1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình động vật hại nông nghiệp part 1 docx

21 688 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Các lớp còn lại có khi chỉ tập trung trong một bộ như bộ Ve bét Acarina thuộc lớp Nhện, hay tập trung trong một vài họ như họ ốc bươu vàng Ampullariidae, họ ốc sên Bradybaenae hay họ Sên

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - HÀ NỘI

Trang 2

LỜI NểI ĐẦU

Trong bảo vệ cây có 3 nhóm dịch hại lớn là động vật, vi sinh vật và cỏ dại Nhóm động vật hại cây hoặc sản phẩm từ cây trồng bao gồm một số ít các đại diện của một số lớp động vật

Các lớp động vật chủ yếu có liên quan đến sự gây hại cây trồng bao gồm Côn trùng (Insecta), Nhện (Arachnida), Thú (Mamalia), Nhuyễn thể (Molusca) Trong các lớp đó thì các loài gây hại có số lượng đông đảo nhất thuộc lớp Côn trùng Các lớp còn lại có khi chỉ tập trung trong một bộ như bộ Ve bét (Acarina) thuộc lớp Nhện, hay tập trung trong một vài họ như họ ốc bươu vàng (Ampullariidae), họ ốc sên (Bradybaenae) hay họ Sên trần (Arionae) thuộc lớp Nhuyễn thể hoặc tập trung trong một họ như họ Chuột (Muridae) thuộc lớp Thú

Từ thời xa xưa, con người đã ghi nhận tác hại của côn trùng và tầm quan trọng của nhóm dịch hại này ngày một gia tăng Vì thế trong chương trình đào tạo của các trường đại học nông nghiệp ở nước ta đã hình thành môn “Côn trùng nông nghiệp” mô tả về các đặc

điểm sinh học, phát triển, sự gây hại và các biện pháp phòng chống côn trùng gây hại Một

số đại diện ngoài lớp côn trùng như nhện nhỏ hại cây, tuyến trùng cũng được đề cập thêm trong giáo trình này hoặc giáo trình Bệnh cây nông nghiệp

Ngày nay, tác hại của một số nhóm động vật ngoài lớp côn trùng như nhện nhỏ, chuột,

ốc, tuyến trùng, chim đối với sản xuất nông nghiệp ở trên thế giới và ở nước ta ngày một gia tăng

Do đó, Giáo trình “Động vật hại nông nghiệp” được xây dựng nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn sản xuất và nghiên cứu khoa học về nhóm động vật hại này

Giáo trình cung cấp thông tin cơ bản về 3 nhóm động vật là Nhện nhỏ, Chuột và Ốc hại cây trồng

Theo chương trình đào tạo chuyên ngành Bảo vệ thực vật của Trường Đaị học Nông nghiệp I Hà Nội, giáo trình này được học vào năm thứ 3, sau các môn Sinh học, Côn trùng

đại cương và Côn trùng chuyên khoa Vì thế các đặc điểm chung của Động vật, của ngành Chân đốt (Arthropoda) được đề cập trong các môn học trên sẽ không được nhắc lại ở đây

mà chỉ nêu các nét đặc thù

Giáo trình “Động vật hại nông nghiệp” bao gồm 3 phần:

- Phần A Ốc bươu vàng, Ốc sên, Sên trần hại cây trồng và biện pháp phòng chống

- Phần B Nhện nhỏ hại cây trồng và biện pháp phòng chống

- Phần C Chuột hại cây trồng và biện pháp phòng chống

Từng phần được chia thành các chương đại cương nêu lên vị trí, phân loại, đặc điểm hình thái, giải phẫu, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và các chương chuyên khoa đề cập

Trang 3

tới các loài gây hại chính trong sản xuất và biện pháp phòng chống chúng có thể được áp dụng ở nước ta và trên thế giới

Cuối các phần có danh lục các tài liệu tham khảo chính, sinh viên có thể tra cứu để mở rộng hiểu biết của mình Ngoài ra, sinh viên có thể tra cứu đọc thêm các tài liệu:

- Phạm Văn Biên (chủ biên) Chuột hại lúa ở Việt Nam và phòng trừ tổng hợp Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội 1998

- Cục Bảo vệ thực vật Ốc bươu vàng, biện pháp phòng trừ Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội 2000

- G.W Krantz A manual of acarology, second edition Oregon State University

Ngoài ra, trên mạng Internet tại địa chỉ http//www.google.com, http//www.yahoo.com

có nhiều dẫn liệu phong phú về nhóm dịch hại này

Trong quá trình biên soạn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự đóng góp quí báu của:

- ThS Lê Đức Đồng, Cục Bảo vệ thực vật về nội dung chương A

- ThS Nguyễn Phú Tuân, Viện Bảo vệ thực vật về nội dung chương C

- KS Nguyễn Đức Tùng, Bộ môn Côn trùng về các hình vẽ và sắp xếp bản thảo Chúng tôi mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của anh chị em sinh viên và đồng nghiệp

Hà Nội, năm 2005 Tác giả

Trang 4

Phần A

ốc bươu vàng, ốc sên, SẤN TRẦN HẠI CÂY TRỒNG

VÀ BIỆN PHÁP PHỀNG CHỐNG

Ốc bươu vàng, ốc sên và sên trần là những động vật Ngành Thân mềm (Mollusca), lớp Chân bụng (Gastropoda)

Ngành Thân mềm có khoảng 130.000 loài sống ở môi trường nước và môi trường cạn,

đa dạng về hình thái cấu tạo Về cơ bản, cơ thể đối xứng hai bên Riêng ốc không có đối xứng hai bên Không có hiện tượng phân đốt rõ rệt Xoang cơ thể là thứ sinh và có các túi xoang nhỏ như xoang bao quanh tim và xoang sinh dục Cơ thể có 3 bộ phận: đầu, thân và chân Phần thân gồ cao về phía lưng tạo thành bao chứa nội quan Bên ngoài là lớp áo có vỏ

đá vôi cứng (vỏ ốc), thường có nhiều kiểu

Lớp Chân bụng (Gastropoda) là lớp lớn nhất trong ngành Thân mềm với khoảng 90.000 loài Cơ thể gồm 3 phần: đầu, thân và chân Bên ngoài có vỏ bọc Vỏ bọc liền, dạng xoắn ốc Vỏ ốc có thể tiêu giảm chỉ còn dạng gai đá vôi rải rác trong mô áo (sên

Arion) hoặc tiêu biến hoàn toàn (ốc bơi Pterotrachea) Đầu thường thò ra ngoài miệng vỏ

khi di động Đầu có 1 - 2 đôi tua và 1 đôi mắt Nhóm ốc có phổi, mắt ở đôi tua thứ 2 Miệng ở mặt bụng của phần đầu Chân là khối cơ lớn, đáy phẳng và có nhiều biến đổi tuỳ thuộc vào phương thức sinh sống Chân có thể hình thành vây bụng, đuôi lái, vây bên hoặc có nhiều tua

Đối với sản xuất nông nghiệp nước ta, trong 10 năm qua, một đại diện của Lớp Chân

bụng, loài ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata Lamarck, 1819) đã trở thành loài dịch hại

nguy hiểm cho sản xuất lúa trong cả nước

Ngoài ra, một số loài ốc sên và sên trần sống trên cạn gây hại một số rau màu, hoa và cây cảnh, cây trong vườn ươm Song cũng không loại trừ một số đại diện của ốc sên hoặc sên mới du nhập hoặc do điều kiện canh tác thay đổi đã trở thành những loài gây hại đáng cho cây trồng

Phần này chủ yếu đi sâu nghiên cứu về ốc bươu vàng và đề cập sơ bộ tới hai đại điện của ốc sên và sên

Trang 5

Chương I

Vai trò, vị trí phân loại và đặc điểm hình thái

của ốc bươu vàng

Ốc bươu vàng (OBV), Pomacea sp., là một loài sống ở vùng đầm lầy Nam Mỹ, mới

du nhập vào châu Á từ những năm 1980 với mục đớch ban đầu là làm thức ăn giàu protein cho người Nhưng do khụng được quản lý chặt chẽ từ ao nuụi, chỳng lan rộng ra và trở thành loài gõy hại đỏng kể, mối đe doạ đối với sản xuất lỳa vựng Đụng Nam Á

Là loài có vòng đời khá ngắn, sức sống và sức sinh sản rất cao nên tốc độ lây lan của

ốc bươu vàng rất mạnh Không những thế chúng còn rất phàm ăn và ăn nhiều nên chúng có sức tàn phá lớn Trong năm năm qua đứng về mặt diện tích hại chúng là đối tượng xếp thứ 7 trong số 9 nhóm dịch hại quan trọng nhất trên lúa

Trong hơn 10 năm qua, thực hiện chỉ thị của Chính phủ, ngành BVTV đã thành công trong việc khống chế và đẩy lùi dịch OBV, đã xây dựng và áp dụng thành công biện pháp quản lý OBV tổng hợp trên cả nước

1 VAI TRề CỦA ỐC BƯƠU VÀNG

Đầu những năm 1980, ốc bươu vàng (OBV) (Pomacea sp.) được nhập từ Châu Mỹ La

tinh và Florida (Mỹ) vào Đài Loan nhằm phát triển công nghiệp thức ăn do OBV dễ nuôi, phát triển rất nhanh lại giàu protein Nhưng do giá bán OBV chế biến quá rẻ, mong muốn ban đầu biến thịt OBV thành thực phẩm bổ sung nguồn protein cho các vùng sản xuất lúa nghèo protein đã không thành hiện thực Do đó OBV không được chú ý nuôi dưỡng cách ly nữa mà để trôi nổi ra ngoài tự nhiên gây hại trên lúa nước Lúa của Đài Loan bị OBV tấn công mạnh từ đầu những năm 1980, đến năm 1986 đã có 103.000 ha lúa bị hại nặng và phải chi 30,9 triệu USD để phòng trừ Các nước Nhật Bản, Philippin, Thái Lan đều bị OBV tấn công mạnh vào đầu những năm 1980, các nước khác trong khu vực như Lào, Malaysia OBV xuất hiện gây hại muộn hơn, sau năm 1990 Chính phủ nhiều nước đã có những nỗ lực thu hẹp diện phân bố và hạn chế tác hại của OBV

Đối với nước ta, từ năm 1986 OBV được nhập một vài cặp không qua kiểm dịch vào miền Nam Việt Nam để nuôi thử nghiệm Trước năm 1990, công ty Liksin đã tiếp nhận OBV từ 1 Việt kiều ở Pháp để nuôi OBV mang tính hàng hoá Năm 1992, một tổ chức tư nhân Đài Loan liên kết với 2 cơ sở ở tỉnh Kiên Giang và ở thành phố Hồ Chí Minh nuôi và chế biến qui mô lớn OBV

Nhưng do không kiểm soát chặt chẽ lại gặp điều kiện thuận lợi, chỉ 3 năm sau OBV đã phát tán và lây lan trên hầu hết các tỉnh thành trong cả nước gây nên thiệt hại ghê gớm trên cây lúa

Trang 6

Đầu những năm 1990 tại các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Nghệ An, Lâm Đồng đã có nhiều cơ sở nuôi OBV, nhiều cơ quan thông tin đại chúng đã tuyên truyền coi đây như là

“một kỹ nghệ thực phẩm mới đem lại công ăn việc làm cho người dân” Đây là bài học đau xót về việc thiếu thông tin và buông lỏng quản lý

Do sinh sản rất mạnh, sức gây hại lớn và uy hiếp nghiêm trọng đến sản xuất lúa nên chỉ trong vòng 3 năm (1992-1995) Thủ tướng chính phủ phải ra 3 chỉ thị: Chỉ thị số 10 ngày 5/10/1992 về cấm không được nuôi và nhập OBV; Chỉ thị số 528 ngày 29/9/1994 về cấm nuôi và diệt trừ ngay OBV và Chỉ thị số 151 ngày 11/3/1995 về việc Tập trung lực lượng

nhanh chóng diệt trừ OBV Chỉ thị 151 nhấn mạnh “ nếu không khẩn cấp diệt trừ OBV kịp

thời, triệt để sẽ gây tác hại không thể lường hết cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lúa”

Như vậy, từ một đối tượng được coi là động vật nhập khẩu để nuôi, OBV đã trở thành

đối tượng kiểm dịch nhóm II và hiện nay là loài dịch hại quan trọng gây hại phổ biến trên lúa ở nước ta

Mặc dù đã có nhiều cố gắng phòng trừ, nhưng trong 5 năm vừa qua (1999 - 2003) OBV vẫn còn là 1 trong 9 nhóm dịch hại quan trong nhất đối với cây lúa trong cả nước Trung bình hàng năm diện tích lúa cả nước bị hại là 128.402 ha và bị hại nặng là 1.338 ha, diện tích lúa bị hại ở miền Nam cao hơn 3 lần lúa bị hại ở miền Bắc (bảng 1.1) OBV hại lúa không chỉ ở các vùng lúa đồng bằng mà chúng còn xuất hiện gây hại khá nặng đối với vùng lúa ở trung du miền núi như Lai Châu, Lạng Sơn

Bảng 1.1 Diện tích lúa bị ốc bươu vàng gây hại (ha) 1999 - 2002

Năm Miền Bắc Miền Nam Cả nước Hại nặng

2000 39.567 59.088 98.655 1.500

2002 12.503 79.041 91.544 252 Tổng cộng 112.221 401.388 513.609 5.352

Trung bỡnh/năm 28.055,25 100.347 128.402,3 1.338

(Nguồn: Cục BVTV, 1999 - 2003)

Trong 9 nhúm dịch hại quan trọng nhất trờn lỳa trong 5 năm vừa qua, về diện tớch bị hại OBV xếp thứ 7, về diện tớch bị hại nặng OBV xếp thứ 9 và về diện tớch bị mất trắng OBV xếp thứ 8

Cỏc nước vựng Đụng Nam Á như Thỏi Lan, Malaysia, Indụnesia, Philippin đều bị OBV gõy hại Năm 1988, Philippin đó bị OBV phỏ hại nặng 80.000 ha, đến năm 1989 diện tớch này đó là 400.000 ha

Trang 7

2 VỊ TRỊ PHÂN LOẠI

OBV cú nguồn gốc ở vựng đầm lầy Nam Brazin, vựng biờn giới với Achentina và Paragoay (Nam Mỹ) Đầu tiờn chỳng được nhập để nuụi làm cảnh vào Florida và cỏc bang khỏc của Mỹ Năm 1981, được nhập vào Đài Loan nuụi nhõn để làm thực phẩm Trong cỏc năm 1980 - 1990, OBV đó trở thành loài dịch hại nguy hiểm trờn lỳa ở Đụng Nam Á (Nhật Bản, Philippin, Malaysia, Thái Lan, Inđonesia, Việt Nam ) Hiện tại chúng được xếp là 1 trong 100 loài sinh vật ngoại lai (Invasive alien species) nguy hiểm nhất

Sơ đồ phân loại OBV được thể hiện tại hình 1.1

Cho tới nay có nhiều tên gọi OBV Tại một số nước như Philipin có 3 loài OBV

Pomacea canaliculata, P gigas và P cuprinap và Malaysia có 2 loài Pomacea canaliculata và P insularus Theo các mô tả thì loài OBV gây hại ở nước ta là Pomacea

(pomacea) canaliculata Lamarck, 1819

Các loài ốc khác thường gặp trong hồ ao, ruộng lúa của nước ta có ốc nhồi (Pila

polita), ốc vặn (Angulyagra polyzonata), ốc bươu (Cipangopaludina lecythoides) Đây là

những loài không gây hại trên lúa

Do là đối tượng mới, bùng phát mạnh mẽ và bị cấm nuôi và cấm nhập nên có thể nói tài liệu nghiên cứu về OBV ở nước ta là rất ít Những tài liệu này gồm báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu như “Nghiên cứu sinh học và kỹ thuật nuôi OBV” của Sở Thuỷ sản Hải Phòng;

Trang 8

Kỹ thuật nuôi ốc vàng ba ba ếch của Nguyễn Duy Khoát (1992); Kết quả nghiên cứu về sự gây hại, các biện pháp phòng trừ OBV của Dự án FAO-TCP/VIE/6611 (1996); Nghiên cứu

đặc tính sinh học và biện pháp phòng trừ của Lê Đức Đồng (1997); Ốc bươu vàng và biện phỏp phũng trừ (Cục BVTV, 2000)

3 ĐẶC ĐIỂM HèNH THÁI CẤU TẠO

3.1 Cấu tạo chung của Lớp Chân bụng (Gastropoda)

Lớp Chân bụng là lớp phong phú nhất trong ngành Thân mềm

Chúng có cơ thể không đối xứng (hình 1.2), đầu ở phía trước, có mắt và tua cảm giác Chân là khối cơ khoẻ nằm ở phía bụng Thân ở trên chân thường là 1 túi xoắn trong đó là khối phủ tạng Vỏ bên ngoài có hình xoắn chóp Có khi có nắp vỏ Vỏ có thể bị tiêu giảm theo các mức độ khác nhau như có thể không chứa đủ phần thân, vỏ bị vạt áo che phủ

(Aplysia), vạt áo phủ kín vỏ bé ở trong (Aplysia, sên trần Limax), vỏ tiêu giảm chỉ còn vụn

đá vôi rải rác (sên trần Arion) hoặc vỏ tiêu biến hoàn toàn như ở các loài chân bụng bơi

hoặc ký sinh (Thái Trần Bái, 2001)

Hình 1.2 Hình thái ngoài (A) và cấu tạo trong (B) của ốc sên Helix (theo Pechenik)

l Miệng; 2 Hạch miệng; 3 Hạch chõn; 4 Lỗ sinh dục; 5 Penis; 6 Âm đạo; 7 Tỳi gai giao phối;

8 Hậu mụn; 9 Tuyến nhầy; 10 Chõn; ll Ống dẫn trứng; 12 Ống dẫn tinh; 13 Ruột; 14 Tỳi nhận tinh;

15 Tuyến albumin; 16 Ống dẫn lưỡng tớnh; 17 Tuyến tiờu húa; 18 Tuyến lưỡng tớnh; 19 Thận;

20 Khoang bao tim; 21 Tõm thất; 22 Tõm nhĩ; 23 Tĩnh mạch phổi; 24 Khoang ỏo; 25 Tuyến nước bọt; 26 Diều; 27 Hạch nóo; 28 Mắt; 29 Tua đầu; 30 Ống dẫn tuyến nước bọt; 31 Lỗ thở; 32 Bờ vạt ỏo; 33 Vỏ

Trang 9

3.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo OBV Pomacea (pomacea) canaliculata Lamarck, 1819

Tên khoa học về họ này có nhiều tranh luận Năm 1758, Linneaus đã xếp nhóm ốc bươu vào trong họ Pilidae, coi đó là động vật sống ở trên cạn Cho tới năm 1915, Tổ chức định danh thế giới (ICZN, Số 13) công nhận chính thức tên Ampullaridae Gray 1824 thay cho tên Pilidae, Priston 1915 gồm các loài ốc có đời sống cả ở dưới nước (là chủ yếu) và ở trên cạn

Họ Ampullaridae Gray 1824 có 8 giống: Yropomuss, Asolene, Felipponea, Lanistes,

Marisa, Pila, Pomacea và Saula Giống Pila có nguồn gốc ở châu Á và châu Phi

Đặc điểm phân loại của giống Pomacea là: có xi phông dài (dài nhất trong họ), râu cảm giác và môi dài, vỏ ốc gần như có hình đĩa, trứng không đẻ ở trong nước (khác với Pila

xi phông dài trung bình, vỏ ốc gần như có hình cầu) Giống Pomacea có 2 giống phụ là

Pomace (pomacea) và Pomacea effuse Tập hợp Pomacea (pomacea) canaliculata

Lamarck gồm có 5 loài phụ:

- Pomacea (pomacea) insularum (D'Orbigny, 1839)

- Pomacea (pomacea) lineata (Spix, 1827)

- Pomacea (pomacea) doliodes (Reeve, 1856)

- Pomacea (pomacea) haustrum (Reeve, 1856)

- Pomacea (pomacea) gigas/maculata (Perry, 1810)

Đặc điểm hình thái của OBV Pomacea (pomacea) canaliculata Lamarck:

- Trưởng thành (hình 1.3): Vỏ có màu màu vàng nâu, khi sống ở ao tù vỏ có màu nâu

đậm

- Vỏ ốc cuộn quanh 1 trục tạo thành trục ốc (collumella)

- Trên vỏ có đỉnh vỏ (apex) là nơi hình thành các vòng xoắn đầu tiên, thường khó phân biệt bằng mắt thường

- Vòng xoắn (spira): có 5 - 6 vòng bắt đầu từ đỉnh vỏ và cuối cùng là lỗ miệng, nơi phình to nhất Giữa các vòng xoắn có rãnh xoắn (sutura), những rãnh xoắn của OBV thường sâu hơn ốc ta, vì vậy chúng còn có tên gọi là ốc bươu vòng xoắn sâu (canaliculata = rãnh)

- Miệng vỏ có nắp (operculum) hình bầu dục có tâm lệch

Con đực cơ thể bé hơn con cái và có thể phân biệt dựa vào các đặc điểm sau:

Ốc đực Ốc cái

Kớch cỡ cơ thể 29,0 ì 20,0 mm 34,0 ì 23,0 mm

Trang 10

H×nh 1.3 CÊu t¹o vá èc b−¬u vµng (Lª §øc §ång, 1977)

1 §Ønh vá; 2 Vßng xo¾n; 3 N¾p miÖng; 4 Vµnh miÖng; 8 R·nh xo¾n; 10 Trôc èc; 1-5 ChiÒu cao; 7 -

9 ChiÒu réng

Hình 1.4 Sơ đồ các cơ quan bên trong của OBV đực (Theo Ghesquiere)

Cấu tạo của các cơ quan bên trong (hình 1.4):

- Cơ quan tiêu hoá: Bên ngoài cùng là cơ quan miệng có răng kitin ở hai bên, giữa là lưỡi gai Răng kitin và lưỡi gai khi hoạt động giống như cấu tạo cắt xén

- Cơ quan hô hấp: OBV thở bằng mang và bằng phổi Đây là điểm khác biệt lớn với các nhóm khác Khi ở trong nước chúng dùng ống xi phông như ống thở của thợ lặn lấy không khí vào để hô hấp (hình 1.5) Phổi thông với ống xi phông hút ở bên trái Còn các dãy lá mang thông với xi phông thoát khí ở bên phải Do vậy, chúng có thể sống bình thường ở môi trường bẩn hoặc thiếu ôxy như trong ao tù hoặc mật độ nuôi rất cao hay như sống ở trên cạn trong điều kiện ẩm ướt một vài ngày Có ống xi phông và mang là ưu thế của OBV, nhờ đó chúng có thể sống cả ở trên cạn trong

Ngày đăng: 25/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w