1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề cương ôn tập môn giáo dục học (thi cao học)

25 7,3K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 263,51 KB

Nội dung

Giáo dục là hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người - Hiện tượng xã hội: Là hiện tượng nảy sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội loài người, nó phản ánh những mối quan hệ, những dạ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

MÔN GIÁO DỤC HỌC

(Dùng cho đối tượng ôn thi đầu vào sau đại học)

Trang 2

A NỘI DUNG

I Lý luận chung

1 Giáo dục là hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người

- Hiện tượng xã hội: Là hiện tượng nảy sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội

loài người, nó phản ánh những mối quan hệ, những dạng hoạt động khác nhaucủa con người

- Cùng với sự xuất hiện xã hội loài người cũng đồng thời xuất hiện hiện tượng GD: Người lớn dạy cho trẻ em những gì họ đã tích lũy, ngược lại, trẻ em học ở

người lớn những điều đó Lúc đầu công việc này được thực hiện tự phát, sau đóđược tổ chức một cách tự giác, ta gọi đó là hiện tượng GD

- Dấu hiện bản chất của hiện tượng này: Được thể hiện ở “Sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội- lịch sử” Chủ thể của sự truyền đạt là thế hệ đi

trước; chủ thể của sự lĩnh hội là thế hệ đi sau; nội dung của truyền đạt là kinhnghiệm xã hội-lịch sử

- Kinh nghiệm xã hội: Là một hệ thống những tri thức, hệ thống phương thức,

cách thức tiến hành hành động, hệ thống thái độ trong việc đánh giá cảm xúc,giá trị đối với nền văn hóa do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử

+ Đối với cá nhân: Nhờ sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội- lịch

sử mà mỗi cá nhân có thể tái tạo ra năng lực người cho bản thân, nhờ đó có sựphát triển tâm lý, ý thức và phát triển nhân cách

+ Đối với XH: Nhờ sự truyền đạt và lĩnh hội này mà thế hệ đi sau có thể

bảo tồn và phát triển nền văn hóa Như vậy, một XH muốn tồn tại và phát triểnthì XH ấy phải thực hiện chức năng GD Đây chính là một tính quy luật của sựphát triển, tiến bộ XH

Kết luận: Với dấu hiệu bản chất nêu trên, GD được coi là một hiện tượng

XH vì nó nảy sinh, tồn tại và phát triển cùng với XH loài người Nó là một hoạtđộng mang tính tất yếu và vĩnh hằng Ở đâu có XH là ở đó có GD, GD tồn tạimãi mãi với XH loài người Đây là hiện tượng chỉ có ở XH loài người, khôngtồn tại ở các loài động vật khác

Trang 3

2 Các chức năng XH của giáo dục

Với tư cách là hiện tượng XH nên GD có khả năng tác động đến nhữnghiện tượng và quá trình XH khác Sự tác động này dưới góc độ XH học là chứcnăng XH của GD Như vậy GD tác động đến XH thông qua việc thực hiện cácchức năng của mình, đó là:

2.1 Chức năng kinh tế- sản xuất

Nói GD có chức năng này có nghĩa là GD có khả năng tác động tới quátrình sản xuất XH và góp phần làm tăng trưởng kinh tế quốc gia Điều này thểhiện ở chỗ GD thông qua đào tạo đã giúp cho mỗi cá nhân tái tạo ra năng lựcngười, phát huy sức mạnh thể chất và tinh thần bản thân Qua đó, GD cung cấpcho XH một đội ngũ những người lao động có chất lượng

Xu hướng phát triển của XH hiện đại là áp dụng những thành tựu KHKTvào thực tiễn sản xuất Ngày nay, KHKT đã trở thành một lựa lượng sản xuấttrực tiếp, và GD chính là con đường thuận lợi để phổ biến KH

Để thực hiện tốt chức năng này, GD phải tập trung thực hiện những yêu cầu cơ bản sau:

+ GD phải gắn với thực tiễn XH, đáp ứng nguồn nhân lực theo yêu cầuphát triển KT- SX trong từng giai đoạn cụ thể

+ XD nền GDQD cân đối, đa dạng nhằm thực hiện 3 mục tiêu: Nâng caodân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

+ Hệ thống GDQD không ngừng đổi mới ND, PP, phương tiện…

+ Tăng cường hợp tác quốc tế trong Giáo dục

2.2 Chức năng tư tưởng- chính trị

Nói GD có chức năng này có nghĩa là GD có khả năng tác động tới cácgiai cấp, các nhóm, các giai tầng trong XH, góp phần làm thay đổi tính chất, cơcấu của chúng, làm cho quan hệ sản xuất ngày càng trở nên cần thiết, thể hiệnnhư sau:

- Thông qua việc nâng cao trình độ học vấn cho cá nhân, GD đã tạo điều kiệncho mỗi người có thể chuyển đổi giai cấp Chính điều đó đã tác động đến cơ cấugiai cấp và nhóm xã hội sẽ thay đổi

Trang 4

- Bằng việc nâng cao dân trí, GD tác động đến từng thành viên của giai cấp, củacác nhóm XH và thông qua những thành viên này làm cho giai cấp tiếp cận đượcvới văn minh chung của nhân loại.

- Cũng thông qua việc nâng cao dân trí, GD nâng cao nhận thức của công dân,tạo điều kiện để họ có hành vi đúng trong quan hệ ứng xử, nhờ đó mà quan hệgiữa con người với con người ngày càng trở nên thuần khiết hơn

2.3 Chức năng văn hóa- xã hội

GD có tác dụng to lớn trong việc xây dựng một hệ tư tưởng chi phối toàndân, xây dựng một lối sống phổ biến trong toàn XH Trình độ văn hóa của XHthông qua phổ cập GD ngày càng được nâng cao dần, qua đó mà tạo ra nguồnnhân lực đông đảo với chất lượng cao, đồng thời có điều kiện phát hiện và bồidưỡng nhân tài

“Một dân tộc không được GD- dân tộc đó sẽ bị loài người đào thải, một

cá nhân không được GD- cá nhân đó sẽ bị xã hội loại bỏ”- A.Toffer

Kết luận chung:

- Cả 3 chức năng trên đều có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng, đan xen, hỗ trợcho nhau Cả 3 chức năng đều quan trọng nhưng trong bối cảnh hiện nay thìchức năng KT-XH là quan trọng nhất

- GD thông qua các chức năng của mình đã tác động sâu sắc và toàn diện tới cáclĩnh vực khác nhau của đời sống XH Điều này khẳng định GD là nhân tố, làđộng lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển XH

- Nhận thức rõ vai trò của GD với sự phát triển XH nên Đảng và Nhà nước ta đã

có quan điểm PT GD rất đúng đắn là: “Coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu”;

“Đầu tư cho GD là đầu tư cho PT”; “GD vừa là mục đích, vừa là động lực cho

sự PT XH”.

3 Mục tiêu giáo dục

Mục tiêu giáo dục là những chỉ tiêu, tiêu chí, những yêu cầu cụ thể đối vớitừng cấp học, bậc học, ngành học, từng khâu, từng nội dung, trong từng thờiđiểm mà quá trình giáo dục phải đạt được

Trang 5

3.1 Mục tiêu tổng quát có thể hiểu đồng nghĩa với mục đích giáo dục và được

quy định tại Điều 2 Luật GD sửa đổi bổ sung năm 2009:

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc.

3.2 Mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu GD mầm non: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em

phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên

của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.

- Mục tiêu của giáo dục phổ thông

1 Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cánhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xãhội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinhtiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổquốc

2 Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầucho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ vàcác kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở

3 Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triểnnhững kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở vànhững hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung họcphổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động

4 Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triểnnhững kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và cónhững hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huynăng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trungcấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động

Trang 6

- Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp

Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức,

kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghềnghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiệncho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục họctập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế

- xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh

Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹnăng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tínhsáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc

Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ

có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo

- Mục tiêu của giáo dục đại học

1 Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chínhtrị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hànhnghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xâydựng và bảo vệ Tổ quốc

2 Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹnăng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyênngành được đào tạo

3 Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn

và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo vàgiải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo

4 Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độcao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực pháthiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo

5 Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết

và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyếtnhững vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học vàhoạt động chuyên môn

Trang 7

- Mục tiêu GD thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục,

học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độhọc vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việclàm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội Nhà nước có chính sáchphát triển GD thường xuyên, thực hiện GD cho mọi người, xây dựng xã hội họctập

3.3 Mục tiêu ở cấp độ chuyên biệt:

Mục tiêu GD ở cấp độ này là những chỉ tiêu, những yêu cầu cụ thể cần phảiđạt được như mục tiêu dạy, mục tiêu học, mục tiêu của chương trình, của mônhọc… Những mục tiêu này cần được lượng hóa để có thể đo lường được Mụctiêu ở cấp độ này thể hiện ở ba mặt: Kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học sinhphải đạt được trong quá trình học tập

- Kiến thức là hệ thống những khái niệm, phạm trù, những thông tin khoahọc theo nội dung từng môn học, từng chuyên ngành cụ thể Kết quả học tập củahọc sinh được đánh giá về số lượng và chất lượng kiến thức mà họ đã tiếp thuđược

- Kỹ năng là khả năng thực hiện các công việc cụ thể, sau khi học sinh đãqua một chương trình học tập, một khóa huấn luyện Trình độ kỹ năng đượcđánh giá bằng sản phẩm mà học sinh làm ra

- Thái độ là biểu hiện ý thức của học sinh đối với kiến thức đã tiếp thu được

và những dự định ứng dụng chúng vào cuộc sống Thái độ được biểu hiện quamối quan hệ của bản thân với gia đình, xã hội, công việc và ngay cả với tựnhiên Đó là một mặt của nhân cách, biểu hiện và được đánh giá qua hành vi

4 Các con đường GD ở nhà trường Phổ thông

Con đường giáo dục được hiểu là cách thức hoạt động giáo dục có mụcđích, thông qua đó góp phần phát triển nhân cách người được giáo dục

Các con đường giáo dục gồm có:

- Giáo dục thông qua dạy học;

- Giáo dục thông qua tổ chức các hoạt động phong phú và đa dạng

- Giáo dục thông qua sinh hoạt tập thể;

Trang 8

- Tự tu dưỡng

4.1 Giáo dục thông qua dạy học

- Một trong những con đường quan trọng nhất để giáo dục thế hệ trẻ làđưa học sinh vào học tập trong nhà trường

+ Nhà trường là một tổ chức giáo dục chuyên nghiệp, có nội dung chươngtrình, có phương tiện và phương pháp hiện đại, do một đội ngũ các nhà sư phạm

đã được đào tạo thực hiện

+ Nhà trường là môi trường giáo dục thuận lợi, có một tập thể học sinhcùng nhau học tập, rèn luyện và tu dưỡng

- Trong nhà trường, học sinh được trang bị một khối lượng lớn tri thứckhoa học, được tiếp thụ những khái niệm đạo đức, văn hóa thẩm mỹ, những quytắc, những chuẩn mực xã hội qua các môn học Nhờ học tập và thực hành theocác chương trình nội, ngoại khóa mà kỹ năng lao động trí óc và chân tay đượchình thành, trí tuệ được mở mang, nhân cách được hoàn thiện

4.2 Giáo dục thông qua tổ chức các hoạt động phong phú và đa dạng

Các dạng hoạt động của con người bao gồm:

+ Trẻ em trong vui chơi như thế nào thì lớn lên sẽ phát triển như thế Vìvậy trong nhà trường và cả ngoài xã hội cần tổ chức nhiều trò chơi và lôi cuốnnhiều học sinh, thanh, thiếu niên tham gia để giáo dục và phát triển

Trang 9

- Lao động: là hình thức hoạt động đặc biệt của con người, lao động tạo rasản phẩm vật chất và tinh thần, nhằm thỏa mãn nhu cầu cuộc sống và chính laođộng lại tạo ra con người xã hội có ý thức.

+ Có hai loại lao động: lao động trí óc và lao động chân tay Cả hai loạilao động đều rèn chí thông minh, đều làm bộ lộ và phát triển tiềm năng trí tuệ,đều hình thành các kỹ năng hoạt động sáng tạo

+ Lao động sảng xuất với trình độ kỹ thuật cao, lao động sáng tạo và laođộng tập thể có ý nghĩa giáo dục to lớn

- Hoạt động xã hội: là hoạt động của cá nhân trong các mối quan hệ đadạng với cộng đồng xã hội trong một môi trường phức tạp, hoạt động xã hội làtrường học rèn luyện và giáo dục con người

+ Trong hoạt động xã hội, sự giao tiếp giữa các cá nhân càng đa dạngcàng làm phát triển phong phú các phẩm chất nhân cách, hình thành kỹ nănggiao tiếp, ứng xử có văn hóa, cá tính được bộc lộ

+ Trong hoạt động xã hội, tính phức tạp của nội dung công việc càng cao,thì con người càng phải cố gắng tìm ra các giải pháp hợp lý, do đó trí thôngminh sáng tạo, tính khéo léo, tế nhị, văn hóa được hình thành

Như vậy, tham gia các hoạt động xã hội, sự hiểu biết về thế giới và cuộcsống xã hội được mở mang, kinh nghiệm hoạt động được tích lũy, tính tích cực

xã hội được hình thành Thu hút học sinh vào các hoạt động xã hội phong phú và

đa dạng đó chính là con đường tổ chức giáo dục có hiệu quả

4.3 Giáo dục thông qua sinh hoạt tập thể

- Tổ chức cho học sinh sinh hoạt tập thể là một hoạt động giáo dục quantrọng của nhà trường

+ Chế độ sinh hoạt tập thể hợp lý, với kỷ luật nghiêm, hoạt động có kếhoạch, có tổ chức và nề nếp tạo nên thói quen sống có văn hóa, hình thành ý chí

và nghị lực

+ Dư luận tập thể lành mạnh luôn trợ giúp con người nhận thức nhữngđiều tốt đẹp, điều chỉnh hành vi cuộc sống có văn hóa

Trang 10

- Trong cuộc sống tập thể, các cá nhân cùng nhau hoạt động, tinh thầnđoàn kết, tình thân ái, tính hợp tác, cộng đồng được hình thành, đó là nhữngphẩm chất quan trọng của nhân cách.

- Trong sinh hoạt tập thể, một mặt các cá nhân tác động lẫn nhau, mặtkhác là sự tác động của nhà sư phạm qua tập thể, tạo thành tác động đổng hợp

có tác dụng giáo dục rất lớn Tập thể vừa là môi trường, vừa là phương tiện giáodục con người, tổ chức tốt các hoạt động tập thể là con đường giáo dục đúngđắn

- Tự tu dưỡng là kết quả của quá trình giáo dục, là sản phẩm của nhậnthức và sự tạo lập các thói quen hành vi, là bước tiếp theo và quyết định của quátrình giáo dục

- Tự giáo dục bắt đầu từ việc xây dựng các mục tiêu lý tưởng cho tươnglai, tiếp đó là tìm các biện pháp và quyết tâm thực hiện mục tiêu đã xác định.Mỗi con người là sản phẩm của chính mình, tự giáo dục chính là phương thức tựkhẳng định

Các con đường giáo dục không phải là riêng rẻ, tách rời mà là một hệthống gắn bó với nhau, chúng bổ sung hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu giáodục xã hội Phối hợp các con đường giáo dục chính là nguyên tắc giáo dục phứchợp cũng là nghệ thuật giáo dục

5 Giáo dục với sự hình thành và phát triển nhân cách

5.1 Khái niệm

Khái niệm nhân cách: Nhân cách là bộ mặt tâm lý đặc trưng của một cá

nhân, với tổng hợp những phẩm chất phù hợp với những giá trị và chuẩn mực xãhội, được xã hội thừa nhận

Trang 11

Khái niệm sự phát triển nhân cách: Là quá trình cải biến một cách sâu

sắc và toàn diện những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người diễn ratheo quy luật tích lũy về lượng, biến đổi về chất nhằm chuyển hóa cá thể ngườithành một chủ thể có ý thức trong XH

5.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách

5.2.1 Yếu tố di truyền và bẩm sinh

a) Khái niệm

- Di truyền là sự tái tạo ở trẻ em những thuộc tính sinh học có ở cha mẹ, là sựtruyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm và những phẩm chất nhất định

đã được ghi lại trong hệ thống gen

- Bẩm sinh là những thuộc tính sinh học có ngay từ khi trẻ mới sinh ra

b) Vai trò: Di truyền tạo tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển

nhân cách con người, thể hiện như sau :

- Con người như là một bộ phận của tự nhiên, khi sinh ra đã tiếp nhận vốn sinhhọc nhất định được ghi lại đươi hình thức chương trình di truyền những sứcmạnh bên trong cơ thể, tồn tại dưới dạng những tư chất và những năng lực.Chương trình mang tính di truyền này trước hết đảm bảo cho loài người tiếp tụctồn tại, đồng thời làm phát triển những hệ giúp cơ thể con người thích ứng vớinhững biến đổi của các điều kiện tồn tại của mình, tạo khả năng cho con ngườihoạt động có hiệu quả trong một số lĩnh vực nhất định

- Tuy nhiên, những nhân tố bẩm sinh di truyền mặc dù có vai trò quan trọngtrong sự PT nhân cách, nhưng những tính chất được di truyền chỉ đặc trưng chonhững lĩnh vực hoạt động hết sức rộng rãi, bao quát, chúng không định hướngvào một lĩnh vực hoạt động hay sáng tạo cụ thể nào Việc định hướng này là donhững điều kiện lịch sử- XH cụ thể và do trình độ phát triển của loại hình hoạtđộng lao động, nghệ thuật, khoa học nhất định quyết định, đặc biệt là do tínhtích cực hoạt động của cá nhân

c) KLSP:

- Các nhà GD nên quan tâm đúng mức đến sức sống vốn có trong bản chất tựnhiên của con người, cần sớm xác định tính chất và phương hướng của những

Trang 12

sức sống đó dưới dạng những tư chất để chăm sóc, khai thác, phát huy kịp thờinhằm phát triển tài năng của trẻ.

- Nhận thức đúng đắn vai trò của yếu tố di truyền bẩm sinh đối với sự hình thành

và phát triển nhân cách để có thái độ đúng đắn trước những học thuyết sai lầmnhư thuyết định mệnh do di truyền, thuyết sinh học hóa GD hoặc những chínhsách GD không đúng đắn

5.2.2 Yếu tố môi trường

a) Khái niệm: Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự

nhiên và XH xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của conngười

Có các loại môi trường:

- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các ĐK tự nhiên- hệ sinh thái phục vụ cho hoạt

động học tập, lao động sản xuất, rèn luyện thể chất và vui chơi giải trí của conngười

- Môi trường XH: Bao gồm môi trường chính trị, môi trường sản xuất- kinh tế,

môi trường sinh hoạt XH và môi trường văn hóa

b) Vai trò:

Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, môi trường XH có tầm quantrọng đặc biệt vì nếu không có XH loài người thì những tư chất có tính ngườicũng không thể phát triển được, cụ thể môi trường có vai trò như sau:

- Sự hình thành và PT nhân cách chỉ có thể được thực hiện trong một môi trườngnhất định Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điềukiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh được cáckinh nghiệm xã hội loài người để hình thành và phát triển nhân cách của mình

- Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự hìnhthành và phát triển nhân cách còn tùy thuộc vào lập trường,quan điểm, thái độcủa cá nhân đối với các ảnh hưởng đó, cũng như tùy thuộc vào xu hướng vànăng lực, vào mức độ cá nhân tham gia cải biến môi trường

Ngày đăng: 22/07/2014, 15:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w