Hoàng Thúc Lý Long Tường - Khương Vũ Hạc Phần 4 pps

25 324 0
Hoàng Thúc Lý Long Tường - Khương Vũ Hạc Phần 4 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bay chập chờn cung quanh lăng rồi vút lên tám đỉnh núi xung quanh. Không, nhưng âm thanh đó dường như đang luồn qua các khe núi và tan dần vào trong rừng cây. Các âm thanh réo rắt, khi dài khi ngắn, khi to khi nhỏ, lúc rầm rộ lúc nỉ non, khi du dương thổn thức, lúc gào xé cõi lòng. Cả núi rừng chung quanh như đang khóc than cùng tiếng nhạc. Ông già đạo sĩ thỉnh thoảng đưa mắt rời khỏi dây đàn nhìn về phía ngôi lăng Những đàn hạc bay trên không cũng xà xuống ngôi lăng kêu lên những tiếng kêu thổn thức rồi bay đi. Vô số những linh hồn đang yên giấc ngủ sâu trong lăng cũng như đang than khóc Những ngón tay trắng trẻo của đạo sĩ như đang nhảy múa trên các dây đàn. Một chốc sau, đạo sĩ mới đặt cây đàn xuống, lấy tay trái chống xuống vạt cỏ rồi đứng lên Đứa cháu nhanh nhẹn cất cây đàn và các đồ tế lễ vào trong chiếc rổ Hoàng thúc và lý công tử lau nước mắt đứng bên cạnh. Vị đạo sĩ đã làm cho cả vạn vật trong thung lũng sụt sùi rơi lệ, giờ đây đang chậm rãi bước tới chỗ Hoàng thúc, nói với vẻ thảnh nhiên: - Chà… các vị đứng lâu chắc mệt. Bây giờ chúng ta xuống núi ăn sáng đi. Hoàng thúc lấy tay phủi những lá cỏ bám sau lưng đạo sĩ - Nghe tiếng đàn hát của đạo sĩ. Mọi nỗi đau buồn trong lòng chúng tôi đều tiêu tan. Vị đạo sĩ nhìn Hoàng thúc cười, nói: - Đó là tiếng khóc của kẻ trượng phu! Đứa bé đi trước, Hoàng thúc đi theo sau. Được một chốc, Hoàng thúc quay lại nhìn phía sau, bỗng sững người lại, cảm thấy hết sức ngạc nhiên, đưa mắt ngơ ngác nhìn xung quanh. Lý công tử thấy khác bèn hỏi : - Hoàng thúc ơi, sao thế? Chúng ta đi chứ. - Lạ quá, rõ ràng hoàn toàn không còn nhận ra con đường lúc chúng ta đến là con đường nào và cũng không còn biết ngôi lăng nằm ở chỗ nào nữa. Đến đây, Lý công tử như sực nhớ ra điều gì, bén quay lại nhìn về phía lăng, nhưng cũng không còn nhận ra gì nữa Vị đạo sĩ hiểu ý, bèn quay lại cười, nói: - Không có gì ngạc nhiên đâu. Con đường đi đến lăng là con đường người phàm trần khó tìm thấy. Chỉ có tôi và đứa cháu dẫn đường mới tìm ra được Hoàng thúc và Lý công tử chừng như cũng hiểu, nên cảm thấy yên lòng. Phải rồi nếu nơi yên nghỉ của những linh hồn cao cả nhưng cô đơn kia bị giày xéo dưới gót giày của bọn quan quân nước ngoài thì sẽ hệ trọng biết chừng nào. Một lát sau họ đã trở về ngôi nhà tranh. Ăn sáng xong, mặt trời đã đứng bóng. Được một lúc, Lý công tử nói với Hoàng thúc: - Thưa Hoàng thúc, chúng ta rời quán trọ được ba ngày rồi. Bây giờ ta nên trở về thôi. Thời gian trôi qua lúc nào không hay. Hoàng thúc cũng đã trở về với thực tại của mình, bèn chép miệng mỉm cười nói với đạo sĩ: - Thưa đạo sĩ, chúng tôi xin phép trở về. Hai hôm rày được nghe nhưng lời quý báu của đạo sĩ và đã làm phiền đạo sĩ rất nhiều. Hoàng thúc nói xong đứng dậy, Lý công tử cũng đứng dậy theo. Với vẻ buồn đầy lưu luyến, đạo sĩ nói: - Ước gì các vị ở chơi thêm mấy hôm nữa thì hay quá, nhưng ở đằng ấy còn có nhiều người đang trông mong các vị nên tôi không dám giữ. Hoàng thúc và Lý công tử vái chào đạo sĩ và bước ra sân. Đứa trẻ đã dắt ngựa và chờ sẵn từ lúc nào. Đạo sĩ cũng theo ra tiễn chân. Hoàng thúc và Lý công tử vái chào đạo sĩ một lần nữa - Xin kính chúc đạo sĩ ở lại bình yên. Chúng tôi xin phép trở về. Hoàng thúc lễ phép cúi chào đạo sĩ nhiều lần. Đạo sĩ đưa tay lên vẫy vẫy với lời chào tử biệt - Các vị ra đi, tôi mong nhớ nhiều. Đường xá xa xôi, chúc các vị thượng lộ bình an. À , khi về gặp Tiêu Vĩnh Vạn xin nhắn giùm tôi, nhờ Tiêu Vĩnh Vạn đưa các vị sang đến đất Cao Ly. Được lời như cởi tấm lòng, Hoàng thúc nói: - Xin cảm ơn đạo sĩ, chúng tôi xin nói lại với Tiêu đại nhân. - Hoàng thúc ăn ở rất có nhân đức, sang đất Cao Ly hẳn sẽ được đón tiếp nồng hậu. Nhưng trên con đường đời, đâu phải đi đến chỗ nào cũng gặp sự thái bình an lạc. Có thể ở nước Cao Ly, rồi đây trong một ngày không xa nữa cái hoạ khôn lường sẽ ập đến. Đạo sĩ cuối cùng căn dặn như vậy. Hoàng thúc và lý công tử một lần nữa bái biệt đạo sĩ và lên ngựa ra đi. Đạo sĩ vẫn còn đúng đó nhìn theo cho đến khi bóng hai người khuất sau đỉnh đèo. Mãi đêm hôm đó hai người mới về đến quán trọ Thanh Châu. Đêm đã khuya không liên lạc được với ngoài thuyền. Đến ngày hôm sau, Hoàng thúc và Lý công tử mới ra được đến thuyền đậu ngoài khơi. Vừa trông thấy Hoàng thúc và Lý công tử,các tráng đinh đứng trên mạn thuyền đều mừng rỡ đón chào như trẻ con vui mừng gặp lại bố mẹ. Đã lâu mới gặp các tráng đinh, Hoàng thúc vui vẻ uý lạo mọi người. Lý công tử vội vã bước trước vào trong khoang thuyền, nhìn thấy Tiêu Vĩnh Vạn rất đỗi vui mừng reo lên: - Tiêu huynh chắc sốt ruột lắm phải không? Tôi đã đưa Hoàng thúc đến gặp đạo sĩ, mãi đến tối khuya hôm qua mới về đến quán trọ. Các vết thương của Tiêu huynh thế nào rồi? Tiêu Vĩnh Vạn cũng hết sức vui mừng, vùng đứng dậy reo lên: - Các vị đi đường xá xa xôi chắc vất vả lắm… Thật quá bất ngờ. Nhờ thuốc tốt, nên các vết thương của tôi gần như lành hẳn rồi. Lúc này Hoàng thúc bước vào khoang thuyền, Lý công tử mời Hoàng thúc ngồi vào ghế trên và giới thiệu với Tiêu đại nhân: - Vị này là Hoàng thúc của chúng tôi. Tiêu Vĩnh Vạn đáp lại với một thái độ cung kính: - Xin kính chào Hoàng thúc. Tiểu nhân tên là Tiêu Vĩnh Vạn. thật không ngờ các vị đã cứu sống sinh mạng của tiểu nhân, lại còn vì một chút việc nhờ vả nhỏ mọn của tiểu nhân, đã không quản đường xá xa xôi vất vả ra công giúp đỡ. Tiểu nhân cảm thấy thật xấu hổ trong lòng. Nghe nói vậy Hoàng thúc vội đỡ lời: - Không có gì đâu, về lai lịch của quý công tử, được sự giới thiệu của đạo sĩ chúng tôi đã hiểu rõ. Các vết thương đã đỡ chưa? Tiêu Vĩnh Vạn một lần nữa, lại một lần nữa co duỗi tay chân của mình như cốt để cho mọi người nhìn thấy và nói: - Thưa vâng. Nhờ ơn chăm sóc nên các vết thương hầu như đã lành hẳn. Lý công tử ngồi bên cạnh kể lại tường tận câu chuyện đi tìm vị đạo sĩ mấy ngày qua. Một lát sau Hoàng thúc nói với vẻ hài long: - Nếu không có quý công tử, làm sao chúng tôi có thể gặp được một vị đạo sĩ siêu phàm như vậy. - Thưa đâu dám ạ. Lý công tử mỉm cười nói như nài nỉ: - Đạo sĩ có bảo với chúng tôi, nói lại với Tiêu huynh thế nào cũng nhờ Tiêu huynh đi cùng dẫn đường cho chúng tôi đến nước Cao Ly. Hoàng thúc cũng khẩn khoản nói thêm: - Thế nào quý công tử cũng cố giúp cho. Tiêu Vĩnh Vạn nghiêm chỉnh, vui vẻ nhận lời: - Thưa vâng. Tiểu nhân cũng đã nghĩ như vậy. và đạo sĩ cũng đã có lời. Tiểu nhân sẽ đưa quý vị sang đất Cao Ly. Giữa lúc ấy, người lái thuyền bước vào khoang nói: - Thưa Lý công tử, hôm nay chúng ta phải nhổ neo vào lúc có con nước tối. Lý công tử nhìn Tiêu Vĩnh Vạn nói: - Tiêu đại nhân. Hôm nay chúng ta phải nhổ neo vào con nước tối, không có việc gì chứ? Tiêu Vĩnh Vạn nhìn ra biển một lúc rồi nói: - Tối hôm nay có gió tây bắc, được đấy. Người lái thuyền ra ngoài lo công việc xuất phát. Trong khoang còn lại ba người Lý công tử quay vế phía Tiêu Vĩnh Vạn nói: - Thưa Tiêu đại nhân, nhờ có sự hướng dẫn của đạo sĩ, chúng tôi đã đến viếng lăng Đông Tiên. Tiêu đại nhân thu nhặt được nhiều hài cốt như vậy thật vất vả quá. Lần này nghe nói Tiêu đại nhân đi sang kinh thành nước Kim và đang trên đường trở về, có phải thế không? Câu nói gợi lên trong lòng Tiêu Vĩnh Vạn bao nhiêu bồi hồi xúc cảm. Anh nói: - Hai vị đã đến viếng lăng Đông Tiên. Thật quý hoá quá. Tôi đã cùng với con trai vị đạo sĩ ra đi rồi trở về. Nhưng sự đời đâu phải lúc nào cũng theo ý chúng ta. Không còn cách nào khác, vị ấy đã đi sang nước Mông Cổ. Và chỉ còn có tôi trở về một mình. Đến giữa đường thì xảy ra cơ sự thế này. Qua câu nói, Hoàng thúc có vẻ nghĩ ra điều gì, bèn hỏi: - Vị đạo sĩ đã kể cho nghe và tôi cũng biết được đại thể đôi điều. Thế ra quý công tử cùng con trai vị đạo sĩ đã đến được vùng biên giới và đã sang cả đến đất Mông Cổ rồi ư? Vậy tình hình ở đó thế nào? Tiêu Vĩnh Vạn đáp: - Vâng ạ. Nhà Tống bề ngoài làm ra vẻ hoà thân với nước Kim nhưng bên trong lại kích động Mông Cổ đánh nhau với nước Kim và nước Cao Cù Ly. Còn ở Mông Cổ thì dòng họ Yaryun của nước Liêu do có bất hoà với nước Kim nên đã sang Mông Cổ họp bàn với nước này giành lại độc lập cho cố quốc của mình. Do vậy vị đạo sĩ đã cho con trai của mình sang nước Mông Cổ thuyết phục nhưng họ không nghe. Qua câu chuyện, Hoàng thúc càng hiểu tình hình chính trị phức tạp của Bắc quốc. - Nghe lời của đạo sĩ, tôi đã hiểu được tình hình và rất khâm phục dân tộc Cao Cù Ly đã đấu tranh ngoan cường bền bỉ để giành lại độc lập và những đất đai đã bị mất. Nghe vậy, Tiêu Vĩnh Vạn bèn thở dài: - Nếu mọi việc đều do số phận an bài thì đành chịu. Nhưng đằng này mọi cái lại do con người ta. Mưu kế sâu hiểm của những kẻ thống trị Đường, Tống là muốn nắm trọn thiên hạ trong tay. Được lời như cởi tấm lòng, hoàng thúc bèn nói them: - Đúng vậy. Vị đạo sĩ cũng đã nói.”Pháp gian tắc thương dân. Giáo dục tắc thương quốc”. Đạo pháp mà gian tà thì gây đau thương cho nhân dân, nếu truyền bá những giáo lý dung tục cho trăm họ thì sẽ làm tổn hại cả đất nước. Cứ bằng vào sự thật lịch sử mà xem xét thì thấy các nước giáp biên giới với họ như chúng ta thì thấy triển vọng sau này không lấy gì làm sang sủa . Giữa lúc ba người đang say sưa câu chuyện, quên cả thời gian thì người lái thuyền bước vào: - Thưa Lý công tử, chúng ta sắp rời bến rồi ạ. - Đã đến giờ rồi sao? - Vâng. Đã đến giờ rồi. Nước thuỷ triều đang dâng lên kia. - Được rồi. Lý công tử bước ra khỏi khoang thuyền, nhìn xung quanh. Mặt trời đã khuất sau rặng núi phía tây. Hình ảnh của trấn Thanh Châu bao phủ trong ánh hoàng hôn mỗi lúc một mờ dần trong bóng tối, chỉ còn tiếng sóng vỗ bì bọp hai bên mạn thuyền. Bóng dáng lờ mờ của trấn Thanh Châu không phải là quê hương nơi cố quốc nên cũng chẳng có gì phải để phải nặng tình lưu luyến, và nơi sắp đến là nước Cao Ly còn nhiều mới lạ, biết có ai người vui mừng ra đón tiếp ta ? Con thuyền vẫn vô tình lướt trên ngọn sóng. Cùng với bóng tối, cái mất đi lại là nỗi lẻ loi hiu quạnh. Biển Đông mênh mông, muôn vàn những đợt sóng to nhỏ xô tới như đang mừng vui chào đón người khách tha phương. Lý công tử đưa mắt đăm đăm nhìn ra biển khơi xa xăm, đắm chìm trong nìêm suy nghĩ miên man. 6 NGƯỜI NGAY MẮC NẠN Lúc bấy giờ vào năm Cao Tông thứ 12, đời vua 23 của triều đại Cao Ly (dương lịch 1225). Dưới triều đại Cao Ly có một vị quyền thần tên là Thôi Trung HIếu, nắm quyền bính trong tay. Chính sách cai trị đất nước của họ Thôi đến lúc đó đã duy trì được 60 năm. Cách kinh đô Khai Thành của nước Cao Ly khoảng hơn 200 dặm về phía tây có một miền đất gọi là Ủng Tân thuộc An Tây đô hộ phủ (nay gọi là Hải Châu). Quan huyện cai quản xứ này là một người tên gọi Lý Hoàn Khuê thuộc hàng ngoại thích của Thượng tướng quân Lý Chi Chính. Ủng Tân không phải là một huyện lớn nhưng là một miền đất thanh bình nằm trên bờ biển phía tây, núi sông tươi đẹp, mặt biển phía trước có rất nhiều đảo lớn nhỏ . Vốn dĩ nơi đây chỉ có những người dân địa phương sinh sống yên lành với nhau, nhưng mấy năm gần đây đã có nhìều người nước ngoài lui tới. Có lẽ họ là người lánh nạn từ nước Tống, nước Kim hoặc dân lái buôn đến buôn bán. Trên đảo Xương Lân nằm ngoài khơi Ủng Tân, có một người tên gọi Chu Nhật Thường từ nước Tống sang định cư và sinh sống bằng nghề chài lưới. Người này thỉnh thoảng sang nước Kim hoặc quay lại nước Tống mua bán những đồ vật quý giá và khéo đối xử với quan lại địa phương nên đã thu phục nhân tâm khá thành công. Chu Nhật Thường có quan hệ giao tiếp rất thân mật với các quan lại địa phương vùng này. Viên thừa lại họ Trương từ sau khi quen biết với Chu Nhật Thường, của cải mỗi năm một tăng lên, nay đã trở nên một kẻ giàu có đếm được trên đầu ngón tay của huyện thành Ủng Tân này. Quan tri huỵện Ủng Tân không phải không biết việc đó. Năm ngoái họ Trương đã xây cất một tư dinh khá to đập vào mắt mọi người ở bên dưới núi Quảng Đại Sơn. Một hôm quan tri huyện Ủng Tân cho gọi Trương thừa lại đến, nghiêm giọng bảo với anh ta: - Này Trương thừa lại, nhà anh có phép màu gì mà kiếm được nhiều tiến thế? Trương thừa lại ít nhiều bị choáng trước câu hỏi đó, bèn cung kính chắp hai tay trả lời: - Bẩm quan, tiện nhân đâu có biết kiếm tiến. Tiện nhân chỉ bán một khoảnh đất nhỏ đủ gieo một đấu giống do tổ tiên để lại để xây một căn nhà thôi ạ. Nghe vậy, viên quan huyện Lý Hoàn Khuê bèn vuốt chòm râu dài, nhìn xói vào dáng người và bộ mặt của viên Trương thừa lại. Họ Trương mặt choắt, người phì nộn, to ngang, da mặt xạm đen, hai xương lưỡng quyền nhô lên, trán ngắn, quanh mồm lưa thưa mấy sợi râu đỏ hoe. Mới nhìn qua cũng đã biết đấy là bộ mặt của kẻ gian tham, chuyên ăn của đút lót. Bị quan huyện nhìn xoáy vào mặt, Trương thừa lại cụp mắt xuống, cúi đầu. Quan huyện chép chép miệng, nuốt nước bọt đắng ngắt: - Người ta đồn về nhà ngươi nhiều lắm rồi đó. Liệu liệu mà tu tâm sửa tính, làm việc cho liêm chính. - Bẩm quan, tiện nhân chẳng biết có việc gì khác. Chẳng lẽ tiện nhân lại không trung thành phụng sự công vụ hay sao? Câu nói dối của Trương thừa lại nghe đến chối cả tai Quan huyện không nói gì, đến một chốc sau bèn bảo: - Thôi được rồi đó. Nhà ngươi lui đi! - Bẩm vâng. Nói xong Trương thừa lại bước ra ngoài. Quan huyện mấy ngày mới đến huyện đường một lần, còn thì ông vẫn ở thư phòng nhà mình. Mọi công việc lớn nhỏ của một quan chức địa phương, hầu như ông chỉ nghe báo cáo của các viên chức thừa lại rồi đưa ra các mệnh lệnh tại nhà mình. Trương thừa lại từ chỗ quan huyện đi xuống, bước vào phòng làm việc của mình, bỗng nghe thấy người sai gia hô lớn: “Quan lớn hồi gia!” Trương thừa lại cúi xuống liếc mắt nhìn, trông thấy quan bước xuống các bậc tam cấp của huyện đường, theo hướng về nhà quan, bèn lẩm bẩm một mình: - Mẹ kiếp, tội tình gì nào? Người ta cất nhà to, kiếm được tiền hay không thì việc gì đến mày mà cứ lảm nhảm. Chẳng nhẽ tiền tao kiếm được lại bảo đưa cho mày à? Người sai nah đi ngay ngang qua bên cạnh, ngỡ là Trương thừa lại trông thấy mình nên lầu bàu điều gì đó, bèn hỏi: - Thưa quan thừa lại có lời gì vậy? Trương thừa lại nét mặt hầm hầm nhìn người sai nha, nổi cáu quát to: - Thằng này, ai khiến mày, cút đi! Người sai nha đã có tuổi, bị mắng cụt hứng, lủi thủi bước đi. Giữa lúc ấy, có một người sai nha khác chạy xộc tới, nói với viên thừa lại họ Trương: - Thưa quan thừa, chủ nhân Chu Nhật Thường ở đảo Xương Lân đến tìm quan thừa. Trương thừa lại đang cau có mặt mày, nghe được tin đó bỗng mừng ra mặt, bèn đáp: - Vậy bảo ông ta vào đi. Một chốc sau, Chu Nhật Thường đến trước mặt thừa lại họ Trương, cúi gập lưng chào: - Xin chào Trương thừa lại. Trương thừa lại vừa trông thấy Chu Nhật Thương, tưởng như chờ đã lâu lắm: - Lâu quá rồi nhỉ. Đang định đến thăm Chu chủ nhân thì Chu chủ nhân đã đến. Chu Nhật Thường liếc nhìn khắp lượt bên trong huyện đường một chốc rồi nói: - Thôi hãy dừng công việc lại đã. Chúng ta ra ngoài một chốc đi. Ngồi trong huyện đường nói chuyện e không tiện. Ta đi kiếm chỗ nào làm một chén nói chuyện cho vui. Hai người bước ra khỏi huyện đường đi vào một quán rượu có tên “Thủ Hải quán” nằm trong một con hẻm phía sau huyện đường. Người nữ chủ quán mau mồm mau miệng, đon đả ra gặp Trương thừa lại và Chu Nhật Thường đưa vào phòng lớn. - Quan thừa lại lâu rồi chẳng đến quán của thiếp. Lâu nay chắc bận lắm chứ gì. Chu chủ nhân cũng lâu lắm không thấy lại. Chắc ở nơi khác có chỗ tươi mát hơn phải không nào? Người nữ chủ quán Thu Hải này mới khoảng ba mươi, khá nhan sắc nên rất nổi tiếng trong làng tửu quán lại ăn nói rất có duyên nên Chu Nhật Thường cứ trông thấy chủ quán là thèm đến rỏ dãi, chân tay ngó ngoáy không yên. - Tôi mà không đến với cô chủ thì còn biết đi đâu. Lâu nay hơi bận nên không đến được. Nữ chủ quán túm gấu váy bước lên sàn gốc, mở toang cửa, mời hai người lên. Bước vào phòng, hai người chụm đầu vào nhau, định nói chuyện kín hở gì đấy/ Nữ chủ quán liếc mắt nhìn Chu Nhật Thường rồi lại nhìn Trương thừa lại, mỉm cười nói: - Úi chao, quan hệ giữa hai vị thật thắm thiết. Cứ gặp nahu lúc nào cũng thấy thầm thì to nhỏ đến say sưa. Nữ chủ quán nói xong bước ra ngoài, có lẽ muốn để cho hai người nói chuyện với nhau được tự nhiên. Chị ta gọi Ba-uy, người làm thuê, đến và bảo: - Này Ba-uy, sửa soạn ngay mâm rượu. Hôm nay có khách quý đến, nhớ làm cho thật đặc biệt nghe. Đến lúc này, Trương thùa lại mới lái câu chuyện sang hướng khác: - Chu chủ nhân này, tình hình nay khác rồi. Lão già tri huyện gặp cứ bảo tôi có tài kiếm tiền. Vẻ mặt của Trương thừa lại trông đến thiểu não, căng thẳng. Chu Nhật Thường sau khi nghe trường thừa lại nói vậy, bèn cười hì hì bảo: - Quan thừa lại mà cũng lo lắng như vậy sao. Lão ấy dù có hỏi làm sao kiếm được nhiều tiền thì cũng là để biết vậy. Cái chính là mình phải mang đến cho lão một ít. Thế thì có gì mà phải lo. Cái đáng lo là đã đâm lao thì phải theo lao. Trương thừa lại nghe Chu Nhật Thường nói vậy, tỏ vẻ không đồng ý, bèn nói: - Chu chủ nhân biết đấy, tôi thì làm gì có tiền. Nếu có tiền cho lão ấy, thà đi mua đất còn hơn. - Chà quan thừa có lòng tham hơi quá đấy. Món tiền bọ ấy, lại làm một chuyến là xong thôi mà. Trương thừa lại có vẻ như vẫn chưa yên lòng vì câu nói của quan huyện. - Chắc là lão ta đã nghe kẻ nào ton hót điều gì. Chu Nhật Thường dằn giọng bảo: - Thôi đừng có lo lắng nữa! Nhưng Trương thừa lại vẫn thấp thỏm: - Thực ra trong lòng tôi vẫn còn một nỗi chưa yên. Khi tôi đến mà ông già họ Trịnh trong hẻm núi Nhật Tiền Hoa để thúc nợ, thấy thái độ của ông già có hơi khang khác. Ông già Trịnh có tên là Trịnh Nhân Hưng. Ông sống bên ngoài cửa Đông, và cũng là chỗ khá quen biết với Chu Nhật Thường. - Cái gì? Lão ấy làm sao? - À không. Có lẽ lão già ấy đã thậm thụt bẩm báo gì đó với lão quan huyện cũng nên. - Cái ông già chết tiệt ấy đã nói những gì khiến quan thừa phải sợ như vậy? - Không phải thế đâu. Tại tôi thúc nợ lão ghê quá. Tôi bảo với lão nếu không trả được nợ, thì gán đứa con gái cho tôi. Lão già phát khùng lên, bảo với tôi: Không được, nếu thế thì ông hãy cắt cổ tôi đi! Nói xong, Trương thừa lại cúi mặt nhìn xuống đất. Thấy vậy, Chu Nhật Thường bèn nói: - Quan thừa lại làm quan trị vì xứ sở này, thế mà lão già dở hơi ấy chỉ nói có một câu như vậy đã cuống lên. Lão già chết tiệt ấy để tôi trị cho. Còn đứa con gái, quan thừa cứ chiếm đi. Trương thừa lại nghe nói có vẻ bùi tai. - Nhưng mà Chu chủ nhân có diệu kế gì vậy? - Diệu kế gì à? Cho lão ta về chầu Diêm vương! Không cần phải tốn kém ma chay làm gì. Cứ vứt lão xuống biển tây, thế là xong. Cái biệt tài ấy chưa phải là ngón cao nhất của Chu Nhật Thường này đâu nhá! Nhưng Trương thừa lại lắc lắc đầu: - Chà, phải làm như thế nào kia à? “Nếu Chu Nhật Thường giết người bố, đứa con gái sau này biết được sự thật sẽ không thể quên được mối thù cha và sẽ không theo ta”. Nghĩ như vậy nên Trương thừa lại tỏ ra chần chừ. Hiểu được điều đó, họ Chu bèn nói: - Quan thừa không phải bận tâm. Tôi sẽ làm gọn lão ấy đến quỷ thần cũng không hay biết. Quan thừa cứ yên tâm chiếm lấy đứa con gái. Hãy làm tới lên. Lúc này Ba-uy mở cửa và bưng mâm rượu vào. Mâm rượu đặt ở giữa, hai người ngồi đối diện nhau, vừa uống được vài tuần rượu. Chu Nhật Thường bèn kề tai họ Trương thì thầm điều gì đó. Một chốc sau, Trương thừa lại mới mỉm cười. Bộ mặt y lộ vẻ nham hiểm. Y mở miệng nói: - Rất tốt. Quả là mưu cao bậc nhất. Chu Nhật Thường rung đùi đắc ý: - Việc này vốn dĩ không phải bổn nghiệp… Nhưng thôi, quan thừa đừng bận tâm. Cả hai tên thế là đã bày xong kế ác. Núi Hoa Sơn tuy không cao nhưng phong cảnh hữu tình nên thơ, nằm ở phía đông, gần huyện thành ủng Tân, nên người dân ở đây đều xem như là ngọn núi sau làng của mình, thường hay lên xuống vui chơi, giải trí. Bên dưới núi Hoa Sơn có một ngôi nhà ngói lớn. Người chủ của ngôi nhà này khoảng ngoài năm mươi tên là Trịnh Nhân Hưng. Ông Trịnh là người giàu có trong huyện này. Đây là ngôi nhà của một gia đình có học thức, do tổ tiên bao đời truyền lại cho. Nhưng chẳng biết nó đã hết thời vận rồi hay sao mà người trong gia định hay đau ốm luôn, cửa nhà ngày một sa sút. Ông cụ tổ ba đời của họ Trịnh vốn là người trên đảo Giang Hoa, làm quan to trong triều, sau về sống ở quê nhà, vui với cuộc đời còn lại trong cảnh trăng hoa tuyết nguyệt. Không biết có phải vì quen với nếp sống của tổ tiên hay không mà ông già Trịnh sáng nào cũng leo lên núi Hoa Sơn rồi lại ra bãi biển thưởng thức phong cảnh thiên nhiên. Lòng người trên cõi đời này thật khó lường; thấy nhà người ta phẳng lặng thì muốn ném sóng gió vào, thấy người ta khá giả lên thì lòng dạ bứt rứt. Có lẽ tại số kiếp hay chăng mà mấy năm lại đây thuyền của nhà ông Trịnh đi đánh cá cứ ra đến biển là bị hư hại. Nhưng đâu chỉ có thế. Họa vô đơn chí! Nợ của chỗ bạn bè thân đã trở thành mầm gây họa. Mọi cơ ngơi gia sản của ông đã bán sạch chỉ còn lại gian nhà để ở. Một mảnh đất còn lại cũng rơi vào tay Trương thừa lại mà vẫn chưa trả hết nợ. Với lòng tham vô đáy, ngày nào Trương thừa lại cũng đến thúc nợ. Cả nhà [...]... tối trong bếp, ngoái đầu ra ngoài cửa - Bố ơi, đã quá bữa rồi - Bố đã đói đâu con Ông bố vừa nói, vừa lấy tay phải đấm đấm sau lưng, bước vào nhà trong - Bố ơi, bố đợi con một tý Con sẽ bưng mâm lên để bố dùng cơm tối - Ừ, ừ Ông già Trịnh đăm chiêu nhìn chiếc áo đặt trong phòng do con gái khâu lấy Đây là chiếc áo của con Cũng là áo lụa mà sao trông thương tâm quá - Thương tâm quá con ơi Nếu mẹ con còn... thấy lo lắng - Bố ơi bố đừng lo lắng làm gì Anh Cơ mở nắp bát cơm - Bố ơi, mời bố xơi cơm Đã quá bữa rồi - Ừ, bố con ta cùng ăn đi con - Để con thắp cây đèn dầu lên bố nhé Trong nháy mắt, giữa lúc Anh Cơ châm đóm thắp đèn vừa định đặt xuống mâm cơm, bỗng nghe bên ngoài sân vang lên một tiếng “xoảng”! Ông già Trịnh đang và miếng cơm, cảm thấy có điều không bình thường, bèn to tiếng hỏi: - Ai đấy? Anh... có vẻ hoảng hốt: - Nào, xin mời quý khách đi nhanh cho - Xin lỗi Tuy nói vậy, nhưng Tiêu Vĩnh Vạn vẫn cố ý lần khần, kéo rê bước chân đi chậm lại Chu Nhật Thường dụ khéo: - Xin quý khách đi nhanh cho, các vị đã quá bữa Nào chúng ta đi nhanh lên còn…còn về ăn cơm chứ Lý công tử đứng bên cạnh Chu Nhật Thường mắt nhìn kỹ bộ dạng y, miệng nói: - À không Chúng tôi đã ăn cơm trên thuyền rồi - Nếu vậy, chúng... Chẳng hiểu vì sao vậy? Chu vừa nói vừa hấp háy cặp mắt Tiêu Vĩnh Vạn trả lời: - Vâng, tôi sinh ra ở nước Đại Việt, nhưng đã sống khá lâu trên đất nước Cao Ly này - Thế à - Nghe giọng nói của chủ nhân, chúng tôi đoán có lẽ là người nước Tống Có phải không ạ? - À, à… Chủ nhân ấp úng không trả lời, bèn rón rén đứng dậy nói: - Tôi … ra ngoài một tý sẽ trở lại Xin mời quý khách cứ tự nhiên Tiêu Vĩnh Vạn... tay lên vẫy vẫy và gọi to: - Này, xin cho hỏi, đảo này là đảo gì vậy? - Đây là đảo Xương Lân, nằm ở vùng trước mặt huyện ủng Tân nước Cao Ly Nghe từ phía thuyền của bọn cướp trả lời như vậy, một người trên thuyền lớn bước vào khoang, chỉ còn lại hai người đứng nhìn về phía bên này Lúc này, từ phía thuyền của bọn cướp có tiếng hỏi lại: - Thuyền của các ông từ đâu đến đấy? - Thuyền của chúng tôi từ nước... chừng đây là một lũ cướp biển cũng nên Nghĩ vậy nên Tiêu Vĩnh Vạn chỉ trả lời : - Vâng khoảng độ năm sáu người - Một chiếc thuyền to như thế này mà chỉ có sáu thuyền viên !” Chu Nhật Thường nghĩ vậy, bèn mỉm cười nói: - Nếu vậy, các vị hẵng vào nghỉ tạm trong nhà tôi cũng được Tiêu Vĩnh Vạn về ngay khoang thuyền của mình - Thưa Hoàng thúc, những người này trông có vẻ lạ lắm Do vậy chỉ cần năm người... công tử: - Vậy xin Hoàng thúc và Lý công tử ở lại đây, để một mình tôi đi, xong tôi lại về Lý công tử tỏ vẻ lo ngại, nói: - Không Việc này tôi cũng phải cùng đi mới được Tiêu Vĩnh Vạn mỉm cười, quay về phía Hoàng thúc nói thêm: - Không sao đâu Lý công tử hãy ở lại trên thuyền cùng với Hoàng thúc nghỉ ngơi cho đỡ mệt Tôi đi xem sự thể ra sao rồi sẽ về thôi mà Hoàng thúc chau mày, tỏ vẻ lo lắng: - Một nơi... càng nở ruột nở gan Hắn quay lại nhìn bọn lâu la trên thuyền ra lệnh: - Chúng mày đâu, mau khiêng kiệu ra đây Một tên lâu la đứn cạnh rỉ tai Chu Nhật Thường: - Thưa Chu đầu lĩnh, nếu bọn kia đoán biết được, e sẽ xảy ra việc lớn - Mày bảo việc lớn gì? Những thứ kia chỉ trong nội đêm nay, tao sẽ cho xuống biển tất… Tên lâu la rụt vai lại - Ái chà, thế là làm ăn có lãi rồi Lúc này, Hoàng thúc và cả đoàn sau... Thật là khốn khổ cho cái thân ta! Trong lúc ông già than thở thì Anh Cơ đã bưng cơm tối lên đặt trước mặt, và mời bố: - Mời bố dùng bữa tối ạ Bữa cơm tối có một con cá song nướng và ít rau rừng - Rau rừng ở đâu mà ngon thế con? - Hôm nay, con lên núi Hoa Sơn hái về để bố thưởng thức đấy ạ - Thôi con đừng lên núi nữa Tình hình gần đây đã khác trước rồi Có nhiều kẻ lạ mặt thường tụ tập về xứ huyện này Con... rồi - Nếu vậy, chúng ta cũng phải uống với nhau chén rượu chứ - À, gì chứ rượu thì chúng tôi có thể uống được Đến lúc này, Tiêu Vĩnh Vạn mới tới nơi - Xin lỗi các vị, chân tôi đau quá không đi nhanh được Chu Nhật Thường có vẻ hơi bực nói: - Vị này đi nhanh lên chứ, sao cứ lừng khừng thế này Tiêu Vĩnh Vạn không trả lời thẳng mà kêu lên: - Ái chà, cái chân tôi… Nói đoạn bèn cúi lưng xuống, lấy tay đập . thúc nói với vẻ hài long: - Nếu không có quý công tử, làm sao chúng tôi có thể gặp được một vị đạo sĩ siêu phàm như vậy. - Thưa đâu dám ạ. Lý công tử mỉm cười nói như nài nỉ: - Đạo sĩ có bảo với. thì người lái thuyền bước vào: - Thưa Lý công tử, chúng ta sắp rời bến rồi ạ. - Đã đến giờ rồi sao? - Vâng. Đã đến giờ rồi. Nước thuỷ triều đang dâng lên kia. - Được rồi. Lý công tử bước ra khỏi. Thường. - Cái gì? Lão ấy làm sao? - À không. Có lẽ lão già ấy đã thậm thụt bẩm báo gì đó với lão quan huyện cũng nên. - Cái ông già chết tiệt ấy đã nói những gì khiến quan thừa phải sợ như vậy? - Không

Ngày đăng: 22/07/2014, 16:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan