
Trang 20ngẫu”(5) Nhận định này có thể làm cho ngườidạy- học Bình Ngô đại cáo ở trường phổ
thông trung học hình dung theo hai hướng Một là cho rằng ở nước ta, ngoài “thiên cổ hùng văn” này còn có những bản cáo khác nữa, thực ra, trong những bộ quốc sử hiện cònđều không nói tới các bản đại cáo nào khác Đọc sử sách cũ đôi khi chúng ta gặp cụm từ
“đại cáo thiên hạ” thì chỉ với ý nghĩa là nhà vua hoặc triều đình, hoặc người đứng đầu mộtphong trào ban bố rộng rãi điều gì đó, còn
không dễ mà có được những bản đại cáo như thời kỳ đầu của nhà Hậu Lê Phải có điều kiện
Trang 21song hành, bên cạnh một chiến công chính nghĩa lừng lẫy còn phải có một thiên tài văn chính luận Ngoài thời Lê Lợi và Nguyễn
Trãi, chúng ta thấy còn có thời Quang Trung Nguyễn Huệ và Ngô Thì Nhậm Biết đâu vị hoàng đế anh hùng và thiên tài họ Ngô từng nghĩ đến điều này, nhưng đứng trước Bình Ngô đại cáo các vị lại có cảm nghĩ như Lý Bạch xưa lên lầu Hoàng Hạc cảm xúc dồi dào
mà ngần ngại không đề thơ vì có thơ Thôi
Hiệu trên đầu! Ngoài ra người dạy- học Ngữ văn ở phổ thông trung học có thể sẽ hình dungrằng trước Bình Ngô đại cáo, ở Trung Quốc
Trang 22thể văn này đã được viết bằng văn biền ngẫu
và cùng với nó, đã có hình thức hoàn chỉnh,
và theo cách ứng xử của văn chương thời
trung đại, Nguyễn Trãi chỉ còn “lắp” câu chữ của mình vào
Thực ra, cho đến nay khi nói về thể cáo, ngoàiBình Ngô đại cáo các chuyên gia văn học
trung đại Việt Nam cũng chỉ nhắc đến các bài cáo trong Thượng Thư Các văn bản trong Thượng Thư ra đời trước công nguyên nhiều thế kỷ(6) còn văn biền ngẫu xuất hiện thời Hán, Ngụy và thịnh hành thời Lục triều GS Mai Quốc Liên cho rằng: “Nguyễn Trãi đã với
Trang 23tay ra hàng hai mươi thế kỷ để dùng lại một thể loại cổ xưa hầu như đã chết trong văn học Trung Quốc- cáo- và đưa vào đó một nội dunghoàn toàn mới”(7) Thật vinh dự cho Nguyễn Trãi và Bình Ngô đại cáo vì đã làm nên sự độc đáo trong văn học trung đại Việt Nam là chỉ một tác phẩm làm nên một thể loại, và
nhìn trong sự liên thông thể loại văn học Trung thời trung đại, đã làm nên đỉnh cao của một thể loại Với những gì chúng ta đã biết,
Việt-có thể nói rằng Nguyễn Trãi chỉ kế thừa tên gọi và chức năng thể loại của thể cáo Trung Hoa
Trang 24Bình Ngô đại cáo được viết để bố cáo việc hoàn tất một chiến công vệ quốc vĩ đại, bởi vậy đương nhiên phần lớn ngôn từ sẽ dành cho việc ghi chép lại quá trình chiến đấu gian khổ và chiến thắng của quân dân ta và quá trình thất bại dẫn đến thảm bại hoàn toàn của quân Minh Giá trị sử học của đoạn văn này rất nổi bật thể hiện ở sự ghi chép trung thực nhiều sự kiện lịch sử và khái quát sâu sắc
nhiều chân lý lớn của thời đại Bên cạnh đó nghệ thuật sáng tạo văn chương của tác giả cũng hết sức xuất sắc Những chặng đường chính của quá trình chinh chiến hàng chục
Trang 25năm được kể lại tường tận mà không bề bộn
vì bút pháp của tác giả rất linh hoạt: vừa kể lạinhững chiến thắng của quân ta, vừa đúc kết những nguyên lý quân sự và những chân lý nhân sinh; vừa tự sự về những thất bại liên tiếp của quân giặc vừa kết hợp luận tội chúng,đặt chúng trong sự tương phản với quân ta Sựlúng túng, thất bại của quân xâm lược không chỉ thấy qua những sự kiện mà còn thể hiện bằng những bức biếm họa từ vua quan đến tướng sĩ phương Bắc
Cho đến gần đây quả là vẫn còn có vấn đề trong cách ứng xử với một câu văn của Bình
Trang 26Ngô đại cáo, câu Thị do thiên địa tổ tông chi linh, hữu dĩ mặc tương âm hựu nhi trí nhiên
dã (Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ mới được như vậy) Bản chữ Hán trong Nguyễn Trãi toàn tập tân biên (in theo Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích)
có câu này, bản phiên âm Hán- Việt cũng có Toàn tập sử dụng hai bản dịch, bản dịch thứ hai không dịch nghĩa câu này Trước đây ba thập kỷ, cuốn Lịch sử Việt Nam tập I, do Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam biên soạn
(Nxb KHXH 1976) in gần như toàn bộ bản dịch Bình Ngô đại cáo (tr.258-261) chỉ lược
Trang 27bỏ câu trên, thay bằng dấu ba chấm (…) Một chuyên gia văn học Việt Nam trung đại coi câu văn này là “một tỳ vết nhỏ”(8) Những cách nhìn nhận như vậy cách đây hai, ba thập
kỷ có thể hiểu được nhưng ngày nay thiết
tưởng cần thay đổi cho tương xứng với các thành quả của khoa học xã hội và mặt bằng dân trí Chúng ta cùng nhìn lại xem trong bản đại cáo, Nguyễn Trãi thể hiện lực lượng siêu hình như thế nào Kết thúc bản cáo trạng quânxâm lược, tác giả viết:
Thần nhân chi sở cộng phẫn,
Trang 28Thiên địa chi sở bất dung
(Lẽ nào trời đất dung tha, Ai bảo thần nhân chịu được)
Khi nhìn lại khó khăn chồng chất của buổi đầu khởi nghĩa, Nguyễn Trãi cho rằng: Cái thiên dục khốn ngã, dĩ giáng quyết nhiệm/ Cố
dư ích lệ chí, dĩ tế vu gian (Trời thử lòng giao cho mệnh lớn, Ta gắng chí khắc phục gian nan) Ở đoạn miêu tả cảnh hai bên giao tranh đẫm máu, tác giả viết: Phong vân vị chi biến sắc/ Nhật nguyệt thảm dĩ vô quang (Ghê gớm
Trang 29thay sắc phong vân phải đổi, Thảm đạm thay ánh nhật nguyệt phải mờ)
Còn câu văn bị đánh giá tiêu cực, thậm chí bị lược bỏ là ở đoạn cuối, cắt nghĩa nguyên nhâncủa chiến công bình Ngô vĩ đại Chúng ta đã thấy ở cảm nhận của Nguyễn Trãi thể hiện trong suốt bản đại cáo, lực lượng siêu hình luôn song hành, tương giao với con người Ở thế kỷ XV mà không thụ cảm thế giới như vậythì mới là lạ Xoá bỏ hoặc đánh giá tiêu cực câu văn đó là chỉ phủ nhận một khâu trong cả chuỗi mắt xích, hơn nữa theo chúng tôi, đây lại là trường hợp dễ được người ngày nay cảm