Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chứng khoán bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh. Thực chất chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt. Chứng khoán là một phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thỏa thuận và có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính. Chứng khoán gồm các loại: chứng khoán cổ phần (ví dụ cổ phiếu phổ thông của một công ty), chứng khoán nợ (như trái phiếu nhà nước, trái phiếu công ty...) và các chứng khoán phái sinh (như các quyền chọn, hợp đồng quy đổi Swap, hợp đồng tương lai, Hợp đồng kỳ hạn). Ở các nền kinh tế phát triển, loại chứng khoán nợ là thứ có tỷ trọng giao dịch áp đảo trên các thị trường chứng khoán. Còn ở những nền kinh tế nơi mà thị trường chứng khoán mới được thành lập, thì loại chứng khoán cổ phần lại chiếm tỷ trọng giao dịch lớn hơn.cần dẫn nguồnTrong tiếng Việt, chứng khoán còn được hiểu theo nghĩa hẹp là chứng khoán cổ phần và các chứng khoán phái sinh, ví dụ như trong từ sàn giao dịch chứng khoán. Công ty hay tổ chức phát hành chứng khoán được gọi là đối tượng phát hành. Chứng khoán có thể được chứng nhận bằng một tờ chứng chỉ (certificate), bằng một bút toán ghi sổ (bookentry) hoặc dữ liệu điện tử.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Đề tài: Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần
DƯỢC HẬU GIANG (MCK: DHG)
Trang 2Mục Lục
1 Sơ lược về CTCP Dược Hậu Giang 4
1.1 Giới thiệu chung 4
1.2 Cơ cấu tổ chức của CTCP Dược Hậu Giang 5
2 Phân tích và định giá cổ phiếu của CTCP Dược Hậu Giang 6
2.1 Phân tích thị trường kinh doanh 6
2.1.1 Thị trường Dược 6
2.1.2 Vị thế của công ty trong ngành 8
2.2 Phân tích môi trường kinh doanh 9
2.3 Phân tích doanh nghiệp 10
2.3.1 Phân tích SWOT của DHG 10
2.3.2 Chiến lược của công ty 11
2.4 Phân tích chỉ tiêu tài chính 13
2.4.1 Nhóm chỉ số cổ phiếu 13
2.4.2 Nhóm chỉ số sức khỏe tài chính 14
2.4.3 Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động 17
2.4.4 Nhóm chỉ số tốc độ tăng trưởng 19
2.5 Xác định đầu tư/không đầu tư vào cổ phiếu DHG 20
Trang 3Các hình vẽ
Figure 1: Tổng chi tiêu tiền thuốc qua các năm (tỷ USD) 7
Figure 2: Chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người qua các năm (USD/người) 7
Figure 3: Các chỉ số về khả năng thanh toán 15
Figure 4: Cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn qua các năm 17
Figure 5: ROE Dupont 18
Figure 6: Biểu đồ giá mã CK DHG trong 3 tháng gần đây 20
Trang 41 Sơ lược về CTCP Dược Hậu Giang
1.1 Giới thiệu chung
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược
Hậu Giang
Tên viết tắt: DHG PHARMA
Trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P
An Hòa, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Lấy chất lượng, an toàn hiệu quả làm cam kết cao nhất
Lấy tri thức, sáng tạo làm nền tảng cho sự phát triển
Lấy trách nhiệm, hợp tác, đãi ngộ làm phương châm hành động
Lấy Bản sắc Dược Hậu Giang làm niềm tự hào công ty
Lấy sự thịnh vượng cùng đối tác làm mục tiêu lâu dài
Lấy sự khác biệt vượt trội làm lợi thế trong cạnh tranh
Lấy lợi ích cộng đồng làm khởi sự cho mọi hoạt động
Trang 5LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Ngày thành lập: Tiền thân của Dược Hậu Giang là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, thành lậpngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất Sét, xã Khánh Lâm (nay là xã Khánh Hòa), huyện U Minh,tỉnh Cà Mau
Cổ phần hóa: Ngày 02/9/2004 chuyển đổi mô hình hoạt động thành CTCP Dược HậuGiang và chính thức niêm yết với mã chứng khoán DHG vốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồngNiêm yết: Ngày 21/12/2006, niêm yết 8.000.000 cổ phiếu trên sàn HOSE với giá chàosàn là 320,000 đ/cp
Quá trình tăng vốn (tỷ đồng):
1.2 Cơ cấu tổ chức của CTCP Dược Hậu Giang
Nhân sự tại thời điểm 31/12/2012:
Số lượng lao động tại DHG tăng dần qua các
năm, tổng số lao động tại công ty là 2.485 người
Trong đó, trên đại học và đại học chiếm trên 21%;
Cao Đẳng và Trung học chiếm 44.5%; Trung học
phổ thông chiếm 26.74%
Đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ, năng
lực cao và luôn tâm huyết với công ty
Trang 6Dược Hậu Giang xác định con người là nguồn vốn quí nhất để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp
và cho xã hội Vì vậy, công ty luôn chú trọng xây dựng chính sách chăm sóc và thu hút lao động; trẻ hóa đội ngũ cán bộ
Các công ty thành viên của CTCP Dược Hậu Giang
2 Phân tích và định giá cổ phiếu của CTCP Dược Hậu Giang
2.1 Phân tích thị trường kinh doanh
2.1.1 Thị trường Dược
Ngành dược phẩm tăng trưởng ổn định:
Trang 7Sản phẩm dược là nhu yếu phẩm cần thiết đối với đời sống của người dân, sự tăng trưởngnhìn chung ít chịu ảnh hưởng bởi các tác động của nền kinh tế Thêm vào đó, Việt Nam có quy mô dân số khá lớn, tăng nhanh và ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân ngày càng được nâng cao Nhờ đó tổng chi tiêu tiền thuốc (chiếm gần 30% chi phí y tế) vẫn duy trì đà tăng qua các năm, với mức tăng ổn định khoảng 17-20%/năm, giai đoàn từ 2009-2014 Theo dự báo của BMI, tốc độ tăng trưởng tổng chi tiêu tiền thuốc cả nước cho năm 2014 là 18%, đạt 3,9 tỷ USD, tăng nhẹ so với mức 17% của năm 2013 Đáng chú ý là xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược đang ngày càng gia tăng
Figure 1: Tổng chi tiêu tiền thuốc qua các năm (tỷ USD)
Cải thiện mức chi tiêu thuốc bình quân đầu người: tăn lên gần gấp đôi, từ mức 20
USD/người/năm ở 2009 lên mức gần 40 USD cho năm 2013
Trang 8Figure 2: Chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người qua các năm (USD/người)
2.1.2 Vị thế của công ty trong ngành
CTCP Dược Hậu Giang là doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nội địa lớn nhất Việt Nam hiện nay cả về thị phần lẫn quy mô doanh thu và lợi nhuận DHG cũng là doanh nghiệp duy nhất lot vào top 10 doanh nghiệp dược phẩm lớn nhất Việt Nam cùng các tập đoàn dược phẩm khổng lồ của thế giới như GSK, Sanofi – Aventis, Novartis, Pfizer… khi chiếm 5% tổng giá trị tiền sử dụng thuốc tại Việt Nam năm 2012
DHG tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác nhờ hệ thống mạng lưới phân phối rộng khắp lãnh thổ Việt Nam, len lỏi đến tận tuyến huyện, tuyến xã và các địa bàn vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, đặc biệt là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long Các sản phẩm của DHG đa dạng về chủng loại, mẫu mã, giá cả, đáp ứng được nhiều phân khúc thị
trường khác nhau, đảm bảo nhu cầu chữa bệnh của nhiều tầng lớp nhân dân
Trang 9DHG sở hữu một mạng lưới phân phối hiệu quả nhất trong ngành với 43 đại lý/chi
nhánh, 54 quầy thuốc tại các bệnh viện và hệ thống bán hàng tiếp cận trực tiếp hơn 400,000 khách hàng ở từng ấp, thôn Các nhà máy sản xuất thuốc và đóng gói bao bì của DHG đều đạt các tiêu chuẩn quốc tế như GMP, GLP, GSP, ISO 9001:2000, ISO/IEC 17025, góp phầnnâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
Xuất khẩu: 85 sản phẩm có số đăng ký ở các nước như: Moldova, Nga, Mông Cổ,
Campuchia, Nigeria, Philipine…
Trang 102.2 Phân tích môi trường kinh doanh
Tri
ể n v ọng c ủa ng à nh d ư ợc
Tăng trưởng ổn định Sản phẩm ngành dược là nhu yếu phẩm cần thiết đối với đời sống của người dân, sự tăng trưởng của ngành nhìn chung ít chịu ảnh hưởng bởi các tác động của nền kinh tế Tổng chi tiêu tiền thuốc chiếm gần 30% chi phí y tế và duy trì đà tăng qua các năm nhờ dân số tăng nhanh và ý thức bảo vệ sức khỏe ngày càng cao Đáng chú ý là xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược đang ngày càng gia tăng
Cải thiện mức chi tiêu thuốc bình quân đầu người Chi tiêu thuốc chiếm khoảng 2%
GDP Thu nhập được cải thiện cộng với ý thức bảo vệ sức khỏe ngày càng cao giúp mức chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người tăng gần gấp đôi, từ mức 20USD/người/năm ở 2009 lên mức gần 40USD dự báo cho năm 2013 Lưu ý, tuy thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng tăng nhưng hiện vẫn chỉ đang phù hợp với các loại thuốc nội với chất lượng tương đương thuốc ngoại nhập nhưng giá chỉ bằng 30-50% Đây là lợi thế giúp các công ty dược nội địa có thể cạnh tranh được trên chính sân nhà của mình
Ngoài ra, Chính phủ cũng chủ trương gia tăng thị phần thuốc sản xuất trong nước Giá trị thuốc nội địa hiện chỉ chiếm khoảng 50% tổng chi tiêu toàn thị trường Có thể coi đây là cơ hội đối với các doanh nghiệp trong nước khi chính phủ chủ trương gia tăng thị phần thuốc sảnxuất trong nước lên mức 70% Tuy nhiên, thử thách là không nhỏ, bởi các đối thủ ngoại ngoài
Trang 11tiềm lực tài chính mạnh, giàu kinh nghiệm, còn có lợi thế về khoa học công nghệ cao Thêm vào đó là tâm lý chuộng hàng ngoại của người Việt.
Tuy nhiên, ngành dược trong nước hiện cũng đang đối mặt với một số rủi ro như biến động giá nguyên vât liệu, rủi ro tỷ giá, do phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đặc biệt là
nguyên vật liệu sản xuất (90% nhu cầu nguyên liệu, chủ yếu là hóa dược phải nhập khẩu) Bên cạnh đó, thông tư 01/2012-TTLT-BYT-BTC đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp mà kênh bệnh viện chính là đầu ra
Rủi ro đầu tư
Rủi ro biến động giá nguyên liệu
Do Việt Nam chưa phát triển được ngành công nghiệp hóa dược nên các doanh nghiệp dược vẫn phải nhập khẩu hầu hết các nguyên liệu đầu vào Đây là rủi ro chung của toàn ngành và của cả Dược Hậu Giang khi giá nguyên liệu thế giới biến động khó lường vì
nguyên vật liệu chiếm đến 50 – 80% giá vốn Đi kèm theo đó là rủi ro biến động tỷ giá cũng là một gánh nặng cho doanh nghiệp khi đồng nội tệ chưa thực sự ổn định
Rủi ro chính sách
Đây là rủi ro lớn nhất mà ngành dược phẩm Việt Nam đang đối mặt, khi các chính sách của cơ quan quản lý (Bộ Y tế) còn nhiều mâu thuẫn Nổi trội là: 1) Việc quản lý giá bán thuốc của các doanh nghiệp (do thuốc được xếp vào nhóm mặt hàng thiết yếu) khiến các doanh nghiệp không thể linh động điều chỉnh giá bán khi giá nguyên liệu đầu vào biến động mạnh 2) Chỉ thị 01 Bộ Y tế đẩy các doanh nghiệp dược trong nước vào thế tiến thoái lưỡng nan khi khó cạnh tranh với thuốc giá rẻ từ Trung Quốc, Ấn Độ…
2.3 Phân tích doanh nghiệp
2.3.1 Phân tích SWOT của DHG
Phân tích SWOT của DHG
- Dẫn đầu các công ty sản xuất dược nội địa - 80% nguyên liệu phải nhập khẩu
Trang 12cả về quy mô doanh thu lẫn vốn hóa thị
trường
- Năng lực sản xuất tăng gấp đôi
- Hệ thống phân phối mạnh, rộng khắp
- Lãnh đạo (Bà Phạm Thị Việt Nga - CT
HĐQT) gắn bó và tâm huyết với công ty
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt
- Tỷ trọng danh thu hàng xuất khẩu thấp
- Mức độ nhận diện các thương hiệu DHG của người tiêu dùng còn thấp
- Đội ngũ kế thừa đang là vấn đề quan tâm
- Hoạt động nghiên cứu phát triển chưa đủmạnh
- Thị trường còn nhiều tiềm năng phát triển
nhờ dân số tăng nhanh và
ý thức bảo vệ sức khỏe ngày càng cao
- Thu nhập của người dân Việt Nam phù
hợp với các loại thuốc nội với chất lượng
tương đương thuốc ngoại nhập nhưng giá
- Tâm lý chuộng hàng ngoại của người ViệtNam
- Sản phẩm của ngành dược chịu sự kiểm soát giá của nhà nước
- Thông tư 01/2012-TTLT-BYT-BTC gây khó khăn cho các doanh nghiệp dược đầu
tư theo chiều sâu chất lượng, uy tín thương hiệu
2.3.2 Chiến lược của công ty
Mở rộng năng lực sản xuất Nhà máy mới đi vào hoạt động giúp nâng công suất của
DHG lên mức 9 tỷ đơn vị/năm, gấp đôi so với mức công suất hiện nay Nhờ đó, công ty có
dư địa cho mục tiêu tăng trưởng doanh thu bình quân 5 năm tới khoảng 20%/năm
Trang 13Định hướng sản xuất các loại thực phẩm chức năng, sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu nhưng được đầu tư khoa học công nghệ, khác với các sản phẩm đông dược thông
thường, có công thức đơn giản, dễ bị làm nhái, làm giả Sản phẩm tiêu biểu cho thành công của chiến lược này là Naturenz, thuốc giải độc gan Như đã nêu ở trên, phần lớn công suất của nhà máy cũ sẽ được sử dụng để sản xuất các dòng sản phẩm này Chúng tôi đánh giá lạc quan về định hướng chiến lược này, bởi các lý do sau:
(1) Phân khúc thị trường tiềm năng Các sản phẩm dược liệu hiện chỉ chiếm khoảng 10% tổng chi tiêu thuốc trong khi xu hướng sử dụng các sản phẩm này của người tiêu dùng ngày càng tăng cao
(2) Giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu Như hầu hết các công ty sản xuất dược khác trong nước, DHG phải nhập khẩu khoảng 80% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất tân dược do ngành công nghiệp hóa dược trong nước còn kém phát triển Tuy nhiên, dược liệu lại là lợi thế của Việt Nam
(3) Không thuộc đối tượng kiểm soát giá theo quy định
(4) Mở ra cơ hội xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng ở Châu Á có thói quen sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu, như Hong Kong, Philippin, Indonesia, Malaysia, Nhờ đó, tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu của DHG có khả năng được cải thiện so với mức 1% như hiện nay
Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển Nghị quyết ĐHCĐ 2012 (tổ chức vào
tháng 3/2013) đã thông qua việc trích Quỹ Phát triển khoa học công nghệ (KHCN) tương đương mức 5% lợi nhuận trước thuế của DHG Công ty đã bắt đầu thực hiện trích Quỹ từ Q2/2013 Tổng số tiền mà DHG dự kiến chi tiêu từ Quỹ KHCN cho năm 2013 và các năm tiếp theo là khoảng 99 tỷ đồng Trong đó, chi mua sắm tài sản cố định 34 tỷ đồng, chi phí chuyển giao công nghệ là 40 tỷ đồng, chi phí thuê chuyên gia tư vấn khoảng 3 tỷ đồng 22 tỷ đồng còn lại DHG sẽ đầu tư cho dự án phát triển sản phẩm có nguồn gốc thảo dược là
Naturenz và Spivital; nghiên cứu dây chuyền sản xuất dược mỹ phẩm và đầu tư thử tương đương sinh học các sản phẩm đáp ứng yêu cầu đấu thầu theo quy định
Trang 14Trước những khó khăn do ảnh hưởng từ thông từ 01/2012/TTLT-BYT- BTC, dù dự thảo sửa đổi Luật Dược hiện đã đề cập đến những bất cập của thông tư này nhưng giải pháp cụ thểthì vẫn đang còn bỏ ngỏ Do đó, chủ trương đầu tư nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm chính là giải pháp mà các công ty dược đang hướng đến, đặc biệt là các các công ty chú trọng vào chất lượng sản phẩm nên không có lợi thế cạnh tranh về giá cả.
Theo quy định của thông tư 01, các gói thầu thuốc generic sẽ được chia thành các nhóm dựa trên các tiêu chí kỹ thuật và tiêu chuẩn công nghệ được cấp phép, bao gồm:
- Nhóm thuốc sản xuất tại các nước tham gia EMA, hoặc ICH, hoặc PIC/S
- Nhóm thuốc sản xuất tại các cơ sở sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn WHO theo khuyến cáo của WHO được Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý dược) kiểm tra và cấp giấy chứng nhận
GMP Nhóm thuốc có chứng minh tương đương sinh học do Bộ Y tế công bố
- Nhóm thuốc khác
Phần lớn thuốc đấu thầu vào bệnh viện hiện nay chỉ đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, tuy nhiên các loại thuốc này khác nhau về chất lượng và giá cả nên mức độ cạnh tranh cao, khả năng trúng thầu thấp Việc nâng cấp tiêu chuẩn chất lượng lên GMP-PIC/S như kế hoạch của IMP hay tương đương sinh học mà DHG đang hướng đến sẽ giúp công ty có khả năng trúng thầu cao hơn bởi đa phần các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng này là sản phẩm ngoại nhập Do sản xuất trong nước, DHG sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá so với các sản phẩm ngoại này
Tập trung hoạt động Marketing, xây dựng thương hiệu và khai thác hiệu quả hệ thống phân phối Các sản phẩm chủ lực của DHG tuy đã được đầu tư xây dựng thương
hiệu nhưng mức độ nhận biết còn thấp, so với các đối thủ ngoại do các công ty này đầu tư mạnh cho hoạt động quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo trên truyền hình Do đó, song song với việc khai thác thế mạnh từ hệ thống phân phối của mình, DHG sẽ đẩy mạnh truyền thống đếnngười tiêu dùng cho một số nhãn hàng có lợi thế cạnh tranh thông qua các hoạt động quảng cáo trên tivi, báo đài, và internet Ngân sách Marketing sẽ ở mức khoảng 5% doanh thu
Trang 15DHG cho biết, việc chuyển nhượng thương hiệu Eugica cho đối tác Thái Lan – Mega
LifeSciences cũng là cách để quảng bá thương hiệu của DHG ra nước ngoài mạnh hơn do Mega LifeSciences hiện đang xuất khẩu đến hơn 20 quốc gia trên thế giới Ngoài ra, công
ty cũng xem đây là cơ hội để học hỏi thêm về kinh nghiệm làm thương hiệu của các đối tác lớn
2.4 Phân tích chỉ tiêu tài chính
EPS =
Tổng Lợi nhuận sau thuếTổng số lượng cổ phiếulưu hành
Theo bảng thống kê ta thấy chỉ số EPS tăng đều qua các năm và cao hơn mức độ tăng trung bình của ngành điều này chứng tỏ mức lợi nhuận của nhà tư trên mỗi cổ phiếu DHG thực sự hấp dẫn so với công ty cùng ngành
Năm 2011 chỉ số EPS giảm gần như 50%, điều này được giải thích do tăng số lượng cổ phiếu phát hành tăng lên gấp 2,4 lần ở năm 2011 so với năm 2010
Chỉ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu Nếu hệ số P/E cao thì điều đó
có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độtăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao
Chỉ số tài chính 2010 2011 2012 2013E