1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang

67 1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 505,5 KB

Nội dung

Tại hội nghị về xóa đói giảm nghèo ở khu vực Châu ÁThái Bình Dương do ESCAP tổ chức tháng 9 năm 1993 ở Bangkok (Thái Lan) đã đưa khái niệm đói nghèo như sau: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu cơ bản này đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán ở từng địa phương”.¹ Đây là khái niệm chung nhất về nghèo đói, một khái niệm có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ biến về nghèo đói. Quan niệm hạt nhân ở trong khái niệm này là nhu cầu cơ bản của con người. Căn cứ xác định đói nghèo là đối với những nhu cầu cơ bản ấy, con người có được hưởng và thỏa mãn không. Nhu cầu cơ bản ở đây chính là cái thiết yếu, tổi thiểu để duy trì sự tồn tại của mình như là ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Khi nói tới nghèo đói cần phải phân biệt hai dạng nghèo: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Như vậy nghèo tuyệt đối rơi vào tình trạng đói và thiếu đói. Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng.

Trang 1

MỤC LỤC

Mở đầu 1

NỘI DUNG 3

Chương I: Cơ sở lý luận về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo 3

I Khái niệm, chuẩn nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo 3

1 Khái niện đói nghèo: 3

2 Chỉ tiêu đánh giá đói nghèo 4

3 Chuẩn nghèo trong giai đoạn 2006-2010 ở Việt Nam 7

3.1 Quá trình hình thành chuẩn nghèo: 7

4 Phương pháp xác định chuẩn nghèo 9

4.1 Ý nghĩa xác định chuẩn nghèo: 9

4.2 Phương pháp xác định chuẩn nghèo 9

II Thực trạng nghèo đói nói chung ở Việt Nam 11

1 Thực trạng nghèo đói của Việt Nam (theo chuẩn giai đoạn 2001-2005) 11

2 Nguyên nhân nghèo đói: 14

III Giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam: 15

1.Quan điểm của Đảng, nhà nước về xóa đói giảm nghèo 15

2 Chủ trương chính sách cụ thể về xóa đói giảm nghèo 17

IV/ Tỉnh Bắc Giang cụ thể hóa quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo: 21

Chương II: Thực trạng đói nghèo của huyện Lục Nam 23

I Đặc điểm chung huyện Lục Nam 23

1 Đặc điểm tự nhiêm 23

1.1 Vị trí địa lý: 23

1.2 Về địa hình: 23

1.3 Khí hậu và thời tiết: 23

Trang 2

2 Đặc điểm về dân số và lao động: 24

3 Đặc điểm về kinh tế - xã hội: 27

3.1 Sản xuất nông – lâm nghiệp: 27

3.2 Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 28

3.3 Ngành du lịch: 29

4 Nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân của huyện Lục Nam 30

II Thực trạng nghèo đói của huyện Lục Nam 31

1.Tỷ lệ nghèo đói của huyện Lục Nam 31

2 So sánh tỷ lệ đói nghèo của huyện Lục Nam qua các năm: 33

3 So sánh tỷ lệ nghèo đói của huyện Lục Nam với tỷ lệ nghèo đói chung toàn tỉnh: 36

3.1 Tỷ lệ nghèo đói chung của toàn tỉnh 36

3.2 So sánh tỷ lệ nghèo đói huyện Lục Nam với các huyện còn lại trong tỉnh: 37

4 Các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở huyện Lục Nam 40

4.1 Nguyên nhân thiếu vốn: 41

4.2 Nguyên nhân điều kiện sản xuất khó khăn 42

4.3 Nguyên nhân thiếu kinh nghiệm sản xuất: 43

4.4 Nguyên nhân thiếu đất: 44

4.5 Nguyên nhân dân trí thấp, thiếu việc làm và không ổn định: 46

4.6 Nguyên nhân về nhân khẩu học : 47

4.7 Nguyên nhân về bất bình đẳng giới tính: 49

4.8 Nguyên nhân về thể lực người nghèo 50

4.9 Nguyên nhân về tai nạn, rủi ro: 51

4.10 Nguyên nhân thuộc về tổ chức: 51

5.Kết quả thực hiện các chính sách về giảm nghèo của huyện Lục Nam trong năm 2006 – 2007 52

Trang 3

5.1 Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục 52

5.2 Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế: 52

5.3 Chính sách cứu trợ xã hội thường xuyên: 52

5.4 Chính sách trợ giúp hộ nghèo chưa có nhà ở, nước sinh hoạt để ổn định đời sống: 53

5.5 Chính sách hỗ trợ pháp lý miễn phí cho người nghèo: 53

5.6 Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo: 53

5.7 Thực hiện các dự án hỗ trợ dạy nghề và xuất khẩu lao động 54

5.8 Dự án khuyến nông khuyến lâm và hỗ trợ phát triển sản xuất: 54

Chương III: Giải pháp thực hiện xóa đói giảm nghèo 57

1 Giải pháp về lãnh đạo tổ chức 57

2 Huy động nguồn lực cho chương trình xóa đói giảm nghèo: 58

3 Giải pháp về kinh tế: 59

4 Giải pháp về xã hội: 60

Kết luận 62

Tài liệu tham khảo 64

Trang 4

Mở đầu

Thế giới ngày nay phát triển mạnh mẽ, đồng thời với nó là sự phân hóagiàu nghèo luôn luôn là mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới Bởi vìgiầu mạnh gắn liền với hưng thịnh, nghèo đói thường gây ra xung đột chínhtrị xung đột giai cấp dẫn đến xã hội không ổn định Thực tế cho thấy ở một

số nước kinh tế phát triển, năng suất lao động càng cao dẫn đến sự phân hóagiai cấp và các tầng lớp dân cư, một bộ phận dân cư nghèo đói trở thành vấn

đề bức xúc trong xã hội Vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra vấn đềtăng trưởng kinh tế phải gắn liền với công bằng xã hội, cải thiện mức sốngcủa người nghèo trong xã hội như là một phương châm định hướng phát triểnkinh tế Nghèo đói ngày nay không chỉ là vấn đề kinh tế xã hội mà nó còn làvấn đề nhân đạo sâu sắc Tổ chức liên hợp quốc và nhiều tổ chức khác, nhiềuquốc gia khác và qua nhiều hội nghị quốc tế đã xác định vấn đề nghèo đóihiện nay mang tính chất toàn cầu và đưa ra những quan điểm, giải pháp tươngđối thống nhất để giải quyết vấn đề này, khuyến cáo các nước giàu đóng gópvào chương trình trợ giúp người nghèo.Trong mỗi quốc gia xung quanh vấn

đề chống nghèo đói đã đề ra các chủ trương giải pháp phù hợp với đặc điểmquốc gia mình

Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số sống ở nông thôn chiếm số đông

Vì vậy tình trạng đói nghèo vẫn đang là vấn đề quam tâm hàng đầu của quốcgia Trong những năm gần đây thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo củaquốc gia, tỉ lệ giảm nghèo tuy giảm mạnh nhưng chưa được ổn định, nếu gặptình trạng thiên tai mất mùa vẫn có thể rơi vào tình trạng nghèo đói trở lại.Qua thời gian thực tập tại huyện Lục Nam, tìm hiểu những đặc điểmchung về kinh tế - xã hội của huyện về vị trí địa lý,về địa hình, khí hậu và thờitiết, dân số và lao động của huyện Trên những cơ sở chung đó và những số

liệu phân tích chuyên đề thực tập đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Thực trạng

Trang 5

và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang”.

Mục đích của đề tài là nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn củavấn đề nghèo đói, trên cơ sở đó tìm hiểu thực trạng và những kết quả đạt đượctrong việc xóa đói giảm nghèo của huyện, tìm hiểu những nguyên nhân nghèođói của huyện từ đó đưa ra một vài giải pháp với những nguyên nhân đã phântích

Nhiệm vụ của đề tài tập trung những vấn đề chủ yếu sau đây:

Một là tìm hiểu những vấn đề chung về đói nghèo, quan điểm đường lốichính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề xóa đói giảm nghèo Từ đó đểđánh giá phân tích tình hình đói nghèo của huyện Lục Nam

Hai là nghiên cứu phân tích thực trạng đói nghèo, tìm ra nguyên nhân bàihọc kinh nghiệm, phát hiện những nảy sinh trong quá trình thực hiện xóa đóigiảm nghèo

Ba là đưa ra các giải pháp góp phần xóa đói giảm nghèo của huyện

Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận; phần nội dung chính của đề tài bao gồm 3 chương.

Chương I: Cơ sở lý luận về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo.

Chương II: Thực trạng đói nghèo của huyện Lục Nam

Chương III: Phương hướng và giải pháp thực hiện đói nghèo.

Trang 6

NỘI DUNGChương I: Cơ sở lý luận về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo.

I Khái niệm, chuẩn nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo

1 Khái niện đói nghèo:

Tại hội nghị về xóa đói giảm nghèo ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

do ESCAP tổ chức tháng 9 năm 1993 ở Bangkok (Thái Lan) đã đưa khái niệm

đói nghèo như sau: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được

hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu

cơ bản này đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán ở từng địa phương”.¹

Đây là khái niệm chung nhất về nghèo đói, một khái niệm có tính chấthướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ biến vềnghèo đói Quan niệm hạt nhân ở trong khái niệm này là nhu cầu cơ bản củacon người Căn cứ xác định đói nghèo là đối với những nhu cầu cơ bản ấy,con người có được hưởng và thỏa mãn không Nhu cầu cơ bản ở đây chính làcái thiết yếu, tổi thiểu để duy trì sự tồn tại của mình như là ăn, ở, mặc, y tế,giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội

Khi nói tới nghèo đói cần phải phân biệt hai dạng nghèo: nghèo tuyệt đối

và nghèo tương đối

- Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năngthỏa mãn những nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống Như vậynghèo tuyệt đối rơi vào tình trạng đói và thiếu đói

- Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dướimức trung bình của cộng đồng

Trang 7

Nếu như thế giới thường dùng khái niệm nghèo khổ thì Việt Nam lại sửdụng khái niệm đói nghèo Khái niệm đói nghèo ở Việt Nam được dựa trên cơ

sở những khái niệm do tổ chức thế giới đưa ra căn cứ vào điều kiện, hoàncảnh cụ thể của nước ta Các nhà khoa học Việt Nam đưa ra khái niệm sau:

“ Nghèo là tình trạng của một bô phận dân cư chỉ có điều kiện để thỏa mãn một phần các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống thấp hơn mức trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện”.²

Nghèo có thể phân làm hai loại: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đốiNghèo tuyệt đối là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả năngthỏa mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống Nhu cầu tối thiểu lànhững bảo đảm ở mức tối thiểu những nhu cầu thiết yếu về ăn mặc, ở và nhucầu sinh hoạt hàng ngày gồm văn hóa, y tế giáo dục, đi lại giao tiếp…

Nghèo đói tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dướimức trung bình của cộng đồng tại địa phương đang xét

Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tốithiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống, đặc biệt là nhucầu về

dinh dưỡng và năng lượng Đói là những hộ dân cư hàng năm thiếu ănđứt bữa từ 1 đến 2 tháng, thường hay nợ cộng đồng và thiếu khả năng chi trảcộng đồng

Thiếu đói là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mứctối thiểu, chỉ đủ khả năng đảm bảo được một số lương thực, bữa đói, bữa no

và có khi đứt bữa dài từ 1 đến 2 tháng

Đói gay gắt là tình trạng của một bộ phận có mức sống dưới mức sốngtối thiểu, chịu đói ăn, chịu đứt bữa từ 3 tháng trở nên

2 Chỉ tiêu đánh giá đói nghèo.

Chúng ta thấy rằng khái niệm nghèo khổ có thể thống nhất, song khôngthể có một chuẩn mực chung về nghèo khổ cho tất cả các quốc gia Ngay

Trang 8

trong cùng một quốc gia cũng có thể khác nhau giữa các vùng, miền Chuẩnmực về nghèo có tính biến động, nó biến đổi theo thời gian, tương ứng vớibiến đổi về sự phát triển kinh tế-xã hội Vì vậy trên cơ sở thống nhất quanđiểm chung, cần phải xác định thước đo mức độ đói nghèo ở mỗi quốc gia.Khi xem xét tình trạng đói nghèo của mỗi quốc gia, xác định tiêu chí đóinghèo cần phải thống nhất một số quan điểm sau:

+ Xem xét hiện tượng đói nghèo trước hết phải xem xét ở lĩnh vực kinh

tế, do đó phải chú ý đến dấu hiệu về mức sống, thông qua các nhu cầu cơ bản,tối thiểu về đời sống vật chất

+Xác định tiêu chí để đo hiện tượng đói nghèo phải dựa trên thu nhậpbình quân tính theo đầu người trong tháng hoặc năm theo 2 khu vực nôngthôn và thành thị Tiêu chí này liên hệ mật thiết với tiêu chí về chế độ dinhdưỡng năng lượng (calo) cho một người trong ngày

+Cụ thể tiêu chí thành số lượng dùng làm thước đo bằng cách quy ra hiệnvật, vật phẩm tiêu dùng được tính bằng gạo theo đơn vị đầu người trong thánghoặc quy thành giá trị tính bằng tiền (cũng theo đơn vị đầu người trong thángtương đương với gạo ở một thời điểm nhất định)

+ Từ chỉ số thu nhập chia ra các khoản tiêu dùng, phản ánh mức độ thỏamãn các nhu cầu tối thiểu để xem xét đối tượng dân cư đói nghèo phải chi cho

ăn như thế nào, chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng cơ cấu tiêu dùng của họ.Điều đó cho phép làm nổi bật thực trạng đói nghèo và độ chênh lệch có tínhchất vùng hoặc khu vực giữa các đối tượng khác nhau

+ Ngoài việc nhận diện người đói nghèo, hộ đói nghèo và hiện trạng đóinghèo của nông dân ở nông thôn còn có thể nhận diện nước nghèo ( nhất làcác nước nông nghiệp lạc hậu, còn ở trạng thái kinh tế tự nhiên hoặc trongcùng một khu vực thường lấy giá trị theo USD) và căn cứ theo bình quân đầungười trong năm

Trang 9

Dĩ nhiên, thu nhập quốc dân tính theo đầu người cũng chỉ là một trongnhững căn cứ để đo mức độ, trình độ phát triển của một nước so với nướckhác Nó có tính chất tương đối và cũng có những hạn chế, bởi vì không phảimột quốc gia nào cũng có chỉ số trung bình cao về thu nhập quốc dân mà hếtđói nghèo Vấn đề ở mức hưởng thụ thực tế của người lao động và trình độcông bằng xã hội mà nước đó đạt được Thực tế cho thấy, có nhiều quốc gia

tư bản chủ nghĩa, có trình độ phát triển cao, nhất là ở Tây Âu, chỉ số thu nhậpbình quân đầu người cao và rất cao nhưng ở đó lại đang diễn ra cảnh đóinghèo và bất công xã hội gay gắt Mặc dù vậy, số đo về thu nhập bình quânđầu người cho đến nay vẫn được coi là một quan niệm phổ biến để dánh giátrình độ phát triển của một quốc gia

Hiện nay Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độgiàu nghèo của một quốc gia bằng thu nhập quốc dân tính theo đầu người với

2 cách tính:

Phương pháp Atlas tức là tỷ giá hối đoái và tính theo USD

Phương pháp PPP (Pure hasing Power Parity) là phương pháp sức muatương đương cũng tính theo USD

Ngoài liên hiệp quốc cũng đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức song củacon người, bao gồm cả thu nhập quốc dân tính theo đầu người, thành tựu y tế

- xã hội và trình độ giáo dục, gọi là chỉ số phát triển con người (HDI)

Cũng theo hướng tiếp cận xã hội học của phát triển, Hội đồng phát triển

hải ngoại (ODC) đưa ra khái niệm “ chỉ số chất lượng vật chất của cuộc

sống” (PQLI) và sử dụng những chỉ số này như những số đo Chỉ số PQLI

được quy về 3 điểm có giá trị rộng rãi về nhu cầu cơ bản của con người: tuổithọ dự báo khi 1 tuổi, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ xóa mù chữ Theonhững chỉ số này các nước giàu nhất không phải là nước luôn luôn có chấtlượng cuộc sống tốt nhất

Trang 10

Việc vận dụng các chỉ số xã hội học vào thực tế không đơn giản vì chúng

ta khó có thể có một cách nhìn thống nhất về phúc lợi vật chất của một dântộc Chính vì vậy, để đánh giá về mức độ phát triển, sự giàu nghèo của mộtquốc gia người ta phải sử dụng đồng thời cả 3 tiêu chí: GDP, HDI, PQLI.Theo ngân hàng thế giới để xác định một người được gọi là nghèo cần trảlời 3 câu hỏi sau: Mức sống tối thiểu là gì? Sự nghèo đói được đo bằng thước

đo nào, chỉ tiêu nào, đo mức sống bằng phương thức nào? Và ngân hàng thếgiới đã đi đến kết luận sau:

- Thu nhập có thể đo được là tiêu chí rất quan trọng

- Không có thước đo chuẩn mực chung về phúc lợi xã hội như: sứckhỏe, tuổi thọ, mù chữ và phương tiện phúc lợi công cộng

- Tuy nhiên, người ta còn quan tâm một số chỉ tiêu như mức dinh dưỡngtuổi thọ, tỷ lệ tử vong ở trẻ em…

Ở Việt Nam, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội và hiện trạng đời sốngtrung bình phổ biến của dân cư có thể xác lập các chỉ tiêu đánh giá về đóinghèo như sau: thu nhập, nhà ở tiện nghi sinh hoạt; tư liệu sản xuất và vốnliếng để dành Hai chỉ tiêu này, cần chú ý đặc biệt chỉ tiêu về thu nhập và nhà

ở Hai chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp mức sống hay mức độ thực hiện các nhucầu cơ bản tối thiểu của đời sống Nhưng hai chỉ tiêu tư liệu sản xuất và vốnliếng để dành lại cho thấy rõ thêm tình cảnh thật sự của người nghèo và các

hộ đói nghèo Chính hai chỉ tiêu này còn giúp chúng ta phân biệt rõ ràng hơngiữa người giàu và người nghèo, hộ giàu và hộ nghèo ở các vùng nông thôn

và đô thị

3 Chuẩn nghèo trong giai đoạn 2006-2010 ở Việt Nam.

3.1 Quá trình hình thành chuẩn nghèo:

Nước ta đã 5 lần điều chỉnh chuẩn nghèo từ 1993 đến 2006

* Giai đoạn 1993 – 1995

Trang 11

Hộ đói: Bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng dưới 13 kg đốivới thành thị, dưới 8 kg đối với khu vực nông thôn.

Hộ nghèo: Bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng dưới 20 kgđối với khu vực thành thị và dưới 15 kg đối với khu vực nông thôn

* Giai đoạn 1995 -1997

 Hộ đói: là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ một thángqui ra gạo dưới 13 kg tính cho mọi vùng

 Hộ nghèo: là hộ có thu nhập

+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15kg/người/tháng

+ Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng

+ Vùng thành thị: dưới 25kg/người/tháng

* Giai đoạn 1997-2000 (công văn số 1751/LĐTBXH )

 Hộ đói: là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong một thángqui ra gạo dưới 13kg, tương đương 45 ngàn đồng tính cho mọi vùng

 Hộ nghèo: là hộ có thu nhập tùy theo từng vùng ở các mức tương ứngnhư sau:

+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15kg/người/tháng( tương đương55.000 đồng)

+ Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng ( tươngđương 70.000 đồng)

+ Vùng thành thị: dưới 25 kg/người/tháng ( tương đương 90.000 đồng)

* Giai đoạn 2001 -2005 (Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ).

 Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng

 Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng

 Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng

* Giai đoạn 2006 -2010 ( Quyết định số 170/2005/QĐ-LĐTBXH)

 Vùng thành thị: 260.000 đồng/người/tháng

Trang 12

 Vùng nông thôn (cho cả miền núi và đồng bằng): 200.000đồng/người/tháng

Trước năm 2006 chuẩn nghèo cho khu vực nông thôn đồng bằng cao hơnchuẩn nghèo cho khu vực nông thôn miền núi, mức chênh lệch là 1,25 lần.Khi áp dụng chuẩn nghèo chung cho vùng nông thôn đồng bằng và nông thônmiền núi điều này sẽ có lợi hơn cho người dân khu vực nông thôn miền núi.Đây cũng là sự thể hiện quan điểm bình đẳng hơn, toàn diện hơn và bền vữnghơn xét về khía cạnh xác định chuẩn nghèo

- Khu vực thành thị chuẩn nghèo mới cao gấp 1,73 lần chuẩn nghèo cũ

và tương đương 2,8 USD một ngày tính theo sức mua tương đương năm 2005

- Khu vực nông thôn đồng bằng chuẩn nghèo mới cao gấp 2 lần nghèo

cũ Khu vực nông thôn miền núi chuẩn nghèo mới cao gấp 2,5 lần và tươngđương 2,2 USD một ngày tính theo sức mua tương đương năm 2005

Bảng 1: Chuẩn nghèo qua các giai đoạn

Nguồn: Đề tài Phương Pháp xác định chuẩn nghèo Bộ LĐTBXH 2005.

4 Phương pháp xác định chuẩn nghèo.

4.1 Ý nghĩa xác định chuẩn nghèo:

Chuẩn nghèo là một thước đo để xác định ai nghèo, ai không nghèo, điều

đó cũng có nghĩa quan trọng cho việc:

- Xác định đối tượng cần trợ giúp phù hợp

- Hoạch định chính sách và các giải pháp trợ giúp

- Tổ chức thực hiện giúp đối tượng tiếp cận với các chính sách trợ giúp

4.2 Phương pháp xác định chuẩn nghèo.

*Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào nhu cầu chi tiêu:

Trang 13

Nội dung cơ bản của phương pháp này là dựa vào nhu cầu chi tiêu để bảođảm các nhu cầu cơ bản của con người về ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa,

đi lại và giao tiếp xã hội

Bước một là xác định nhu cầu chi tiêu cho lương thực thực phẩm Để xácđịnh được nhu cầu này người ta xác định rổ hàng hóa để bình quân hàng ngàymột người có được 2100Kcal, rổ hàng hóa gồm khoảng 40 mặt hàng, rổ hànghóa Việt Nam cũng có 40 mặt hàng và xếp thành 16 nhóm hàng hóa: gạo cácloại, lương thực khác quy gạo, thịt các loại, mỡ dầu ăn, tôm cá, trứng gia cầm,đậu phụ, mật, sữa, bánh kẹo, mứt, nước mắm, nước chấm, chè, cà phê, rượubia,đồ uống khác, đỗ các loại, lạc, vừng, rau các loại, quả chín Từ rổ hànghóa này người ta xác định được số tiền cần chi tiêu cho lương thực thựcphẩm, tuy nhiên giá cả của rổ hàng hóa ở thành thị, nông thôn, và các vùng rấtkhác nhau vì vậy người ta phải lấy giá trị trung bình của rổ hàng hóa này.Bước hai là xác định nhu cầu chi tiêu phi lương thực thực phẩm Thôngthường chi cho lương thực, thực phẩm chung của dân cư chiếm khoảng 60%còn lại 40% là nhu cầu chi cho phi lương thực thực phẩm Chi tiêu cho phi

lương thực thực phẩm bao gồm: ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và

giao tiếp xã hội.

Bước ba là xác định tổng nhu cầu chi tiêu cho lương thực thực phẩm vàphi lương thực thực phẩm

Tổng chi tiêu = chi tiêu cho lương thực thực phẩm + chi tiêu cho phi lương thực thực phẩm

Giá trị bằng tiền của tổng chi tiêu cho LTTP là đường nghèo lương thựcthực phẩm hay còn gọi là chuẩn nghèo cao

Giá trị bằng tiền của chi tiêu LTTP là đường nghèo lương thực thựcphẩm hay còn gọi là chuẩn nghèo thấp

* Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào so sánh với thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình:

Trang 14

Theo tài liệu do Trung tâm phát triển nguồn nhân lực Châu Á phối hợpvới Trung tâm nghiên cứu dân số và nguồn lao động, Bộ LĐTB&XH cho

rằng “ theo quan niệm chung của nhiều nước, hộ nghèo có mức thu nhập

dưới 1/3 mức trung bình của xã hội “, theo chuẩn này thì vào năm 1993 cả

thế giới có 1,1 tỷ người nghèo.³

Qua nghiên cứu các tài liệu có liên quan đề tài cho rằng việc lấy chuẩnnghèo bằng 1/2 hay 1/3 thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình làphụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước, song biên độ giao động củachuẩn nghèo sẽ nằm trong 1/2 và 1/3 mức thu nhập bình quân; nước phát triểnthu nhập cao, chi phí đắt đỏ có thể lấy mức 1/2, nước chậm phát triển có thểlấy 1/3; nước đang phát triển có thể lấy trong khoảng 1/2 đến 1/3 mức thunhập bình quân đầu người Đối với nước ta được xếp vào nhóm nước đangphát triển, vào thời điểm năm 2002 thu nhập bình quân đầu người là 4.281nghìn đồng, thì chuẩn nghèo là 1.875 nghìn đồng, tương đương với 156,250nghìn đồng/người/tháng Năm 2005 ước tính thu nhập bình quân đầu ngườicủa các hộ gia đình là 5.183 nghìn đồng/người/năm (tính theo tốc độ tăngbình quân của thời kì 1998-2002 là 6,58% một năm) thì chuẩn nghèo là 2.59nghìn đồng/năm, tương đương 179,9 nghìn đồng/tháng

Công thức tính cụ thể cho nước ta như sau: 4

Công thức tính: CNj = ( TNj/2 + TNj/3 ) : 2

Trong đó: CNj là chuẩn nghèo năm thứ j

TNj là thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình năm thứj

Trong trường hợp này chuẩn nghèo được lấy ở khoảng giữa của 1/2 và1/3 thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình

II Thực trạng nghèo đói nói chung ở Việt Nam.

1 Thực trạng nghèo đói của Việt Nam (theo chuẩn giai đoạn 2001-2005).

Trang 15

Đặc điểm đối tượng nghèo: Sau gần 20 năm đổi mới, thu nhập và mức

sống của đại đa số người dân đã được cải thiện, do vậy đối tượng nghèo đóicũng có sự thay đổi Trước đây do nguồn lực hạn chế nên chương trình chủyếu tập trung cho đối tượng nghèo về lương thực thực phẩm – nghèo tuyệt đối( nhu cầu ăn no mặc ấm) Nay do mức sống được nâng lên nên nhu cầu philương thực, thực phẩm ( nhu cầu về nhà ở, chăm sóc sức khỏe khi ốm đau,giáo dục, văn hóa, đi lại giao tiếp xã hội) cũng tăng thêm và nhiệm vụ củachương trình là hỗ trợ để giảm đối tượng nghèo phi lương thực, thực phẩm –nghèo tương đối Cơ hội tiếp cận và thụ hưởng các thành quả của sự phát triểncũng có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, do sự phân hóagiàu nghèo đang có xu hướng gia tăng

+Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh: Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong vòng 5 năm

từ 17,2% năm 2001 ( 2,8 triệu hộ) xuống dưới 7% năm 2005 (1,1 triệu hộ),bình quân mỗi năm giảm khoảng 34 vạn hộ Tính đến cuối năm 2005 có:

- 12 tỉnh/thành phố cơ bản không còn hộ nghèo( tỷ lệ ngèo dưới 3%)

- 14 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 3-4%

- 25 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo 5-10%

- 12 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo 10-15%

- 01 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo trên 15% ( Lai Châu 18,98%)

+ Tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng: tỷ lệ nghèo khu vực

miền núi vẫn cao gấp 1,7 lần đến 2 lần so với tỷ lệ hộ nghèo chung của cảnước: Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất

và vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ nghèo thấp nhất Gần 90% hộ nghèo sống ởnông thôn, hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiếu số còn chiếm tỷ lệ rất cao ởmột số tỉnh (KomTum 80%, Gia Lai 77% )

Trang 16

Biểu 2: Tỷ lệ nghèo đói 2000-2005 ( theo chuẩn 2001-2005)

nghèo năm2000(%)

Số hộnghèonăm2005(hộ)

Tỷ lệ hộnghèonăm2005(%)

Năm

2005 sovới2000giảm(%)

Nguồn: Báo cáo phát triểm Việt Nam năm 2005

Kết quả xóa đói giảm nghèo chưa bền vững: Qua xem xét sự phân bố về

thu nhập của các hộ gia đình cho thấy một tỷ lệ khá lớn hộ gia đình nằm ngaysát cận trên chuẩn nghèo và nếu gặp thiên tai, rủi ro, sự thay đổi cơ chế chínhsách và tác động của quá trình hội nhập thì khả năng tái nghèo của nhóm này

sẽ rất lớn

Tốc độ giảm nghèo của nhóm dân tộc thiếu số chậm: tuy khu vực miền

núi tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hơn khu vực đồng bằng, thành thị, nhưng tỷ lệ

hộ nghèo ở khu vực miền núi vẫn cao hơn nhiều

Mặc dù số lượng hộ nghèo là dân tộc thiểu số đã giảm nhưng tỷ lệ trongtổng số hộ nghèo cả nước từ năm 1992 đến năm 2004 có chiều hướng tănglên, điều đó cho thấy tốc độ giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số chậm

Trang 17

hơn tốc độ chung của cả nước Nhóm dân tộc có tỷ lệ hộ nghèo cao là VânKiều chiếm 60,3%,Pakô 58,5%.

Biểu 3: Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo trong tổng số hộ nghèo.

Nguồn: Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2005

2 Nguyên nhân nghèo đói:

Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xác định nguyên nhân dẫnđến đói nghèo Thực tế không có một nguyên nhân biệt lập riêng rẽ nào dẫnđến đói nghèo, nhất là đói nghèo trên diện rộng, có tính chất xã hội Nó cũngkhông phải là nguyên nhân thuần túy về kinh tế hoặc do thiên tai, địch họa.Nguyên nhân của đói nghèo có sự đan xen, thâm nhập vào nhau của cái ngẫunhiên và cái tất nhiên, của cái chủ quan và cái khách quan, của cái gián tiếp

và cái trực tiếp, của cái tự nhiên và kinh tế- xã hội… Theo các nhà nghiêncứu, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo và phân hóa giàu nghèo

ở nhiều nước trên thế giới trong những năm gần đây là: thiếu nguồn lực sảnxuất bao gồm thiếu vốn sản xuất, thiếu đất đai, thiếu lao động có tay nghề,trình độ giáo dục thấp, thiếu khả năng sử dụng các công nghệ thích hợp trongsản xuất; do sự khác biệt, cách nhau về điều kiện sống; do thiếu khả năng duytrì sự phát triển bền vững; do chính sách thiên về thành phố; rủi ro cao; do tỷ

lệ tăng ở nông thôm; thiếu sự tham gia thích đáng vào việc hoạch định vàthực hiện các nỗ lực của chính phủ nhằm XĐGN

Cũng như các nước trên thế giới, nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở ViệtNam tựu chung lại gồm có các nguyên nhân cơ bản sau đây:

Trang 18

Một là thiếu vốn sản xuất: Đây là nguyên nhân quan trọng nhất Quanghiên cứu có tới 79% số hộ nghèo trả lời là thiếu vốn, muốn vay ngân hàngnhưng không có tài sản thế chấp.

Hai là thiếu kiến thức sản xuất: Nguyên nhân này chiếm tới 70%

Ba là thiếu thông tin thị trường: nguyên nhân này chiếm 35%

Bốn là thiếu đất và không có đất sản xuất: nguyên nhân này chiếm 29%.Năm là do ốm đau bệnh tật chiếm 32%

Sáu là do đông con chiếm 24%

Bảy là do không tìm được việc làm chiếm 24%

Tám là những nguyên nhân khác như là rủi ro, gia đình có người mắcbệnh tệ nạn xã hội,….chiếm 6,9%

III Giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam:

1.Quan điểm của Đảng, nhà nước về xóa đói giảm nghèo.

Một là xóa đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tếnhanh, hiệu quả bền vững đồng thời chủ động ra các nguồn lực cho các hoạtđộng trợ giúp người đói nghèo Quan điểm này xác định rõ vai trò tráchnhiệm của nhà nước, nhà nước phải là chủ thể tạo đủ nguồn lực vật chất trongtay, có đủ khả năng điều hòa thu nhập giữa các tầng lớp dân cư Điều đó chỉ

có được khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh và hiệu quả bền vững Trên cơ sở

đó Nhà nước mới có điều kiện hỗ trợ giúp đỡ những người nghèo ở các vùngkhó khăn Mặt khác nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, nhândân ta đã chọn mục tiêu con đường đi tới là dân giàu nước mạnh xã hội côngbằng văn minh để phấn đấu thì cơ hội xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sốngnhân dân tiến tới ấm no hạnh phúc sẽ là hiện thực Cho nên xây dựng các dự

án phát triển kinh tế kết hợp với thực hiện công bằng xã hội tự nó đã bao hàmnội dung xóa đói giảm nghèo

Hai là xóa đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước của toàn

xã hội mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo và cộng đồng nghèo

Trang 19

là sự vận động tự giác của người nghèo và cộng đồng người nghèo Quanđiểm này chỉ rõ muốn thoát khỏi đói nghèo, người nghèo, cộng đồng ngườinghèo phải tự vươn lên Đây là yếu tố quan trọng là điều kiện thành côngtrong công cuộc xóa đói giảm nghèo một cách bền vững chống khuynh hướngchông chờ ỷ lại vào Nhà nước Với tư cách là người chủ thể điều hòa các mốiquan hệ Nhà nước cũng cần phải có những biện pháp hướng dẫn trợ giúp đểngười nghèo biết cách làm ăn vươn lên tự xóa nghèo đói cho chính mình.

Ba là triển khai có hiệu quả các chương trình xóa đói giảm nghèo bằngcác nguồn tài chính trợ giúp của Nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước.Những năm gần đây Nhà nước đã giành nhiều tiền vốn cho các chương trìnhquốc gia để đầu tư cho người nghèo xã nghèo triển khai trong nhiều năm vớinhiều mục tiêu khác nhau được nhân dân rất ủng hộ Song trong quá trìnhtriển khai thực hiện, tình trạng tham nhũng bớt xén tài chính diễn ra ở nhiềucấp nhiều ngành đang làm nhức nhối dư luận Vì vậy nhà nước cần phải cónhững biện pháp phòng ngừa kiểm tra sử lý nghiêm minh, cần phải thực hiệncông khai hóa các chương trình dự án, đồng thời hướng dẫn kiến thức quảnlý; có hình thức kích thích thi đua giữa các xã, các vùng nghèo có chươngtrình dự án

Bốn là việc hỗ trợ cho vay vốn hộ nghèo phải đi liền với công tác tư vấnhướng dẫn sử dụng vốn vay có hiệu quả căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng

hộ gia đình Quan điểm này chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, phảitìm hiểu tình hình thực tế từ khâu chọn vốn vay đến khâu sử dụng vốn vay.Thực tế những năm qua số hộ vay không đúng đối tượng sử dụng chưa đúngmục đích hiệu quả thấp, tình trạng cho vay thiên về số lượng lượt hộ vay, vay

để ăn tiêu hoặc sử dụng vào mục đích khác còn khá phổ biến Vì vậy khi chovay phải kèm theo hướng dẫn sử dụng vốn hợp lí để phục vụ quá trình sảnxuất Nhà nước cần phải tiến hành công tác khuyến nông khuyến lâm hướng

Trang 20

dẫn cách sản xuất kinh doanh đi trước một bước, các nhà khoa học cần phảisát thực tế hướng dẫn kỹ thuật sản xuất canh tác mới…

2 Chủ trương chính sách cụ thể về xóa đói giảm nghèo.

Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công cuộc xóa đói giảmnghèo coi đây là một chính sách xã hội cơ bản Ngay từ khi thành lập nước

1945 Hồ chủ tịch đã xác định nghèo đói cũng là một thứ giặc như giặc dốt,giặc đói, giặc ngoại xâm nên đưa ra mục tiêu phấn đấu làm sao để nhân dânlao động thoát khỏi dần cùng mọi người có công ăn việc làm đời sống hạnhphúc

Thực hiện chủ trương Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chínhsách tạo điều kiện cho người nghèo có việc làm tiếp cận với các dịch vụ cơbản của xã hội như giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhất là đối với phụ nữtrẻ em, đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa Cùng với các chính sáchphát triển kinh tế, Nhà nước đã có chủ trương kích thích làm giàu hợp pháp điđôi với với xóa đói giảm nghèo

Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng cộng sản

Việt Nam đã chỉ rõ: “ Tăng cường kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công

bằng xã hội trong từng bước phát triển Công bằng xã hội thể hiện cả ở khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất cũng như ở điều kiện phát triển năng lực của mọi thành viên trong cộng đồng Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo Coi việc một bộ phận dân cư giầu trước là cần thiết cho sự phát triển Đồng thời có chính sáh ưu đãi hợp lý về tín dụng, về thuế, đào tạo nghề nghiệp để tạo điều kiện cho người nghèo có thể tự vươn lên làm đủ sống và phấn đấu trở thành khá, giỏi Các vùng giàu phát triển trước phải cùng Nhà nước giúp đỡ lôi cuốn các vùng nghèo, vùng phát triển sau cùng vươn lên nhất là những vùng đang có nhiều khó khăn, nghèo hơn các vùng khác như vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng trước đây.” 5

Trang 21

Tiếp theo là Nghị quyết đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định: “

Xóa đói giảm nghèo là một trong những chương trình phát triển kinh tế xã hội vừa cấp bách vừa cơ bản lâu dài và nhấn mạnh phải thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo” 6 Xây dựng và phát triển quỹ xóa đói giảm nghèobằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước với mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo đóixuống Tại Đại hội toàn quốc lần thứ I trong chiến lược phát triển kinh tế xã

hội năm 2001-2010 nói về xóa đói giảm nghèo đã chỉ rõ: “Bằng nguồn lực

của Nhà nước và của toàn xã hội tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thong tin chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm… đối với những vùng nghèo, xã nghèo và những dân cư nghèo Chủ động di rời một bộ phận nhân dân không có đất canh tác

và điều kiện sản xuất đến lập nghiệp ở những vùng có tiềm năng Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ người nghèo Thực hiện trợ cấp xã hội đối với những người

có hoàn cảnh đặc biệt không thể tự lao động, không có người bảo trợ nuôi dưỡng Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo Thường xuyên củng cố thành quả xóa đói giảm nghèo.” 7

Với những quan điểm và chủ trương, trong những năm qua nhà nước đã

cụ thể bằng chính sách cơ chế chương trình và dự án và kế hoạch hàng năm

để phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng các công trình thủy lợi, hỗ trợchuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi Chính phủ đã đưa ranhiều chương trình chính sách lớn như: Chương trình mục tiêu quốc gia xóađói giảm nghèo 1998-2000 với nhiều nội dung hỗ trợ quan trọng Chính phủ

đã phê duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khănvùng núi, vùng sâu, vùng xa Gần đây Thủ tướng chính phủ ban hành Quyếtđịnh 20/2007/TTg ngày 5 tháng 2 năm 2007 phê duyệt chương trình mục tiêuquốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, trong đó chỉ rõ các mục tiêu và nộidung chương trình việc làm và xóa đói giảm nghèo

Trang 22

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu xóa đói giảm nghèo, chính phủ đã đưa ranhiều chương trình, chính sách lớn để hỗ trợ phát triển kinh tế, trợ giúp ngườinghèo, như Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói và việc làm Nội dungcủa chương trình gồm 3 nhóm dự án:

- Nhóm các dự án Xóa đói giảm nghèo chung:

+ Dự án Tín dụng cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, kinhdoanh

+ Dự án Hướng dẫn cho người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyếnlâm, khuyến ngư

+ Dự án Xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo ở các vùng đặc biệt

- Nhóm các dự án Xóa đói giảm nghèo cho các xã nghèo nằm ngoàichương trình 135:

+ Dự án Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở các xã nghèo

+ Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo

+ Dự án Đào tạo, bồi dưỡng các bộ công tác xóa đói giảm nghèo và cán

Trang 23

+ Chương trình mục tiêu quốc gia Xóa đói giảm nghèo và việc làm.

+ Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trườngnông thôn

+ Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình.+ Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống một số bệnh xã hội, bệnhdịch nguy hiểm

+ Chương trình mục tiêu quốc gia Văn hóa

+ Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo

Ngày 05/02/2007, Thủ Tướng chính phủ đã ký ban hành quyết định số20/2007/QĐ-TTg, phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giaiđoạn 2006-2010 với những nội dung cơ bản sau đây:

- Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo

- Chính sách hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số

- Dự án khuyến nông-lâm-ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triểnngành nghề

- Dự án dạy nghề cho người nghèo

- Dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùngbãi ngang ven biển và hải đảo

- Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

- Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo

- Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo

- Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và nước sinh hoạt

- Chính sách hỗ trợ giúp pháp lý cho người nghèo

- Dự án nâng cao năng lực giảm nghèo, bao gồm đào tạo cán bộ giảmnghèo và hoạt động truyền thông

- Hoạt động giám sát, đánh giá

Tiếp theo, Chính phủ đã phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xãhội các xã đặc biệt khó khăn miền núi vùng sâu, vùng xa ( Quyết định số

Trang 24

07/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2006) theo đó, Chính phủ sẽ tậptrung đầu tư cho 1.644 xã đặc biệt khó khăn trong 45 tỉnh, phần lớn thuộc cácvùng dân tộc miền núi Ngân sách của chương trình là khoảng 800 triệu USDvới các mục tiêu chính là cơ sở hạ tầng, sản xuất định hướng thị trường, nângcao năng lực cho các cán bộ chính quyền các cấp

Điều đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta nằm giúp

đỡ người nghèo vùng nghèo, nhanh chóng đuổi kịp các vùng khác nhằm đạtmục tiêu tăng trưởng kinh tế công bằng, giảm chênh lệch quá mức về trình độphát triển kinh tế và thu nhập giữa các hộ, các xã các vùng trong cả nước

IV/ Tỉnh Bắc Giang cụ thể hóa quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo:

Tỉnh Bắc Giang là tỉnh miền núi mới được tái lập năm 1997 có 10 huyệnthị ( trong đó có 1 huyện vùng cao, 6 huyện miền núi, 2 huyện khác có các xãmiền núi và 1 thị xã, với 224 xã phường, thị trấn) Chương trình xóa đói giảmnghèo của tỉnh Bắc Giang được phát động từ những năm đầu thập kỷ 90, đãđược các cấp ủy Đảng, chính quyền ban hành đoàn thể tổ chức triển khai thựchiện trở thành phong trào toàn tỉnh Qua thực hiện đã mang lại kết quả đángphấn khởi, tỷ lệ đói nghèo hàng năm giảm 4% Tổng nguồn vốn huy độngtrực tiếp cho người nghèo vay lên tới 118,469 tỷ đồng, cho 229.048 lượt hộvay Cùng với việc hỗ trợ Cùng với việc hỗ về tín dụng phần lớn các hộnghèo được hướng dẫn cách làm ăn được hưởng các chính sách hỗ trợ về y tế,giáo dục

Thực hiện các chủ chương chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng vàNhà nước Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, ban thường vụ Tỉnh ủy

đã có Nghị quyết số 06 và tiếp theo là Nghị quyết đại hội Đảng bộ Tỉnh lầnthứ XIV của tỉnh Bắc Giang đã đề ra mục tiêu xây dựng chương trình xóa đóigiảm nghèo của Tỉnh giai đoạn 2005-2010 Đến nay toàn tỉnh cơ bản xóa song

hộ đói kinh niên tỷ lệ hộ đói năm 2007 còn 21,28% Người nghèo đi chữa

Trang 25

bệnh con em hộ nghèo theo học ở các cấp phổ thông được miễn giảm học phí

và các khoản đóng góp mức sống của các đối tượng chính sách xã hội ngangbằng và có địa phương cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng xã hộinơi họ cư trú

Đại hội Đảng bộ huyện Lục Nam lần thứ XVII đã xác định: Huy độngcác nguồn lực để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Trọng tâm là phát triển nông nghiệp nông thôn, ứng dụng nhanh và có hiệuquả các thành tựu tiến bộ về khoa học kỹ thuật; phát huy tiềm năng thế mạnhcủa địa phương khắc phục khó khăn đẩy mạnh công cuộc đổi mới phát triểnmột cách toàn diện vững chắc

Chương II: Thực trạng đói nghèo của huyện Lục Nam

I Đặc điểm chung huyện Lục Nam.

Trang 26

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 59.688 km², huyện có chiều dài từĐông sang Tây 70 km và có chiều rộng từ Bắc đến Nam 25 km Phía Bắc tiếpgiáp với tỉnh Lạng Sơn ( huyện Hữu Lũng); phía Nam tiếp giáp tỉnh HảiDương ( huyện Chí Linh ) và tỉnh Quảng Ninh (huyện Đông Triều); phía Tâytiếp giáp huyện Lạng Giang và Yên Dũng; phía Đông tiếp giáp huyện SơnĐộng; phía Đông Bắc tiếp giáp huyện Lục Ngạn.

1.2 Về địa hình:

Huyện Lục Nam có 3 dãy núi tạo thành 3 vòng cung từ Đông Bắc đếnĐông Nam; phía Đông Bắc có ngàn Bảo Đài gồm nhều đồi núi thấp, đỉnh caonhất là 284m Phía Đông có vòng cung Yên Tử, đỉnh cao nhất là 779m PhíaĐông Nam có dãy Huyền Đinh gồm nhiều triền núi hình lượn song, đỉnh caonhất là 615m Đặc điểm trên tạo cho huyện có địa hình lòng chảo, nghiêngdần về phía Tây Nam và địa hình được phân chia thành 3 vùng khác nhau:vùng núi, vùng trung du và vùng chiêm trũng

1.3 Khí hậu và thời tiết:

Khí hậu của huyện chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt

độ trung bình trong năm khoảng 23,9ºC Sự thay đổi nhiệt độ gữa các mùatrong năm khá lớn Nhiệt độ cao nhất (tháng 6 và 7) đạt 29,1ºC, thấp nhất(tháng 1 và 2) là 16,1ºC Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối của huyện là 1,2ºC vàthấp nhất tuyệt đối là 3,5ºC

Trang 27

Lục Nam có số giờ nắng tương đối cao (khoảng trên 1700 giờ) và phân

bố không đều cho các tháng Theo trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh BắcGiang thì các tháng 6, 7 là những tháng có số giờ nắng cao nhât và tháng 2, 3

có số giờ nắng thấp nhất

Lượng mưa trung bình hàng năm không lớn (khoảng 1470mm), năm caonhất là 1734mm, năm thấp nhất là 900mm và được chia thành hai mùa rõ rệt.Mùa mưa tập trung vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 10, trong đó tháng 8 làtháng có lượng mưa cao nhất nên thường xảy ra úng lụt vào thời gian này.Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, có lượng mưa thấpnhất là 3,5mm, nhiều năm ở tháng 11 và tháng 12 không có mưa Số ngàymưa bình quân trong năm 110 ngày

Độ ẩm tương đối trung bình trong năm là 84% cao nhất 88% và thấpnhất đạt 80%

Lục Nam chịu ảnh hưởng của 2 loại gió: Gió mùa Đông Bắc xuất hiệnvào mùa khô và gió mùa Đông Nam xuất hiện vào mùa mưa Thỉnh thoảng ởtháng chuyển tiếp giữa hai mùa còn có gió mùa Tây Nam

Điều kiện khí hậu của Lục Nam nhìn chung thuận lợi cho hệ sinh tháiđộng thực vật phát triển đa dạng nói chung, trong đó có sản xuất nông - lâmnghiệp Độ ẩm và số giờ nắng trong năm phù hợp cho việc canh tác luân canh,tăng vụ Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều, năm lớn thường tập trungvào các tháng 7 và 8 gây ngập úng kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất và đờisống của nhân dân

2 Đặc điểm về dân số và lao động:

Dân số toàn huyện tính đến ngày 31/12/2006 có 210.000 người; trong đó nữ107.079 người chiếm 50,99% tổng dân số Lục Nam có 8 dân tộc cùng chungsống Trong đó dân tộc kinh chiếm 86,6% và 7 dân tộc ít người chiếm 13,3%.Mật độ dân số trung bình khoảng 328 người/km² Những đơn vị có mật độ dân

số cao là: thị trấn Lục Nam: 2.087 người/km², thị trấn Đồi Ngô 1.269 người/km²;

xã Phương Sơn 816 người/km²; xã Tiên Hưng 795 người/km²…

Trang 28

Biểu 4: Dân số, lao động của Huyện

TT Đơn vị xã, thị

trấn

Tổng số nhân khẩu

Trong đó:

Nữ

Tổng số lao động

Lao động nữ

Tỷ lệ lao động nữ(%)

Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Lục Nam

Dựa vào bảng số liệu có:

- Tổng số lao động chiếm 45,55% trong tổng số nhân khẩu của huyện Tỷ

lệ lao động này nhìn chung không phải là cao Từ đây có thể thấy trung bình

một lao động phải nuôi thêm 1,19 người không lao động

- Dân số nữ chiếm 50,99% so với tổng dân số của huyện, lao động nữ

chiếm 50,83% so với tổng số lao động của huyện Và ở từng xã tỷ lệ này có

Trang 29

thay đổi nhưng nhìn chung lao động nữ giới vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn lao độngnam giới, chỉ có vài xã tỷ lệ lao động nữ là thấp hơn như: Bảo Sơn, Tam Dị,Đông Phú,Vô Tranh, Trường Sơn còn các xã còn lại đều có số lao động nữ làlớn hơn Điều đó cho thấy phần lớn tính chất lao động vẫn là lao động giảnđơn, không phức tạp, ví dụ: như lao động trong nông nghiệp, lao động trongcác ngành công nghiệp may mặc…

Lao động phân chia thành phần kinh tế

Biểu 5: Tình hình lao động cuối năm 2006.

(người)

Tỷ lệ (%)

2 Chia theo thành phần kinh tế:

- Nông, lâm nghiệp

- CN -TTCN – XD

- Thương mại dịch vụ

80.2036.8162.091

90,007,652,35

3 Chia theo khu vực:

- Lao động trong nông thôn

- Lao động thị trấn

80.0738.037

89,8610,14

4,185,913,164,7981,96

Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Lục Nam

Dựa vào bảng số liệu nhìn chung lao động ngành nông, lâm nghiệp vẫnchiếm tỷ trọng lớn Điều đó dẫn đến lao động trong nông thôn chiếm nhiềuhơn lao động thị trấn

Tiếp theo là chất lượng lao động có phần cải thiện, tuy nhiên chất lượngnày còn thấp và chủ yếu là lao động thủ công

3 Đặc điểm về kinh tế - xã hội:

Trang 30

3.1 Sản xuất nông – lâm nghiệp:

Sau 5 năm thực hiện, được sự quan tâm lãnh đao, chỉ đạo của các cấp ủyĐảng, chính quyền, sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân cấc dân tộc tronghuyện, chương trình này đã đi vào cuộc sống và đạt được những kết quả nhưsau:

- Cơ cấu kinh tế của huyện đã có bước chuyển dịch: Tỷ trọng ngànhNông - lâm - ngư hiệp giảm từ 74,86% năm 2000 xuống còn 60% năm 2005

- Giá trị sản xuất ngành nông – lâm nghiệp tăng bình quân 7,7%

- Giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha canh tác năm 2005 đạt 26,8triệu/ha

- Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày tăng 1,25% năm chủ yếu là câylạc, thuốc lá, đậu tương

- Diện tích cây thực phẩm có giá trị hàng hóa tăng hàng năm là 4,2%,bước đầu hình thành vùng sản xuất chuyên canh ( hành, tỏi, dưa hấu, đậu, đỗcác loại…)

- Tổng sản lượng lương thực cây có hạt hàng năm 5,35%/năm, năm 2000

là 66.000 tấn, năm 2005 tăng lên 78.100 tấn, lương thực bình quân đầu ngườiđạt 397 kg/người

- Phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha/năm, hộ gia đình có thunhập 50 triệu đồng/năm đã được các cấp Ủy đảng, chính quyền quan tâm, chỉđạo Tính đến hết năm 2005 toàn huyện có 1860 ha đất canh tác nông nghiệpđạt 50 triệu đồng/ha/năm chiếm 6,8% tổng diện tích gieo trồng, 843 hộ có thunhập 50 triệu đồng/năm trong đó có 87 hộ dân có thu nhập từ 70 – 100 triệuđồng/năm

- Diện tích cây ăn qủa đạt 9672 ha Trong đó cây vải thiều đạt 6840 ha,

na dai 1719 ha, nhãn 500 ha cho thu nhập bình quân năm là 140 tỷ đồng

- Kinh tế trang trại đã có bước phát triển, đến nay toàn huyện có gần 400trang trại có quy mô từ 3 ha trở lên và có thu nhập 40 triệu/năm Trong đó đã

Trang 31

có 32 trang trại cấp giấy chứng nhận bằng 81%, thu nhập hàng năm đạt 30 tỷđồng từ kinh tế vườn đồi Kinh tế trang trại đa dạng, có 291 trang trại kinhdoanh tổng hợp 47 trang trại chuyên trồng cây ăn quả, 45 trang trại tròng câylâm nghiệp, 12 trang trại phát triển chăn nuôi, 6 trang trại chăn nuôi thủy sản.

- Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở

ổn định đàn trâu, tăng nhanh đàn bò theo hướng sin hóa Đàn lợn tăng9,9%/năm theo hướng nạc hóa Đàn gia cầm tăng song không ổn định do ảnhhưởng của dịch cúm gia cầm Chăn nuôi thủy sản đã có hướng phát tốt từ chỗchưa có phong trào tới nay đã có 6 trang trị, trên 20 gia trại thủy sản cùnghàng trăm hộ chăn nuôi thủy sản nhỏ lẻ khác

- Phát huy thế mạnh của huyện miền núi, kinh tế rừng đã được phát triển.Trong 5 năm đã trồng được 6350 ha rừng khoanh nuôi 8800 ha, bảo vệ 15.900

ha, trồng cây phân tán 5,7 triệu cây, đưa tỷ lệ độ che phủ rừng từ 38% năm

2000 lên 50% năm 2005

3.2 Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:

CN – TTCN giai đoạn 2001 – 2005 phát triển tăng nhanh về số lượng vàsản lượng, mức tăng bình quân 18%/năm Tỉ trọng ngành CN – TTCN trongnền kinh tế chung đã tăng lên so với giai đoạn 1995 – 2000 Tỉ trọng CN –

XD từ 12,7% năm 2001 tăng lên 18% năm 2005

Nhận thấy tầm quan trọng của phát triển CN – TTCN trong phát triển kinh tế,

có chuyển biến tích cực Đã chủ động lập quy hoạch các cụm, điểm CN –TTCN trên địa bàn huyện với tổng diện tích trên 41 ha Xây dựng cơ chếkhuyến khích, ưu đãi đầu tư và tăng cường công tác thông tin tuyên truyền,quảng bá thu hút đầu tư vào địa phương

Năm năm qua đã thu hút 4 doanh nghiệp ngoài huyện vào đầu tư vớitổng vốn đăng ký 25,3 tỉ đồng ( Xí nghiệp giấy Mạnh Đạt đầu tư 10 tỉ đồng;

Xí nghiệp chế biến nông sản Nghĩa Phương đầu tư 1,6 tỉ đồng; Bến xe kháchđầu tư 2,5 tỉ đồng; Xí nghiệp gạch Cầu Sen đầu tư 11,2 tỉ đồng) Mở nhiều

Trang 32

lớp dạy nghề, đào tạo nghề cho hơn 1.300 lao động, tạo nguồn nhân lực chophát triển CN – TTCN Đã có sự phối hợp, kết hợp giữa các ngành, các cấp,tạo điều kiện thuận lợi cho thành lập doanh nghiệp mới, cho các doanh nghiệpvào đầu tư, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng có nhiều cố gắng.

trường

3.3 Ngành du lịch:

Huyện Lục Nam có bề dày văn hóa lịch sử lâu đời, gắn liền với truyềnthống chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc Hiện nay, trên địa bàn huyện cònnhiều di tích lịch sử quý giá gắn với các cuộc kháng chiến của dân tộc và cònlưu giữ được nhiều di tích về kiến trúc, nghệ thuật: ( Đình, đền, chùa, )… Cảhuyện có trên 200 di tích về lịch sử, văn hóa trong đó có trên 40 di tích đãđược Bộ Văn hóa thông tin và UBND tỉnh công nhận xếp hạng

Lục Nam có một hệ thống cảnh đẹp thiên nhiên như: Sông Lục Nam,Suối Mỡ, Suối Nước Vàng, Suối Rêu,Suối Nứa … với điểm nhấn là khu dulịch sinh thái Suối Mỡ - xã Nghĩa Phương được Chủ Tịch UBND tỉnh phêduyệt quy hoạch tổng thể Suối Mỡ có thể dễ dàng đi đến các thắng cảnh kháctrên địa bàn huyện bằng hệ thống giao thông đường bộ Đây là điều kiệnthuận lợi phát triển du lịch sinh thái, một loại hình du lịch phổ biến hiện nay

Hệ thống cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng các di tích lịch sử văn hóaphong phú, đa dạng đặc trưng cho truyền thống văn hóa giàu bản sắc củađồng bào dân tộc thiểu số Đây là những thuận lợi để du lịch Lục Nam pháttriển trong những năm tới Ngoài ra, với vị trí là căn cứ trong hai cuộc khángchiến chống Pháp, chống Mỹ lại gần các đô thị lớn, trung tâm du lịch lớn của

cả nước càng có cơ sở để phát triển du lịch thành ngành kinh tế của huyện

4 Nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân của huyện Lục Nam.

Trang 33

- Phòng nội vụ: tham mưu, giúp ủy ban nhân dân huyện thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước các lĩnh vực; tổ chức; biên chế các cơ quan hànhchính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền đị phương…

- Phòng Tư pháp: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm phápluật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; thi hành án dân sự

- Phòng tài chính – kế toán: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyệnthực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kếhoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh

- Phòng tài nguyên môi trường: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyệnthực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tàinguyên khoáng sản

- Phòng Lao động – Thương binh và xã hội: tham mưu, giúp Ủy bannhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực:lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảohiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ vàchăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới

- Phòng Văn hóa và Thông tin: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấphuyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hóa; gia đình; thể dục,thể thao

- Phòng Giáo dục và Đào tạo: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấphuyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đàotạo bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêuchuẩn nhà giào và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục

- Phòng y tế: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân gồm: y tế cơsở; ; khám, chữa bệnh; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; bảo hiểm ytế; dân số

Ngày đăng: 22/07/2014, 15:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Việt Nam – Đánh giá nghèo đói và chiến lược. Báo cáo Ngân hàng thế giới – Khu vực Châu á và Thái Bình Dương Khác
2. Phạm Gia Khiên – Những biện pháp huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả nguồn vốn của hộ nông dân các Tỉnh phía Bắc, Viện kinh tế nông nghiệp Khác
3. Giàu nghèo trong nông thôn hiện nay, Nxb Nông nghiệp Khác
4. Tài liệu tập huấn cán bộ giảm nghèo cấp Tỉnh, Huyện.Chủ biên: Nguyễn hải Hữu Khác
5. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo 2006 – 2010 Khác
6. Đói nghèo Việt Nam, xuất bản 1993 Khác
7. Đề tài về phương pháp xác định chuẩn nghèo năm 2005 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 6: Kết quả thống kê hộ nghèo năm 2007 - Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang
Bảng 6 Kết quả thống kê hộ nghèo năm 2007 (Trang 33)
Bảng 8: Thống kê hộ nghèo của các huyện trong tỉnh. - Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang
Bảng 8 Thống kê hộ nghèo của các huyện trong tỉnh (Trang 39)
Bảng 9: Thống kê các hộ nghèo phát sinh của các huyện. - Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang
Bảng 9 Thống kê các hộ nghèo phát sinh của các huyện (Trang 40)
Bảng 10: Tổng hợp nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát sinh nghèo - Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang
Bảng 10 Tổng hợp nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát sinh nghèo (Trang 41)
Bảng 11: Số người của hộ điều tra phân theo địa danh và ngành sản xuất. - Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang
Bảng 11 Số người của hộ điều tra phân theo địa danh và ngành sản xuất (Trang 45)
Bảng 12: Phân tích tỷ lệ các ngành nghề hoạt động trong từng nhóm hộ (%). - Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang
Bảng 12 Phân tích tỷ lệ các ngành nghề hoạt động trong từng nhóm hộ (%) (Trang 45)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w