Giải pháp thứ bảy, tăng cường hoạt động quản trị hàng tồn kho của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô.doc (Trang 29 - 30)

ĐÔNG ĐÔ – HÀ NỘ

3.1.7. Giải pháp thứ bảy, tăng cường hoạt động quản trị hàng tồn kho của công ty.

phận quan trọng nhất, có quan hệ chặt chẽ với doanh thu bán hàng và ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Nới lỏng chính sách tín dụng sẽ có tác dụng nâng cao doanh thu bán hàng; làm giảm chi phí tồn kho; nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định; nhưng lại làm tăng chi phí và rủi ro không thu hồi được nợ cho công ty. Bởi vậy, công ty cần thiết phải nghiên cứu để đưa ra một chính sách tín dụng hợp lý.

Để thực hiện tốt giải pháp này, công ty cần thực hiện các biện pháp sau:

- Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài công ty và tình hình thanh toán.

- Thường xuyên nắm vững và kiểm soát được tình hình nợ phải thu, phân tích nợ phải thu theo thời gian.

- Có biện pháp phòng ngừa rủi ro không đòi được nợ như: trích lập quỹ dự phòng tài chính và trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

- Có chính sách bán chịu đúng đắn đối với từng khách hàng, chẳng hạn như: với khách hàng quen thuộc thì đưa ra chính sách tín dụng lỏng hơn: như: thời gian bán chịu dài hơn, tăng tỷ lệ chiết khấu.

- Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng.

- Tiến hành phân loại các khoản nợ, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp.

3.1.7. Giải pháp thứ bảy, tăng cường hoạt động quản trị hàng tồn kho của công ty. của công ty.

Tồn kho dự trữ thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Việc quản trị hàng tồn kho là một trong những biện pháp giúp cho quá

trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục; đồng thời giảm tới mức thấp nhất chi phí tồn kho dự trữ, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.

Để thực hiện tốt giải pháp này, công ty cần tiến hành các biện pháp cụ thể như sau:

- Xác định và lựa chọn người cung cấp thích hợp.

- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hoá.

- Lựa chọn các phương tiện vận chuyển thích hợp, giảm bớt các chi phí vận chuyển, xếp dỡ.

- Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu hoặc hàng hóa; áp dụng thưởng phạt vật chất thích đáng.

- Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ.

- Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm đối với tài sản và vật tư hàng hoá; trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để bảo toàn vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô.doc (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w