Giải pháp thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động và có chính sách khuyến khích lao động.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô.doc (Trang 26 - 28)

ĐÔNG ĐÔ – HÀ NỘ

3.1.4.Giải pháp thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động và có chính sách khuyến khích lao động.

sách khuyến khích lao động.

Đội ngũ lao động là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.( Cho dù trên thế giới hiện nay đã tạo ra được nhiều thiết bị tự động thay thế con người trong hoạt động sản xuất, nhưng nếu thiếu sự điều khiển của con người thì những thiết bị đó( dù có rất hiện đại ) cũng trở nên vô tác dụng.) Trong quá trình sản xuất kinh doanh, lao động tác động đến mọi khâu, từ khâu thu mua nguyên vật liệu, chế tạo Sản Phẩm đến khâu phân phối, tiêu thụ Sản Phẩm.

* Đối với bộ phận lao động trực tiếp sản xuất:

Mặc dù, lực lượng lao động sản xuất trực tiếp của công ty có tuổi đời còn rất trẻ, lại chủ yếu là nam giới, nhưng phần lớn trình độ lao động còn chưa cao(đa phần chỉ mới tốt nghiệp phổ thông trung học). Bởi vậy, việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho nhóm lao động này là rất cần thiết để nâng cao năng suất lao

động bình quân giờ, từ đó, góp phần quản lý thời gian làm việc của lao động, và quản lý chi phí nhân công trực tiếp được hiệu quả hơn. Do đó:

- Công ty cần nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn lao động( như yêu cầu tối thiểu của lao động sản xuất là tốt nghiệp trung cấp), đảm bảo chất lượng lao động tuyển thêm( có trình độ và có tay nghề). Mặt khác, do yêu cầu đổi mới công nghệ nên công ty cần khuyến khích người lao động không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức, tay nghề để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.

- Công ty cần tiến hành phân phối thù lao và thu nhập đúng với khả năng và công sức của người lao động. Tức là, công ty phải xây dựng chính sách khen thưởng hợp lý, kích thích người lao động sáng tạo trong sản xuất. Bên cạnh đó, công ty cũng đưa ra những mức kỷ luật đối với những lao động không chấp hành nghiêm chỉnh nội quy mà công ty đề ra. Vì người lao động chỉ có thể phát huy hết khả năng khi họ được khuyến khích và đánh giá đúng năng lực.

* Đối với bộ phận quản lý( quản lý phân xưởng và quản lý doanh nghiệp): Bộ phận quản lý của công ty không phải là những người được đào tạo chuyên ngành về quản trị kinh doanh, mà thực tế, đó là những người sau một thời gian làm việc đã đạt được một số thành tích đặc biệt và được đề bạt lên làm cán bộ quản lý. Vì vậy, việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho bộ phận này là hoàn toàn cần thiết và hợp lý. Một số biện pháp để bồi dưỡng nghiệp vụ cho bộ phận quản lý:

- Thực hiện việc trích lập ngân quỹ phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, như vậy, việc theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ cũng như các chi phí phát sinh cho công tác này sẽ thuận lợi hơn.

- Có chính sách sử dụng hợp lý những cán bộ quản lý đã qua đào tạo như: đề bạt tăng lương, tuyên chuyển đến bộ phân phù hợp có trình độ cao hơn để công tác bồi dưỡng cho bộ phận này thực sự phát huy được hết hiệu quả.

* Đối với bộ phận bán hàng:

Chi phí bán hàng phát sinh tại công ty là không lớn và được coi là khoản chi phí được quản lý khá hiệu quả. Nhưng trong tương lai, với mục tiêu là mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận, thì ngay từ bây giờ công ty cũng nên có chiến lược để nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên ở bộ phận này, bằng cách cử họ theo học

các khoá đào tạo về Marketing ngắn hạn hay dài hạn, hoặc có chính sách tuyển dụng thêm nhân viên kinh doanh có trình độ cao hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô.doc (Trang 26 - 28)