Giải pháp thứ chín, thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành Sản

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô.doc (Trang 31 - 32)

ĐÔNG ĐÔ – HÀ NỘ

3.1.9. Giải pháp thứ chín, thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành Sản

hiệu quả của công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành Sản Phẩm của công ty.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải luôn quan tâm đến công tác quản lý chi phí và giá thành Sản Phẩm. Bởi vì, nếu chi phí không hợp lý, không đúng với thực chất của nó sẽ gây ra những khó khăn trong quản lý; còn nếu doanh nghiệp không hạ được giá thành Sản Phẩm thì sẽ không có điều kiện để hạ giá bán so với đối thủ cạnh tranh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, từ đó sẽ ảnh hưởng năng lực tài chính của công ty.

Trong suốt thời gian đi vào hoạt động cho đến nay, công ty có tiến hành một số những biện pháp để quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành Sản Phẩm, nhưng thực tế, hiệu quả thu được từ công tác này là chưa cao: chi phí sản xuất kinh doanh không có xu hướng giảm qua các năm( nếu xét cùng một quy mô sản xuất) và đương nhiên là giá thành Sản Phẩm của Sản Phẩm so sánh được cũng không hạ.

Để thực hiện tốt giải pháp này, công ty cần tiến hành một số các biện pháp: - Công ty nên thường xuyên đầu tư đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất, ứng dụng kịp thời các thành tựu, tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động và có chính sách khuyến khích lao động.

- Công ty nên tìm kiếm thêm nhiều nhà cung cấp, mở rộng vùng nguyên vật liệu và chủ động ký kết hợp đồng mua nguyên vật liệu với các nhà cung cấp.

- Công ty tiến hành tổ chức lại quá trình sản xuất sao cho khoa học, hợp lý.

- Thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng nhằm giảm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành Sản Phẩm.

KẾT LUẬN

Trong chặng đường hình thành và phát triển của mình, giai đoạn hơn 10 năm đổi mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là thời kỳ khó khăn nhất đối với công ty nói riêng và các Doanh nghiệp Nhà nước nói chung. Tuy nhiên chính trong giai đoạn này, công ty đã khẳng định được sức mạnh của mình: Đứng vững và phát triển bằng chính nội lực của bản thân. Đúng là "lửa thử vàng, gian nan thử sức".

Trong những năm qua công ty đã đạt được nhiều thành tích sản phẩm của công ty không ngừng cải tiến, đáp ứng được yêu cầu của thị trưởng, sản lượng, doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đã đạt được, công ty vẫn còn nhiều hạn chế như cơ cấu vốn mất cân đối, hiệu quả sử dụng vốn chưa tương xứng với lượng vốn bỏ ra, ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, chưa chú trọng đúng mức đến hoạt động Marketing... tất cả các điều đó làm cho tốc độ phát triển của công ty còn bị hạn chế.

Theo ý chủ quan của mình, em đã nêu ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính của công ty. Tuy nhiên do thời gian thực tập chưa được bao lâu, trình độ bản thân còn nhiều hạn chế bước đầu làm quen với tình hình thực tế nên em còn có những thiếu sót không thể tránh khỏi. Vì vậy em mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn để bài viết hoàn thiện hơn, góp phần nhỏ bé làm cho công ty phát triển vững mạnh hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô.doc (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w