Giáo trình động vật hại nông nghiệp part 5 pdf

21 667 4
Giáo trình động vật hại nông nghiệp part 5 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.4. Yêu cầu về một loài bắt mồi Một loài bắt mồi chỉ có thể trở thành loài có hiệu quả khi đáp ứng được các yêu cầu sau đây: - Có thời gian phát triển (vòng đời) ngắn hơn thời gian phát triển của con mồi; - Có sức sinh sản cao; - Có khả năng ăn mồi lớn; - Có khả năng sống sót cao khi con mồi ít hoặc rất ít; - Có nơi ở và sự ưa thích ký chủ giống như con mồi; - Có sự ưa thích tiểu khí hậu như con mồi; - Có khả năng tìm kiếm con mồi tốt ngay cả khi con mồi có mật độ thấp; - Có sự phát triển vật hậu theo mùa giống như con mồi; - Có khả năng chống chịu với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như con mồi; - Có khả năng chống chịu được với các loại thuốc trừ dịch hại như con mồi. Nếu đạt được các tiêu chuẩn trên thì đó chính là loài bắt mồi có hiệu quả và là loài “lý tưởng”. Cho tới nay chưa có loài nào đạt được đầy đủ 10 tiêu chuẩn này. Loài đạt được 7/10 tiêu chuẩn và hiện được nhân nuôi và sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là loài nhện bắt mồi Phytoseiulus persimilis A - H. Các loài kẻ thù tự nhiên khác của nh ện hại mỗi nhóm có đặc điểm riêng. Chẳng hạn, nhóm bọ rùa Stethorus có khả năng bay đến chỗ mật độ quần thể nhện hại cao, sức ăn hàng ngày cao nhưng lại không có khả năng tìm kiếm khi mật độ nhện hại thấp. Cũng vậy, bọ Cánh cộc Staphinid có khả năng ăn mồi rất lớn, nhưng điểm yếu của chúng là thời gian phát triển dài và khả năng tìm kiếm vật mồi kém. Đây chính là lý do vì sao 2 nhóm kẻ thù tự nhiên này không có khả năng kìm hãm nhện hại ở mật độ thấp. Hay như nhóm chuồn chuồn cỏ Chrysopa, ngoài khả năng tìm mồi tuyệt vời và sử dụng nhiều loại thức ăn, có khả năng kiềm chế nhện hại khi mật độ cao nhưng nhóm này không có khả năng duy trì mật độ khi mật độ nhện hại thấp. Yêu c ầu thứ 10 được đặt ra một cách rõ nét vì hiện nay nhiều loài nhện hại có tính kháng thuốc trừ dịch hại trong khi đó hầu như tất cả các loài bắt mồi rất mẫn cảm với thuốc. Một số phòng thí nghiệm ở California, Mỹ từ những năm 1980 đã có chương trình huấn luyện nhện bắt mồi như Amblyseius occidentalis quen với các loại thuốc trừ dịch hại. 1.5. Mộ t số loài thiên địch đang được sử dụng trong đấu tranh sinh học phòng chống nhện hại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………84 Hiện nay, rất nhiều loài thiên địch (côn trùng và nhện bắt mồi) nhện hại và các côn trùng khác được nhân nuôi hàng loạt theo phương pháp công nghiệp và cung cấp đến tận cơ sở sản xuất. Một trong các công ty hàng đầu nhân nuôi và bán rộng rãi các loài thiên địch của nhện hại là Công ty Koppert - Hà Lan. Công ty này có chi nhánh tại 10 nước trên thế giới như Bỉ, Pháp, Mỹ, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ Bảng 9.1 liệt kê 9 loại sản phẩm của Công ty này gồm các loài nhện và côn trùng thiên đị ch trong phòng chống nhện hại và một số loài sâu hại trong nhà kính cũng như trên đồng ruộng. Đa số các sản phẩm được đóng trong lọ nhựa hoặc gói trong giấy. Mỗi lọ thường có 300 - 500 thiên địch. Việc sử dụng khá đơn giản, người sản xuất có thể đặt mua thông qua mạng Internet. Khi nhện hại đạt ngưỡng mật độ phòng chống thì rắc sản phẩm trên cây. Nếu chưa sử d ụng ngay sản phẩm cần được lưu trữ ở nơi thoáng mát. Hiện tại, một số lãnh thổ như Nhật Bản, Đài Loan đang sản xuất nhện bắt mồi (Phytoseiulus persimilis) để trừ nhện đỏ. Tại Trung Quốc, các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Tây đang sản xuất loài Amblyseius cucurmeris để trừ nhện hại cam chanh, nhện hại tre trúc và bọ trĩ (Yan, 2003 trao đổi riêng). Bảng 9.1. Tên một s ố sản phẩm sử dụng trong đấu tranh sinh học phòng chống nhện hại của Công ty Koppert - Hà Lan năm 2003 STT Tên sản phẩm Loài thiên địch Đối tượng phòng trừ 1 Dicybug Bọ xít Dicyphus hesperus Nhện đỏ Tetranychus spp. và bọ phấn 2 Mirical Bọ xít Macrolophus caliginosus Nhện đỏ Tetranychus spp. và bọ phấn 3 Mirical - L Bọ xít Macrolophus caliginosus Nhện đỏ Tetranychus spp. 4 Spical Nhện bắt mồi Amblyseius californicus Nhện đỏ: Tetranychus spp. và Panonychus ulmi 5 Spidend Muỗi Feltiella acarisuga Nhện đỏ Tetranychus spp. 6 Spidex Nhện bắt mồi Phytoseiulus persimilis Nhện đỏ Tetranychus spp. 7 Spidex hot - spot Nhện bắt mồi Phytoseiulus persimilis Nhện đỏ Tetranychus spp. 8 Thripans Nhện bắt mồi Amblyseius degenerans Nhện đỏ Tetranychus spp., bọ trĩ 9 Thripex Nhện bắt mồi Amblyseius cucumerus Nhện đỏ Tetranychus spp., nhện trắng Pophagotarsonemus latus, bọ trĩ 2. CÁC LOẠI THUỐC TRỪ NHỆN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRÊN THẾ GIỚI Theo "Trích yếu về tên các loại thuốc trừ dịch hại (Compendium of pesticide common names) trên thế giới", cho tới nay thuốc trừ nhện gồm 193 gốc thuốc. Trong số này nhiều nhất là thuốc có gốc lân hữu cơ, sau đó đến gốc Diphenil vòng, Carbamate, Pyrethroid. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………85 Điều đáng lưu ý là hiện nay thuốc trừ nhện có nguồn gốc sinh học (5,7%) và thuốc điều tiết sinh trưởng (3,5%) chiếm tỷ lệ thấp (bảng 9.2). Bảng 9.2. Số lượng các gốc thuốc được sử dụng trong phòng trừ nhện hại tính đến thời điểm hiện nay (Nguồn: Compendium of pesticide common names, 2003) Gốc thuốc Số lượng Gốc sinh học 11 Diphenil vòng 20 Carbamat 13 Dinirophenol 11 Formamidine 5 Chất điều tiết sinh trưởng 7 Clo hữu cơ 6 Lân hữu cơ 67 Trong đó: Organophosphate: 10; Organothiophosphate: 51; Phosphonate: 1; Phosphoramidothioate: 3; Phosphorodiamide: 2. Organotin 3 Phenylssulfamide 1 Phthalimide 2 Pyrazole 4 Pyrethroid 13 Pirimidinamine 1 Pyrole 1 Quinoxaline 2 Ester sulfite 1 Tetronic acid 1 Thiocarbamate 1 Thiourea 2 Các gốc không xác định khác 21 Tổng số 193 3. SỰ HÌNH THÀNH TÍNH KHÁNG THUỐC Ở NHỆN HẠI Loài nhện đỏ Tetranychus urticae K. từ năm 1937 đã được ghi nhận kháng thuốc Selocide. Đến những năm 1950 khi mà trên diện tích rộng người ta đã ghi nhận hàng loạt trường hợp nhện kháng thuốc lân hữu cơ mới chỉ sử dụng 2 - 3 năm trong nhà kính. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………86 Hình 9.9. Lịch sử phát triển tính kháng thuốc của Tetranychus urticae trên hoa hồng ở Aalsmeer - Hà Lan Đường liền: Thuốc được sử dụng có hiệu quả; R: Kháng thuốc xuất hiện, lượng thuốc sử dụng giảm mạnh Hình 9.10. Lịch sử phát triển tính kháng thuốc của Panonychus ulmi trên táo vùng Tây Nam nước Anh (Helle và Sabelis, 1985) Đường liền: Thuốc được sử dụng có hiệu quả; R: Kháng thuốc xuất hiện. Một vài loại thuốc lân hữu cơ còn được tiếp tục sử dụng như thuốc trừ sâu và trừ bệnh. Đến giữa những năm 1950 - 1960 nhện hại chính trên vườn táo và cam chanh như T. urticae, P. ulmi và P. citri đã kháng lân hữu cơ. Do sự phát triển tính kháng thuốc của nhện hại mà người ta đã phải thay đổi nhiều loài thuốc (Hình 9.9, Hình 9.10). Ngày nay, tại hầu hết các vùng trồng cây ăn quả, bông, rau thâm canh cao ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản do áp lực sử dụng thuốc hoá học cao đã hình thành các nhóm 2 - 3 loài nhện hại phát triển tính kháng chéo đối với thu ốc lân hữu cơ và một số nhóm thuốc khác. 4. CÁC LOẠI THUỐC TRỪ NHỆN ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM Theo "Danh mục thuốc BVTV được phép, hạn chế và cấm sử dụng ở Việt Nam" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2003, trong tổng số 131 gốc thuốc trừ sâu được phép sử dụng, chỉ có 11 gốc thuốc trừ nhện được đăng ký lưu hành. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………87 Trong khi sử dụng thuốc cần lưu ý đặc điểm sinh sống và nơi cư trú của nhện hại để đưa nước thuốc vào đó. Về cơ bản, đối với thuốc tiếp xúc phải phun ướt toàn bộ cây, cả mặt trên và mặt dưới lá, cả kẽ lá. Lượng nước thuốc có thể cần nhiều hơn so với phun trừ côn trùng hại. 1ha cần lượng nước thuố c từ 500 - 800 lít và lượng nước thuốc cần cho 1 đơn vị như sau: 1 sào Bắc bộ (360 m 2 ) cần 2 - 3 bình 8 lít 1 sào Trung bộ (500 m 2 ) cần 4 - 5 bình 8 lít và 1 công đất Nam bộ (1000 m 2 ) cần 8 - 10 bình 8 lít Dưới đây liệt kê tên các loại thuốc trừ nhện được phép sử dụng ở Việt Nam năm 2003. Tuy nhiên cần lưu ý thêm rằng còn một số loại thuốc trừ sâu hoặc trừ bệnh có tác dụng trừ một số loài nhện nhưng không được đăng ký chính thức. - Mitac 20EC; Tên chung: Amitraz. Nhóm thuốc: Triazapentadiene Thuộc nhóm độc III. Độc nhẹ với ong, cá và động vật thuỷ sinh. Độc nhẹ với thiên địch. Công d ụng của thuốc: Thuốc trừ sâu, trừ nhện hại cây trồng cạn như chè, cà phê, cây ăn quả, cây lương thực, cây màu, cây rau. Tác dụng qua đường tiếp xúc. Đối tượng đăng ký sử dụng: cây có múi. Liều lượng: 1,5 - 2,0 lít/ha. Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 14 ngày. - Kelthane 18.5EC; Tên chung: Dicofol. Nhóm thuốc: Clo hữu cơ Thuộc nhóm độc II. Có độ độc cao với cá đến độc trung bình với cá. Độc trung bình với chim, không độc với ong. Công dụng của thuố c: thuốc trừ nhện, nằm trong danh mục thuốc hạn chế sử dụng, phổ tác động rộng, có thể trừ được hơn 28 loài nhện khác nhau. Đối tượng đăng ký sử dụng: cây ăn quả, ớt. Liều lượng: 1,0 - 1,25 lít/ha (pha 400 - 500 lít nước) Thời gian cách ly: ngừng phun trước khi thu hoạch 14 ngày. - Danitol 10EC; Tên chung: Fenpropathrin; Nhóm thuốc: Pyrethroid Nhóm độc II. Độc cao với cá và động vật thuỷ sinh, độc cao với ong; độc nhẹ với chim. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………88 Công dụng của thuốc: tác dụng tiếp xúc, vị độc. Đối tượng đăng ký sử dụng: bông, vải. Đối tượng phòng trừ: rệp hại bông, nhện lông nhung hại vải. Liều lượng: bông 1,0 - 1,5 lít/ha; vải 0,75 - 1,0 lít/ha Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 10 ngày. - Ortus 5 SC; Tên chung: Fenpyroximate. Nhóm thuốc: Pyrazole Nhóm độc III. Độc mạnh với cá và động vật thuỷ sinh, không độc với chim, giun đất và ong. Đối tượng đăng ký sử dụng: trên cây có múi, bông, vải, đ ào, hoa hồng. Đối tượng phòng trừ: nhện đỏ, nhện. Liều lượng: cây có múi, bông 0,75 - 1,5 lít/ha; vải, đào 1,0 lít/ha; hoa hồng 0,5 lít/ha. Cách dùng: pha với 600 - 800 lít nước/ha. Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc trước thu hoạch: 7 ngày. - Cascade 5EC; Tên chung: Flufenoxuron (code WL 115110) Nhóm thuốc: Acylurea. Nhóm độc II. Độc nhẹ với cá và động vật thuỷ sinh, độc trung bình với ong, độc nhẹ với chim. Công dụng của thuốc: thuốc trừ sâu, thuốc trừ nhện. Là loại thuốc ức chế quá trình tạo chấ t kitin trong côn trùng, có tác dụng diệt trừ sâu hại thuộc bộ Cánh phấn Lepidoptera hại bắp cải, cây có múi, cà phê, bông, chè, khoai tây, cà chua. Đối tượng đăng ký sử dụng: cây có múi, chè. Đối tượng phòng trừ: nhện đỏ hại cây có múi, hại chè. Liều lượng: 1,0 - 2,0 lít/ha Cách dùng: pha với lượng nước 600 - 1000 lít/ha, có thể phun lại lần thứ hai sau 7 - 10 ngày. Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc trước thu hoạch: 7 ngày. - Sirbon 5EC; Tên chung: Halfenprox Code name MTI - 732. Nhóm thuốc: Pyrethroid Nhóm độc Ib. Nhóm độc II. Độc mạnh với cá và động vật thuỷ sinh; độc nhẹ với chim; độc với ong mật, độc với dâu tằm. Công dụng của thuốc: thuốc trừ nhện tác dụng tiếp xúc có ảnh hưởng tới tất cả các giai đoạn phát triển của nhện (trứng, nhện tuổi nhỏ, nhện trưởng thành). Tác dụng diệt rất Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………89 nhanh, không kháng chéo với các loại thuốc trừ nhện khác. Không gây bùng nổ quần thể nhện. Thuốc có hiệu quả cao với tất cả các loài nhện. Tác dụng của thuốc phụ thuộc rất ít tới nhiệt độ môi trường. Đối tượng đăng ký sử dụng: cây có múi. Đối tượng phòng trừ: nhện đỏ. Liều lượng: 0,9 - 1,5 lít/ha Cách dùng: pha với 600 - 800 lít nước/ha; không phun cho cây dâu. Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch cây có múi 14 ngày. - Nissorun 5EC; Tên chung: Hexythiazox Nhóm độc III. Thu ốc không độc với cá và các động vật thuỷ sinh. Thuốc không độc với chim, không độc với ong. Thuốc an toàn với động vật có ích. Công dụng của thuốc: thuốc trừ sâu, thuốc trừ nhện đỏ hại cây trồng cạn, có phổ tác động rộng. Thuốc có tác dụng tốt trong giai đoạn ấu trùng, trứng. Thuốc không gây tính kháng thuốc, không gây hại cho cây trồng. Đối tượng đăng ký sử dụng: chè, hoa hồng. Đối tượng phòng tr ừ: nhện đỏ. Liều lượng: 0,4 - 0,6 lít/ha. Cách dùng: phun với 400 - 500 lít nước/ha. Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch chè 7 ngày. - Dibrom 50EC, 96EC; Nhóm thuốc: Organophosphorus Nhóm độc II. Không độc với cá, độc mạnh với ong; độc trung bình với chim. Công dụng của thuốc: thuốc trừ sâu có tác dụng tiếp xúc, vị độc, xông hơi, phổ tác động rộng, có thể trừ nhiều loại sâu hại như sâu khoang, sâu đo, sâu keo, sâu cắn gié, sâu gai, ruồi, bọ xít, bọ trĩ, nhện h ại lúa, rau, đậu đỗ, ngô, cà phê, chè, cây ăn quả. Đối tượng đăng ký sử dụng: lúa, cây ăn quả. Đối tượng phòng trừ: bọ xít hôi hại lúa, nhện đỏ hại cây ăn quả. Liều lượng: lúa: 50EC: 0,4 - 0,5 lít/ha, 96EC 0,2 - 0,25; cây ăn quả: 50EC 0,8 - 1,2 lít/ha Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 10 ngày. - DC - Tron Plus 98.8EC; Tên chung: Petroleum spray oil Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………90 Nhóm thuốc: Paraffinic hydrocarbon. Nhóm độc III. Thuốc không gây một ảnh hưởng đáng kể nào với môi trường, không độc với ong. Không gây ảnh hưởng đến thiên địch như bọ rùa đỏ, nhện linh miêu. Công dụng của thuốc: Thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ dầu khoáng để trừ sâu hại cây ăn quả có múi. Có phổ tác động rộng như trừ sâu vẽ bùa, rệp đỏ, rệp, rệp sáp hại cây có múi, rệp hại nho, táo, r ầy chổng cánh Diaphorina citri thuộc bộ Cánh đều Homoptera hại cây có múi, rệp hại quả hạch; bệnh sương mai hại táo, bệnh đốm lá hại chuối, rệp hại quả bơ, kiwi, quả na, chuối, xoài, kiểm soát cỏ dại ở mọi nơi; trừ sâu vẽ bùa: cứ 5 - 14 ngày phun 1 lần vào lúc cây đâm chồi, không phun ở nơi đất khô, cây bị úng ngập. Đối tượng đăng ký sử dụng: cây có múi, chè, cà phê. Đối tượng phòng trừ: r ầy chổng cánh Diaphorina citri, sâu vẽ bùa, nhện đỏ hại cây có múi; nhện đỏ hại chè, rệp vảy hại cà phê. Liều lượng: cây có múi: 0,75 - 1,0%. Phun lần đầu khi chồi non 1 - 2cm, 14 ngày phun 1 lần. Nhện 5,0 - 10,0 lít/ha; chè 3,75 lít/ha, cà phê 2,5 - 3,75 lít/ha. Cách dùng: pha với 800 - 1000 lít nước/ha, cho lượng nước cần pha vào bình trước sau đó đổ lượng DC - Tron Plus theo liều khuyến cáo và khuấy đều. Duy trì việc khuấy đều trong khi phun. Lượng nước phun cho 1 ha là 400 lít. Không sử dụng các thuốc trừ sâu, hoá chất khác không tương hợp với dầu trong kho ảng thời gian 4 tuần trước và sau khi sử dụng Benlate + DC - Tron vì có thể gây độc cho cây. Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 2 ngày. - Comite 73EC; Tên chung: Propargite Nhóm độc III. Độc với cá, không độc với ong, không ảnh hưởng đến thiên địch. Công dụng của thuốc: thuốc trừ nhện, thuốc không có tác dụng nội hấp. Thuốc có tác dụng trừ nhện hại cây trồng cạn như cây ăn quả, cây công nghiệp, đậu đỗ. Đối tượng đă ng ký sử dụng: đậu đỗ, chè, rau, cây có múi. Đối tượng phòng trừ: nhện, nhện đỏ. Liều lượng: chè 0,32 - 1,0 lít/ha, các cây còn lại 0,49 - 0,98 lít/ha. Cách dùng: pha với 400 - 700 lít nước/ha, phun ướt đều tán lá, thân cây. Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 7 ngày. - Alfamite 15EC; Tên chung: Pyridaben Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………91 Thuộc nhóm độc III. Độc nhẹ với cá và động vật thuỷ sinh, không độc với chim, độc với ong, ảnh hưởng đến một số loài thiên địch. Công dụng của thuốc: thuốc trừ sâu, thuốc trừ nhện, tác động nhanh và tích luỹ lâu (30 - 60 ngày), tác dụng diệt trừ với tất cả các giai đoạn của sâu hại đặc biệt sâu non. Đối tượng đăng ký sử dụng: cây có múi. Đối tượng phòng trừ: nh ện đỏ. Liều lượng: 1,0 - 1,2 lít/ha (pha 16 - 20ml/bình 8 lít) Cách dùng: phun với 400 - 600 lít nước/ha, phun ướt đều thân lá khi sâu mới xuất hiện khoảng 8 - 10 con/lá, nếu bị nặng có thể phun lại sau 7 ngày. Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 3 ngày. - Pegasus 500SC; Hoạt chất: Diafenthiuron Thuốc thương phẩm Pegasus, dạng dung dịch, tác động theo đường vị độc, tiếp xúc và xông hơi. Thuốc thuộc nhóm ít độc cho người và vật nuôi, độc cho ong mật và rất độc cho cá, an toàn cho cây trồng, không lưu t ồn lâu trong môi trường. Công dụng và liều lượng sử dụng: Thuốc có khả năng diệt được nhện, sâu non trưởng thành và trứng của một số loài sâu hại. Khi nhện bị thuốc xâm nhập sẽ bị tê liệt, ngừng ăn và sau 2 - 5 ngày sẽ chết. Thuốc có tác dụng thấm sâu nên thời gian hiệu lực dài. Thuốc rất có hiệu quả đối với các loại sâu đã kháng các loại thuốc cũ. Trên cây ăn qu ả, bông, rau, đậu, hoa và cây cảnh, ngoài diệt nhện đỏ hại nó còn tiêu diệt được các loại sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu đục quả, rệp, rệp sáp. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Các nhóm vi sinh vật thiên địch của nhện nhỏ? 2. Đặc điểm của các nhóm côn trùng thiên địch của nhện nhỏ? 3. Đặc điểm của nhóm nhện nhỏ thiên địch và khả năng sử dụng chúng trong thực tiễn 4. Hiện tượng kháng thuốc hoá học của nhện nhỏ? 5. Đặc điểm của các loại thuốc hoá học trừ nhện nhỏ đang được sử dụng tại n ước ta? Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………92 Chương X CÁC LOẠI NHỆN NHỎ HẠI CÂY TRỒNG QUAN TRỌNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Một số loài nhện nhỏ hại cây trồng đã trở thành dịch hại quan trọng đòi hỏi người sản xuất phải tiến hành phòng chống kịp thời, nếu không hiệu quả sản xuất sẽ bị giảm một cách đáng kể. Chương này đề cập tới một số đại diện nhện hại quan trọng đối với cây trồng theo thứ tự tên gọi, phân bố, triệu chứng gây hại, đặc điểm hình thái, qui luật phát sinh gây hại và biện pháp phòng chống. Hiện nay, biện pháp sinh học trong qui trình phòng chống dịch hại tổng hợp (IPM) đang được quan tâm nhiều, trong đó việc bảo vệ và khích lệ kẻ thù tự nhiên được coi là có hiệu quả. Ngoài ra còn có việc nhân thả các loài nhện nhỏ và côn trùng thiên địch có triển vọng. Đối với các loại thuốc hoá học BVTV, cần sử dụng phương châm thay thuố c và chú ý sử dụng các loại thuốc sinh học và các loại thuốc có tính chọn lọc cao, ít tác động đến thiên địch và môi trường. 1. NHỆN TRẮNG (Polyphagotarsonemus latus Bank). Họ Tarsonemidae Tên khác gồm nhện vàng hại chè, nhện trắng bạc hoặc nhện trắng hại cam chanh, Broad mite,. Ở vùng Hà Hồi tỉnh Hà Tây nông dân gọi là “bệnh lá duối” trên cây khoai tây. 1.1. Phân bố Nhện trắng là loài dịch hại có mặt ở trên 55 nước, phân bố rộng mang tính toàn cầu nhất là trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm. Triệu chứng hại đầu tiên ở châu Phi được ghi nhận trên cây bông vào năm 1890. Tại vùng ôn đới, chúng tấn công nhiều loài cây trồng trong nhà kính. 1.2. Phạm vi ký chủ Đây là loài đa thực điển hình, phá hại trên hầu hết các các họ thực vật vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhện trắng tấn công bông, làm giảm tới 50 - 60% năng suất đậu tương ở New Guinea; là loài sâu hại quan trọng trên cam chanh ở Úc (Smith và Papacek, 1985) và ở Antillé (Hugon, 1983); là dịch hại nghiêm trọng trên cây chè, ớt và cà tím ở Trung Quốc (Li và ctv., 1985); là loài dịch hại mới đối với cây chè ở Nam Phi (1980) và đay ở Bangladesh (Kabir, 1979). Ở nước ta nhện trắng lần đầu tiên được ghi nhận hại khoai tây vào năm 1990 với mức độ gây hại trung bình. Năm 1992 Nguyễn Văn Đĩnh ghi nhận nhện trắng tấn công gây hại 59 loài thực vật tại vùng Hà Nội, trong đó những loài cây bị hại nặng gồm có khoai tây, ớ t, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………93 [...]... - 25 th h Bng 10.2 Thi gian cỏc pha phỏt trin (ngy) ca nhn son trờn lỏ sn mỏn v lỏ rau ay 25oC (Ngun: Nguyn Vn nh, 1994) Trng Nhn non (Larva) Proto nymph Deuto nymph Vũng i Tui th X 3,0 1,8 2,0 1,83 9,8a 25, 57a SD 0,1 0,3 0,3 0,1 0,6 0,8 Pha phỏt trin Lỏ sn: Trng i hc Nụng nghip H Ni Giỏo trỡnh ng vt hi nụng nghip 100 Lỏ rau ay : X 3,24 1,28 1 ,55 1,6 8,82b 21,42b SD 0,13 0, 15 0,16 0,17 0,36 1 ,51 ... chua, da chuột và cây bông là những ví dụ trong việc sử dụng nhện bắt mồi thông qua lây nhiễm nhện hại trớc để đạt chỉ số hại 0,4 (tơng ứng với 6% diện tích lá bị hại) sẽ thả nhện bắt mồi 4 con/cây Ngỡng gây hại đối với cà chua tại Anh là 2,0, tơng đơng với 30% diện tích lá bị hại (Hussey và Scopes, 19 85) Loài nhện bắt mồi Phytoseiulus persimilis đợc nhân nuôi và sử dụng rộng rãi trong nhà kính và vờn... tõy tớnh t trờn ngn xung* (Nguyn Vn nh, 1992) S th t lỏ Mt nhn hi S th t lỏ Mt nhn hi 1 2,4 0,67 9 0,9 0,3 2 3 ,5 0,80 10 0,7 0,3 3 4,6 1,10 11 0,4 0,1 4 2,1 0 ,5 12 0,3 0,2 5 1,2 0,4 13 0,3 0,1 6 1,2 0,4 14 0 7 1,0 0,4 15 0 8 0,7 0,3 Ghi chỳ: * lỏ chột th nht cú ng kớnh l 1,5cm Trong 2 v khoai tõy, nhn gõy hi nng v khoai tõy xuõn Nhn thng gõy hi theo tng im cc b sau ú mi lan rng ra ton... t mt bờn; b Nhn cỏi nhỡn t mt lng 4 .5 Tp quỏn sinh sng v qui lut phỏt sinh gõy hi Nhn hi chố cú vũng i khỏ ngn (11 ,53 ngy) v thi gian sng ca trng thnh tng i di (bng 10.4) Bng 10.4 Thi gian cỏc pha phỏt trin (ngy) ca nhn O coffeae N trờn ging chố PH1 25oC (Nguyn Vn nh, 1994) Trng Nhn non I Nhn non II Nhn non III Vũng i i Trung bỡnh 4,29 1,82 1,73 2,36 11 ,53 20 ,54 SD 0,16 0,21 0,18 0,27 0,38 0,44... 0,13 0, 15 0,16 0,17 0,36 1 ,51 Ghi chỳ: Ch khỏc nhau sai s mc P = 0, 05, X - Trung bỡnh, SD - lch chun Bng sng ca nhn ch ra rng chỳng cú t l sng t nhiờn cao, sau 14 ngy vn t 100% Thi gian trng cao vo cỏc ngy 10 - 17, mi con cỏi cú th t 4 ,5 - 8,0 qu trng trong ngy Kt thỳc trng vo ngy th 25 - 30 Trung bỡnh mt con cỏi cú th t 40 - 85 trng, cao nht t 100 trng Cỏc c im sinh hc c bn ca nhn nh thi gian... t nhiờn () ca nhn son T cinnabarinnus trờn cỏc loi cõy trng nhit 25 1oC Ro r u 109,6 0,270 1,310 Gerson v Aronowitz, 1980 u 27,4 0,197 1,21 Hazan v ctv.,1973 Rau ay 42 ,54 0,308 1,361 Nguyn Vn nh, 1994 Sn 35, 74 0,24 1,27 Nguyn Vn nh, 1994 Cõy trng Ngun Trong năm nhện đỏ son phát triển mạnh vào các tháng nóng và khô (tháng 4 ,5 và tháng 8, 9) Trên cây sắn đã phát hiện thấy 6 loài thiên địch nhện... nụng nghip 97 Hỡnh 10.3 Loi Brevipalpus phoenicis (theo Oomen-Kalsbeek, 1982) 2 .5 Qui lut phỏt sinh phỏt trin Sinh sn n tớnh Cú giao phi nhng khụng hiu qu Trng c n l Theo Oomen (1982), trờn cõy chố, ti nhit 19,1-23,40C thi gian trng di 14,4 ngy, nhn non 5, 4 ngy, nhn non tui 2 6,3 ngy, nhn non tui 3 7,4 ngy, vũng i l 33 ,5 ngy T l tng t nhiờn thp r = 0,062, h s nhõn trong 1 th h khỏ cao R = 28,7 Hng... nhà kính và vờn cây ăn quả (da chuột, ớt, dâu tây, hoa bia ) để phòng chống nhện đỏ tại các nớc nh Hà Lan, Anh, Mỹ, Pháp Hiện nay Trờng Đại học Nông nghiệp I đang nghiên cứu nhân nuôi loài nhện bắt mồi Amblyseius sp để sử dụng trong phòng trừ nhện đỏ son hại trên một số cây rau màu trong nhà có mái che hoặc trên đồng ruộng 4 NHN HI CHẩ Oligonychus coffeae N Họ Tetranychidae 4.1 Phõn b Cú ph phõn... bn cú 1 lụng di bng c chiu di thõn Trng hỡnh na qu da b dc, mu trong, trờn ú cú cỏc u li mu trng nh bi phn xp thnh 5 - 6 dóy Nhn non mu trng sa, cú 3 ụi chõn 1 .5 Tp quỏn sinh sng v qui lut phỏt sinh gõy hi Nhn trng phỏt sinh gõy hi quanh nm Mt cao thng thy nht trong cỏc thỏng núng m 4, 5 v thỏng 9, 10 Nhng thỏng mựa ụng hanh khụ nhn b cht nhiu v nhng thỏng cú ma ro nhn b ra trụi nờn mc hi khụng ỏng... ng rung phỏt hin cỏc nhn hi ngay t khi chỳng mi xut hin trong din hp trờn mt vi khúm Tin hnh ngt ton b ngn v lỏ non n lỏ th 5 - 6 t ngn tr xung cho vo tỳi nilon ri ngõm xung nc s hn ch c s lõy lan ca nhn mt cỏch hiu qu Cỏc loi thuc cú hiu lc dit nhn trờn 90% sau khi phun 5 ngy l Danitol 0,1%, Sevin 0,1% (Nguyn Vn nh, 1994) Hin nay, cỏc loi thuc cú th s dng phũng tr nhn trng gm Nissorun, Pegasus, . 9,8 a 25, 57 a SD 0,1 0,3 0,3 0,1 0,6 0,8 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp …… …………………100 Lỏ rau ay : X 3,24 1,28 1 ,55 1,6 8,82 b 21,42 b SD 0,13 0, 15 0,16. ngày. - Alfamite 15EC; Tên chung: Pyridaben Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp …… …………………91 Thuộc nhóm độc III. Độc nhẹ với cá và động vật thuỷ sinh, không. Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp …… ………………… 85 Điều đáng lưu ý là hiện nay thuốc trừ nhện có nguồn gốc sinh học (5, 7%) và thuốc điều tiết sinh trưởng (3 ,5% ) chiếm

Ngày đăng: 25/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan