1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Điều trị nội khoa - NGỘ ĐỘC THỨC ĂN pptx

8 764 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 94,78 KB

Nội dung

NGỘ ĐỘC THỨC ĂN ĐẠI CƯƠNG : Ngộ độc cấp : Là một cấp cứu nội khoa thường gặp Nguyên nhân do nhiễm các độc chất : độc tố, hóa chất, thức ăn bị nhiễm độc Do nhầm lẫn uống nhầm, do thiếu

Trang 1

NGỘ ĐỘC THỨC ĂN ĐẠI CƯƠNG :

Ngộ độc cấp :

Là một cấp cứu nội khoa thường gặp

Nguyên nhân do nhiễm các độc chất : độc tố, hóa chất, thức ăn bị nhiễm độc

Do nhầm lẫn (uống nhầm), do thiếu hiểu biết trong khi sử dụng tiếp xúc với hóa chất…

Do cố ý tự tử

Độc chất :

Là những chất với liều lượngû có thể gây tác hại cho cơ thể và có thể dẫn đến tử vong

Đường xâm nhập của độc chất:

Đường tiêu hóa: ngộ độc thức ăn, uống thuốc tự tử

Đường hô hấp (CO,CO2, thuốc rầy …)

Đường da (thuốc rầy)

Ngộ độc thức ăn:

Là tai nạn xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây ngộ độc

Thức ăn gây ngộ độc là thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc tố của vi khuẩn, hoặc do chính thức ăn có các hóa chất có độc tính

XỬ TRÍ CHUNG CÁC TRƯỜNG HỢP NGỘ ĐỘC CẤP

387

Trang 2

Xác định tác nhân gây độc:

Lâm sàng:

Các triệu chứng chung:

Đau bụng cấp

Nôn ói

Tiêu chảy

Triệu chứng đặc hiệu:

Cường phó giao cảm trong ngộ độc nấm Amanita

Hội chứng Muscarinic, Nicotine trong ngộ độc Phospho hữu cơ

Triệu chứng thần kinh trong ngộ độc cóc

Triệu chứng toàn thân:

Dấu mất nước

Triệu chứng nhiễm độc : sốt, da nổi bông, xanh tái …

Bối cảnh :

Nhiều người cũng có bệnh cảnh tương tự : cùng ăn một loại thức ăn, cùng có triệu chứng lâm sàng giống nhau …

Cá nhân có chuyện không vui, thư tuyệt mạng …

Cận lâm sàng:

Xét nghiệm tìm độc tố vi khuẩn, độc chất trong các mẫu vật: thức ăn, chất ói, dịch dạ dày, máu , phân, nước tiểu của bệnh nhân

Loại chất độc ra khỏi cơ thể

Qua đường tiêu hóa:

388

Trang 3

Các biện pháp gây nôn:

Uống sirô Ipeca 30 ml hoặc bột Ipeca 1 – 2g/ 100ml nước hoặc nước 50 ml

Ngoáy thành họng gây phản xạ ói

Chích : Apomorphin 0.06mg/kg TB

Lưu ý chống chỉ định của biện pháp gây nôn: Ngộ độc chất ăn mòn (acid, kiềm) tình trạng lơ mơ, hôn mê,co giật

Rửa dạ dày :

Chỉ định : nếu được phát hiện trong vòng 12h sau khi ngộ độc

Chống chỉ định: ngộ độc chất ăn mòn (acid, kiềm)

Kỹ thuật :

+ BN tỉnh : rửa bằng ống Faucher

+ BN rối loạn tri giác : đặt nội khí quản rồi đặt tube Levine

Rửa đến khi dịch dạ dày trong không còn mùi của chất gây ngộ độc

Than hoạt: 20-30g 2 lần trong ngày, giúp hấp thu độc chất, giữ chúng lại trong đường tiêu hóa và sẽ thải ra ngoài theo phân

Tẩy xổ: bằng :

Dầu Parafin 150 – 200 ml

MgSO4 20 – 30 g

Qua da :

Thay quần áo, tắm rửa, gội đầu cho bệnh nhân

Tránh chà xát mạnh

Qua đường hô hấp :

Dùng các biện háp làm tăng thông khí như đặt nội khí quản, thở máy …

389

Trang 4

Đường niệu:

Nếu độc chất được thải qua đường tiểu  gây lợi tiểu bằng truyền dịch, thuốc lợi tiểu

Các biện pháp khác :

Lọc ngoài thận

Thay máu

Duy trì chức năng sinh tồn

Tim mạch – tuần hòan :

Ngưng tim :

Xoa bóp tim ngoài lồng ngực

Rung thất : sốc điện

trụy mạch :

dùng thuốc vận mạch : Noradrenaline, Dopamine, Dobutamine …

Bồi hoàn nước điện giải

Loạn nhịp tim:

Nhịp chậm : dùng Lidocain

Nhịp nhanh : Dùng Propranolol

Hô hấp:

Suy hô hấp , ngưng thở  dùng các biện pháp hỗ trợ về hô hấp hoặc thuốc dẫn phế quản nếu có chỉ định

Thần kinh:

Co giật : thuốc chống co giật ( Diazapam)

Hôn mê : điều trị theo nguyên nhân

390

Trang 5

4 Thận – tiết niệu :

Bù nước điện giải thích hợp ngăn ngừa suy thận trước thận

Nếu suy thận thực thể : thẩm phân phúc mạc, thận nhân tạo

Thuốc kháng độc tố :

Naloxone trong ngộ độc Morphin

Physostigmine sulfate “ Anticholinergic

EDTA ( ethylene diamine tetre acetic acid) trong ngộ độc chì, arsenic…

BAL ( Dimercaprol) “ kim loại nặng

CÁC LOẠI NGỘ ĐỘC THỨC ĂN THƯỜNG GẶP:

NGỘ ĐỘC VI KHUẨN:

Tác nhân:

Vi khuẩn: Salmonella, Shigella, Giardia, Campylobacter

Do độc tố vi khuẩn : Clostridium, Difficile ,Staphylococcus, clostridium, Botulinum,

E coli

2 Triệu trứng :

Đau bụng, nôn ói

391

Trang 6

Tiêu chảy: phân lỏng nước

Phân đàm máu

Sốt

Triệu chứng thần kinh :

Rối loạn thị giác

Liệt thần kinh vận nhãn, sụp mi

Yếu liệt cơ

Nói khó, nuốt khó

Gặp trong ngộ độc clostridium botulinum

3 Cận lâm sàng:

Soi cấy phân

Huyết thanh tìm độc tố vi khẩun

4 Phòng ngừa:

Vệ sinh thực phẩm và vệ sinh ăn uống

NGỘ ĐỘC NẤM :

Nấm Amanita Muscaria:

Độc tố Muscarine tác động chủ yếu trên hệ thần kinh phó giao cảm gây: Vã mồ hôi:

Tiết nước mắt, nước mũi, nước miếng

Tiêu chảy

Nhịp tim chậm

Đồng tử co nhỏ

Điều trị: Atropine

2 Nấm Amanita Phalloides:

Triệu chứng : đau bụng, nôn ói, tiêu chảy trầm trọng, có thể gây suy thận cấp,

392

Trang 7

viêm gan cấp, đông máu nội mạch rải rác

Điều trị :

Lọc ngoài thận

Điều chỉnh các biến trứng của viêm gan cấp

Truyền máu + dùng heparine

NGỘ ĐỘC KHOAI MÌ

Tác nhân:

Do chất Glucoside cyanogenetique có trong vỏ khoai mì khi bị thủy phân tạo thành acide cyanhydric phá hủy các men hô hấp, làm các mô không sử dụng được O2

Triệu trứng:

Đau bụng, nôn ói

Khó thở, xanh tím đầu chi

Co giật, hôn mê

Trụy mạch

Cận lâm sàng:

Máu đỏ tươi do O2 không được sử dụng

Tìm Acide cyanhydric trong chất nôn, dịch dạ dày, nước tiểu

Điều trị:

Methylène blue TMC

NGỘ ĐỘC DO ĂN CÓC

Tác nhân : độc chất Buffotalin trong da, gan và trứng cóc gây rối loạn tim mạch và thần kinh

393

Trang 8

394

Triệu chứng :

Đau bụng, buồn nôn, nôn ói

Rối loạn tim mạch : lúc đầu nhịp tim nhanh, huyết áp cao, diễn tiến đưa đến rối loạn dẫn truyền , loạn nhịp tim và trụy mạch

Rối loạn thần kinh : ảo giác, hoang tưởng, ức chế hô hấp

Có thể suy thận cấp

Điều trị :

Triệu chứng

Ngày đăng: 23/07/2014, 06:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w