1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàng Thúc Lý Long Tường - Khương Vũ Hạc Phần 2 doc

25 401 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 133,68 KB

Nội dung

- Nhà ngươi suy nghĩ khá lắm. Thôi hãy mua rượu về nhấm nháp cho vui. Ta đi đây. Hơn mười ngày sau sẽ quay trở lại Lý công tử vừa quay trở ra, tất cả đám lính đều bước ra theo, cúi gập người, mũi như dính sát đất để tiễn đưa Lý công tử. Ngoài trời, hoàng hôn đã buông xuống từ lúc nào, bóng tối chùm lên cảnh vật. Lý công tử bước đi vội vã, men theo con đường dốc lần bước đi xuống, trong chốc lát đã khuất sau màn đêm. Mặt trời đã lặn sau dãy núi phía tây. Mặt trăng buổi tối sắp đến ngày rằm nhô lên từ phía đông. Đó đây, những đám mây đen của buổi tối mùa hè kéo đến che kín gương mặt chị Hằng, nên chỉ còn là một đêm trăng mờ, khó khăn lắm mới nhận ra bóng người qua lại. Tại chân phía nam núi Việt Thanh, khoảng hơn hai mươi trai tráng, tất cả đều ngồi thu mình bên con đường vắt ngang qua thung lũng, giữa những sườn đồi chập chùng như đang sắp sửa làm một việc gì. Họ ngồi chụm vào nhau, cạnh đó đặt một cái kiệu. Nét mặt họ đăm chiêu căng thẳng, dáng như đang chờ đợi một người nào đó. Họ quay nhìn về phía núi Việt Thanh. Nhưng núi Việt Thanh đã bị bao phủ trong màn đêm đen thẫm một màu, không còn nhận được ra hình dáng. Họ đang lặng lẽ chờ đợi một ai đó, cố nghiêng tai lắng nghe xem có bước chân người đi tới hay không. Con đường mòn này tuy bao quanh kinh thành nước An Nam , nhưng ban đêm hầu như không có một bóng người qua lại. Một người tráng đinh leo lên cây dừa bên cạnh, chăm chú dõi nhìn về phía núi Việt Thanh thăm dò động tĩnh. Người tráng đinh trên cây dừa bất chợt huýt sáo ba tiếng. Tất cả trai tráng đang ngồi thu mình bỗng đồng loạt đứng dậy, sửa sang lại kiệu, phía trước phía sau mỗi đầu hai người, sẵn sàng trong tư thế lên đường. Người tráng đinh theo dõi từ trên cây tụt xuống đất, dè dặt nhìn trước nhìn sau rồi nói vừa đủ nghe với đồng ngũ của mình: - Chúng ta phải hết sức cẩn thận chu đáo cho đến khi đưa được đức Hoàng thúc qua khỏi cửa ải đất Giao Chỉ một cách an toàn. Phải đi nhanh mới qua khỏi được cửa thành trước khi cửa đóng. Người tráng đinh nhắc nhở mọi người như vậy, nhưng không một ai trong số họ đáp lại. Tất cả đều im lặng. Không một ai hỏi thêm điều gì khác, bởi lẽ họ đã hiểu rõ việc này. Người tráng đinh nọ chạy đón Hoàng thúc đã gần như kiệt sức lê bước chân từ phía núi Việt Thanh đi tới, còn cách hơn một trăm bước. Hoàng thúc đang đi tới, gặp người tráng đinh chạy đến, liền dừng chân. Người tráng đinh cúi gập lưng, thấp giọng lễ phép thưa: - Bẩm Hoàng thúc, theo lời dặn của Lý công tử, chúng con xin đến rước Hoàng thúc. Xin chờ lệnh Hoàng thúc. Hoàng thúc im lặng không nói gì, lặng lẽ bước theo sau người tráng đinh, như muốn bảo với họ: ta sẽ đi theo các ngươi. Người tráng đinh vén bức mạn đen bên phải kiệu: - Xin mời Hoàng thúc lên kiệu nhanh cho, thời gian gấp lắm rồi. Trời tối quá, nhìn không rõ mặt, Hoàng thúc đứng lặng người, nhưng vẫn hiểu được những gì đang diễn ra. Người bước lên kiệu ngồi, và nói với giọng yếu ớt: - Lý công tử chưa đến? - Thưa vâng, Lý công tử có dặn ra khỏi cổng thành sẽ gặp nhau ạ. Mấy người khiêng kiệu đưa đòn khiêng lên vai, hô lên se sẽ “Dô này! Dô này”, làm cho nhịp thở ăn khớp theo độ rung của kiệu để nhịp bước chân không bị xộc xệch và họ bắt đầu chạy. Phía sau, các tráng đinh giả làm lính hầu, vác giáo chạy theo. Đúng vào lúc đêm trăng mờ mờ, nhìn không rõ mặt người, nên chuyến đi càng giống chuyến đi khẩn cấp của một bà mệnh phụ phu nhân nhà quan to nào đó. Họ đã chịu đựng không biết bao nỗi gian truân mới qua được cổng thành, từ đó chạy liền ngày liền đêm mải miết vào phía nam và đã đến được đất Thuận Hoá. Lại nói về Tam công Lý Quân Tất , sau khi thoát khỏi tư dinh liền đi về phía cửa tây, đến lưu lại tại nhà người em là Hàn lâm học sĩ Lý Quân Châm. Ngày hôm sau, Lý công tử mới hay rằng em mình do có chuyện trong buổi triều kiến hôm ấy nên đã bị bắt giam ở cấm phủ, còn tể tướng Trần Nhật Chiếu thì đã triệu tập các hạt trưởng các miền và các quan đại thần các bộ đến Đông cung để hiệu dụ việc kế thừa ngôi vua. Do vậy, Lý công tử đã lên ngựa nhằm hướng Thuận Hóa mải miết đuổi theo. Chạy mấy ngày đường, chiếc kiệu chở Hoàng thúc cuối cùng đã đến được đất Thuận Hóa. Đoàn rước kiệu sửa soạn đi qua cửa thành. Hoàng thúc ngồi trên kiệu có chiều mệt mỏi. Những người khiêng kiệu và cả toán tráng đinh cũng mệt mỏi nhưng vẫn lặng lẽ. Với tấm lòng trung kiên vì Hoàng thúc, họ chẳng ngại đường sá xa xôi đã rong ruổi tới đây. Nhưng đến đất Thuận Hóa rồi mới biết, chưa thể thở phào nhẹ nhõm. Bọn lính canh cửa bắc xét nét nhìn những người đi qua cửa thành để vào thành nội. Nhìn ai có vẻ khác thường, chúng lôi vào trạm xét hỏi bên cổng thành thẩm vấn điều này điều nọ. Hoàng thúc ngồi trong kiệu suốt ngày đêm đã bốn, năm hôm nay, người mệt mỏi cũng ngả mình xuống, mơ màng hồi tưởng những ngày đã qua. - Đây là đâu vậy? Đã mấy ngày hôm nay, Hoàng thúc chẳng nói câu nào, nay bỗng bất ngờ hỏi người khiêng kiệu phía trước. Nghe thấy thế, người khiêng kiệu bối rối đáp lại: - Bẩm Hoàng thúc, đây là cửa bắc của trấn Thuận Hóa. Xin Hoàng thúc ráng chịu thêm một chút, sắp đến nơi rồi ạ. Hoàng thúc nghe nói trấn Thuận Hóa có hơi ngạc nhiên. Thuận Hóa nằm về phía nam đất Giao Chỉ, tại sao lại đến đây. Mấy hôm trước bàn với Lý công tử đã thỏa thuận với nhau sẽ qua nước Tống để đến đất Cao Ly ở phía đông cơ mà. Giữa lúc đang suy nghĩ miên man bỗng thấy hai người lính gác cổng thành cầm giáo đến chặn đường: - Các người đi đâu đấy? Người tráng đinh đi sau kiệu, chân khập khiễng bước tới đứng chắn ngang trước kiệu. - Chúng tôi đến tư dinh quan lớn Trịnh Hy An, hiền đệ của quan trấn phủ miền này. Mấy tên lính đứng chắn đường nghe nói đến nhà quan lớn Trịnh Hy An, tỏ vẻ khả nghi, liền vặn hỏi: - Nhà qua Trịnh đại giám à? Vậy đây là vị nào, từ đâu đến vậy? Sở dĩ chúng hỏi như vậy vì trong đám lính có một tên thường lui tới nhà Trịnh đại giám, nên hắn biết rõ nơi tư dinh đó. Người tráng đinh luống cuống không trả lời được. Khi rời đất Giao Chỉ, Lý công tử có dặn khi đến châu Thuận Hóa phải làm như vầy, chứ không có nói lời chỉ bảo chi tiết. Mặc dù vậy, cũng không thể trả lời với bọn lính kia là mình không biết, lại càng không thể nói về hành trình của Hoàng thúc. Người tráng đinh lúng túng không biết trả lời thế nào, đứng thần người ra. Lúc này bọn lính gác cũng cảm thấy hơi lạ. - Này, chúng tớ hỏi đằng ấy đi đâu, tại sao lại không trả lời? Mà thôi, cho chúng tớ xem có vị quan lớn nào trong kiệu vậy? Vừa dứt lời, bọn lính đẩy người tráng đinh, định đến bên kiệu xem. Người tráng đinh nắm lấy tay tên lính ngăn lại. - Này, không được vô lễ. Giữa lúc ấy, ba người lính đứng sau kiệu liền vụt lao lên phía trước đứng chặn bọn lính lại, mở to những cặp mắt nảy lửa nhìn trừng trừng vào bọn lính. Tên lính định đến khám hiệu lùi lại phía sau một bước, kêu rống lên: - Các người xông tới, tôi sẽ gọi quân lính ra bây giờ. Này, đừng có tự nhiên gây sự bất bằng. Biết điều thì hãy quy thuận đi. Vừa nói, tên lính vừa giơ tay lên làm hiệu. Tên đội trưởng giữ cửa thành cùng khoảng hơn hai mươi sĩ tốt đang đứng trên thành lầu trông thấy cảnh tượng đó, liền chạy xuống chân thành, lăm lăm giáo mác trong tay, hừng hực khí thế, chỉ còn chờ lệnh quan giữ cửa là chúng xông vào hỗn chiến. Tình thế hết sức nguy cấp. Lúc này, Hoàng thúc cũng lâm vào cảnh khó xử. Lúc đầu giả vờ ốm, nằm đắp một chăn mỏng, nhưng đến bước này thì đành phải nhảy ra khỏi kiệu, liều một phen thôi, không còn cách nào khác. Người lấy một sợi dây nhỏ buộc lại búi tóc rối bời và định cởi chiếc áo vải ra, thay bằng chiếc áo nẹp dùng ngựa. Vừa lúc ấy có một người đi ngựa , đến đứng chắn ngang giữa những người tráng đinh và đám lính đang xảy ra cãi cọ. Người ấy xuất hiện đột ngột, nên tất cả mọi cặp mắt xung quanh đều dồn về phía ông ta. Không phải ai khác, đó chính là công tử Lý Quân Tất. Hai tay vụt giơ lên, Lý công tử thét không ra hơi: - Sao lại thế này? Lý công tử xuất hiện, mang lại nỗi vui bất ngờ cho những người tráng đinh. Họ cúi rạp người chào Lý công tử. Một người trong số họ chớp chớp mắt, nói một cách thản nhiên như không: - Dạ thưa Chúng em đã bảo đoàn người rước kiệu đến tư dinh Trịnh đại giám. Thế mà những người này cứ đòi khám kiệu, thật chẳng ra làm sao. Vừa mới tới nơi, Lý công tử chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện, trong bụng có hơi hoảng. Đến giờ nghe nói mới rõ nguồn cơn, bèn đi về phía viên đội giữ cửa thành và rút từ trong lưng ra chiếc chiếu bài thông hành đưa cho họ trông thấy đoạn vui vẻ nói: - Các người vất vả nhiều, người trong kiệu là bà chị dâu của ta vì đau ốm nên vào thành nội để chữa bệnh, các người yên tâm. Đám người trông thấy chiếc bài thông hành do Lý công tử giơ lên, vội cúi rạp mình lùi lại phía sau. Lý công tử giắt trở lại chiếu bài vào lưng, nhảy lên ngựa. Các phu kiệu quay trở lại, đưa đòn khiêng lên vai, tiếp tục cuộc hành trình. Mấy người tráng đinh sau một hồi cãi vã với đám lính gác cửa thành suýt đánh nhau, giờ đây cũng quân hết mệt nhọc, vội và cất bước lên đường. Lý công tử cưỡi ngựa đi trước, đoàn khiêng kiệu bám gấp theo sau, tiến về bờ biển phía đông châu Thuận Hóa. Không bao lâu sau, họ đã đến được một nơi trên bờ biển, ở đây có hai nhà tranh nhỏ bé. Mặt trời đã khuất đằng sau dãy núi phía tây, chỉ còn rớt lại chút nắng tàn trên bờ biển phía đông xa xa. 3 GIÃ TỪ CỐ QUỐC Hai gian nhà tranh đã sắp sẵn mọi thứ chờ Hoàng thúc. Trong nhà được chỉnh trang sạch sẽ tươm tất. Giữa nhà kê một chiếc chõng tre thấp rộng. Lý công tử xuống ngựa. Mấy người trai trẻ trong nhà ra đỡ dây cương dắt ngựa vào chuồng. Lý công tử đến trước kiệu, mở rộng cửa. Hai người đưa bốn mắt nhìn nhau. Sau khi chia tay ở núi Việt Thanh sáu ngày trước, nay Hoàng thúc và Lý công tử mới gặp lại nhau lần đầu. - Thưa Hoàng thúc, mấy ngày hôm nay đi đường dài chắc Người mệt lắm? Hoàng thúc tỏ vui mừng trước lời vấn an của Lý công tử. - Không sao. Công tử còn vất vả hơn ta nhiều. Trời phạt ta đã đành. Còn công tử và bao nhiêu người khác nữa chẳng có tội gì cũng phải chịu khổ cực này. Nghĩ vậy lòng ta thực xót xa. Các tráng đinh lùi lại phía sau Lý công tử, lặng lẽ cúi đầu chào Hoàng thúc. Họ đặt một đôi giày trước kiệu, chờ Hoàng thúc bước xuống. Lý công tử đỡ lấy tay Hoàng thúc: - Xim mời Hoàng thúc vào nhà. Hoàng thúc một tay vịn vào cửa kiệu, luồn hai nửa bàn chân vào đôi giày đặt sẵn bên ngoài, bước ra khỏi kiệu. Đã mấy ngày ngồi trong kiệu khá tù túng, hai chân mỏi tê, Hoàng thúc bước đi khập khiễng, đầu óc mông lung, người cảm thấy lao đao. Lý công tử hai tay dìu Hoàng thúc, đưa vào nhà. Trong nhà chưa tối nhưng đã nhọ mặt người. Người hầu bước vào nhà, châm đóm vào mồi lửa và đưa lên ngọn nến. Ngọn lửa chạm vào năm chiếc bấc nến cháy dần lên, tỏa sáng khắp gian phòng. Hoàng thúc ngồi yên lặng một chốc, nhìn khắp lượt gian phòng, cất tiếng nói như rên: - Ờ gian nhà trông cũng khá đấy chứ? Người đưa mắt nhìn lên bức tranh sơn thủy trên tấm bình phong và hàng chữ khắc trên tấm hoành phi. Người hầu mang cây nến cắm đây đó khắp gian phòng xong, lui bước ra ngoài, còn nói với lại: - Thưa Lý công tử, nước tắm đã sắp sẵn rồi ạ. - Vậy hãy đưa Hoàng thúc đi tắm. - Vâng ạ Nói xong người hầu bước ra ngoài, Lý công tử lễ phép nói : - Xin mời Hoàng thúc đi tắm xong rồi dùng cơm tối. Lý công tử nói đoạn, đứng lên đưa Hoàng thúc ra ngoài. Một chốc sau, hai người tắm xong trở vào nhà. Bữa cơm tối đã được dọn sẵn. Hai người ngồi đối diện, rót rượu mời nhau. Uống được mấy chén, Lý công tử bắt đầu kể lại câu chuyện xảy ra từ kinh thành Thăng Long tới đây. Thời gian qua, Hoàng thúc cũng đã rất sốt ruột muốn biết sự thể ra sao, nhưng cũng hiểu rằng không thể vội vã. Bởi vậy Người rất chú ý lắng nghe. Lý công tử rành rọt thuật lại mọi điều tai nghe mắt thấy, từ sau khi đưa Hoàng thúc rời khỏi núi Việt Thanh Nào là chuyện phò mã Trần Nhật Chiếu cho gọi các trưởng hạt các miền và bá quan văn võ tới hội triều tại chính điện, định thông qua việc kế thừa ngôi vua mà lại không có sự hiện diện của công chúa Chiêu Thánh. Do có sự phản đối của Hàn lâm học sĩ, việc không thành, phò mã đành chấm dứt cuộc hội triều và bắt giam Lý Quân Chiêm Chuyện Trần Phú đi sứ sang Tống, mang theo nhiều đồ cống lễ sang bàn mưu tính kế, thỏa thuận với nhau đưa người họ Trần lên cầu xin Thiên tử nước Tống công nhận, để đến năm Bảo Khánh thứ tư nếu được kế vị sẽ đưa sứ giả sang chúc mừng vào ngày đã được cai trị thiên hạ Chuyện triều đình nhà Tống bàn đến cả năm Hoàng thúc có thể nối dõi huyết thống của triều Lý, khiến cho tính mạng của Hoàng thúc cũng bị đe dọa Chuyện Trần Vũ dâng kế hiến sau khi Trần tể tướng bị mất mặt. Theo đó, công chúa Chiêu Thánh đã gọi các trưởng hạt các miền và các quan đại thần đến điện Tử Vi nói rõ ý định nhường ngôi vua cho phò mã Trần Nhật Chiếu Hoàng thúc lắng nghe hết mọi chuyện, nét mặt đượm vẻ buồn. Như hiểu hết mọi nỗi điên đảo của thế sự. Người xúc động hỏi: - Còn Lý học sĩ, hiền đệ của Lý công tử, tính mạng đang nguy cấp, biết làm sao bây giờ? Nhưng Lý công tử không chút dao động, thản nhiên đáp: - Thưa Hoàng thúc, em trai của hạ thần đã quyết liều thân vì nghĩa lớn. Em nó đã đưa gia đình trốn thoát đi các nơi, và ngày hôm ấy nó vào triều. Em nó còn giúp hạ thần đưa Hoàng thúc ra đi. Đến hôm nay mới thưa được mọi chuyện với Hoàng thúc thực là có lỗi. Việc đưa được Hoàng thúc đến đây cũng là nhờ em nó lo liệu sắp xếp trước cho đó ạ. - Sự thể như thế này, nói trước cho ta biết có hay hơn không? Lý công tử đáp: - Trước khi hạ thần ra đi, đã định liên lạc với gia quyến của Hoàng thúc ở Đông cung, nhưng từ hơn mười hôm trước đó mọi liên hệ với bên ngoài đã bị cắt đứt. Không còn cách nào khác, kẻ hạ thần đành phải nhờ bà cụ già buôn đồ cổ chuyển bứa thư, báo để gia đình Hoàng thúc yên tâm. Hoàng thúc lắc đầu đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ và nói: - Về người nhà của ta, dù sao công chúa Chiêu Thánh còn đấy chưa chắc chúng đã dám làm gì. Chỉ hiềm một nỗi những đồ tế lễ thờ cúng tổ tiên không mang đi được. Lý công tử đoán biết được nỗi lòng của Hoàng thúc liền đáp: - Thật may quá, đồ tế lễ đã được rước theo đây cả rồi. - Thật vậy ư? Vậy đồ tế lễ để ở đâu? Nét mặt của Hoàng thúc rạng rỡ hẳn lên. Người ngồi dịch lại gần Lý công tử. Lý công tử đứng dậy, Hoàng thúc cũng đứng dậy theo. Cả hai người giống như đã hẹn trước với nhau, đều đi sang phòng bên cạnh. Phòng nhỏ nhưng sạch sẽ. Trên một bộ phản gỗ rộng kê giữa nhà, các đồ thờ cúng được sắp xếp rất ngay hàng thẳng lối. Những quý vật đó như đang minh chứng cho uy danh và mạch sống liên tục qua tám đời vua trong 220 năm của Vương triều Lý. Nhìn thấy các đồ thờ cúng, Hoàng thúc quỳ xuống, chắp hai tay vái lạy, giọng nghẹn ngào: - Thưa các đấng tiên vương, thưa đức phụ vương Hãy tha tội cho đứa cháu con bất trung bất hiếu này Nỗi ai oán bấy lâu kìm nén trong lòng Hoàng thúc giờ đây được dịp thốt ra, lan tỏa khắp gian phòng. Nhưng ngọn lửa cháy trên đầu các cây nến cắm trên mỗi bài vị tỏa sáng như đang dõi theo hình bóng của Hoàng thúc đang rung lên trong tiếng nức nở. Lý công tử đứng ở phía sau cũng sụt sùi rơi lệ, trong lòng trào lên nỗi sót đau vô hạn. Một chốc sau, Lý công tử cố trấn tĩnh lại, gạt nước mắt, đỡ Hoàng thúc đứng dây, an ủi: - Sự đã rồi, mong Hoàng thúc hãy nguôi quên nỗi xót đau, liệu tìm phương kế mới. Thời gian nay đã muộn rồi. Chúng ta nên kịp bắt tay vào việc tiếp nhận thờ cúng tông miếu tổ tiên. Đến lúc này Hoàng thúc mới cầm được nước mắt. - Công tử nói đúng đấy. Thôi được rồi, chúng ta hãy vào trong kia nói chuyện một chốc đi. Nói xong, Người lui bước và trở về phòng mình. Về đến nơi, Người ngồi xuống, nét mặt bừng lên niềm suy nghĩ mới. Bảo vệ giữ gìn các đồ thờ cúng là công việc tối ư quan trọng, không thể ngồi đây tiếp tục khóc than. Một lúc sau, Hoàng thúc nói: - Số phận hiền đệ của công tử và gia đình của công tử là điều ta còn lo lắng hơn. Lý công tử rất cảm kích trước sự quan tâm của Hoàng thúc đối với em mình và gia đình mình, nhưng mọi việc đã quyết xong cả rồi, bèn nói: - Xin đội ơn tấm lòng ưu ái của Hoàng thúc. Em nó đã quyết liều thân với nước. Dạ thưa, “trung thần bất sự nhị quân”, tôi trung không thờ hai vua. Cả gia đình của hạ thần đều đã tản mát lánh nạn về phương nam hết cả rồi. Hoàng thúc hỏi lại, có phần ngờ ngợ: - Ơ này, mà tại sao lại đi về phương nam. Phương bắc không an toàn hơn ư? - Thưa không phải thế đâu ạ, ở phương bắc quân lính canh gác dày đặc. Cũng vì vậy nên hạ thần mới phó tá Hoàng thúc đến đây. Ngoài ra, trên mặt biển khơi, các tàu buôn của Tống còn đang đậu. Đợi thêm bốn năm hôm nữa, các tàu kia nhổ neo quay về Tống, lúc đó ta sẽ ra đi. Tất cả những điều bí mật được giữ kín đến ngày hôm nay bây giờ Hoàng thúc mới hiểu hết. Trong bước phong trần, hình ảnh của Hoàng thúc trông thật lam lũ, rất thương tâm. Người tâm sự: - Đến bây giờ ta mới rõ nguồn cơn. Ta cũng đã nghĩ đi vào Thuận Hóa ắt là có chuyện gì đây. Quả thực hiền đệ của công tử đã suy nghĩ hết sức thấu đáo, kín kẽ. Cố nén nỗi đau thắt ruột, Lý công tử se sẽ cất tiếng than không kìm nén nổi: - Thật khủng khiếp quá! Vừa lúc ấy, có người rón rén vén bức mà tre, nhè nhẹ bước vào phòng. Hoàng thúc và Lý công tử đều nghiêng ánh mắt về phía có người vào. Người đó không phải là ai khác mà là Ngô Anh Cơ sống ở trấn Thuận Hóa. Cô gái mỉm cười duyên dáng, chắp hai tay lên trước mặt, cúi chào Hoàng thúc. - Tiện nữ là Ngô Anh Cơ xin vấn an đức Hoàng thúc, đức Hoàng thúc đi đường sá xa xôi, đột ngột đến đây chắc là vất vả lắm ạ? Hoàng thúc có phần ngỡ ngàng, bối rối, không biết người con gái này là ai mà lại biết rõ cảnh ngộ và tung tích của mình nên nhìn sang Lý công tử hỏi: - Không biết quý tiểu thư này là ai vậy? Như thấu hiểu được suy nghĩ trong lòng Hoàng thúc, Lý công tử lúc này mới nói rõ lai lịch người con gái. - Thưa Hoàng thúc, cô Ngô Anh Cơ này là con gái út của ngài Ngô Nguyên Thanh một vị Hàn lâm học sĩ dưới thời Thiên Tộ đại vương đấy ạ. Do sự vu cáo của Trần đại giám, nên Ngô học sĩ đã chết trong ngục tối, gia sản nhà bị tịch biên. Không còn cách nào khác, hai mẹ con đưa nhau vào đất Thuận Hóa sống âm thầm. Thời gian qua, để phụng dưỡng mẹ già, cô gái út đành phải nhắm mắt đưa chân vào chốn ca lâu và nay tiếng tăm đã nổi khắp mọi vùng châu Thuận Hóa. Những người biết được gốc gác đó chỉ có hai anh em kẻ hạ thần mà thôi. Và lại cô ấy cũng là bà con phía ngoại của kẻ hạ thần nên mọi việc lần này cũng nhờ em nó rất nhiều. Hoàng thúc lắng nghe lời kể, đưa mắt nhìn cô gái, không giấu nổi một nỗi xót thương trong lòng. - Tình cảnh của ta đáng thương rồi mà cảnh ngộ éo le của nàng lại càng đáng thương hơn. Đang lúc mọi người trò chuyện thì mấy người hầu mang mâm rượu đến. Một chốc sau, Ngô Anh Cơ rót rượu ra một chiếc chén đặt trước mặt Hoàng thúc. Uống được mấy tuần rượu, buồn lòng, bụng đói đầu óc mơ màng, Hoàng thúc nhìn Ngô Anh Cơ, bèn đưa chén rượu ra mời: - Nào, Ngô tiểu thư hãy uống đi một chén! Tiểu thư đỏ mặt: - Dạ thưa, Hoàng thúc tha cho. Kẻ hạ thần đâu dám Bằng giọng nhỏ nhẹ, Hoàng thúc dỗ dành: - Tiểu thư ơi ta bây giờ đâu còn là Hoàng thúc nữa. Mà tiểu thư cũng chẳng phải là kẻ bầy tôi. Chúng ta chẳng qua chỉ là những kiếp người chung số phận. Này, tiểu thư, hãy cầm lấy chén rượu này Hai mắt Hoàng thúc ánh lên niềm cảm động thật thà mời tiểu thư. Lý công tử đứng bên cạnh trông thấy cũng cảm thấy áy náy, nên khuyên Ngô Anh Cư: - Đây là chén rượu Hoàng thúc ban cho, hãy cầm lấy đi em. Trước câu nói ân cần của Lý công tử, Ngô tiểu thư đưa hai tay đỡ lấy chén rượu: - Tiện nữ mạn phép xin chén ngự tửu do Hoàng thúc ban cho. - Thế mới vui chứ! Hoàng thúc vốn là con người của hào hoa phong nhã, đưa mắt nhìn đăm đăm Ngô Anh Cư, cười nói vui: - Ngô Anh Cư là một tuyệt sắc giai nhân mà ngay ở chốn kinh thành ta cũng chưa nhìn thấy đó. Ngô Anh Cư đưa chén rượu lên môi nhấp nháp một tí xong mới uống. Gương mặt cô phản chiếu qua ánh nến càng trở nên rạng rỡ. Ngô Anh Cư đặt chén xuống và rót đầy rượu vào một chén bạc mới, bưng hai tay cung kính dâng lên Hoàng thúc. - Xin kính mời Hoàng thúc cạn chén rượu này. - Thế là nàng bảo ta uống cạn chén rượu này sẽ sống lâu trăm năm ngàn năm có phải không? Hoàng thúc nói xong, cất tiếng cười trong trẻo. - Tiện nữ lần đầu được bái kiến Hoàng thúc. Tiện nữ được biết Hoàng thúc nức tiếng đồn thanh cao, phong nhã. Hôm nay được bái kiến Hoàng thúc, tiện nữ đã được thỏa nguyện mong ước. Trên chiếu, rượu được rót ra từng chén. Cùng với thời gian trôi qua, niềm vui tăng lên, tình cảm trở nên chan chứa nồng nàn. Những sợi tóc của Hoàng thúc buông xuống lõa xõa khiến Ngô Anh Cư cảm thấy tiếc không được nhìn rõ mặt Người. Nàng đứng dậy, đến bên Hoàng thúc: - Tiện nữ xin được sửa lại mái tóc của Hoàng thúc. Xin Hoàng thúc cho phép. - Bình nhật ta thích để tóc xõa, chỉ có ngày hôm nay Ngô tiểu thư muốn đến sửa lại mái tóc cho ta. Ta đành chiều theo ý tiểu thư vậy. Nói đoạn, Hoàng thúc ngồi ngửa người, hai tay chống ra phía sau. - Xin Hoàng thúc cứ ngồi tự nhiên và dựa lưng vào thành ghế ạ. [...]... người quét sân, ông ta liền hỏi: - Lý công tử đã dậy chưa? - À, chào ông Vương Xin mời vào Lý công tử đang nóng ruột chờ ông đấy Mọi người đã ăn sáng xong rồi Nói xong, người quét sân chạy vào nhà nói với Lý công tử: - Thưa Lý công tử, có ông Vương người nước Tống đến tìm - Ông Vương à? Sao đến muộn thế Chúng tôi đang chờ đây Trước hết phải đưa hành lý lên thuyền đã - Vâng Trước định sau ba ngày nữa... người hầu đã vội ra đon đả nghênh tiếp - Xin mời quý ông vào, trong này có phòng sang trọng Người sĩ phu có vẻ khó chịu trước vẻ xun xoe của người hầu, bèn hắng giọng: - Không, ta đến để tìm gặp một người khách ở đây Nghe thấy vậy, người hầu lễ phép hỏi lại: - Dạ thưa quý ông định tìm vị khách nào ạ? - Có một ông tên là Lý Quân Tất có lưu lại tại quán này không? - Dạ, dạ ý quý ông muốn nói đến Lý công... Hàn Phương Nguyên đến gặp Hoàng thúc - Đây là Hoàng thúc của chúng tôi Hàn huynh hãy chào người đi! Hàn Phương Nguyên vội cúi gập người thi lễ -Xin kính chào đức Hoàng thúc Kẻ hậu sinh tên là Hàn Phương Nguyên Hoàng thúc mỉm cười, cúi người chào đáp lại -Tôi là Lý Long Tường Mong được các vị chỉ giáo Lý công tử đỡ lời, giới thiệu lai lịch của Hàn Phương Nguyên - Hàn huynh này là người gần gũi của Lâm... thích rượu, nên Lý công tử định mời rượu họ Hàn Người hầu vội bước tới chờ lệnh - Thưa quý ông cho gọi con - Nhà ngươi hãy dọn rượu ngon và thức nhắm tốt đến đây cho ta! - Dạ vâng Người hầu lui ra, nhưng nét mặt Hàn Phương Nguyên vẫn rắn căng, ngồi im lặng, ra dáng trầm tư Hoàng thúc đã hiểu được thái độ của họ Hàn, bèn đứng dậy - Quý công tử ở lại chơi với Lý công tử chúng tôi đã rồi hãy về Tôi có việc... mời Hàn Phương Nguyên chuyển sang chỗ ngồi mới - Nào, mời Hàn huynh sang đây Chúng mình xa nhau thấm thoắt đã sáu năm rồi đấy nhỉ Đến lúc này, nét mặt của Hàn Phương Nguyên mới dịu đi đôi chút Y nói không úp mở - Lý huynh phò Hoàng thúc lưu vong sang đây đấy à? - Họ Hàn nắm lấy tay Lý công tử đang cúi nhìn xuống đất, lặng thinh không trả lời Hàn nói tiếp: - Thật chẳng may Tôi không biết vương triều... mím chặt môi, dùng hai bàn tay ngọc ngà đưa lên đưa xuống nhè nhẹ vuốt ve mái tóc - Thưa Hoàng thúc, xong rồi ạ Những mong Hoàng thúc sẽ thấy thoải mái hơn Nói xong nàng quay về ngồi xuống chỗ cũ của mình Nàng định bụng sẽ nhìn kỹ hơn dung nhan của Hoàng thúc - Thưa Hoàng thúc xin kính mời Hoàng thúc uống thêm một chén - Ờ, hôm nay ta uống đến thỏa thích thì thôi Nói đoạn, Người kề môi vào chén rượu... không một chút tình nghĩa - Không được đâu! Hoàng thúc ngồi bên cạnh, thấy cảnh tượng ấy, đã hiểu ra tất cả, bèn nói: - Thôi được rồi Hôm nay chúng ta sẽ rời bến Đằng nào cũng phải ra đi, vậy hãy kíp lên đường, sớm lúc nào hay lúc ấy Nói xong, Hoàng thúc nín lặng, đưa mắt thẫn thờ nhìn xuống đất Tất cả hơn hai mươi tráng đinh theo phò tá Hoàng thúc đến tề tựu đông đủ trước sân nhà - Các người hãy mang... hành lý đã trở về - Thưa Hoàng thúc, mọi việc đã sắp đặt xong xuôi Chỉ chốc nữa thôi là chúng ta phải ra đi Nét mặt Hoàng thúc đượm vẻ ngậm ngùi: - Người ra đi đã đến lúc phải đi Ánh mắt Hoàng thúc dõi nhìn về phía bờ biển xa xa Con đường phía trước, nước mây một màu mịt mùng Ngô Anh Cơ ngồi bên cạnh trông thấy Lý công tử dáng điệu thiểu não cũng noi một câu ra chiều trách móc: - Lý công tử đi gặp... âu yếm - Thưa Hoàng thúc, Hoàng thúc nghĩ vậy làm chi Tiện nữa đã quyết một lòng vì Hoàng thúc Xin mời Hoàng thúc uống thêm chén rượu nữa Lý công tử đã có phần chuếnh choáng hơi men, hai mắt lim dim, cúi người xuống nói với Hoàng thúc: - Xin Hoàng thúc thể tỉnh, hãy nhận lấy lời thỉnh cầu đó của Ngô tiểu thư, chẳng can hệ gì đâu mà Lúc này, Ngô tiểu thư được lời như cởi tấm lòng, hai mắt sáng long lanh,... thêm một bước: - Các vị ấy đến đây từ bao giờ, nhà ngươi có biết không? Liếc qua diện mạo và thái độ của vị sĩ phu này cứ nhìn chằm chằm vào mình, người hầu biết ông ta không phải tay vừa, bèn chắp hai tay cung kính đáp: - Dạ thưa, các vị ấy đến đây đã ba ngày rồi ạ Nghe đến đây, người sĩ phu có vẻ như không muốn nghe tiếp những lời nói của người hầu nữa, bèn cởi giày bước lên bậc thềm - Phòng nào vậy, . ngoài, còn nói với lại: - Thưa Lý công tử, nước tắm đã sắp sẵn rồi ạ. - Vậy hãy đưa Hoàng thúc đi tắm. - Vâng ạ Nói xong người hầu bước ra ngoài, Lý công tử lễ phép nói : - Xin mời Hoàng thúc đi. mạch sống liên tục qua tám đời vua trong 22 0 năm của Vương triều Lý. Nhìn thấy các đồ thờ cúng, Hoàng thúc quỳ xuống, chắp hai tay vái lạy, giọng nghẹn ngào: - Thưa các đấng tiên vương, thưa đức. đưa chén rượu ra mời: - Nào, Ngô tiểu thư hãy uống đi một chén! Tiểu thư đỏ mặt: - Dạ thưa, Hoàng thúc tha cho. Kẻ hạ thần đâu dám Bằng giọng nhỏ nhẹ, Hoàng thúc dỗ dành: - Tiểu thư ơi ta bây

Ngày đăng: 22/07/2014, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w