IV/ Tỉnh Bắc Giang cụ thể hóa quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo:
3. Đặc điểm về kinh tế-xã hội: 1 Sản xuất nông – lâm nghiệp :
3.1. Sản xuất nông – lâm nghiệp:
Sau 5 năm thực hiện, được sự quan tâm lãnh đao, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân cấc dân tộc trong huyện, chương trình này đã đi vào cuộc sống và đạt được những kết quả như sau:
- Cơ cấu kinh tế của huyện đã có bước chuyển dịch: Tỷ trọng ngành Nông - lâm - ngư hiệp giảm từ 74,86% năm 2000 xuống còn 60% năm 2005.
- Giá trị sản xuất ngành nông – lâm nghiệp tăng bình quân 7,7%
- Giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha canh tác năm 2005 đạt 26,8 triệu/ha.
- Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày tăng 1,25% năm chủ yếu là cây lạc, thuốc lá, đậu tương.
- Diện tích cây thực phẩm có giá trị hàng hóa tăng hàng năm là 4,2%, bước đầu hình thành vùng sản xuất chuyên canh ( hành, tỏi, dưa hấu, đậu, đỗ các loại…)
- Tổng sản lượng lương thực cây có hạt hàng năm 5,35%/năm, năm 2000 là 66.000 tấn, năm 2005 tăng lên 78.100 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 397 kg/người.
- Phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha/năm, hộ gia đình có thu nhập 50 triệu đồng/năm đã được các cấp Ủy đảng, chính quyền quan tâm, chỉ đạo. Tính đến hết năm 2005 toàn huyện có 1860 ha đất canh tác nông nghiệp đạt 50 triệu đồng/ha/năm chiếm 6,8% tổng diện tích gieo trồng, 843 hộ có thu nhập 50 triệu đồng/năm trong đó có 87 hộ dân có thu nhập từ 70 – 100 triệu đồng/năm.
- Diện tích cây ăn qủa đạt 9672 ha. Trong đó cây vải thiều đạt 6840 ha, na dai 1719 ha, nhãn 500 ha cho thu nhập bình quân năm là 140 tỷ đồng.
- Kinh tế trang trại đã có bước phát triển, đến nay toàn huyện có gần 400 trang trại có quy mô từ 3 ha trở lên và có thu nhập 40 triệu/năm. Trong đó đã có 32 trang trại cấp giấy chứng nhận bằng 81%, thu nhập hàng năm đạt 30 tỷ đồng từ kinh tế vườn đồi. Kinh tế trang trại đa dạng, có 291 trang trại kinh doanh tổng hợp 47 trang trại chuyên trồng cây ăn quả, 45 trang trại tròng cây lâm nghiệp, 12 trang trại phát triển chăn nuôi, 6 trang trại chăn nuôi thủy sản.
- Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở ổn định đàn trâu, tăng nhanh đàn bò theo hướng sin hóa. Đàn lợn tăng 9,9%/năm theo hướng nạc hóa. Đàn gia cầm tăng song không ổn định do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Chăn nuôi thủy sản đã có hướng phát tốt từ chỗ chưa có phong trào tới nay đã có 6 trang trị, trên 20 gia trại thủy sản cùng hàng trăm hộ chăn nuôi thủy sản nhỏ lẻ khác.
- Phát huy thế mạnh của huyện miền núi, kinh tế rừng đã được phát triển. Trong 5 năm đã trồng được 6350 ha rừng khoanh nuôi 8800 ha, bảo vệ 15.900 ha, trồng cây phân tán 5,7 triệu cây, đưa tỷ lệ độ che phủ rừng từ 38% năm 2000 lên 50% năm 2005.
3.2 Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:
CN – TTCN giai đoạn 2001 – 2005 phát triển tăng nhanh về số lượng và sản lượng, mức tăng bình quân 18%/năm. Tỉ trọng ngành CN – TTCN trong nền kinh tế chung đã tăng lên so với giai đoạn 1995 – 2000. Tỉ trọng CN – XD từ 12,7% năm 2001 tăng lên 18% năm 2005.
Nhận thấy tầm quan trọng của phát triển CN – TTCN trong phát triển kinh tế, có chuyển biến tích cực. Đã chủ động lập quy hoạch các cụm, điểm CN – TTCN trên địa bàn huyện với tổng diện tích trên 41 ha. Xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi đầu tư và tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá thu hút đầu tư vào địa phương.
Năm năm qua đã thu hút 4 doanh nghiệp ngoài huyện vào đầu tư với tổng vốn đăng ký 25,3 tỉ đồng ( Xí nghiệp giấy Mạnh Đạt đầu tư 10 tỉ đồng; Xí nghiệp chế biến nông sản Nghĩa Phương đầu tư 1,6 tỉ đồng; Bến xe khách đầu tư 2,5 tỉ đồng; Xí nghiệp gạch Cầu Sen đầu tư 11,2 tỉ đồng). Mở nhiều lớp dạy nghề, đào tạo nghề cho hơn 1.300 lao động, tạo nguồn nhân lực cho phát triển CN – TTCN. Đã có sự phối hợp, kết hợp giữa các ngành, các cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho thành lập doanh nghiệp mới, cho các doanh nghiệp vào đầu tư, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng có nhiều cố gắng.
trường.
3.3 Ngành du lịch:
Huyện Lục Nam có bề dày văn hóa lịch sử lâu đời, gắn liền với truyền thống chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, trên địa bàn huyện còn nhiều di tích lịch sử quý giá gắn với các cuộc kháng chiến của dân tộc và còn lưu giữ được nhiều di tích về kiến trúc, nghệ thuật: ( Đình, đền, chùa, )… Cả huyện có trên 200 di tích về lịch sử, văn hóa trong đó có trên 40 di tích đã được Bộ Văn hóa thông tin và UBND tỉnh công nhận xếp hạng.
Lục Nam có một hệ thống cảnh đẹp thiên nhiên như: Sông Lục Nam, Suối Mỡ, Suối Nước Vàng, Suối Rêu,Suối Nứa … với điểm nhấn là khu du lịch sinh thái Suối Mỡ - xã Nghĩa Phương được Chủ Tịch UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thể Suối Mỡ có thể dễ dàng đi đến các thắng cảnh khác trên địa bàn huyện bằng hệ thống giao thông đường bộ. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, một loại hình du lịch phổ biến hiện nay.
Hệ thống cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng các di tích lịch sử văn hóa phong phú, đa dạng đặc trưng cho truyền thống văn hóa giàu bản sắc của đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là những thuận lợi để du lịch Lục Nam phát triển trong những năm tới. Ngoài ra, với vị trí là căn cứ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ lại gần các đô thị lớn, trung tâm du lịch lớn của cả nước càng có cơ sở để phát triển du lịch thành ngành kinh tế của huyện.