Đặc điểm cơ bản của động vật: Phương thức dinh dưỡng: Dị dưỡng Cấu trúc cơ thể: tế bào không có màng xenluloz và diệp lục khác thực vậtPhương thức vận chuyển: Tích cực – có cơ quan chuyê
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Bộ môn Sinh học Động vật.
❁
Lê Mạnh Dũng
Bài giảng ĐỘNG VẬT HỌC HẠI NÔNG NGHIỆP
=Hà Nội =
Trang 2Phần thứ nhất ĐỘNG VẬT HỌC ĐẠI CƯƠNG
Khái quát chung
1 Đặc điểm cơ bản của động vật:
Phương thức dinh dưỡng: Dị dưỡng
Cấu trúc cơ thể: tế bào không có màng xenluloz và diệp lục (khác thực vật)Phương thức vận chuyển: Tích cực – có cơ quan chuyên hoá ( lưu ý giải thích
ở các mức độ tổ chức )
2 Vai trò của động vật :
Với sự sống trên hành tinh
Vị trí quan trọng trong Quần xã và Hệ sinh thái (giải thích luôn hai thuật ngữ)
Vị trí đối với con người (lưu ý nhiều đến khía cạnh nông nghiệp )
3 Hệ thống phân loại :
xây dựng hệ thống các bậc phân loại và xác lập mối quan hệ giữa chúng với nhau.Phân biệt với định loại: Từ những mẫu vật + khoá định loại - xếp chúng vào các vịtrí
Thứ hạng cơ bản: Loài (có nhiều định nghĩa khác nhau) là nhóm cá thể cónhững đặc điểm cấu trúc và chức năng giống nhau, có cùng tổ tiên; ở điều kiện tựnhiên chúng giao phối được với nhau và cho thế hệ con có khả năng sinh sản
Các thứ hạng: loài → chi → họ → bộ →lớp → nghành
Danh pháp phân loại: 2 chữ bằng tiếng latinh
Phân loại động vật: có nhiều cách phân chia khác nhau → số lượng ngànhkhác nhau
Các ngành chính :
Ngành Động vật nguyên sinh (Protozoa) → Phân giới động vật đơn bào
Thân lỗ (Porifera) → Động vật trung gian
Ruột khoang (Coelenterata), Sứa lược(Ctenophora) → động vật đa bào thấp
Giun dẹp (Plathelminthes), Giun tròn (Nemathelminthes), Giun đốt (Annelida), Thân mềm (Mollusca), Chân khớp (Arthropoda), Da gai (Echinodermata), Nửa sống(Hemịchordata), Các ngành động vật dây sống(Chordata) → Phân giới động vật
đa bào
Trang 3I ĐỘNG VẬT ĐƠN BÀO (Protozoa)
1 Đặc điểm cấu tạo :
Là ngành bao gồm những đại diện có mức độ tổ chức cơ thể ở bậc tế bào (đơn
bào hoặc tập đoàn – giải thích)
Dạng cấu tạo điển hình bao gồm :
+ Màng cơ thể (75A0) bao ngoài cơ thể
II Đặc điểm hoạt động sống :
Hoạt động sinh lí của động vật nguyên sinh được thực hiện nhờ các cơ quan tử(về chức năng tương ứng với cơ quan của động vật đa bào )
2.1 Hoạt động vận chuyển :
Chân giả: ngoại chất dồn → dạng chân, không ổn định
Tơ, roi: Phần lồi của tế bào chất, chuyên hoá để vận chuyển nhờ thể gốc hoặcthể nền (yếu tố thần kinh)
2.2 Hoạt động tiêu hoá :
Hình thức tiêu hoá nội bào, được thực hiện nhờ các không bào tiêu hoá, nằmtrong tế bào chất Số lượng khác nhau tuỳ loài, vị trí hình thành có thể cố định (Trùng
cỏ ) hoặc bất kỳ (Chân giả) Chất cặn bã sau quá trình tiêu hoá được thải ra ngoàibằng cách vỡ thành cơ thể ở vị trí nào đó
2.3 Hoạt động hô hấp và bài tiết :
Được thực hiện nhờ các không bào co bóp - có dạng túi có lượng nước khácnhau ở từng thời kỳ; khi đầy bị bóp lại và tống nước ra khỏi cơ thể Số lượng khôngbào co bóp khác nhau ở từng loài
Ví dụ: ở Trùng cỏ có hai hệ thống, mỗi hệ thống gồm một không bào trungtâm và nhiều không bào ngoại vi (các rãnh)
Trang 4+ Cung cấp O2 cho cơ thể (hô hấp)
Quá trình điều hoà hoạt động được thực hiện chủ yếu nhờ tính hướng động(dương hoặc âm); có mặt các yếu tố thần kinh (các sợi tơ thần kinh liên kết thể nền ởtrùng cỏ) Cơ quan tử cảm thụ ánh sáng chỉ có ở Trùng roi (điểm mắt) và được coi là
cơ quan tử thị giác nguyên thuỷ nhất (gồm các hạt sắc tố đỏ)
III Đặc điểm sinh sản :
Ở động vật nguyên sinh chưa có cấu trúc riêng thực hiện chức năng này
Có hai phương thức :
a Sinh sản vô tính : Là sự sinh sản không có sự hình thành sản phẩm sinh dục và do
một cơ thể thực hiện
Có thể bằng nhiều cách :
+ Phân đôi: cơ thể tách đôi hình thành hai cá thể mới Sự phân đôi theo chiều
dọc ( trùng roi ) hoặc ngang ( trùng cỏ )
+ Nảy chồi: từ cơ thể nảy chồi
Tách → cá thể mơíKhông tách → tập đoàn
b Sinh sản hữu tính: Sự sinh sản có hình thành sản phẩm sinh dục (các giao tử) Cónhiều hình thức :
+ Đồng giao: hai giao tử giống nhau
+ Dị giao: hai giao tử khác nhau
+ Noãn giao: đặc trưng phân hoá hình thái → phân hoá giới tính
+ Tiếp hợp: đặc trưng ở trùng cở, không có sự hình thành giao tử nhưng có sự
kết hợp và xây dựng lại cơ cấu di truyền của nhân sau quá trình từ hai cá thể → 8 cáthể mới
Quá trình kết bào xác (sự nang hoá): sự thay đổi trạng thái của cơ thể (dịch tếbào bớt nước và hình thành vỏ cứng bao bọc ngoài) qua giai đoạn khó khăn của môitrường
PHÂN LOẠI. Gồm khoảng 25000 loài được với nhiều ngành, xếp vào 4 phângiới:
1 Phân giới có chân giả
Các ngành: Amoebozoa; Foraminifera; Radiozoa; Heliozoa
Có cấu tạo đơn giản nhất, gồm khoảng 10000 loài hiện sống (80% ở biển )
Đặc điểm:
- Vận chuyển bằng chân giả
- Cơ thể là khối tế bào chất có nội chất lỏng – dạng hạt và ngoại chất quánhtrong suốt bao quanh (Thể sol- Thể gel)
Trang 5- Dinh dưỡng: thực bào (thức ăn rắn) , ẩm bào (thức ăn lỏng) quá trình tiêu hoánội bào
Vai trò:
Kí sinh gây bệnh đường ruột (Bệnh lỵ: Entamoeba hystolitica)
2 Động vật nguyên sinh có roi bơi.:
Các ngành: Archaezoa; Euglenozoa; Dinozoa; Choanozoa
- Khoảng 8000 loài sống trong nước và đất ẩm, kí sinh
Đặc điểm:
-Cơ thể có hình dạng ổn định nhờ có màng phim (pellicula) - do ngoại chấtđặc Một số có lớp vỏ che ngoài hoặc lớp xenluloz như tế bào thực vật
- Vận chuyển bằng roi, do hoạt động xoáy → roi tập trung thức ăn đến gốc roi
→ không bào tiêu hoá hình thành
- Dinh dưỡng hoại dưỡng và tự dưỡng
- Một số có khả năng sinh sản hữu tính Nhiều đại diện sống tập đoàn
Vai trò :
- Trùng roi thực vật → sinh vật sản xuất
- Kí sinh gây bệnh cho người, động vật: Trypanosona, Lieskmania.
- Cộng sinh ở ruột mối – tiêu hoá xenlluloz (bộ Hypermastgina)
3 Động vật nguyên sinh có bào tử
Các ngành: Sporozoa; Microsporozoa; Cnidosporozoa
Đặc điểm:
-Sporozoa
-Bao gồm những đại điện sống kí sinh trong tế bào người và động vật
-Đặc trưng: trong vòng đời có giai đoạn sinh bào tử, có xen kẽ thế hệ
Microsporozoa
-Nói chung ít di động – có thể bằng vi cơ hoặc tiết dòng dịch ra phía sau
-Vai trò: gây bệnh – Ví dụ: Eimera, Plasmodium
Trang 6Lớp gồm khoảng 6000 loài; sống tự do – một số ký sinh
Cơ quan tử vận chuyển: tơ (tiêm mao)
Có ít nhất là hai nhân: nhân lớn- dinh dưỡng, nhân bé- sinh sản
Cấu trúc cơ thể phức tạp: Các cơ quan tử ; có yếu tố thân kinh ( thể nền )Vai trò: Kí sinh gây bệnh ( chủ yếu ở cá )
CHỦNG LOẠI PHÁT SINH.
Theo quan điểm của Oparin: Chất hữu cơ xuất hiện trước khi sinh vật xuấthiện vì vậy dinh dưỡng dị dưỡng phải có trước tự dưỡng
Có thể cho rằng: Trùng roi và Chân giả bắt nguồn từ một tổ tiên dị dưỡng và
có cách di chuyển như trùng roi
Nhánh trùng chân giả có nhóm chuyển thành Trùng bào tử gai và Vi bào tửNhánh trùng roi: Có nhóm kí sinh → Trùng bào tử, nhóm khác phức tạp hoá
→ Trùng cỏ và hướng thông qua tập đoàn → Động vật đa bào
Động vật đa bào Trùng cỏ
Trùng roi Trùng chân giả
Trùng bào tử Tập đoàn hoá Trùng bào tử gai
Trùng Vi baò tử
Tổ tiên Động vật (Dị dưỡng+V/C bằng roi)
Sơ đồ cây phát sinh Động vật đơn bào.
Trang 7ĐỘNG VẬT ĐA BÀO
Khái quát.
Cơ thể cấu tạo bởi nhiều tế bào và các dạng phân hoá của tế bào
Các tế bào đã phân hoá cao, có cấu tạo và chức năng riêng biệt, không coa khảnăng tồn tại độc lập
Trong chu trình sống có quá trình phát sinh cá thể ( trứng → phôi → cơ thể )
Được phân thành nhiều ngành ( có tác giả phân thành trên 20 ngành)
Theo mức độ ổn định về vị trí và xu hướng phân hoá của các lá phôi chia hainhóm:
+ Parazoa : Thân lỗ – vị trí và xu hướng phân hoá các lá phôi không ổn định + Eumetazoa : các ngành còn lại
Radiata
Cơ thẻ đối xứng toả tròn; Quá
trình phát triển phôi qua giai
đoạn hai lá phôi
Ngành Ruột túi và Sứa lược
Bilateria
Cơ thể đối xứng 2 bên Quátrình phát triển phôi qua giaiđoạn 3 lá phôi
Acoelomata
Cơ thể không có hoặc chỉ có
xoang nguyên sinh; cơ thể
Deuterostomia
Các ngành: Da gai, Mangrâu, Hàm tơ, Dây sống
Trang 8ĐỘNG VẬT TRUNG GIAN
Ngành Bọt bể ( Spongia ) = Thân lỗ ( Porifera )
Chưa có lỗ miệng , đối xứng cơ thể chưa rõ rệt , chưa có mô phân hoá, chưa có
tế bào thần kinh và kiểu tổ chức cơ thể khác động vật khác → Được xếp vào nhómriêng: Parazoa
Đặc điểm cấu tạo :
Vách cơ thể xốp, có xoang bên trong lát bằng tế bào cổ áo (Choanocyte)
Phần lớn cơ thể được cấu tạo từ chất gian bào giống chất keo, trong có mộtkhung xương bằng Protein
Cơ thể dạng đơn giản nhất có hình cốc Lỗ thoát nằm đối diện với đáy Bênthành cơ thể có nhiều lỗ của các rãnh dẫn nước ( lỗ hút )
Đã có sự biệt hoá tế bào : có một số tế bào chuyên trách thực hiện những chứcnăng riêng biêt : dinh dưỡng, nâng đỡ, sinh sản
Chưa có sự phối hợp để hình thành mô Tổ chức của các tế bào rất lỏng lẻo vàquan hệ giữa các tế bào rất dễ bị phá
Chủ yếu phân bố ở biển, ít có giá trị thực tiễn
Ruột túi có nhiều xúc tu với các thích ti bào (dùng bắt mồi)
Sứa lược có hai xúc tu và trên cơ thể có 8 tấm lược (với nhiều hàng tơ) –
không có bao thích ti
Cả hai ngành đều có năng lực tái sinh mạnh: từ một mảnh nhỏ của cơ thể(1/4) có thể phát triển thành con vật hoàn toàn Mặt khác chúng có khả năng xắp xếplại tổ chức cơ thể bị rối loạn trở lại trạng thái bình thường
Ruột khoang bao gồm 10.000 loài xếp trong 3 lớp: Thuỷ tức – sứa – san hô;sứa lược gồm khoảng 100 loài
Chủng loại phát sinh
Được coi là đã tiến hoá từ gốc chung với các động vật bậc cao do có kiểu đốixứng cơ thể xác định; có sự phân hoá và ổn định của các lá phôi, tuy ở mức độ thấpnhưng đã có những đặc điểm cơ bản của động vật đa bào hoàn thiện
Trang 9ĐỘNG VẬT ĐA BÀO CHÍNH THỨC
Ngành Giun dẹp ( Plathelminthes ) Đặc điểm :
Là ngành động vật ở mức độ tổ chức thấp trong động vật có đối xứng hai bên,
3 lá phôi và chưa có thể xoang Cơ thể đã có sự phân hoá và di chuyển có địnhhướng
Cơ thể có dạng hai túi lồng vào nhau, có chung 1 lỗ miệng
Tế bào cơ xếp thành bao kín gồm 3 lớp: vòng – dọc – xiên → kiểu bao cơ đặctrưng cho các ngành giun → cấu trúc thành cơ thể kiểu bao biểu mô cơ
Tế bào cơ trong lớp cơ vòng và dọc hoạt động đối nhau → làn sóng từ trước rasau → cơ chế di chuyển uốn sóng của giun dẹp ( ở sán tơ sống tự do: có sự phối hợpvới hoạt động của tơ - tuy chỉ là thứ yếu)
Quá trình hô hấp thực hiện bằng khuếch tán, cơ quan tiêu hoá cũng chỉ mói ởdạng túi như của ruột khoang
Xuất hiện nhiều hệ cơ quan với mức độ tổ chức cao hơn: Hệ thần kinh tậptrung thành não phía trước với nhiều đôi dây thân kinh chạy dọc; có thêm hệ bài tiết
là nguyên đơn thận; hệ sinh dục với các tuyến phụ sinh dục, ống dẫn và ở một số cóthêm cơ quan giao phối
Phân loại: Chia 5 lớp: sán tơ, sán 1 vật chủ, sán 2 vật chủ, Cestodaria, sán dây.
1 Lớp sán tơ (Turbellaria): bao gồm những đại diện sống tự do trong nước,
đất ẩm ( 1600 loài ) ; cỡ nhỏ hơn 10cm ; lỗ miệng thường ở giữa mặt bụng
Phần lớn là động vật ăn thịt, phần hầu có khả năng phóng ra ngoài bắt mồi rồilại thu vào trong Có khả năng nhịn đói lâu ngày→ sử dụng các phần của cơ thể cho
dị hoá ( trừ hệ thần kinh) → cơ thể nhỏ lại → sau phục hồi
2 Lớp sán lá 2 vật chủ ( Digenea hoặc Trematoda ):
Gồm khoảng 2000 loài kí sinh trong cơ thể động vật Cơ thể có hình lá dẹt; cỡ
nhỏ vài milimet ( F.hepatia có kích thước 5cm ) Có 2 giác bám: giác miệng và giác
bụng để bám vào vật chủ Có một lớp vỏ ngoài dày (cuticun) thay cho biểu bì →chống tác dụng của dịch tiêu hoá
Cơ quan sinh sản phức tạp bao gồm tuyến sinh dục đực và cái với nhiều bộphận; là động vật lưỡng tính nhưng thụ tinh chéo
Có vòng đời phức tạp, gồm một số dạng khác nhau Xen kẽ các thế hệ vô tính
và hữu tính- kí sinh trên một hay nhiều vật chủ trung gian
Trang 10Adolescercaria
Vật chủ trung gian 2 Vật chủ trung gian 1
Chu kỳ sinh trưởng, phát triển của Sán hai chủ
3 Lớp sán dây ( Cestoda) : có khoảng 3000 loài Có hình dáng giống giải dài,
dẹp phần đầu có nhiều giác bám và ở nhiều loài tận cùng có một vòng móc bám Tiếp với đầu là cổ, là phần sinh trưởng – thường sinh ra các đoạn mới của cơ thể.Phần còn lại là một loạt các đốt ( số lượng hàng nghìn )
Không có miệng và khộng co hệ tiêu hoá ( dinh dưỡng bằng hấp phụ chất dinh dưỡngcủa vật chủ ) Mỗi đốt là một cơ quan sinh dục hoàn chỉnh – lưỡng tính Quá trình thụtinh xảy ra giữa các đốt hoặc chính trong mỗi đốt
Giai đoạn ấu trùng thường sống trong cơ thể động vật không xương ở nước Có sựthay đổi vật chủ
Theo L Graff: Giun dẹp có nguốn gốc từ Ruột túi thấp, gần với tổ tiên dạng Planula và được gọi là Tổ tiên động vật 3 lá phôi Do đặc điểm cấu trúc cơ thể đã giải thích được sự hình thành lỗ miệng ở phía sau của Sán tơ
Trong Giun dẹp: Sán tơ ruột thẳng với cấu trúc ruột đơn giản, một đôi nguyênđơn thận, tuyến sinh dục kép; 2-6 đôi dây thần kinh xuất phát từ não (cách xếp phóngxạ) là sơ đồ tổng quát của Giun dẹp
Cercaria
Ấu trùng nang
Metacercaria
Trang 11Có thể nghĩ rằng từ tổ tiên chung, Giun dẹp đã tiến hoá theo 3 hướng :
1 Cho ruột thẳng hiện sống
2 Từ kí sinh ngoài → kí sinh trong: Phát triển qua biến thái nhưng không có
sự xen kẽ thế hệ ( sán đơn chủ – sán dây )
3 Từ hội sinh trong xoang áo của ốc → kí sinh trong cơ thể rồi chuyển giaiđoạn trưởng thành sinh sản hữu tính sống tự do sang kí sinh trong vật chủ mới
Cestoida Đ.V miệng thứ sinh Giun đốt Giun tròn Monogenea
Digenea Turbellaria
Trang 12Nhóm ngành giun tròn – Nemathelminthes
Nhóm nghành có số lượng loài khá lớn (8000 loài ) – sống trong nước, đất, kísinh trong cơ thể thực vật và động vật
Đặc điểm
Cơ thể tròn, dài, hai đầu nhọn, thân bọc một lớp cuticun chắc ( bảo vệ )
Mức độ tổ chức: có xoang cơ thể nguyên sinh nằm giữa thành cơ thể và thànhruột Chỉ có cơ dọc → chỉ có thể uốn cong người; vận chuyển kiểu cong-quẫy
Tuần hoàn và hô hấp mức độ như ở giun dẹp ( chưa có hệ thống riêng biệt )
Có hệ thống tiêu hoá dạng ống khá hoàn chỉnh tuy mới ở mức độ đơn giản.Ruột được phân thành: ruột trước, giữa và sau Quá trình tiêu hoá ngoại bào
Hệ thần kinh vẫn ở mức tổ chức dạng Dây thần kinh ( tương đồng Giun dẹp );gồm vòng thần kinh hầu và 6 đôi dây thần kinh dọc ( trong đó dây lớn nhất là lưng vàbụng )
Căn cứ vào đặc điểm sinh học của quá trình phát triển, chúng được chia haikiểu :
Giun tròn có chu kỳ phát triển qua đất: giun đũa ; giun móc
Giun tròn có chu kỳ phát triển qua sinh vật: giun xoắn ; giun dạ dày
Có nhiều loại kí sinh gây hại thực vật: Aphelenchoides orizae hại lúa; Dytylenchus
angustus ( chuối ); Meloidogyaue ( cây họ đậu, lạc, đay ) Rotylenchus ( chuối ).
2 Giun cước (Gordiacea= Nematomorpha): khoảng hơn 200 loài ký sinh ở côn
trùng Cơ thể dài mảnh ( vài cm –1,5cm )
Trong cấu tạo : ruột trước tiêu giảm hoặc mất hẳn
Kí sinh trong thể xoang của côn trùng; lớn lên ra ngoài môi trường nước ( khicôn trùng gặp nước ) - đẻ trứng phát triển thành ấu trùng – ấu trùng chui vào kí sinh ởvật chủ trung gian ( thường là ấu trùng côn trùng → vật chủ chính )
3 Giun đầu gai ( Acanthocephala ): khoảng 500 loài
Trang 13Sống kí sinh trong ruột động vật có xương Ấu trùng thường gặp trong thểxoang của các động vật chân khớp
Cơ thể có hình trụ, phân biệt rõ với phần vòi có móc là cơ quan bám; không có
hệ tiêu hoá (bị tiêu giảm)
Phát triển gián tiếp: vật chủ chính thức ở nước (cá , lưỡng thê) → vật chủ trunggian là giáp xác; còn với vật chủ chính ở cạn → v/c trung gian là sâu bọ
Nguồn gốc và tiến hoá.
Với đặc điểm: có tơ ở mặt bụng (trùng bánh xe, giun tơ bụng); bài tiết bằngnguyên đơn thận Vị trí của lỗ miệng ở phía trước cơ thể của giun tròn cũng đã gặp ởsán tơ ruột thẳng; cấu tạo của hệ sinh dục không có sai khác cơ bản → tổ tiên củagiun tròn là một nhóm sán tơ ruột thẳng nào đấy
Tiến hoá cơ bản của Giun tròn so với Giun dẹp là có xoang cơ thể nguyên sinh(thực ra đã có mầm mống từ giun dẹp ) và có ruột sau
Các lớp trong ngành trên con đường phát triển đã phân hoá và hình thànhnhững đặc điểm riêng khác biệt so với tổ tiên
Thành cơ thể có một lớp cơ vòng và một lớp cơ dọc → vận chuyển nhờ sựphối hợp giữa các cơ và sự bám của tơ vào đất → di chuyển kiểu sóng ; ở nhiều loài
có cơ quan vận chuyển là các đôi chi bên
Xoang cơ thể là Thể xoang thực sự lớn và phát triển, chứa đầy dịch → nộiquan nằm trong → là xoang sống; tham gia vào chức phận sống của cơ thể
Hệ tiêu hoá tiến bộ, được phân thành các phần: hầu cơ, thực quản, dạ dày, ruột.Tuần hoàn: Hoàn thiện (phức tạp và có hiệu lực) với hai mạch chính là mạchmáu lưng (thu hồi) và mạch máu bụng (đưa đi); ở khu vực thực quản có 5 đôi ốngtim
Bài tiết: mỗi đốt có một đôi Hậu đơn thận Đặc điểm đáng chú ý: Ở giai đoạn
ấu trùng, thận hoạt động của nó vẫn chỉ là Nguyên đơn thận → nguồn gốc các độngvật không xương cao từ những động vật không xương thấp
Hệ thần kinh tiến bộ hơn các động vật trước nhiều – là tập hợp 2 thuỳ tế bàothần kinh lớn nằm ngay bên trên hầu – 1 vòng thần kinh nối liền 2 hạch; từ hạch dưới