Giải pháp về xã hội:

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang (Trang 61 - 65)

II. Thực trạng nghèo đói của huyện Lục Nam 1.Tỷ lệ nghèo đói của huyện Lục Nam.

4. Giải pháp về xã hội:

Giải pháp xã hội trong chương trình xóa đói nghèo chính là việc thực hiện chính sách xã hội với người nghèo, đảm bảo công bằng xã hội, giảm mức độ chênh lệch ngày àng tăng về thu nhập. Vì vậy phải thực hiện tốt chính sách xã hội của Nhà nước của Tỉnh của huyện đối với người nghèo xã nghèo.

- Về giáo dục: Thực hiện tốt kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp, xây dựng các trường chuẩn, trường trọng điểm, trường chất lượng cao. Từng bước đổi mới nội dung phương pháp dạy và học, củng cố đội ngũ giáo viên. Thực hiện tốt chính sách đối với giáo viên giảng dạy ở miền núi, đối với học sinh hộ nghèo đói, khuyến khích học sinh nghèo vượt khó học giỏi.

- Công tác y tế, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình: Đẩy mạnh công tác y tế, lấy phòng bệnh là chính, chăm sóc sức khỏe ban đầu là trọng tâm, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, loại bệnh truyền nhiễm, nâng cao chất lượng ở các vùng dân cư. Thực hiện tốt chương trình quốc gia về y tế. Có biện pháp thu hút khai thác vốn đầu tư cho công tác y tế từ nhiều nguồn khác nhau.

- Thực hiện chính sách cứu trợ xã hội: Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các đối tượng xã hội như thương binh, liệt sỹ, người có công, người bị ảnh hưởng chất độc hóa học, người già cả cô đơn, trẻ em mồ côi, người bị thiệt hại khó khăn do thiên tai bệnh tật… Đây là những đối tượng bị thiệt thòi nhất trong xã hội, đa số họ là những người nghèo. Vì vậy ngoài việc thực hiện chính sách như đối với người nghèo Nhà nước còn ban hành các chính sách ưu đãi cụ thể như được miễn giảm

phần đóng góp khi khám chữa bệnh, trong học tập, đóng góp thuế, làm nghĩa vụ lao động công ích, đóng góp các quỹ, được trợ giúp cứu tế thường xuyên hoặc đột xuất đối với những người không có khả năng lao động, không nơi nương tựa, không nhà cửa, lang thang cơ nhỡ… tạo điều kiện để họ ổn định cuộc sống tham gia lao động sản xuất.

Kết luận

Vấn đề nghèo đói và tấn công nghèo đói là vấn đề rất bức xúc không chỉ của riêng Việt Nam mà là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Những năm gần đây thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế ta phát triển có sự quản lý Nhà nước nhịp độ tăng trưởng khá, đời sống nhân dân được cải thiện.Trong quá trình đó Việt nam vẫn phải đối diện một cách gay gắt với cuộc đấu tranh chông đói nghèo bởi vì kinh tế phát triển một bộ phận dân cư mức sống tăng lên thì ngược lại một bộ phận dân cư không nhỏ vẫn sống trong hoàn cảnh đói nghèo đây chính là nhưngc nguyên nhân dẫn đến xung đột xã hội. Như vậy phát triển kinh tế phải kết hợp với nhiều vấn đề cần thiết khác không chỉ một vấn đề đói nghèo, nhưng công cuộc chống đói nghèo thắng lợi lại có tác động rất lớn đến nhịp độ phát triển kinh tế, đến quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Lục Nam là một huyện miền núi đất rộng, dân số đông kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Những năm gần đây nhờ chính sách giao đất giao rừng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển, thu nhập khá đời sống nhân dân nâng lên rõ rệt. Trái lại một bộ phận nông dân thuộc vùng núi cao, vùng ven sông thường xuyên bị đe dọa bởi hạn hán, úng ngập và nhiều nhân tố xã hội nên còn nhiều khó khăn kéo dài

Huyện Lục Nam đã triển khai sớm trong việc xóa đói giảm nghèo và có những hoạt động tích cực thu được kết quả. Tiếp theo khi chủ trương XĐGN của Đảng đã thể chế hóa bằng chính sách pháp luật, bằng chương trình dự án cấp Nhà nước,được tỉnh Bắc Giang triển khai thì việc tổ chức chỉ đạo thực hiện ở Lục Nam hàng năm đi vào nề nếp và thu được kết quả cao: hộ nghèo giảm nhanh, hạ tầng cơ sở xã nghèo đã được đầu tư phát triển mức sống người nghèo đã được tăng lên, hộ nghèo được hưởng chế độ ưu đãi trong y tế, giáo dục, văn hóa thông tin, và các bảo đảm xã hội khác.

Bên cạnh những ưu điểm đạt được, công tác XĐGN cũng còn nhiều tồn tại hạn chế biểu hiện trong công tác tổ chức triển khai, công tác tuyên truyền vận động, trong việc phối hợp thực hiện lồng ghép với các chương trình KT - XH khác và việc việc khai thác huy động các nguồn lực cho XĐGN…Qua đó rút ra những nguyên nhân hạn chế và những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo và chỉ đạo công tác XĐGN.

Tài liệu tham khảo

1. Việt Nam – Đánh giá nghèo đói và chiến lược. Báo cáo Ngân hàng thế giới – Khu vực Châu á và Thái Bình Dương.

2. Phạm Gia Khiên – Những biện pháp huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả nguồn vốn của hộ nông dân các Tỉnh phía Bắc, Viện kinh tế nông nghiệp.

3. Giàu nghèo trong nông thôn hiện nay, Nxb Nông nghiệp. 4. Tài liệu tập huấn cán bộ giảm nghèo cấp Tỉnh, Huyện. Chủ biên: Nguyễn hải Hữu

5. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo 2006 – 2010. 6. Đói nghèo Việt Nam, xuất bản 1993

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w