Thực tập hóa lý_ cử nhân hóa
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Học phần: Thực tập Hóa lý – Cử nhân Hóa
Physical Chemistry Lab
- Mã số: TN110
- Số Tín chỉ: 02 + Giờ lý thuyết: 0
+ Giờ thực hành: 60
1 Thông tin giảng viên
Tên giảng viên: Tổ chuyên ngành Hóa lý:
+ GVC Thạc sĩ Võ Hồng Thái
+ GV Thạc sĩ Nguyễn Văn Đạt
+ GV Thạc sĩ Lê Thị Bạch
+ GV Thạc sĩ Trần Quang Đệ
+ CBGD CN Đặng Thị Tuyết Mai
Đơn vị: BM Hóa Khoa Khoa học
Điện thoại: 071.831530 - 8271
2 Học phần tiên quyết:
Học viên cần phải học xong học phần:
+ Hóa học Đại cương 1 (TN 101)
+ Hóa học Đại cương 2 (TN 102)
+ TT Hóa học Đại cương 2(TN103)
+ Hóa lý 1 (TN108)
+ Hóa lý 2 (TN109)
3 Nội dung
3.1 Mục tiêu:
Giúp sinh viên xác định độ tan S của muối ít tan ở các nhiệt độ khác nhau, từ
đó xác định tích số tan phụ thuộc nhiệt độ, sau đó bằng phương pháp đồ thị tính 0
H
,
0
S
và 0
G
Sinh viên dựa vào phương pháp nghiệm lạnh xác định được khối lượng phân tử của chất hữu cơ Môn học giúp sinh viên xác định được bậc riêng và bậc chung cho phản ứng hóa học, nghiên cứu hằng số cân bằng của phản ứng tại các nhiệt
độ khác nhau từ đó tính được H của phản ứng Ngoài ra, sinh viên còn nắm được cách xác định năng lượng hoạt hóa, hằng số vận tốc phản ứng, chu kỳ bán hủy của phản ứng
3.2 Phương pháp giảng dạy: thực hành
3.3 Đánh giá n học:
- Kiểm tra SV trong các buổi thực tập + bài phúc trình: 40%
- Thi kết thúc môn học bằng hình thức thi vấn đáp: 60%
4 Đề cương chi tiết:
PHẦN I NHIỆT ĐỘNG HỌC
- Bài 1: Xác định biến thiên thế đẳng áp, entanpi, entropi
của phản ứng hòa tan borac trong nước
- Bài 2: Xác định phân tử lượng bằng phương pháp
20t
5t
5t
Trang 2nghiệm lạnh
- Bài 3: Nghiên cứu cân bằng hóa học của phản ứng:
2Fe3+ + 2I- 2Fe2+ + I2
- Bài 4: Định luật phân bố và cân bằng hóa học
PHẦN II ĐỘNG HÓA HỌC
- Bài 5: Xác định bậc phản ứng
- Bài 6: Khảo sát tốc độ thủy phân ester – xác định năng
lượng hoạt hóa của phản ứng
- Bài 7: Xúc tác đồng thể – phản ứng phân hủy H2O2
PHẦN III ĐIỆN HÓA
- Bài 8: Xác định G, H và S của một phản ứng điện
hóa
- Bài 9: Độ dẫn dung dịch
PHẦN IV HÓA KEO
- Bài 10: Nghiên cứu cân bằng hấp phụ trên ranh giới pha
rắn – lỏng từ dung dịch
- Bài 11: Khảo sát các hệ keo
PHẦN V PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ
- Bài 12: Phân tích thành phần hỗn hợp bằng phương pháp
sắc ký khí
5t
5t
15t 5t 5t 5t
5t 10t 5t
5t 10t 5t
5t 5t
5 Tài liệu của học phần:
+ Bài giảng Hóa lý 1
+ Bài giảng Hóa lý 2
+ Giáo trình thực tập Hóa lý
Ngày 21 tháng11 năm 2007
Lê Thị Bạch