1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ potx

13 3,8K 48

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 211,94 KB

Nội dung

Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành:trồng trọt,chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cảlâm nghiệp, thuỷ sản Các thế mạnh và hạn chế của n

Trang 1

Nông nghiệp vùng Đông

Nam Bộ

Khái niệm nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụngđất đaiđểtrồng trọtvàchăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ralương thực thực phẩmvà một sốnguyên liệuchocông nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên

ngành:trồng trọt,chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cảlâm nghiệp, thuỷ sản

Các thế mạnh và hạn chế của nông nghiệp Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình

Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu Vùng Đông Nam Bộ có diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác (23,5 nghìn km2), dân số và lao động vào loại trung bình, nhưng lại dẫn đầu cả nước về tổng sản phẩm trong nước, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu

Riêng tài liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam lại xếp 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận (thuộc Nam Trung Bộ) vào miền Đông Nam Bộ Đây là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm, có tỷ lệ đô thị hóa 50% Dưới đây là danh sách các tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ Đa số các tỉnh miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (trừ Lâm

Trang 2

Đồng, Bình Thuận và Ninh Thuận ).

Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009, dân số vùng Đông Nam Bộ là

14.025.387 người, chiếm 16,34% dân số Việt Nam , là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất nước, do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống

Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế hàng hoá sớm phát triển, cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước

1 Vị trí địa lí

Đông nam Bộ có vị trí địa lí rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và nông

nghiệp Vùng này nằm kề với đồng bằng sông Cửu Long – vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước, giao lưu thuận tiện nhờ có mạng lưới kênh rạch và hệ thống đường bộ

Bằng đường bộ còn có thể dễ dàng giao lưu với Campuchia, với vùng Nam Tây Nguyên; bằng đường bộ và đường sắt xuyên Việt có thể liên hệ với các tỉnh khác trong cả nước, nhất là duyên hải Nam Trung Bộ Cụm cảng Sài Gòn (đường không

và đường biển) và Vũng Tàu tạo cửa ngõ cho vùng mở ra với nước ngoài

2 Điều kiện tự nhiên

Các vùng đất Badan khá màu mỡ chiếm tới 40% diện tích của vùng, nối tiếp với miền đất badan của Nam Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ Đất xám bạc màu (phù

sa cổ) chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chút ít, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh và Bình Dương Đất phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất badan, nhưng thoát nước tốt Nhờ có khí hậu cận xích đạo, đất đai màu mỡ và mạng lưới thuỷ lợi được cải thiện, Đông Nam Bộ có tiềm năng to lớn để phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá…) trên quy mô lớn

Vùng Đông Nam Bộ nằm gần các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu và như trường Minh Hải – Kiên Giang, đồng thời có các điều kiện lí tưởng để xây dựng các cảng cá Ven biển có rừng ngập mặn, thuận lợi

để nuôi trồng các loại thuỷ sản nước mặn và nước lợ

Tài nguyên lâm nghiệp của vùng không thật lớn, nhưng đây là nguồn cung cấp gỗ

Trang 3

dân dụng, gỗ củi cho thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long, và là nguồn nguyên liệu cho Liên hiệp giấy Đồng Nai Ở đây còn có khu vườn quốc gia Cát Tiên nổi tiếng, nơi còn bảo tồn được nhiều loài thú quý

Tài nguyên khoáng sản của vùng nổi bật là dầu khí trên vùng thềm lục địa Ngoài ra

là đất sét cho công nghiệp vật liệu xây dựng và cao lanh cho công nghiệp gốm, sứ

Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thuỷ điện lớn

Khó khăn của vùng là mùa khô ở đây kéo dài, có khi tới 4 tháng (từ cuối tháng 11 đến hết tháng 3), dẫn đến tình trạng thiếu nước cho cây trồng, cho sinh hoạt của dân cư và cho công nghiệp (đặc biệt là nước trong các hồ thuỷ điện)

3 Điều kiện kinh tế - xã hội

Vùng Đông Nam Bộ là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao,

từ công nhân lành nghề tới các kĩ sư, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh Sự phát triển kinh tế năng động càng tạo điều kiện cho vùng có được nguồn tài

nguyên chất xám lớn Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước về diện tích và dân số, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước

Ở vùng Đông Nam Bộ có sự tích tụ lớn về vốn và kỹ thuật, lại đang tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế Cơ sở hạ tầng ở đây phát triển tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc

a Trong công nghiệp

Hiện nay trong cơ cấu ngành công nghiệp của cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất, với vị trí nổi bật của các ngành công nghệ cao như luyện kim, công nghiệp điện tử, chế tạo máy, tin học, hoá chất, hoá dược, thực phẩm… Việc phát triển các ngành công nghiệp của vùng đặt ra nhu cầu rất lớn về năng lượng Cơ sở năng lượng của vùng đã từng bước được giải quyết nhờ:

- Xây dựng các công trình thuỷ điện trong vùng Nhà máy thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai, công suất 400.000 kW đã đi vào hoạt động từ năm 1988 Công trình thuỷ điện Thác Mơ ( 150.000 kW) trên sông Bé đã đi vào hoạt động Các công trình thuỷ điện khác trên sông Đồng Nai và trên sông La Ngà đang trong kế hoạch xây

Trang 4

- Đường dây cao áp 500 kV chuyển điện từ Hoà Bình vào

- Phát triển điện tuôcbin khí, gồm các nhà máy điện tuôcbin khí Phú Mĩ, Bà Rịa, Thủ Đức…, trong đó lớn nhất là nhà máy điện tuôcbin khí Phú Mĩ, tổng công suất thiết kế hơn 3 triệu kW

- Phát triển một số nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu, phục vụ cho các khu chế xuất…

Sự phát triển công nghiệp của vùng không tách rời xu hướng mở rộng quan hệ đầu

tư với nước ngoài (1) Do vậy, những vấn đề về môi trường phải luôn luôn được quan tâm Sự phát triển của công nghiệp cũng cần phải tránh làm tổn hại đến

ngành du lịch mà vùng có nhiều tiềm năng

b Trong khu vực dịch vụ

Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng Cùng với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển

đa dạng Đó là các hoạt động dịch vụ thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải, du lịch,… Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ

Cả vùng Đông Nam Bộ trong thời gian 1988 – 1999 đã thu hút số dự án với tổng số vốn đăng kí là 17815,9 triệu USD, bằng 50,3% của cả nước Chỉ tính riêng thành phố Hồ Chí Minh, trong thời kỳ này đã thu hút 32% số dự án và 28% số vốn đầu tư của nước ngoài trong phạm vi cả nước Ở thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành hai khu chế xuất là Tân Thuận và Linh Trung

Tất cả các điều kiện trên tạo ra lợi thế của vùng trong phát triển kinh tế - xã hội và nghành kinh tế nông nghiệp Vấn đề nổi lên ở đây là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, tức là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật và vốn, để vừa tăng thêm tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân, vừa bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên.

1 Kinh tế nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ

Trang 5

Đông Nam Bộ có tiềm năng to lớn đặc biệt về cây công nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, chăn nuôi gia súc, nhất là bò sữa ở xung quanh các thành phố

Sản lượng lương thực năm 2002 đạt 1.6 triệu tấn, bằng 75.0% sản lượng lương thực của vùng Bình quân lương thực theo đầu người là 165kg/năm Nếu so sánh với bình quân chung của cả nước thì chỉ bằng 42.3%

Diện tích rau của Đông Nam Bộ 2002 đạt khoảng 43.8 nghìn ha Sản lượng rau các loại là 570.6 nghìn tấn Đây là vùng có tốc độ phát triển nhanh về diện tích rau Nguyên nhân là do nhu cầu lớn về rau xanh của thị trường TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa và khu công nghiệp dầu khí Bà Rịa – Vũng Tàu

Tập đoàn cây công nghiệp ngắn ngày gồm có lạc, đỗ tương, cói , mía…mía chiếm 22.5% về diện tích và 21.6% về sản lượng của toàn quốc, đậu tương 20.15% và 15.17%, và thuốc lá 56.4% và 52.9% năng suất đậu tương cao hơn năng suất bình quân của cả nước là 45%, còn năng suất thuốc lá của vùng cũng cao hơn 3%

Đông Nam Bộ còn là vùng trồng bông nhờ có điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp, diện tích bông 2002 là 1600 ha, năng suất 2000 tấn

Tập đoàn cây công nghiệp lâu năm gồm có cao su, cà phê, chè, điều, dâu tằm…cây lâu năm là thế mạnh của đông nam bộ và chiếm 36% diện tích cây lâu năm của toàn quốc trong số diện tích cây lâu năm, ưu thế là cây công nhiệp (76.6%), còn cây ăn quả thì ít hơn nhiều

Ở Đông Nam Bộ đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả Cơ cấu cây trồng tương đối ổn định nhằm sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nông nghiệp của vùng Ở đây đã xây dựng 1 số công trình thủy lợi, mà tiêu biểu là công trình hồ Dầu Tiếng trên thượng lưu sông Sài Gòn Đây là công trình thủy lợi lớn nhất nước ta có diện tích hồ 270km2 chứa 1.5 tỉ m3 nước, đảm bảo tưới tiêu cho trên 170.000 ha đất thường xuyên bị thiếu nước về mùa khô của Tây Ninh và huyện Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh)

Việc giải quyết nước tưới cho các vùng hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông đồng nai và sông la ngà cũng được thực hiện kết hợp với việc xây dựng các công trình thủy điện trên sông Bé, sông Đồng Nai và sông La Ngà Nhờ đó diện tích đất trồng tăng lên, hệ số sử dụng đất được năng cao và khả năng đảm bảo lương thực cũng được ổn định

Trang 6

Việc trồng cao su ở Đông Nam Bộ được tiếp hành từ thời pháp thuộc Thực dân pháp bắt đầu trồng cao su trên diện rộng từ 1914 Đến 1940, diện tích gieo trồng đạt 70.637 ha sản lượng khoảng 52.000 tấn Sau khi miền Nam giải phóng Đông Nam Bộ chỉ còn 60.000ha cho sản phẩm Trong số này cao su già cỗi, không đảm bảo năng suất mủ Trước tình hình đó nhà nước đã chú trọng tổ chức lại việc trồng và chế biến cao su, coi cao su là thế mạnh chính trong hệ thống cơ cấu cây trồng do đó, chỉ trong giai đoạn 1980 – 1990, diện tích cao su đã tăng 144% và sản lượng tăng 140% Cao su đực phân bố chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước (chiếm 87.62% diện tích năm 1980 và 92.61% năm 1990) Năm 1999, cây cao su chiếm 37.21% đất trồng cây lâu năm của vùng

Như vậy, cây cao su thực sự trở thành sản phẩm chuyên môn hóa chính của Đông Nam Bộ Hiện nay, cây cao su được đầu tư theo chiều sâu Chẳng hạn về giống, những vườn cao su già cỗi được thay thế bằng giống cao su của Malaysia có năng suất cao gấp 1.5 – 2 lần vì thế, sản lượng cao su trong những thập kỷ tới sẽ tăng lên

Bên cạnh cây cao su, sau thập kỷ 80 Đông Nam Bộ cũng đưa cây cà phê, hồ tiêu và dâu tằm vào sản suất Tính đến năm 2002 đã có 65 nghìn ha cà phê (15.5% tổng diện tích cà phê của cả nước) với sản lượng 81 nghìn tấn (chiếm 10% so với cả nước) cũng trong năm này cây hồ tiêu có khoảng 19.840 ha, chiếm 52.7% diện tích cho sản phẩm và đạt 36.800 tấn, bằng 63.0% sản lượng cả nước Ngoài

câycông nghiệp, Đông Nam Bộ còn có thế mạnh về cây ăn quả, đặc biệt là những loại cây ăn quả cao cấp, sản suất hàng hóa quy mô lớn những khu vực trồng cây ăn quả lớn là Thủ Đức, Đồng Nai, Lái Thiêu…trong những năm 80, vùng này đã có tới 2.6 vạn ha liền khoảnh Riêng Đồng Nai tập trung tói 62.39% diện tích cây ăn quả của Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ là vùng tương đối điển hình của nước ta về khai thác và tổ chức sản xuất theo lãnh thổ Đó là sự kết hợp giữa chuyên môn hóa sản xuất và phát triển tổng hợp, tạo nên 1 tổng hợp thể sản xuất lảnh thổ hợp lí cả về công nghiệp lẫn nông nghiệp, gắn việc khai thác kinh tế trên đất liền với dải ven biển và đảo Hình thành 1 vùng kinh tế biển đa dạng và phong phú

Trang 7

2 Những tồn tại và thách thức trong việc phát triển nông nghiệp

Trước hết, nhận thức về vai trò của nông nghiệp chưa tương xứng với sự đóng

góp quan trọng của lĩnh vực này đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung cũng như Đông Nam Bộ nói riêng Dường như công nghiệp và dịch vụ chưa coi thị trường nông thôn là địa bàn ưu tiên phục vụ, chưa trở thành

“đầu máy kéo” nông nghiệp đi lên như quy luật chung của một nền kinh tế phát triển lành mạnh, dẫn đến khoảng cách kinh tế giữa nông thôn và thành thị ngày một giãn ra

Thứ hai, diện tích lúa canh tác mỗi năm mỗi giảm, trong khi năng suất lao động

nông nghiệp còn thấp, cơ cấu kinh tế nông thôn ít thay đổi Quá trình chuyển lao động ra khỏi nông nghiệp, nông thôn diễn ra rất chậm Mức đầu tư cho nông

nghiệp hằng năm không cao

Thứ ba, các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa phát triển, tỷ lệ thất thoát

sau thu hoạch còn cao Nông nghiệp thiếu máy móc thiết bị, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y Dịch vụ hỗ trợ như tín dụng, vận tải, kho bãi, viễn thông tăng trưởng chậm, giao thông nông thôn còn hạn chế Sản xuất phân không đủ đáp ứng nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu Tỷ trọng của ngành dịch vụ tài chính tín dụng hầu như không thay đổi, các hoạt động phục vụ thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp như vận tải, kho bãi, viễn thông tăng trưởng chậm về tỷ trọng và về tốc độ

Thứ tư, tính tự phát trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân còn lớn,

trong khi sự định hướng, hỗ trợ, tư vấn rõ ràng của Nhà nước, chính quyền địa phương thiếu Đó thật sự là những mối lo ngại khi để “người nông dân tư duy trên mảnh đất của mình” Thói quen “phường hội”, nặng về lợi trước mắt dẫn đến chỗ người dân phá lúa chuyển sang làm thủy sản tràn lan, khiến tương lai ruộng lúa bấp bênh hơn bao giờ hết

Thứ năm, việc đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ chưa tương

xứng với yêu cầu của sự nghiệp phát triển nông nghiệp

Thứ sáu, sự hạn chế trong nghiên cứu giống cây trồng dẫn đến khả năng cạnh

tranh về phẩm chất nông sản của một số giống cây trồng còn kém; công nghệ hạt giống chưa tiếp cận đầy đủ với trình độ cao của thế giới; một vài loài cây trồng chưa được chủ động lai tạo giống trong nước, phải nhập hạt giống rất tốn kém Một

Trang 8

số chương trình lai tạo giống thiếu các bước nghiên cứu cơ bản, thiếu định hướng

và chưa tiếp cận với trình độ của thế giới

Với cây ăn quả, theo tổng hợp chung, trồng cây ăn quả sẽ mang lại hiệu quả gấp 2 đến 6 lần so với trồng lúa Những nhà vườn biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật có thể đạt doanh thu cao hơn, thậm chí gấp 10 lần so với trồng lúa Tuy nhiên, trồng cây

ăn quả cần nhiều kỹ năng trong thâm canh

Do kinh tế hợp tác chưa phát triển khiến các nông hộ nhỏ bé không nắm bắt được thông tin thị trường, khả năng cạnh tranh yếu, tiếp cận thị trường khoa học - công nghệ thấp, chịu nhiều thua thiệt trong kinh tế thị

Thứ bảy, đời sống của người nông dân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn nghèo.

Dù chúng ta đã đạt được nhiều thành quả nhưng nông dân vẫn là những người nghèo cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần

Thứ tám, công tác bảo vệ thực vật và thú y, công tác khuyến nông, đặc biệt đối với

khuyến nông cơ sở chưa được đầu tư đúng mức

Tình trạng sử dụng hóa chất tràn lan hiện nay cũng rất đáng báo động, là nguy cơ dẫn đến đất bị thoái hóa, bạc màu Trong khi đó, các công ty tư nhân của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chế phẩm sinh học lại rất yếu, nhiều sản phẩm nhập từ nước ngoài đã quá thời hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng trên thế giới

Nhiều loại dịch bệnh như dịch rầy nâu, đạo ôn trên lúa, bệnh lở mồm long móng, heo tai xanh, cúm gia cầm đang đặt nông nghiệp trước những thách thức vô cùng

to lớn

Thứ chín, khan hiếm nước tưới phục vụ cho nông nghiệp Sự thay đổi khí quyển

với hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ địa cầu ấm dần lên làm băng tan ở hai cực sẽ tạo ngập lụt ở các vùng đất thấp Lũ lụt và xâm nhập mặn sẽ trở thành vấn đề lớn trong nhiều năm sau Các dự án quốc tế về nông nghiệp thuộc hệ thống Tổ chức Tư vấn

về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) đã nhấn mạnh đến giống cây trồng chống chịu khô hạn, nước sạch cho nông thôn, đô thị, phải xem những nội dung này là một ưu tiên đặc biệt Sự thoái hóa đất, hiện tượng sa mạc hóa sẽ là mối quan tâm đặc biệt cho khu vực duyên hải Trung Bộ, Đông Nam Bộ và một phần Tây

Nguyên

Trang 9

3 Một số phương hướng cần giải quyết

Mục tiêu mà nông nghiệp cần hướng đến là một nền nông nghiệp chất lượng cao với các loại nông sản thỏa mãn yêu cầu hội nhập, phục vụ nội tiêu, xuất khẩu, có sức cạnh tranh tốt Muốn vậy, chúng ta cần chú trọng một số vấn đề sau:

Tập trung xây dựng quy hoạch Vùng Đông Nam Bộ, quy hoạch cần được xây dựng chi tiết làm rõ mục đích là phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của Vùng Đông Nam

Bộ để có tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh và phấn đấu hội nhập thắng lợi

Đề án phát triển kinh tế - xã hội Vùng Đông Nam Bộ phải gắn kết với quá trình chuyển động chung của khu vực và thế giới như Chương trình, kế hoạch tiểu Vùng sông Mê Kông; gắn phát triển Vùng với quá trình hội nhập; cần dự báo những biến động mạnh của khu vực Đông Nam Á tác động như thế nào đến Vùng để có định hướng chuyển dịch cơ cầu kinh tế phù hợp

Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước

Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cấp chất lượng Bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống Phát triển theo quy hoạch và chú trọng đầu tư thâm canh các vùng cây công nghiệp như cà phê, cao su, chè, điều, hạt tiêu, dừa , hình thành các vùng rau, hoa, quả có giá trị cao gắn với phát triển cơ sở bảo quản, chế biến

Nông nghiệp chuyển hướng phát triển theo chiều sâu, trên cơ sở phát triển khoa học nông nghiệp, những tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin trong lựa chọn và tạo giống; bảo vệ cây trồng, vật nuôi; bảo vệ môi trường sinh thái

Chú trọng tạo và sử dụng giống cây, con có năng suất, chất lượng và giá trị cao Đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và

Trang 10

tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Việc thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ thực vật, Pháp lệnh Thú y cần được triển khai sâu rộng để sản xuất nông nghiệp tiếp cận với mục tiêu phát triển bền vững

Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam ứng dụng công nghệ cao trong chọn giống cây ăn quả chất lượng cao

Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn Hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu Chuyển một phần doanh nghiệp gia công (may mặc, da giày ) và chế biến nông sản ở thành phố về nông thôn Phấn đấu, giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thuỷ sản, lâm nghiệp) đều tăng bình quân hàng năm

Thực hiện trí thức hóa nông dân qua chương trình giáo dục và khuyến nông Nông dân trồng lúa bằng tri thức chứ không chỉ bằng kinh nghiệm Với mục đích tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp công nghệ cao đúng nghĩa, phù hợp với tình hình thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, cần có những công nhân nông nghiệp lành nghề Công tác giáo dục ở nông thôn cần được cải tiến, công nghệ thông tin cần đến được với nông dân, nhất là In-tơ-nét để nông dân được thụ hưởng nhiều hơn lợi ích của hiện tượng “bùng nổ” thông tin toàn cầu; Nhà nước hỗ trợ chính sách và giúp đỡ đào tạo để nông dân có tri thức, từ đó có những quyết định đúng đắn và sẽ được hưởng lợi trên chính thửa ruộng của mình

Xây dựng thương hiệu cho nông nghiệp Việt Nam Muốn nâng cao sức cạnh tranh của nông sản tại các thị trường (thế giới) cao cấp, chúng ta phải nâng cao chất lượng sản phẩm, qua đó nâng cao thu nhập, đời sống cho bà con nông dân; xem xét lại diện tích gieo trồng và điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng; cải tiến kỹ thuật sản xuất gạo phù hợp hơn khi hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu của các siêu thị trong quá trình công nghiệp hóa; phát triển thủy lợi nông thôn mạnh hơn nữa, nhất là cơ giới hóa khâu sản xuất và đẩy nhanh tốc độ thu hoạch

Đổi mới tổ chức hợp tác xã (HTX), xem HTX là tổ chức kinh tế phục vụ lợi ích,

Ngày đăng: 23/07/2014, 05:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w