VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNGLÊ NGỌC TRUNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÀNG NÔNG SẢN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ HIỆN NAY Chuyên ngành : Thương mại TÓM TẮT LUẬN ÁN T
Trang 1VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG
LÊ NGỌC TRUNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÀNG NÔNG SẢN
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ HIỆN NAY
Chuyên ngành : Thương mại
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Hà Nội – 2018
Trang 2VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG –
BỘ CÔNG THƯƠNG
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS TS Đinh Văn Thành
2 PGS TS Võ Phước TấnPhản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước Họp tại Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương – Bộ Công Thương
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền – Hà Nội
Vào hồi: ngày tháng năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Hà Nội
- Thư viện Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Vùng Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm, là một trong những vùngkinh tế động lực quan trọng của cả nước Đây là một trong những vùng sản xuấtnông sản có quy mô lớn, tập trung và cũng là vùng tiêu thụ lớn nhất cả nước về cácloại hàng nông sản Vấn đề phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản vùng theohướng nhanh, mạnh, hiệu quả và bền vững là rất quan trọng và cấp bách
Những năm qua, thương mại của vùng phát triển nhanh và hệ thống phân phốihàng nông sản phát triển mạnh ở cả vùng cũng như từng địa phương trong vùng Tuynhiên, hệ thống phân phối hàng nông sản vùng còn phát triển tự phát, thiếu cơ sởkhoa học, gồm nhiều tầng nầc trung gian dẫn đến chi phí cao và hiệu quả thấp, Một
số hệ thống phân phối đã được hình thành và phát triển từ thời kỳ kế hoạch hóa tậptrung đã không còn phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập, hệ thống phân phốihiện đại chậm phát triển so với khả năng và kỳ vọng Có nhiều nguyên nhân dẫn đếnthực trạng hiện nay, vì thế cần phải nghiên cứu một cách toàn diện để tìm ra các giảipháp phù hợp
Những năm tới, thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phânphối, thực thi các cam kết hội nhập mà đặc biệt là cam kết xây dựng Cộng đồngKinh tế ASEAN … càng đỏi hỏi phải phát triển hệ thống phân phối hàng nông sảnvùng một cách khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn của vùng trong khi thủtục hảnh chình còn rườm rà và phức tạp không cần thiết
Vì vậy, cần phải có sự nghiên cứu để tìm ra các chính sách, giải pháp có cơ sởkhoa học, phù hợp với đặc thù của vùng cũng như sự thay đổi của thị trường và môitrường kinh doanh, nhằm đem lại hiệu quả chung cũng như hiệu quả cho doanhnghiệp và lợi ích của dân cư…
Xuất phát từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh (NCS) đã lựa chọn đề tài:
“Giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản vùng Đông Nam Bộ hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế của mình.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các giải phápphát triển hệ thống phân phối hàng nông sản vùng Đông Nam Bộ giai đoạn đến năm
2020, định hướng đến 2030
Trang 4Nhiệm vụ chủ yếu sau: (1) Hệ thống hóa và góp phần bổ sung, làm rõ cơ sở lý
luận về phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản trên địa bàn vùng kinh tế; (2)Phân tích, đánh giá một cách toàn diện và khoa học về thực trạng hệ thống phân phốihàng nông sản vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2007 - 2015, chỉ ra các kết quả đạtđược, hạn chế và nguyên nhân; (3) Đề xuất quan điểm, định hướng và các giải phápphát triển hệ thống phân phối hàng nông sản trên địa bàn vùng Đông Nam Bộ trongthời gian tới, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững…
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung vào đối tượng nghiên cứu là những vấn
đề lý luận và thực tiễn về giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng nông sảnvùng Đông Nam Bộ theo hướng tiếp cận của chuyên ngành thương mại Chủ thểphát triển hệ thống phân phối hàng nông sản là Nhà nước với vai trò kiến tạo môitrường kinh doanh, các chính sách và giải pháp đối với vùng và địa phương; các nhàphân phối thuộc mọi thành phần kinh tế là lực lượng nòng cốt trong phát triển hệthống phân phối hàng nông sản của mình
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Do tính đa dạng và phức tạp của hệ thống phân phối hàng nông
sản trên địa bàn vùng nên Luận án chỉ tập trung vào chính sách và giải pháp pháttriển hệ thống phân phối hàng nông sản vùng gắn với một số vấn đề của doanhnghiệp và hiệp hội để phát triển các liên kết trong các chuỗi nhằm đưa hàng nôngsản từ sản xuất đến tiêu dùng một cách hợp lý và bền vững
Về không gian: Nghiên cứu tập trung chủ yếu trên địa bàn vùng Đông Nam Bộ
trong mối liên hệ với các vùng lân cận
Về thời gian: Luận án phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống phân phối hàng
nông sản vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2007 - 2015 (vì đây là thời điểm Việt Namchính thức là thành viên của WTO, phải thực hiện các cam kết về mở cửa thị trườngdịch vụ phân phối) và đề xuất các giải pháp phát triển Hệ thống phân phối hàngnông sản vùng Đông Nam Bộ giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng trongnghiên cứu toàn bộ nội dung của luận án
Trang 5- Các phương pháp cụ thể được sử dụng như thu thập thông tin, tư liệu, tài liệu vềcác nghiên cứu có liên quan; điều tra, thu thập thông tin, số liệu sơ cấp, phân tíchthống kê, so sánh; mô hình hóa tổng hợp, diễn giải và quy nạp.
5 Đóng góp mới của luận án
- Về lý luận: Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề chuyên sâu và toàn diện
về phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản ở cả tầm chính sách và quản trị pháttriển hệ thống phân phối, luận án làm rõ đặc điểm riêng có của hệ thống phân phốihàng nông sản, xác lập khái niệm và nội hàm mới của phát triển hệ thống phân phốihàng nông sản trên địa bàn vùng kinh tế Đặc biệt là, làm rõ nội dung, các tiêu chíđánh giá và đưa ra 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống phân phốihàng nông sản vùng kinh tế
- Về thực tiễn: Trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách khoa học về thực trạng
phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản vùng Đông Nam Bộ trong những nămqua, luận án chỉ ra những thành tựu, hạn chế và 6 nguyên nhân về phía nhà nước, 5nguyên nhân về phía doanh nghiệp; Gắn kết cơ sở lý thuyết và thực tiễn, kết hợp vớiphân tích và dự báo bối cảnh trong tương lai, Luận án xác lập một số quan điểm vàđịnh hướng phát triển, đề xuất 2 nhóm giải pháp (đối với Nhà nước và đối vớidoanh nghiệp) và một số kiến nghị cụ thể về liên kết vùng để phát triển hệ thốngphân phối hàng nông sản vùng Đông Nam Bộ thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến
2030
6 Kết cấu của Luận án
Ngoài Phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng, biểu, tổng quan các công trìnhnghiên cứu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của Luận
án được kết cấu thành 3 chương, gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản vùng
Trang 6TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1. Các nghiên cứu về nông sản và kênh phân phối hàng nông sản
Thời gian qua, bên cạnh các Giáo trình Kinh tế thương mại, Quản trị Doanhnghiệp Thương mại, Quản trị Marketing, Quản trị Kênh phân phối… được cácTrường đại học khối ngành kinh tế xuất bản làm tài liệu giảng dạy Trên thế giới,việc nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn liên quan đến vấn đề phát triển hệ thống phânphối nói chung và hệ thống phân phối hàng nông sản nói riêng được tiến hànhthường xuyên bởi các chuyên gia và các tổ chức thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô cũng
như quản trị kinh doanh Có thể kể đến một số nghiên cứu ngoài nước: Đánh giá và
nâng cao hiệu quả hệ thống phân phối hàng nông sản của Chang-Gon Jeon (2010), Quản trị chuỗi cung ứng của ICT/UN/WTO & CBAM (2010), Quản trị kênh và điều hành hệ thống phân phối của I.M Crawford (1997), Tác động của hệ thống tiêu chuẩn và liên kết trong hệ thống cung ứng tới các nhà sản xuất nhỏ của Kees
Van Der Meer, Laura Ignacio (2007), Đánh giá sự tham gia của các nông hộ nhỏ
vào hệ thống phân phối hàng nông sản: Trường hợp ngành rau của Mark Lundy and
Roberto Banegas (2007), Liên kết dọc trong chuỗi cung ứng hàng hóa ở các nước
đang phát triển và đang chuyển đổi của Miet Maertens và Johan F.M.Swinnen (2006), Kết nối nhà sản xuất với thị trường đối với các nông sản giá trị cao của Pratap S.
Birthal, Awadhesh K Jha and Harvinder Singh (2010), Hệ thống thực phẩm địa
phương: Khái niệm, tác động, và các vấn đề đặt ra của Steve Martinez, Michael Tay
(2010), Siêu thị, Chuỗi cung ứng nông sản nhiệt đới và các nhà sản xuất nhỏ ở
Trung Mỹ của Thomas Reardon (2006), Nghiên cứu cơ cấu mô hình lưu thông hàng
nông sản hiện đại của Trung Quốc của Zhang Wensong, Wang Guan (2013),
Trong nước cũng đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển
hệ thống phân phối được công bố thông qua các dự án hợp tác và hỗ trợ xây dựngnăng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho Việt Nam, một số Đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ
và Luận án Tiến sĩ Kinh tế Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến: Kết nối
người nghèo với chuỗi giá trị gạo của Công ty tư vấn nông phẩm quốc tế thực hiện
vào năm 2004; Nghiên cứu Chuỗi giá trị rau an toàn thành phố Hồ Chí Minh của Công ty Nghiên cứu Thị trường Axis ấn hành năm 2004, Kết nối nông dân với thị
trường thông qua sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng và Báo cáo Siêu thị và người nghèo tại Việt Nam do Ngân hàng Phát triển châu Á lần lượt thực hiện vào năm
2005 và 2006, Báo cáo Chuỗi giá trị thanh long Bình Thuận theo Dự án Nghiên cứu của GTZ năm 2006; Báo cáo rà soát khuôn khổ pháp lý về dịch vụ phân phối ở Việt
Trang 7Nam và những khuyến nghị về sự phù hợp của các quy định chuyên ngành với cam kết Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại
và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) ấn hành năm 2010; Luận án của Tiến sĩ
Kinh tế Bảo Trung về Phát triển thể chế giao dịch nông sản ở Việt Nam năm 2009; Luận án của Tiến sĩ kinh tế Phạm Huy Giang về Phát triển hệ thống phân phối hiện
đại dạng chuỗi siêu thị bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2011; các Đề tài
khoa học cấp Bộ của tập thể các nhà khoa học, nghiên cứu của Viện Nghiên cứu
Thương mại, Bộ Công Thương: Liên kết dọc hàng nông sản (2004); Phát triển hệ
thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (2004); Đánh giá thực trạng và định hướng tổ chức các kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu ở nước ta thời kỳ đến năm 2015 (2005); Những chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở nước ta (2005); Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (2005); Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị của Việt Nam hiện nay (2005); Giải pháp phát triển liên kết dọc hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (2005), Giải pháp phát triển hệ thống phân phối liên kết dọc các nhóm hàng lương thực và thực phẩm (2006); Nghiên cứu dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và bài học rút ra cho Việt Nam (2006); Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam (2010); Đề tài Khoa học
cấp Bộ của Viện Chiến lược và Chính sách Nông nghiệp Nghiên cứu hệ thống phân
phối một số nông sản chính tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (2010),
2. Các nghiên cứu liên quan vùng Đông Nam Bộ
Liên quan đến các nghiên cứu liên quan vùng Đông Nam Bộ, có thể kể đến các
quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến
năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành năm 2009 Mặc dù không có quy
hoạch, điều tra riêng Hệ thống phân phối vùng Đông Nam Bộ nhưng một số quyhoạch điều tra sau đã có những cân nhắc đến đặc điểm nổi bật của vùng Đông Nam
Bộ là trung tâm sản xuất và tiêu thụ của cả nước: Quy hoạch phát triển mạng lưới
siêu thị, trung tâm thương mại cả nước thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm
2030 của Bộ Công Thương ban hành năm 2011; Điều tra về mạng lưới phân phối hàng hóa thuộc “Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước năm 2009”
của Bộ Công Thương thực hiện năm 2010,
Trang 83. Một số khoảng trống về lý luận và thực tiễn
Một là: chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên sâu về phát
triển hệ thống phân phối hàng hóa nói chung và hệ thống phân phối hàng nông sảnnói riêng trên địa bàn vùng kinh tế của Việt Nam
Hai là: các nghiên cứu về phát triển hệ thống phân phối hàng hóa đã công bố
thường tiếp cận ở giác độ quản lý nhà nước đối với phát triển hệ thống phân phối,hoặc là tiếp cận dưới giác độ quản trị kênh phân phối của doanh nghiệp, chưa cónghiên cứu nào tiếp cận tổng thể từ cả hai phía
Ba là: một số nghiên cứu về phát triển hệ thống phân phối hàng hóa chỉ dừng
lại ở địa bàn tỉnh/thành phố mà chưa chú trọng tới đặc điểm của vùng kinh tế, thậmchí chỉ tập trung vào hệ thống phân phối hiện đại mà chưa nghiên cứu tổng thể
Bốn là: các nghiên cứu được công bố chưa đi sâu giải quyết vấn đề dưới giác
độ tiếp cận của chuyên ngành kinh doanh thương mại, phần lớn tiếp cận theo giác độcủa chuyên ngành quản lý kinh tế hoặc quản trị kinh doanh
Năm là: nhiều công trình nghiên cứu đã công bố từ khá xa so với thời điểm
hiện tại nên tính thời sự của các nghiên cứu đã công bố còn có những điểm hạn chế
vì tình hình thị trường và môi trường kinh doanh đã có nhiều thay đổi
Trang 9NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÀNG NÔNG SẢN VÙNG KINH TẾ.
1.1 Phân định một số khái niệm chủ yếu về HTPP hàng nông sản
1.1.1 Khái luận về hệ thống phân phối hàng nông sản
Hàng nông sản được đề cập trong luận án này được hiểu theo quy định củaWTO, bao gồm các sản phẩm chủ yếu của lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, và trong
đó: Hệ thống phân phối (HTPP) hàng nông sản là một tập hợp có chủ đích các nhà phân phối hàng nông sản (bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ kinh doanh vừa là nhà sản xuất vừa là trung gian thương mại) tham gia vào quá trình đưa hàng nông sản từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm mục tiêu lợi nhuận Các nhà phân phối này có các mối quan hệ và ràng buộc lẫn nhau theo các quy định chung của quốc gia/địa phương và quy định riêng của mỗi hệ thống phân phối mà họ là thành viên.
1.1.2 Đặc điểm của hệ thống phân phối hàng nông sản:
Do nông sản là một loại hàng hóa đặc biệt nên hệ thống phân phối nông sảnchịu ảnh hưởng của các đặc điểm sản xuất nông nghiệp, quá trình hình thành và đặctrưng chuỗi giá trị nông sản Các yếu tố này khá đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khácnhau như giống, quy trình canh tác, điều kiện địa lý, tự nhiên, tính địa phương, khuvực, tính mùa vụ, kỹ thuật chế biến, bảo quản, hạ tầng thương mại, quá trình lưuthông và khả năng nhận thức thông tin chất lượng thông qua hoạt động của các thànhviên trong hệ thống từ khâu “sản xuất”, “chế biến”, đến “lưu thông” và cuối cùng là
“tiêu thụ” Những tác nhân này tác động trực tiếp đến chi phí, năng suất, nguồncung, mẫu mã, chất lượng hàng hóa và giá trị gia tăng của hàng nông sản Từ đó,quyết định tính ổn định nguồn cung, hiệu quả của HTPP và khả năng mở rộng thịtrường tiêu thụ
1.1.3 Phân loại HTPP hàng nông sản:
Hàng nông sản được đưa tới tay người tiêu dùng theo nhiều cách thức tổ chức
hệ thống phân phối khác nhau Những HTPP này có thể khác nhau về cấu trúc, vềmức độ phụ thuộc lẫn nhau và cách thức phân chia các hoạt động của các thành viên.HTPP hàng nông sản được phân thành 2 nhóm chính là HTPP trực tiếp và HTPPgián tiếp Hệ thống phân phối trực tiếp là hệ thống không có trung gian thương mại,tức là trực tiếp từ nhà sản xuất/nhập khẩu đến người tiêu dùng Còn HTPP hàng
Trang 10nông sản gián tiếp là HTPP có sự tham gia của các trung gian thương mại TrongHTPP hàng nông sản gián tiếp còn được phân chia làm 2 loại a) Hệ thống phân phốihàng nông sản truyền thống và Hệ thống phân phối hàng nông sản liên kết dọc (còngọi là HTPP hàng nông sản hiện đại) dưới dạng được quản lý hoặc giao kết hợpđồng Việc phân chia này phụ thuộc vào sự độc lập hay gắn kết giữa nhà sản xuất vàcác trung gian thương mại trong hệ thống.
Sơ đồ 1.7 Các hệ thống phân phối hàng nông sản liên kết dọc
Hill and Ingersen (1977), Agricultural Distribution System; Philip Kotler,
Gary Armstrong (2014), Principles of Marketing
Thực tiễn cho thấy, các hệ thống phân phối liên kết dọc thường có mối quan
hệ gắn kết, phân chia công việc phân phối nhằm đạt hiệu quả kinh tế, trái lại HTPPtruyền thống mang tính tự phát, thiếu sự gắn kết giữa các thành viên trong hệ thống
1.2 Nội dung và các tiêu chí đánh giá sự phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản vùng kinh tế:
1.2.1 Khái luận về vùng kinh tế:
Có nhiều quan niệm khác nhau về vùng kinh tế, trong luận án này vùng kinh
tế được xem xét là một không gian kinh tế bao gồm nhiều tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương, có các yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội khá tương đồng Việc phân chialãnh thổ quốc gia theo các vùng kinh tế nhằm phát huy lợi thế kinh tế của vùng, đảm
HTPP hàng nông sản liên kết dọc
HTPP hàng nông
sản liên kết dọc
được quản lý
HTPP hàng nông sản liên kết dọc hợp đồng
HTPP hàng nông sản liên kết dọc tập đoàn
Tổ chức hợp tác
bán lẻ Chuỗi cửa hàng bán lẻ được người bán buôn đảm bảo quyền kinh tiêuHTPP độc
Trang 11bảo xây dựng các quy hoạch và đề ra chính sách phù hợp với lợi thế của vùng, từ đótạo động lực phát triển cho chính vùng đó và các vùng phù cận cũng như cả nước
1.2.2 Nội dung phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản vùng kinh tế
Phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản trên địa bàn vùng là quá trình biến đổi cả lượng và chất của tổng thể các hệ thống phân phối trên địa bàn dưới sự tác động Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ (ở trung ương, vùng và địa phương) nhằm xây dựng và phát triển liên kết giữa các nhà phân phối với nhau một cách hợp lý và bền vững Trong đó, việc liên kết được thực hiện trên cơ sở phối
hợp đồng bộ, chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro, đảm bảo sự công bằng nhằm tăngcường khả năng chiếm lĩnh, kiểm soát và phát triển thị trường, đáp ứng tối ưu nhucầu của khách hàng về thời gian, địa điểm và chi phí vận chuyển, từ đó giúp duy trì
và gia tăng doanh số bán hàng
Từ khái niệm như vậy, với giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án, pháttriển hệ thống phân phối nông sản trên địa bàn vùng kinh tế được tiếp cận thông quacác chính sách và giải pháp của Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ với vai trò chủ thểkiến tạo môi trường kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế là thành viên trực tiếp tham gia HTPP
Hệ thống phân phối hàng nông sản có thể phát triển theo chiều rộng (mở rộngmức độ che phủ thị trường, gia tăng số lượng các HTPP) thông qua các liên kết dọc
và liên kết ngang trong HTPP
Phát triển HTPP hàng nông sản theo chiều sâu về thực chất là nâng cao chấtlượng và hiệu quả các HTPP hàng nông sản hiện có, hiện đại hóa và áp dụng cáchình thức phân phối văn minh, hiện đại như: Thương mại điện tử B2B, B2C, Sàngiao dịch hàng hóa và các Trung tâm logistics
Kết hợp phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu tùy theo điều kiện cụ thểcủa thị trường, môi trường kinh doanh và năng lực của các chủ thể trong hoạt độngphân phối hàng nông sản nhằm đáp ứng được 6 mục tiêu chính: Chi phí, sự đáp ứngnhanh, an toàn, bền vững, tính đàn hồi và sáng tạo
1.2.3 Tiêu chí đánh giá sự phát triển của hệ thống phân phối hàng nông sản vùng kinh tế
Trên cơ sở khái niệm và nội dung phát triển hệ thống phân phối hàng nông sảncủa vùng kinh tế, Luận án đưa ra 05 tiêu chí đánh giá sự phát triển theo cả chiều rộng,chiều sâu, hoặc kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu, bao gồm:
Trang 12(1) Mức độ bao phủ thị trường,
(2) Quy mô của hệ thống,
(3) Độ dài của hệ thống,
(4) Mức độ liên kết giữa các thành viên trong hệ thống,
(5) Năng lực cạnh tranh của mỗi hệ thống phân phối hàng nông sản trongvùng
1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản vùng kinh tế:
1.3.1 Nhân tố quốc tế bao gồm tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới và khu
vực, tỉ lệ lạm phát và sự thay đổi của tỷ giá… tác động đến cung, cầu, giá cả hàngnông sản trên thị trường; tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường bán lẻ theo cáccam kết quốc tế làm xuất hiện nhiều kênh phân phối chuyên nghiệp, hiện đại dodoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp tổ chức tạo sức ép lên HTPP nóichung và HTPP hàng nông sản nói riêng
1.3.2 Nhân tố chung của quốc gia như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
-văn hoá, chính trị - luật pháp, công nghệ là nhân tố cơ bản ảnh hưởng và tác độngtrực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển và hoạt động của các HTPP, tạo môi trường
và điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp phân phối hàng hóa trong và ngoàinước phát triển
1.3.3 Những nhân tố thuộc vùng/địa phương như điều kiện về địa lý, tự
nhiên, giao thông, tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ hàng nôngsản; dân số, cơ cấu dân số và trình độ dân trí; hình thức và mức độ liên kết vùng; cáclợi thế và hạn chế của từng địa phương là tác nhân quan trọng cho phát triển HTPPtrong vùng kinh tế
1.3.4 Nhân tố thuộc về các nhà phân phối liên quan đến sức mạnh tài chính,
cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ quản trị, nguồn nhân lực, sự am hiểu về thịtrường, năng lực marketing ảnh hưởng đến phát triển hệ thống phân phối nông sảntại vùng kinh tế
1.3.5 Nhân tố thuộc ngành kinh doanh: đó là các nhân tố thuộc vào các đặcđiểm của ngành hàng nông sản: không giống nhau về mùa vụ gieo trồng và thu hoạch,quy trình sản xuất và chế biến sau thu hoạch, mức độ thiết yếu đối với đời sống cũngkhác nhau và còn phụ thuộc vào tác động, thói quen tiêu dùng và mua sản phẩm
Trang 13CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
HÀNG NÔNG SẢN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
2.1 Tổng quan vùng Đông Nam Bộ và thực trạng hệ thống phân phối hàng hóa
2.1.1 Tổng quan vùng Đông Nam Bộ
Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương: TP HồChí Minh, tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - VũngTàu Theo số liệu năm 2015 của Tổng cục Thống kê, tuy vùng Đông Nam Bộ chỉchiếm 7,13% về diện tích và 17,59% về dân số so với cả nước, nhưng đóng góp tới42,2% GDP cả nước, GDP bình quân đầu người gấp gần 2,8 lần bình quân chung cảnước và có tổng mức Bán lẻ hàng hóa và Doanh thu dịch vụ (BLHH&DTDV) đạt1.071.331,4 tỷ đồng, chiếm 33,62% trong tổng mức BLHH&DTDV của cả nước.
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu vùng Đông Nam Bộ
Đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI (tỷ
đồng)
88.340,5 179.562,7 315.524,5 346.107,8 375.202,5 416.071,7 36,33
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê các tỉnh Đông Nam Bộ năm 2015