Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại TP Hồ Chí MInh
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định:
“Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm
sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” (Điều 18, Chương II); Luật Đất đai 2003 quy
định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003; Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 29 tháng
10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và Thông tư số BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện Dự án Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2006 - 2010) của Thành phố Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong các điều kiện tiên quyết để Thành phố
30/2004/TT-Hồ Chí Minh thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội
1 Vai trò, vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất của cả nước, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng
Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò đặc biệt và ảnh hưởng trực tiếp đến Vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam và cả nước, những năm qua nền kinh tế của Thành phố đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, thu hút mạnh mẽ đầu tư trong nước và nước ngoài Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố đã và đang phù hợp với chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kết hợp tốt giữa xây dựng phát triển với bảo đảm an ninh quốc phòng, giữa cải tạo và xây dựng mới Sự phát triển của Thành phố phù hợp với mục tiêu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đặc biệt, trung tâm cấp quốc gia vừa hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc; là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao thương và hợp tác quốc tế, môi trường đầu tư có vị trí chính trị quan trọng đối với cả nước và các tỉnh phía Nam, xứng đáng tầm cỡ với các đô thị lớn văn minh, hiện đại trong khu vực và trên thế giới
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, Đại hội X của Đảng xác định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đến năm 2010 với mục tiêu chung là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động làm chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, trong đó tăng mạnh tỷ trọng diện tích đất phi nông nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 19 quận và 5 huyện, là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước đang đổi mới mạnh mẽ Nhu cầu sử dụng đất đai của Thành phố Hồ Chí Minh cho việc phát triển các khu, cụm công nghiệp, hệ thống đường giao thông, mạng lưới các khu dân cư, các công trình phúc lợi công cộng và cơ sở hạ tầng khác sẽ tăng lên không ngừng, đất đai trở thành vấn đề sôi động và phức tạp ở tất cả các quận, huyện trên toàn Thành phố Yêu cầu đặt ra là phải tính toán cân đối và phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành và các lĩnh vực
Trang 22 Lý do điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
2.1 Có sự xác định lại các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và cơ cấu kinh tế của Thành phố đến năm 2010
Quy hoạch sử dụng đất của Thành phố đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1060/2004/QĐ-TTg được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như sau:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung toàn Thành phố giai đoạn 2006 – 2010 là 13%/năm, trong đó:
+ Khu vực Dịch vụ - thương mại: tốc độ tăng trưởng 13,5%;
+ Khu vực Công nghiệp-xây dựng: tốc độ tăng trưởng 12,7%;
+ Khu vực Nông nghiệp: tốc độ tăng trưởng 1,7%.
- Cơ cấu kinh tế được xác định như sau:
+ Khu vực Dịch vụ - thương mại: tỷ trọng chiếm 51,7%;
+ Khu vực Công nghiệp - xây dựng: tỷ trọng chiếm 47,5%;
+ Khu vực Nông nghiệp: tỷ trọng chiếm 0,8%.
Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố 5 năm 2006 – 2010 là:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung toàn Thành phố giai đoạn 2006 – 2010 là 12%/năm trở lên, trong đó:
+ Khu vực Dịch vụ - thương mại: tốc độ tăng trưởng 12%/năm trở lên;
+ Khu vực Công nghiệp-xây dựng: tốc độ tăng trưởng 12% - 13%/năm;
+ Khu vực Nông nghiệp: tốc độ tăng trưởng 5%/năm trở lên.
- Cơ cấu kinh tế được xác định như sau:
+ Khu vực Dịch vụ - thương mại: tỷ trọng chiếm 50,6 %;
+ Khu vực Công nghiệp - xây dựng: tỷ trọng chiếm 48,5%;
+ Khu vực Nông nghiệp: tỷ trọng chiếm 0,9%.
- Bên cạnh đó, đối với từng khu vực kinh tế, Thành phố đã xác định và định hướng các ngành mũi nhọn ưu tiên phát triển là:
+ Đối với khu vực thương mại – dịch vụ: Các dịch vụ sẽ phát triển rất nhanh bao
gồm: Tài chính – tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm; Thương mại (tập trung vào các loại dịch vụ phục vụ xuất khẩu); Vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; Bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin truyền thông; Kinh doanh tài sản – bất động sản; Dịch vụ tư vấn khoa học – công nghệ; Du lịch; y tế và giáo dục – đào tạo chất lượng cao
+ Đối với khu vực Công nghiệp – xây dựng: Chuyển dịch mạnh theo hướng tăng
nhanh các ngành công nghiệp công nghệ kỹ thuật cao, giá trị sản phẩm lớn, có hàm
Trang 3lượng tri thức và giá trị gia tăng cao như các ngành cơ khí chế tạo máy, công nghệ điện tử tin học, phần mềm, hóa chất, vật liệu mới
Chú trọng giải quyết mục tiêu tăng trưởng bền vững song song với bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng nhiều năng lượng và tạo ra các chất thải độc hại đồng thời với nâng cao đời sống xã hội, giữ vừng an ning quốc phòng
Quy hoạch lại, điều chỉnh các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa; Phân công hợp lý, thống nhất với toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
+ Đối với khu vực Nông nghiệp: Xây dựng nền nông nghiệp đô thị năng suất
cao Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản; phát triển mạnh các loại cây con và nông sản chủ lực theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất tập trung Hỗ trợ việc nuôi trồng các sản phẩm
có hiệu quả kinh tế cao, xuất khẩu được lâu dài như rau sạch, cây kiểng, hoa, cá kiểng
Sản xuất giống cây, giống con chất lượng cao, thực hiện có kết quả các pháp lệnh về công tác giống cây trồng, vật nuôi
Phát triển theo chiều sâu các mô hình sản xuất kết hợp với kinh doanh, dịch
vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của nội thành và du khách; Các mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả như kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác
Tăng năng suất lao động và thu nhập lao động nông nghiệp và nông thôn ngoại thành; nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên mỗi đơn vị diện tích
Với sự xác định lại các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như trên, Quy hoạch
sử dụng đất của Thành phố đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1060/2004/QĐ-TTg không còn phù hợp và căn cứ khoản 1 điều 27 Luật Đất đai điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất của Thành phố đến năm 2010 là cần thiết
2.2 Có sự thay đổi trong định hướng phát triển của Thành phố
Theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, đến năm 2005 đất phi nông nghiệp phải tăng 15.963 ha và đến năm 2010 tăng 36.683 ha Tuy nhiên kết quả thực hiện đến năm 2005 chỉ tăng 9.479 ha, như vậy theo quyết định số 1060/2004/QĐ-TTg từ nay đến năm 2010 đất phi nông nghiệp phải tăng thêm là 27.203,93 ha, trung bình mỗi năm tăng 5.500 ha là rất cao và không khả thi
Trong thời gian qua, nhằm cụ thể hóa các chương trình, mục tiêu của Chính phủ và Thành phố, một số ngành, lĩnh vực có sự điều chỉnh quy hoạch cụ thể là:
- Định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp TP.Hồ Chí Minh đến năm 2010
Trang 4có tính đến năm 2020 theo QĐ 188/2004/QĐ-TTg ngày 01/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ có sự thay đổi so với quy hoạch sử dụng đất: chuyển một số khu công nghiệp sang các mục đích khác như Khu công nghiệp Cát Lái cụm 3,4 (sang đất thương mại, dịch vụ và đất ở); điều chỉnh quy mô một số Khu công nghiệp như khu công nghiệp Phú Mỹ (từ 150 ha giảm còn 70 ha), Khu công nghiệp Tân Tạo (từ 460
ha giảm còn 380 ha), Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (từ 300 ha tăng lên 800 ha)
- Điều chỉnh, bổ sung một số công trình giao thông quan trọng như: đường Cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, các tuyến đường sắt đô thị và 3 deport Metro, các tuyến đường vành đai và các tuyến hướng tâm;
- Điều chỉnh, bổ sung một số công trình công viên cây xanh như: Thảo cầm viên tại Củ Chi 580 ha (trước đây là 300 ha), bổ sung công viên hồ sinh thái quận Bình Tân, khu công viên Gia Định huyện Củ Chi khoảng 100 ha
- Bố trí thêm một số khu làng Đại học lớn tại quận 9 (100 ha), huyện Hóc Môn
500 ha (trong khu đô thị Tây bắc), huyện Bình Chánh (50 ha)
- Bổ sung các Trung tâm Viện trường và các cơ sở y tế tại 4 cửa ngõ của thành phố khoảng 220 ha
- Phát triển thêm một số khu đô thị như Khu đô thị Cảng Hiệp Phước (2.000 ha), Khu Đô thị lấn biển Cần Giờ (quy mô khoảng 2.000 ha, giai đoạn từ nay đến năm 2010 dự kiến 800 ha)
2.3 Luật Đất đai thay đổi
Đồng thời với những thay đổi về các chỉ tiêu kinh tế xã hội, hệ thống chỉ tiêu
về đất đai cũng có sự thay đổi cơ bản
Do Quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 của Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 có hiệu lực nên hệ thống chỉ tiêu trong phương án quy hoạch cơ bản theo hệ thống chỉ tiêu của Luật Đất đai 1993 Mặt khác, năm 2005 thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm kê đất đai với
hệ thống chỉ tiêu theo Luật Đất đai năm 2003 (trong khi đó, hệ thống chỉ tiêu đất đai
giữa Luật Đất đai 1993 và Luật Đất đai 2003 không đồng nhất) nên sự khác biệt số liệu
giữa phương án quy hoạch với hiện trạng kiểm kê là không tránh khỏi, do đó nếu không
có sự điều chỉnh sẽ gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch
Như vậy, để đảm bảo tính đồng nhất của hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất và đồng thời phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, cần thiết phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của Thành phố
3 Căn cứ để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
3.1 Các căn cứ pháp lý
- Luật đất đai 2003;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Trang 5- Thông tư số 30/2004/TT- BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước đã được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 5 (Nghị quyết số 29/2004/QH11);
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 – 2010) của cả nước
- Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 – 2010) của cả nước
- Quy hoạch sử dụng đất TP.Hồ Chí Minh đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1060/2004/QĐ-TTg, và Kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm (2001 – 2005) TP.Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 844/2004/QĐ-TTg;
- Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 18/11/2002 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010;
- Quyết định 146/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Nghị quyết 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh
tế - xã hội và đảm bảo và quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg ngày 29/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo
53-và quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ 53-và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Nghị quyết và văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII;
- Quyết định 123/1998/QĐ-TTg ngày 10/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
3.2 Quy hoạch và định hướng của các ngành
- Quy hoạch phát triển hệ thống mạng lưới Chợ – Siêu thị, trung tâm thương mại của 22 quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 (Sở Thương mại);
- Định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp TP.Hồ Chí Minh đến năm 2010
có tính đến năm 2020 theo QĐ 188/2004/QĐ-TTg ngày 01/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở vật chất ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minhđến năm 2020 (Sở Y tế);
- Phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh (Sở Giáo dục
Trang 6- Tài liệu đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn các quận huyện
4 Cơ sở khoa học và phương pháp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 – 2010 của thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng theo trình tự từ trên xuống và kết hợp từ dưới lên; vừa dựa trên nhu cầu chung của Thành phố về sử dụng đất (bao gồm cả nhu cầu về sử dụng đất của các Bộ, ngành Trung ương), vừa dựa trên
đề xuất về sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực và các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đến năm 2010, đặt Thành phố trong bối cảnh chung của cả nước, của vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để dự báo biến động về quỹ đất gắn liền với tốc độ tăng trưởng kinh tế, dân số và nhu cầu bảo vệ môi trường cho thời
kỳ đến năm 2010 Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất được kiểm tra bằng
số liệu quy hoạch sử dụng đất của các quận, huyện của Thành phố, kết hợp với điều tra bổ sung theo các tuyến Phương pháp cụ thể như sau:
- Phân tích hiện trạng sử dụng đất của Thành phố tại thời điểm năm 2005, quá trình sử dụng đất trong thời kỳ 2000 - 2005, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2005, điều tra, phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất của Thành phố, từ đó xác định xu hướng biến động sử dụng đất và khả năng thực hiện chuyển đổi quỹ đất đối với một số loại đất cần quan tâm như đất nông nghiệp, đất ở và đất chuyên dùng
- Phân tích nhu cầu sử dụng đất theo các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010 theo quy hoạch phát triển các ngành, các khu vực đã được Chính
Trang 7phủ và Uỷ ban nhân dân Thành phố xét duyệt trong thời gian qua Từ đó đưa ra chỉ tiêu phát triển của từng ngành tại thời điểm 2010 cần phải bố trí và điều chỉnh quỹ đất.
- Điều chỉnh bố trí quỹ đất đối với từng loại đất để thực hiện các chỉ tiêu phát
triển của từng ngành phù hợp với hiện trạng sử dụng đất năm 2005, khả năng thực hiện chuyển đổi quỹ đất, định mức sử dụng đất, tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất
- Kiểm tra phương án điều chỉnh bố trí quỹ đất bằng việc so sánh với phương
án quy hoạch sử dụng đất của các quận, huyện, thị xã của Thành phố
5 Mục đích, yêu cầu Điều chỉnh quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất Thành phố:
- Đánh giá thực trạng và tiềm năng đất đai để có kế hoạch và phương án đầu tư,
sử dụng hợp lý các loại đất phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với tiến độ đầu tư giai đoạn 2006 – 2010;
- Định hướng và xây dựng bộ số liệu gốc, làm cơ sở để lập quy hoạch sử dụng
đất cho các quận, huyện; làm cơ sở cho cấp xã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, đồng thời là tiền đề để các ngành xây dựng dự án, lập quy hoạch chi tiết các công trình, dự án đầu tư
- Làm cơ sở để quản lý thống nhất đất đai theo quy định của pháp luật, bảo vệ tài nguyên đất, môi trường sinh thái và nâng cao đời sống xã hội, phát triển kinh tế phù hợp với việc sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững
Trang 8Phần I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG
1 Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh thuộc khu vực Nam Bộ, trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi hội lưu của các con sông như sông Đồng Nai và sông Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có tọa độ địa lý
từ 10022’13” đến 11022’17” vĩ độ Bắc và 106001’25” đến 107001’10” kinh độ Đông, giáp ranh với các tỉnh:
- Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai; phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An, Tiền Giang; phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh
- Phía Nam giáp biển Đông
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 209.554,47 ha, gồm 19 quận: 1, 2, 3, 4, 5,
6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận, Thủ Đức, Bình Tân, Tân Phú và 5 huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất cả nước, một trong những đầu mối kinh tế lớn hội đủ các điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, nối liền với các địa phương trong nước và quốc tế
Hệ thống thương cảng quốc tế Sài Gòn nối liền với các cảng trong nước và thế
giới (như khu cảng Sài Gòn, khu cảng Nhà Bè, khu cảng Cát Lái )
Hệ thống đường bộ có Quốc lộ 1A nối liền Thành phố với các tỉnh phía Bắc và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; Quốc lộ 22 đi Tây Ninh nối liền với Campuchia; Quốc lộ 13 qua Bình Dương, Bình Phước nối liền với Quốc lộ 14 kéo dài suốt Tây nguyên; Quốc lộ 51 nối liền với Đồng Nai và
Bà Rịa - Vũng Tàu; Quốc lộ 50 đi Long An, Tiền Giang và nhiều tỉnh lộ nối trực tiếp với các tỉnh xung quanh.
Thành phố cũng là đầu mối cuối cùng của đường sắt thống nhất Bắc - Nam
Sân bay Tân Sơn Nhất là một sân bay quốc tế lớn của nước ta
Nhìn chung, vị trí của Thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thành một đô thị hiện đại, một trung tâm kinh tế lớn và năng động ngang tầm các nước trong khu vực Song đó cũng là nhân tố gây sức ép mạnh mẽ đến môi trường
và đất đai của Thành phố
1.2 Địa hình, địa mạo
Trang 9Địa hình Thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, thấp, có một phần diện tích dạng đất
gò ở phía Bắc và Đông Bắc với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam Địa hình Thành phố có thể chia thành bốn dạng chính:
- Dạng đất gò cao:
Có độ cao biến thiên từ 4 đến 32 m Trong đó phần diện tích có độ cao từ 4 – 10
m chiếm khoảng 19% tổng diện tích tự nhiên; phần diện tích có độ cao trên 10 m chiếm khoảng 11% tổng diện tích tự nhiên Dạng địa hình này phân bố chủ yếu ở huyện Củ Chi
và một phần ở Quận 9, Thủ Đức
- Dạng đất bằng thấp:
Chiếm khoảng 15% tổng diện tích tự nhiên Độ cao 2 - 4 m, điều kiện tiêu thoát nước tương đối thuận lợi Phân bố chủ yếu ở các quận nội thành, một phần ở Thủ Đức, Hóc Môn nằm dọc theo sông Sài Gòn và phía Nam huyện Bình Chánh
- Dạng trũng thấp, lầy ở phía Tây Nam:
Chiếm khoảng 34% diện tích tự nhiên, độ cao phổ biến từ 1 - 2 m Phân bố dọc theo kênh An Hạ, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, Tam Tân, Thái Mỹ kéo dài từ các huyện Bình Chánh đến Củ Chi, khu vực trung tâm huyện Nhà Bè, Bưng Sáu Xã của Thủ
Đức (cũ) và phía Bắc huyện Cần Giờ.
- Dạng trũng thấp mới hình thành ven biển:
Chiếm khoảng 21% tổng diện tích tự nhiên Dạng địa hình này có độ cao phổ biến khoảng 0 - 1 m, nhiều nơi có độ cao thấp hơn mực nước biển, nhìn chung đa số chịu ảnh hưởng của thuỷ triều hàng ngày
1.3 Khí hậu
Thành phố nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo với hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình cả năm khoảng 280C
(dao động trong khoảng 26,6 - 30,1 0 C) Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và
tháng lạnh nhất khoảng 40C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4, thấp nhất là tháng
12
Lượng bức xạ dồi dào (trung bình khoảng 140 Kcal/cm 2 /năm) nhưng có sự khác
biệt về cấu trúc mùa Mùa khô có bức xạ mặt trời cao, thời kỳ có bức xạ cao vào
tháng 4 và 5 (đạt 400 - 500 cal/cm 2 /ngày) Mùa mưa có bức xạ mặt trời thấp hơn,
cường độ bức xạ cao nhất đạt 300 - 400 cal/cm2/ngày
- Độ ẩm:
Trang 10Độ ẩm trung bình cả năm khoảng 75% Có sự chênh lệch rõ rệt theo mùa.
- Lượng mưa:
Lượng mưa thay đổi theo từng khu vực và phân bố không đều, tập trung chủ yếu
từ tháng 5 đến tháng 11, lớn nhất vào tháng 7 hoặc tháng 10
- Chế độ gió:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió
mùa chủ yếu: Từ ngoài biển Đông thổi về theo hướng Đông Nam - Tây Bắc (thịnh hành trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4); Từ Ấn Độ Dương thổi về theo hướng Tây Nam - Đông Bắc (thịnh hành trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10).
Ngoài ra còn có hướng gió từ phương Bắc thổi về, đây là hướng gió thịnh hành trong tháng 11, 12 và tháng 1 Hướng gió hoạt động trong năm có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí các khu công nghiệp, dân cư, nhất là các ngành công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm không khí
- Sông Vàm Cỏ Đông:
Sông Vàm Cỏ Đông có rất nhiều sông nhánh nối với hệ thống kênh rạch khu vực Tây Nam Thành phố
- Hệ thống kênh rạch của Thành phố có thể khái quát làm hai hệ thống chính:
Hệ thống các kênh rạch đổ vào sông Sài Gòn với hai nhánh chính là rạch Bến Cát và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
Hệ thống kênh rạch đổ vào sông Bến Lức và kênh Đôi, kênh Tẻ như rạch Tân Kiên, rạch Bà Hom, rạch Tân Hoá - Lò Gốm Đặc điểm của các kênh rạch này là chúng tương đối độc lập và bắt nguồn từ vùng đất cao
Trang 11Nét nổi bật chi phối tất cả các chế độ dòng chảy trong khu vực Thành phố là sự xâm nhập của thuỷ triều Phân tích biên độ dao động của thuỷ triều tại các trạm Bến
Lức, Gò Dầu Hạ (trên sông Vàm Cỏ Đông), các trạm Nhà Bè, Phú An, Thủ Dầu Một (trên sông Sài Gòn) cho thấy biên độ dao động thuỷ triều dọc sông Sài Gòn thay đổi
và giảm dần từ cửa sông đến Dầu Tiếng và biên độ dao động của thuỷ triều trên sông Vàm Cỏ Đông nhỏ hơn trên sông Sài Gòn rất nhiều Với chế độ dòng triều như vậy cho nên hầu như các ảnh hưởng và sự trao đổi dòng chảy giữa hai sông Sài Gòn và
Vàm Cỏ Đông rất yếu và đó cũng là nguyên nhân tạo ra các giáp nước (nơi dòng chảy đổi chiều, tốc độ dòng chảy bằng 0 hoặc gần bằng 0) trên sông Bến Lức và kênh
2.1.2 Đất mặn:
Với diện tích 25.559 ha, chiếm khoảng 12,2% diện tích tự nhiên Phân bố tập trung ở huyện Cần Giờ
Loại đất này hình thành trên trầm tích sông, biển và đầm lầy biển bị xâm nhập
mặn hơi chua ở tầng mặt (pH < 5), các tầng ở dưới ít chua đến trung tính, đạt trị số
pH 6,5 - 7 ở độ sâu trên 100 cm
Đất có thành phần cơ giới nặng; Các chỉ tiêu độ phì ở mức trung bình khá,
hàm lượng chất hữu cơ giàu (2,5 - 3,5%), hàm lượng đạm tổng số tương đối cao (0,2%) Đất mặn thích hợp cho việc trồng rừng, đặc biệt đối với cây đước, sú,
vẹt,
2.1.3 Đất phèn:
Chủ yếu là đất phèn tiềm tàng, diện tích khoảng 57.613 ha, chiếm 27,5% diện tích tự nhiên Phân bố ở các vùng thấp, trũng, tiêu thoát nước kém như: phía Nam huyện Bình Chánh, Nhà Bè, ven sông Đồng Nai, Sài Gòn và phía Bắc huyện Cần Giờ.
Đất phèn được hình thành trên trầm tích đầm lầy biển (đầm mặn) Trong điều kiện
yếm khí phèn ở dạng tiềm tàng, trong phẫu diện chỉ có tầng Pyrite Khi có quá trình thoát
Trang 12thuỷ, tạo ra môi trường oxy hoá, tầng Pyrite chuyển thành tầng Jarosite làm cho đất chua đồng thời giải phóng nhôm gây độc hại cho cây trồng
Tầng sinh phèn và tầng phèn thường rất nông, nhiều nơi phát hiện ngay ở tầng đất mặt, hàm lượng lưu huỳnh và các độc tố Fe2+, Fe3+, Al3+ rất cao Nhìn chung đất
có độ pH thấp, hàm lượng Cl- và các muối tan rất cao vì đất thường xuyên chịu ảnh hưởng của nước biển làm cho đất phèn trở nên phức tạp và diễn biến nhanh chóng theo chiều hướng bất lợi cho sản xuất cũng như môi trường Mg2+ và Na2+ chiếm vai trò chính trong thành phần các cation trao đổi
Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, cùng với sự tích luỹ muối phá vỡ các keo đất làm cho đất dính dẻo khi ướt, nứt nẻ và cứng khi khô Do đất phèn được hình thành trên trầm tích Holocen, cùng với quá trình trầm tích là quá trình vùi lấp các thân xác thực vật biển trong điều kiện yếm khí nên đất phèn thường rất giầu
2.1.4 Đất phù sa:
Có diện tích khoảng 26.397 ha, chiếm 12,6% diện tích tự nhiên, trong đó loại đất phù sa ngọt chỉ chiếm khoảng 2,5% Phân bố chủ yếu ở vùng Nam Bình Chánh và một số nơi ở Củ Chi, Hóc Môn, độ cao khoảng 1,5 m Các chất dinh dưỡng về mùn, đạm, lân và kali rất giàu Đây là loại đất tốt, cần thiết phải được cung cấp nước tưới,
ưu tiên sản xuất lúa nước 2 - 3 vụ và sử dụng một phần diện tích cho việc trồng cây ăn trái
2.1.5 Đất xám:
Có diện tích khoảng 40.434 ha, chiếm khoảng 19,3% diện tích tự nhiên Phân
bố chủ yếu trên vùng đất cao, gò ở huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, quận Thủ Đức, quận 9 và phía Bắc huyện Bình Chánh
Đất xám ở Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu hình thành trên mẫu chất phù sa
cổ Tầng đất thường rất dầy, thành phần cơ giới nhẹ Đất có phản ứng chua; hàm lượng mùn, đạm tầng đất mặt khá nhưng rất nghèo kali do vậy trong sản xuất nông nghiệp phải đầu tư nhiều phân bón
Loại đất này dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hoá và thích hợp với loại cây hàng năm và cây công nghiệp ngắn ngày Trong sử dụng phải chú ý biện pháp chống xói mòn và rửa trôi, tăng cường bón phân bổ sung dinh dưỡng nhất là phân hữu cơ
2.1.6 Đất đỏ vàng:
Trang 13Có diện tích khoảng 3.143 ha, chiếm 1,5% diện tích tự nhiên Phân bố trên vùng gò ở huyện Củ Chi và quận Thủ Đức, quận 9.
Đất hình thành trên các sản phẩm phong hoá của các loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau Đặc điểm chung của nhóm đất này là chua, độ no bazơ thấp, khả năng hấp phụ không cao, khoáng sét phổ biến là Kaolinit, axit mùn chủ yếu là fuvic, chất hoà tan dễ bị rửa trôi Nên ưu tiên sử dụng cho việc trồng các cây như cao su, điều vì có khả năng bảo vệ và cải tạo đất tốt
2.2 Các loại tài nguyên khác
2.2.1 Tài nguyên nước
2.2.1.1 Nước mặt
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng hạ lưu của hệ sông Đồng Nai - Sài Gòn, giáp với biển Đông, nên nguồn nước ngọt của sông Đồng Nai là nguồn nước ngọt chính với diện tích lưu vực khoảng 45.000 km2, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3
nước Trong thời gian qua, một số các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện được xây dựng chỉ làm thay đổi lượng nước theo mùa nhưng không thay đổi về tổng lượng nói chung
Nước mặt trên địa bàn Thành phố hiện nay chủ yếu sử dụng cho nông nghiệp
và nuôi trồng thủy sản tại các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ với lưu lượng khoảng 100 triệu m3/năm
2.2.1.2 Nước dưới đất
Nguồn nước dưới đất phân bố khá rộng, nước dưới đất ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pliocen ở độ sâu 100 - 300 m, cá biệt có nơi 20 - 50 m Tập trung tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, phía Bắc huyện Bình Chánh, các quận Tân Bình, Gò Vấp trữ lượng khai thác ước tính 300 - 400 m3/ngày
Nước dưới đất đã được khai thác và sử dụng từ những năm đầu thế kỷ XX và bùng nổ việc khai thác từ sau năm 1991 Tổng lưu lượng nước hiện đang khai thác khoảng 600.000 m 3 /ngày, chiếm trên 30% nhu cầu nước sinh hoạt của Thành phố Hiện nay, Thành phố đang mở rộng mạng lưới cấp nước, tăng khai thác nước mặt để dần dần giảm khai thác lượng nước dưới đất.
2.2.2 Tài nguyên rừng
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 33.857,86
ha đất lâm nghiệp; chiếm 16,16% diện tích đất tự nhiên
Rừng phân bố tập trung ở Cần Giờ, Bình Chánh và Củ Chi, trong đó chủ yếu là
diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ (chiếm khoảng 94% diện tích rừng) Số diện tích
còn lại phân bố ở Bình Chánh và Củ Chi dưới dạng rừng thứ sinh tự nhiên và rừng trồng, với các loại thực vật chủ yếu là bạch đàn và keo lá tràm
Rừng Cần Giờ không những là rừng phòng hộ mà còn là khu dự trữ sinh quyển
Trang 14được UNESCO công nhận Động thực vật chủ yếu là các chủng loại chịu mặn (đước,
sú, vẹt, ; khỉ, chim, cá, ).
2.2.3 Tài nguyên biển
Thành phố Hồ Chí Minh duy nhất ở huyện Cần Giờ là có biển với chiều dài bờ biển khoảng 15 km kéo dài từ tỉnh Tiền Giang đến giáp ranh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (ngược) với hai vịnh lớn nhất là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái
Nguồn lợi từ biển chủ yếu là nuôi trồng thủy hải sản, đánh bắt gần bờ và khai thác muối Việc khai thác, đánh bắt xa bờ còn hạn chế do đầu tư chưa đúng mức
Hiện nay Thành phố đang có chủ trương tận dụng các bãi biển và chuyển đổi
cơ cấu từ lúa năng suất thấp đất làm muối năng suất không ổn định sang nuôi trồng thuỷ hải sản, đồng thời đầu tư tàu công suất lớn phục vụ khai thác, đánh bắt xa bờ Tuy nhiên, vấn đề này cần phải được xem xét nghiêm túc tránh tình trạng xảy ra hiện tượng xâm mặn
2.2.4 Tài nguyên khoáng sản
Theo các tài liệu hiện có về tiềm năng khoáng sản và hiện trạng khai thác mỏ, Thành phố Hồ Chí Minh có các loại khoáng sản sau:
- Than bùn: Là một dạng nhiên liệu hóa thạch gồm mùn hữu cơ và bùn sét
Phân bố rải rác ở Láng Le (Bình Chánh), Nhị Bình (Hóc Môn), Tam Tân (Củ Chi), Long Phước, Tăng Nhơn Phú (Quận 9) và các điểm than bùn ở huyện Cần Giờ Tổng trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 3.390.000 tấn
- Kaolin: Loại đất sét mịn, trắng, là nguyên liệu chính để sản xuất gốm, sứ,
gạch men, sản xuất sơn, giấy, chất độn cho một số dược phẩm, thuốc trừ sâu,… và có thể chế biến tạo thành zeolit Phân bố ở khu vực huyện Củ Chi, Thủ Đức với chất lượng không đồng đều, độ thu hồi từ 20 - 80%, tinh quặng kaolin có chất lượng chủ yếu thuộc hạng IV Trữ lượng thăm dò cho các mỏ Rạch Sơn, Bàu Chứa, Linh Xuân (cấp B + C1): 4.223.168 tấn Tổng trữ lượng tài nguyên dự báo (cấp P): 12.734.340 tấn
- Đá xây dựng: Phân bố rải rác ở một số nơi như ấp Hàm Luông, bến đò Long
Bình và ấp Giồng Chùa Tổng trữ lượng tiềm năng khoảng 25 triệu m3 Mỏ đá Long Bình đã khai thác được khoảng 1 triệu m3
- Cát xây dựng: Chủ yếu từ các thành tạo trầm tích Pleistocen muộn và
Pleistocen giữa - muộn ở các khu vực Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn và trên các tuyến sông Cát xây dựng chưa được đánh giá trữ lượng Riêng đoạn sông từ cầu Đồng Nai đến ngã ba sông Sài Gòn (ngã ba Đèn đỏ) với chiều dài khoảng 40 km, tổng trữ lượng tài nguyên cấp C là 37.500.000 m3
- Sét gạch ngói: Phân bố nhiều nơi trên địa bàn tThành phố với 2 kiểu nguồn
Trang 15gốc trầm tích và phong hóa Mỏ sét phong hóa Long Bình đã được khai thác hết với trữ lượng 11.000.000 m3 Tổng trữ lượng tài nguyên dự báo trên 50.000.000 m3, trong
đó điển hình mỏ Tân Quy (17.000.000 m3), Vĩnh Lộc (13.365.000 m3), Tân Túc (7.764.000 m3), Nhị Bình (7.200.000 m3),…
- Sét Keramzit: Là loại vật liệu làm từ sét có tính trương phồng khi nung nhanh
ở nhiệt độ thích hợp, có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất bê tông nhẹ xây dựng nhà cao tầng, vật liệu cách nhiệt, cách âm, chất độn xà phòng, dung dịch khoan, ngoài ra còn có rất nhiều ứng dụng khác Chỉ ghi nhận được được một điểm Keramzit ở Cần Giờ với trữ lượng cấp C2 = 3.200.000 m3, tổng trữ lượng tài nguyên dự báo cấp P là 23.190.000 m3
- Đất Laterit: Phân bố rộng rãi ở phía Bắc và Tây Bắc thành phố (Quận 9, Thủ
Đức, Củ Chi, Hóc Môn) Theo thống kê hiện nay, trên địa bàn thành phố có 17 điểm Laterit, trong đó có 7 mỏ đã được điều tra đánh giá trữ lượng tài nguyên cấp P là 14.200.000 m3
2.2.5 Tài nguyên nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh có lịch sử hơn 300 năm với nhiều công trình kiến trúc cổ như đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát Lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa
cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên, ), hệ thống các Nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức ), hệ thống chợ Sài Gòn, Bà chiểu,
Bình Tây…
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của
dân tộc, ở đây Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (năm 1911) Gắn
liền với sự kiện đó là các di tích quan trọng như cảng Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh Ngoài ra, một trong những đặc trưng văn hoá của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn - Gia Định là sự hội tụ nhiều dòng văn hoá giữa truyền thống dân tộc của người Việt với những nét đặc sắc của văn hoá Đông Tây
Thành phố có nhiều dân tộc Việt (Kinh), Hoa, Khmer, Chăm, với nền văn hoá
phong phú, đa dạng Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm Văn hoá của Miền Nam Đây
là nơi ra đời báo Quốc ngữ đầu tiên, là trung tâm hoạt động và giao lưu văn hoá, văn học, nghệ thuật nên có ảnh hưởng lớn về văn hoá đối với cả nước
3 Thực trạng môi trường
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và
sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội Mối liên quan giữa việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường đôi khi lại bị bỏ qua hoặc không được chú ý đúng mức
do không có công cụ hoặc giải pháp thích hợp Do vậy, khi lập quy hoạch sử dụng đất của Thành phố Hồ Chí Minh cần phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề chính về môi trường dưới đây
Trang 163.1 Môi trường không khí
Từ năm 1995, Thành phố đã thiết lập hệ thống quan trắc chất lượng môi trường không khí bán tự động; năm 1996 bổ sung thêm 01 trạm Các thông số đo đạc bao gồm: NO2, CO, bụi, chì và tiếng ồn Đến tháng 8 năm 2000 với sự tài trợ của UNDP,
hệ thống quan trắc chất lượng môi trường không khí tự động được thiết lập; tiếp đó đến tháng 8 năm 2002 với sự tài trợ của NORAD – Na Uy bổ sung thêm 5 trạm Các thông số đo đạc: PM10, SO2, NOx, CO, O3 Ngoài ra còn có 6 trạm quan trắc không khí bán tự động để quan trắc chất lượng không khí ven đường
Kết quả quan trắc chất lượng không khí cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm không khí đo được trong khu dân cư đạt tiêu chuẩn cho phép (nồng NO2 và SO2 dao động trong khoảng từ 2,3 – 40,49 µg/m3 và 2,52 – 86,65 µg/m3, đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937: NO2 = 100 µg/m3 và SO2 = 300 µg/m3; nồng độ bụi trung bình tháng dao động trong khoảng 32,78 – 148,56 µg/m3 đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937: bụi = 160 µg/m3)
Về chất lượng không khí ven đường, nồng độ bụi tổng từ năm 2000 đến nay có xu hướng giảm (nhưng vẫn còn ở mức cao); nồng độ CO vào một số thời điểm vượt tiêu chuẩn cho phép (tại 2 trạm vòng xoay Hàng Xanh và ngã tư Điện Biên Phủ – Đinh Tiên Hoàng, nồng độ CO đôi khi vượt tiêu chuẩn trung bình 1,05 – 1,21 lần)
3.2 Môi trường nước
3.2.1 Môi trường nước mặt
Phần lớn nước mặt nằm trong ranh giới hành chính của Thành phố có chất lượng nước không đạt yêu cầu khai thác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt
Hiện nay, nguồn nước mặt có thể khai thác phục vụ cho sinh hoạt chủ yếu lấy
từ sông Đồng Nai với khả năng khai thác khoảng 600.000m3/ngày, từ hệ thông kênh Đông Củ Chi với khả năng khai thác khoảng 250.000m3/ngày Tuy nhiên lưu lượng khai thác từ 2 nguồn này phụ thuộc vào việc tích - xả cuả hồ Dầu Tiếng và xâm nhập mặn, hiện nay đang có dự án mở rộng việc khai thác nước kênh Ðông để phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho Thành phố
Do Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở phần hạ lưu của lưu vực sông Ðồng Nai, chất lượng nguồn nước mặt bị ảnh rất lớn của hoạt động kinh tế ở thượng nguồn, do khu vực khai thác nằm ngoài địa phận nên khó kiểm soát chất lượng nước và phụ thuộc vào địa phương bạn về bảo vệ nguồn nước.
Bảng 1.1 Thống kê lưu lượng nước khai thác phục vụ sinh hoạt (Đvt: m 3 )
Thời gian Trước 1950 1960 1996 1998 1999 Hiện nay
Q khai thác 80.000 130.000 357.628 475.492 524.456 600.000
Hệ thống quan trắc:
Trang 17Từ năm 1993, hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước mặt và thủy văn được thiết lập bao gồm 8 trạm Phú Cường, Bình Phước, Phú An (sông Sài Gòn), Hoá An (Đồng Nai), Nhà Bè, Bình Điền, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn Đến năm 2001, hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước của TP Hồ Chí Minh
bổ sung 10 trạm quan trắc chất lượng của các kênh rạch chính trong nội thành gồm: Nhiêu Lộc - Thị Nghè (tại cầu Lê Văn Sỹ, cầu Điện Biên Phủ), Bến Nghé - Tàu Hủ – Đôi - Tẻ (cầu Chà Và, cầu Nhị Thiên Đường, bến Phú Định, rạch Ruột Ngựa), Tân Hoá - Lò Gốm (cầu Ông Buông, Hoà Bình) và Tham Lương - Bến Cát (cầu Tham Lương, cầu An Lộc) với tần suất 02 lần trong năm vào mùa khô (tháng 4) và mùa mưa (tháng 9)
Hệ thống quan trắc chất lượng nước dưới đất bắt đầu hoạt động từ năm 2001 gồm 11 trạm Các thông số đo đạc gồm pH, T0C, EC, TDS, Cl-, NO3-, NH4+, TOC, kim loại nặng (Pb, Cu, Zn, Ni, Cr, Cd, Hg, Al, Fe, As), tổng Phospho và tổng Coliform
Kết quả phân tích chất lượng nước năm 2004 cho thấy chất lượng nước tại trạm Hoá An (sông Đồng Nai) bị ô nhiễm hữu cơ, dầu và vi sinh; chất lượng nước tại trạm Phú Cường (sông Sài Gòn) bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh; chất lượng nước tại các trạm khu vực Nhà Bè và Cần Giờ đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước loại B, tuy nhiên đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, dầu và vi sinh Chất lượng nước khu vực Cần Giờ đang bị ảnh hưởng bởi dòng nước bẩn từ sông Thị Vải
Kênh rạch tại Thành phố bị ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ và vi sinh, mùa khô ô nhiễm nặng hơn mùa mưa do khả năng tự làm sạch của thủy vực trong mùa mưa tốt hơn (nồng độ BOD5 ở kênh rạch nội thành TP Hồ Chí Minh vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt loại B TCVN 5942 – 1995 từ 6,2 – 12,1 lần; nồng độ Coliform tại các trạm quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt loại B khoảng từ 50 – 1.000 lần)
3.2.2 Nước dưới đất:
Thành phố Hồ Chí Minh có 3 tầng chứa nước chính là tầng Pleistocen Q I-II, Pliocentrei N22 và Pliocen dưới N21 Khoảng phân nửa diện tích thành phố nước dưới đất lại mặn, ranh mặn hình vòng cung nằm ở phía Nam đi qua các huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, 2, 9 Tổng trữ lượng của tầng chứa nước khoảng 600.000 m3/ngày
Nguồn nước dưới đất chưa được bảo vệ và khai thác một cách hợp lý Thể hiện
ở chỗ việc khai thác nước dưới đất một cách bừa bãi, các giếng khai thác lại quá tập trung một khu vực, nhiều giếng kết cấu không đảm bảo việc cách ly chống ô nhiễm
do thông tầng Công tác quản lý nguồn nước dưới đất đã được quan tâm từ lâu, song việc đầu tư cho công tác quản lý vừa thiếu lại vừa yếu
Do còn một số những bất cập trên, nguồn nước dưới đất đang bị ô nhiễm cả về quy mô và độ ô nhiễm, nhất là đối với tầng chứa nước gần mặt đất Mực nước đang
Trang 18cạn kiệt, nhiều nơi mực nước đã hạ thấp đến trên 30 m so với mặt đất và xu hướng này vẫn đang tiếp diễn với tốc độ từ 2 – 3 m/năm Chính sự hạ thấp mực nước lớn như vậy, hiện tượng xâm nhập mặn đã và đang xảy ra khu vực phía Tây, Tây Nam thành phố đối với các tầng chứa nước Pliocen trên và dưới Trong vùng phễu hạ thấp mực nước hiện tượng trồi ống chống các giếng khoan đã và đang xảy ra
- Chất lượng nước dưới đất tầng nông đang ở mức báo động, bị ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh và nhiễm mặn ở một số khu vực Kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất trong 6 tháng đầu năm cho thấy giá trị pH tại các trạm dao động từ 4,4 – 6,8; đa số các mẫu đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước dưới đất (TCVN 5994-1995: pH: 6,5 – 8,5); tổng cacbon hữu cơ dao động từ 0,6 – 89,8 mg/l, thấp hơn so với khuyến cáo (nồng độ cacbon hữu cơ phải nhỏ hơn 2 mg/l)
3.3 Môi trường đất
3.3.1 Thoái hoá đất
Nhìn chung tình trạng thoái hoá đất ở Thành phố diễn ra khá phổ biến Đất bị thoái
hoá dưới các hình thức: Nhiễm mặn (Cần Giờ); nhiễm phèn (phía Nam huyện Bình Chánh, Nhà Bè, ven sông Đồng Nai, Sài Gòn và Bắc Cần Giờ); xói mòn rửa trôi bề mặt ở các vùng có địa hình cao và dốc (Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn); sụt lún đất (Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn, Tân Bình, Quận 3, Quận 10); lầy hoá (Nhà Bè, Thủ Đức, Quận 8, Bình Chánh), xói lở bờ sông (ở một phần kênh rạch Nhà Bè).
3.3.2 Ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật
Các quan trắc trong đề án phân tích môi trường đất cho thấy các vùng trồng rau
là một trong những trọng điểm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều Riêng tại Hóc Môn, ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh, bình quân một vụ rau được phun thuốc bảo vệ thực vật từ 10 đến 25 lần Lượng thuốc sử dụng cho 1 ha trong một năm có thể đạt tới
100 thậm chí 150 lít
Kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại một số điểm trong đợt quan trắc tháng 7 năm 1996 đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong tầng đất mặt tại 5 trong số 8 điểm quan trắc với hàm lượng từ 0,4 - 0,9 mg/kg, vượt quá
Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN-1995).
Trong các đợt phân tích hoàn toàn không phát hiện được dư lượng các nhóm thuốc khác mặc dù lượng sử dụng có thể đạt tới 50 - 100 lít thuốc thương phẩm trên một ha Kết quả trên đây cho thấy hiện tượng ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật mang tính tạm thời
3.3.3 Ô nhiễm đất do chất thải đô thị
Song song với quá trình đô thị hoá, lượng rác thải hữu cơ đang có xu hướng ngày càng tăng lên Theo số liệu thống kê tThành phố Hồ Chí Minh bình quân hàng năm có khoảng 6 triệu tấn rác thải, trong đó có khoảng hơn 4,5 triệu tấn rác thải sinh
Trang 19hoạt gồm phần lớn rác từ thực phẩm Nếu có quy trình công nghệ chọn lọc và xử lý tốt thì lượng phế thải này có thể trở thành một nguồn phân hữu cơ quý góp phần cải tạo đất
Theo số liệu điều tra tại địa bàn quan trắc thuộc xã Xuân Thới Thượng - Hóc Môn cho thấy bình quân mỗi vụ rau một ha đất gieo trồng có thể được bón từ 25 đến
80 tấn rác tươi Dưới góc độ nông hoá học, không thể phủ nhận vai trò tích cực của hữu cơ trong việc cải tạo đất Tuy nhiên, dưới góc độ môi trường, bên cạnh những ưu điểm, việc dùng phế thải đô thị thay thế phân hữu cơ không qua xử lý chọn lọc có thể gây ảnh hưởng đến môi trường đất
Tại các điểm quan trắc đã được xác lập từ năm 1996, kết quả quan trắc đến nay cho thấy vấn đề ô nhiễm một số kim loại nặng gây độc và vi sinh vật gây bệnh thật sự đã và đang còn tồn tại trong đất mặc
dù từ năm 2000 đất tại vùng quan trắc không còn được bón phân rác do chính quyền đã nghiêm cấm Kết quả quan trắc năm 2002 cho thấy hàm lượng Cu, Cr, Cd ở tầng đất mặt cao gần hoặc vượt mức báo động; mật độ Coliform dao động trong khoảng 132 - 170 MPN/g đất khô.
3.3.4 Ô nhiễm kim loại nặng tại vùng chịu ảnh hưởng của nước thải công nghiệp và đô thị
Nước thải công nghiệp và đô thị cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường đất Môi trường đất tại một số khu vực sản xuất nông nghiệp bị ô nhiễm bởi nước thải sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và bùn thải của các cống rãnh đô thị Kết quả phân tích các mẫu bùn lắng trong hệ thống sông, kênh rạch và các mẫu đất tại các vùng ven, khu vực sản xuất nông nghiệp cho thấy môi trường đất bị ô nhiễm dầu và ô nhiễm kim lọai nặng
Thành phố Hồ Chí Minh, hàng ngày các khu công nghiệp đã thải ra hơn 600 ngàn m3 nước thải với mức độ ô nhiễm khác nhau Nước thải có thể xâm nhập vào đất trực tiếp do các cống thải bị vỡ thông qua hệ thống kênh rạch Kết quả quan trắc ở vùng đất trong khu vực thuộc 2 huyện Nhà Bè và Bình Chánh là vùng đất chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước thải do các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt từ các quận
nội thành (Quận 5, 6, 7, 11, Tân Bình) qua hệ thống kênh Tân Hoá - Lò Gốm tiếp nối
với kênh Tàu Hủ, kênh Đôi, kênh Tẻ, kênh Bến Nghé và các hệ thống rạch nhỏ chằng
chịt trong toàn bộ khu vực quan trắc (rạch Ông Lớn, Xóm Củi, Bà Lào ).
Kết quả điều tra, quan trắc cho thấy do bị ảnh hưởng của nước thải, việc ô nhiễm môi trường đất ở vùng quan trắc đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng nông sản, vì vậy đến năm 2002 hầu hết diện tích đất trong vùng quan trắc đều
bị bỏ hoang Kết quả phân tích mẫu đất, nước tại 4 điểm quan trắc cho thấy có sự tích luỹ một số kim loại nặng như Pb, Cd, Co, Cr gần bằng hoặc vượt ngưỡng cho phép
Độ dẫn điện trong đất (EC) trong tầng đất mặt khá cao đến mức có thể gây ảnh hưởng
xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng
3.3.5 Xử lý chất thải rắn:
Trang 20Thành phố hiện có 01 Công ty Môi trường Đô thị Thành phố, 22 Công ty Dịch vụ công ích quận, huyện và 01 Hợp tác xã Công nông tham gia công tác thu gom, vận chuyển rác thải Trong năm 2005, lượng rác sinh hoạt được thu gom là 1.733.351 tấn (bình quân 4.749 tấn/ngày); lượng rác xà bần là 305.328 tấn (bình quân 836,5 tấn/ngày) Chất thải rắn đô thị chỉ mới thu gom được khoảng 70-80%, còn một lượng rác xả trực tiếp xuống kênh rạch Chất lượng vệ sinh môi trường trên đường phố và nơi công cộng chưa đáp ứng được yêu cầu của một thành phố văn minh, sạch đẹp Chất thải rắn sinh hoạt và xà bần được chôn lấp tại 3 bãi rác: Phước Hiệp, Gò Cát và Đông Thạnh Chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại chưa được thu gom triệt để và chưa được
tu cảng không có thông báo và đăng ký; hoạt động bơm hút cát trái phép trên các sông rạch
3.3.7 Tình hình lún và động đất
a Lún đất
Công tác nghiên cứu lún mặt đất chưa được tiến hành có hệ thống Mặc dù vậy,
đã có một số báo cáo khoa học đề cập đến tình trạng lún đất do xây dựng các công trình dân dụng và do khai thác nước Hiện nay trên địa bàn thành phố (vùng nội thành) đã xuất hiện một phễu hạ thấp mực nước với diện phân bố gần 400km2 Ngoài
ra, cũng đã phát hiện thấy một số giếng khoan thuộc quận 6, 8, Bình Tân, Bình Chánh
có hiện tượng lún Vấn đề lún đất do khai thác nước dưới đất cần phải được tiếp tục nghiên cứu thêm Xuất phát từ thực tế trên, từ năm 2005 Ủy ban nhân dân thành phố
đã triển khai Đề án “Xây dựng trạm quan trắc lún đất do khai thác nước dưới đất vùng phía Nam TP Hồ Chí Minh”.
b Động đất
Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, động đất cực đại khu vực thành phố Hồ Chí Minh có thể xảy ra từ 5-6 độ Ritchter với độ sâu tâm chấn từ 10-15km; kết hợp với đặc điểm địa chất công trình thì chấn động có thể đạt cấp VII-VIII Các nhà khoa học cho rằng các đới đứt gãy phương Tây Bắc-Đông Nam, Sài Gòn-Vàm Cỏ Đông và đới đứt gãy phương kinh tuyến Lộc Ninh-Thủ Dầu Một-thành phố Hồ Chí Minh là
Trang 21các đứt gãy có khả năng sinh chấn.
4 Nhận xét chung:
4.1 Những thuận lợi, lợi thế
- Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao và năng động hàng đầu thế giới Với vị trí địa lý của mình và lợi thế phát triển so với cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển thành một đô thị hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực.
- Là trung tâm khu vực Nam bộ, trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực kinh tế phát triển nhất và hiệu quả nhất cả nước, với hệ thống giao thông huyết mạch, Thành phố Hồ Chí Minh có đủ điều kiện để phát triển các loại hình dịch
vụ cao cấp như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ khoa học, viễn thông, cảng, vận tải, hậu cần cho toàn vùng và khu vực
- Hệ thống sông rạch tự nhiên phong phú góp phần làm giàu cảnh quan và tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí hệ thống tiêu thoát nước đô thị
- Địa hình, địa mạo tương đối bằng phẳng, quỹ đất đai còn có khả năng đáp ứng cho nhu cầu phát triển đô thị trong tương lai
- Đặc điểm khí hậu ôn hòa, ít chịu của thiên tai bão lụt của Thành phố Hồ Chí Minh thuận lợi cho môi trường sống dân cư
4.2 Những khó khăn, hạn chế:
- Lượng mưa phân bố không đều trong các mùa đã ảnh hưởng lớn đến lưu lượng dòng chảy, xâm mặn gây khó khăn trong công tác cấp thoát nước và ảnh hưởng tới nông nghiệp
- Phần diện tích thấp, trũng có độ cao dưới 2 m và diện tích mặt nước chiếm đến 61% diện tích tự nhiên Thành phố lại nằm trong vùng có nền địa chất yếu đòi hỏi chi phí cao trong việc đầu tư xây dựng công trình
- Nhìn chung, đất cho sản xuất nông nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh thuộc loại trung bình và xấu so với Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ Để tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp lớn, cần phải có sự đầu tư, cải tạo đất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với quá trình đô thị hóa.
- Tuy Thành phố rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường với nhiều chương trình, dự án nghiên cứu, đánh giá tác động và đề xuất giải pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhưng nhìn chung mức độ ô nhiễm môi trường vẫn còn ở mức khá cao
II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1 Tăng trưởng kinh tế
1.1 Kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng ngày càng cao
Trang 22Thành phố đặt mục tiêu cho giai đoạn 2001 - 2005 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) cao hơn giai đoạn 5 năm trước, với mức tăng bình quân là 11%/năm
Kết quả tăng trưởng kinh tế 5 năm 2001- 2005 cho thấy Thành phố đã đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra, đạt mức bình quân 11%/năm, cao hơn tốc độ tăng 10,3%/năm của giai đoạn 1996 - 2000
Nét nổi bật là tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm qua ngày càng cao, năm sau cao hơn năm trước (năm 2005 ước đạt 12,2%, năm 2004 đạt 11,6%; năm
2003 đạt 11,4%; năm 2002 đạt 10,2%; năm 2001 đạt 9,5% và năm 2000 đạt 9,0%)
Về giá trị tuyệt đối, trong năm 2005, GDP của thành phố theo giá hiện hành ước đạt
164 nghìn tỷ đồng (tương ứng với 10,4 tỷ USD)
1.2 Cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng hiệu quả hơn
Kinh tế trên địa bàn Thành phố chủ yếu dựa vào 2 khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ - thương mại:
- Khu vực công nghiệp - xây dựng luôn có tốc độ tăng giá trị gia tăng nhanh
nhất, bình quân giai đoạn 2001-2005 là 12,6%/năm (kế hoạch đề ra là 13%);
- Khu vực dịch vụ - thương mại với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình
quân là 9,8%/năm (kế hoạch đề ra là 9,5%);
- Khu vực nông nghiệp (bao gồm nông lâm nghiệp và thủy sản) có tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân 3,5%/năm (kế hoạch đề ra là 2%)
Với tốc độ tăng trưởng như vậy, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiếp tục diễn ra theo xu hướng như giai đoạn 1996-2000, tức là khu vực công nghiệp có
tỷ trọng tăng dần trong cơ cấu GDP của Thành phố
2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nếu cơ cấu kinh tế Thành phố năm 2000 là: nông nghiệp (khu vực I) 2,0%, công nghiệp (khu vực II) 45,4%, dịch vụ (khu vực III) là 52,6% So với mục tiêu chuyển dịch
cơ cấu kinh tế Thành phố đến 2005 là: Nông nghiệp 1,4%; công nghiệp 48,8%; dịch vụ 49,8% Nghĩa là cơ cấu kinh tế Thành phố xét về tỷ trọng thứ tự vẫn là dịch vụ- công nghiệp - nông nghiệp; trong đó khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất Thực tế tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh trong 10 năm qua, tỷ trọng khu vực công nghiệp ngày càng tăng do có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 3 khu vực và diễn biến này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tiễn phát triển của Thành phố đang trong giai đoạn công nghiệp hóa nhanh
Đến cuối năm 2005, trong cơ cấu GDP của Thành phố tỷ trọng khu vực I: 1,7%; khu vực II (công nghiệp - xây dựng): 47,5% và khu vực III (dịch vụ): 50,8% Những kết quả đạt được phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố; đặc biệt, khu vực dịch vụ đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn kế hoạch
Trang 23đề ra.
2.1 Khu vực dịch vụ
Nét nổi bật trong cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2005
là các ngành của khu vực dịch vụ đã bắt đầu phát triển khởi sắc Tuy vậy các ngành dịch vụ cao cấp vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ và hầu như không có sự thay đổi trong suốt thời qua Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,8%/năm so với 8,4%/năm của giai đoạn 1996-2000 Một điểm đáng lưu ý là tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, từ 7,0% năm 2000 tăng lên 7,4% năm 2001, 9,3% năm 2002, 9,4% năm
2003, 11,1% năm 2004 và 12% năm 2005
Xét về cơ cấu nội bộ các ngành dịch vụ, nhận thấy:
Các loại hình dịch vụ cao cấp: tài chính - ngân hàng, tín dụng bảo hiểm, viễn
thông, công nghệ thông tin và truyền thông có tốc độ phát triển rất cao (12,2 % năm
2001, 28,6 % năm 2002, 20,0% năm 2003, 18,7% năm 2004, và trên 20% năm 2005)
nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng khá thấp Thành phố Hồ Chí Minh khó có thể chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ khi mà các dịch vụ cao cấp này chưa có sự phát triển mang tính đột phá
Dịch vụ vận tải, kho bãi, cảng chưa thực sự phát huy hết tác dụng và thực đạt đến trình độ tương xứng của một trung tâm lớn hiện nay Tốc độ tăng trưởng các năm qua: 10,6% năm 2001, 12,8% năm 2002, 10,9% năm 2003, 9,4% năm 2004 và năm 2005 - 8%
Dịch vụ thương mại nay đang trên đà phục hồi sau ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế khu vực, (tăng 7,0% năm 2002, 9,4% năm 2003, 10,3% năm 2004 và năm 2005 - 11,6%); thị trường nội địa phát triển ổn định, hàng hóa phong phú, đa dạng, nhiều sản
phẩm của Thành phố đã chiếm lĩnh được thị trường, giành được thị phần vững chắc; cơ
sở vật chất, hạ tầng ngành thương mại đã được quan tâm đầu tư xây dựng, bước đầu phát huy tác dụng, góp phần tăng cường vai trò, vị trí trung tâm, đầu mối của Thành phố trong điều phối, cung ứng hàng hóa trong khu vực và ra nước ngoài qua nhiều kênh phân phối đa dạng và ngày càng lớn mạnh
Xuất khẩu đã bước đầu cho thấy việc chuyển hướng chú trọng vào tinh chế, tăng giá trị, hàm lượng công nghệ, chuyển dần sản xuất gia công, chế biến thô về
vùng nguyên liệu (khảo sát hai ngành dệt may và giày dép cho thấy tỷ trọng gia công trong xuất khẩu liên tục giảm qua các năm 2001-2005: dệt may giảm từ 78,8% xuống còn 73,4%; giày dép giảm từ 52,6% xuống còn 35,8%).
Các loại dịch vụ khác như du lịch, giáo dục, y tế cũng tăng trưởng cao, với tốc độ tăng bình quân hơn 10%/năm trong 5 năm qua Đây là những loại hình mà Thành phố thật sự có thế mạnh để phát triển phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các loại hình dịch vụ hiện đại
2.2 Khu vực công nghiệp - xây dựng
Trang 24Trong 5 năm 2001-2005, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng bình quân trên 15%/năm, chiếm tỉ trọng gần 30% so với công nghiệp cả nước Tỷ trọng của công nghiệp chế biến trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2001-2005 có tăng lên nhưng không đáng kể (96,2% năm 2001 lên khoảng 97,2% năm 2005) Điều này cho thấy công nghiệp thành phố mới đạt được sự
thay đổi về số lượng và còn chậm thay đổi về chất lượng Những ngành có tỉ trọng lớn vẫn là những ngành thâm dụng lao động và hàm lượng giá trị gia tăng thấp; 4 lĩnh vực
có hàm lượng chất xám cao mà Thành phố chọn làm “mũi nhọn” (điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ khí chế tạo) chưa có sự phát triển vượt trội so với các
Trong lĩnh vực xây dựng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt bình quân 11,86% trong giai đoạn 2001 – 2005 Tuy tốc độ có chậm hơn các ngành công nghiệp, nhưng vẫn cao hơn tốc độ của giai đoạn 1996 – 2000, chỉ đạt dưới 10%
2.3 Khu vực nông nghiệp
Trong cơ cấu GDP, khu vực nông nghiệp cũng chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng ngành thủy sản và chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp như sau: chăn nuôi 32,3%, thủy sản 29,5%, trồng trọt 27,9%, dịch vụ nông nghiệp 8%, lâm nghiệp 2,3% Điểm nổi bật trong 5 năm qua là sự chuyển dịch mạnh sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hiệu quả hơn đối với quỹ đất nông nghiệp với sự phát triển của các ngành chăn nuôi, thủy sản, cây kiểng, cá kiểng
3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
3.1 Khu vực kinh tế công nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước Năm
2004 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 101.962 tỷ đồng, tăng 15,07% so với năm
2003 (giá cố định 1994), chiếm 28,8% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước và
chiếm 59,32% giá trị sản xuất công nghiệp vùng Đông Nam bộ
Năm 2004, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 35.096 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó: 217 cơ sở sản xuất công nghiệp Nhà nước; 75 cơ sở sản xuất công nghiệp tập thể; 3.335 cơ sở sản xuất công nghiệp tư nhân; 30.891 cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể và 578 cơ sở kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Trong giai đoạn vừa qua, công nghiệp Thành phố mới đạt được sự thay đổi
về lượng và còn chậm thay đổi về chất Những ngành có tỷ trọng lớn vẫn là những
Trang 25ngành thâm dụng lao động, còn những ngành có hàm lượng chất xám cao (điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ khí chế tạo) tuy có tăng nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn
Cụ thể là, công nghiệp trên địa bàn Thành phố tập trung chủ yếu là các ngành: chế biến thực phẩm và đồ uống (19,4%), nhựa-cao su (8,8%), hoá chất (8,3%), may mặc (7,5%), giày da (7,1%), dệt (5,0%), máy móc-thiết bị điện (5,0%) Trong nhóm công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm và đồ uống có
tỷ trọng cao (chiếm 13,9%) Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành
phần kinh tế, công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn
Tổng cộng có 15 khu công nghiệp tập trung đã hoạt động (gồm 12 khu công nghiệp, 03 khu chế xuất), đến nay đã triển khai đạt 2.752 ha
Ngoài các khu công nghiệp - khu chế xuất, trên địa bàn Thành phố đã hình thành nhiều cụm công nghiệp – làng nghề được quy hoạch và xây dựng theo Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân Thành phố nằm trong quy hoạch chung các quận huyện, với diện tích khoảng 940 ha (48 cụm, trong đó 36 cụm công nghiệp - làng nghề đã đi vào hoạt động ) Theo thống kê, diện tích lấp đầy khoảng 224,3 ha đạt 23,8% so với quy hoạch đợt đầu
Ngành nghề phát triển chủ yếu ở các khu cụm công nghiệp do các quận huyện quản lý là cơ khí (chiếm khoảng 23,7% số doanh nghiệp đăng ký hoạt động), dệt, da, may (khoảng 26,9%), hoá chất, nhựa, cao su (khoảng 13,3%), giấy, gỗ (khoảng 14%), chế biến thực phẩm (khoảng 6,5%)…
Một số cụm công nghiệp bố trí xen cài trong các khu dân cư, đầu tư cơ sở hạ tầng không đồng
bộ Giữa khu sản xuất và khu dân cư không có khoảng cách ly để đảm bảo về vệ sinh, môi trường, an ninh, trật tự xã hội Việc phát triển, xây dựng nhà ở sát các khu vực tập trung các xí nghiệp sản xuất công nghiệp là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến đời sống dân cư.
Các khu công nghiệp – chế xuất tập trung trên địa bàn Thành phố phần lớn là các khu công nghiệp tổng hợp, chưa phân định rõ ngành nghề chủ đạo khó kiểm soát chất lượng môi trường
Định hướng quy hoạch xây dựng công nghiệp trong quy hoạch chung của Thành phố đến năm
2020 theo quyết định 123/1998/TTg chưa quan tâm đến việc bố trí các khu công nghiệp gắn với các khu dân cư, đặc biệt dân cư nông thôn nhằm thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Chính sách giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp chưa đồng bộ Đặc biệt chương trình di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm trong nội thành vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung đã làm phát sinh thêm nhu cầu sử dụng đất tại các nơi này.
Ngành xây dựng
Giá trị sản xuất và GDP của ngành xây dựng liên tục tăng trong giai đoạn
2001 - 2004, năm năm 2001 đạt 12.497 tỷ đồng, năm 2002 đạt 17.866,4 tỷ đồng,
năm 2003 đạt 21.282 tỷ đồng và đến năm 2004 đạt 23.436,2 tỷ đồng (giá thực tế);
Trang 26GDP của ngành xây dựng tương ứng với các năm trên là: 4.682 tỷ đồng; 5.118 tỷ
đồng; 6.185 tỷ đồng và năm 2004 đạt 7.186 tỷ đồng (giá thực tế).
Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2004 đạt 34.986,4 tỷ đồng, phân theo
ngành kinh tế: Ngành công nghiệp 11.009,5 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng cao nhất)
31,46%; ngành vận tải kho bãi và thông tin liên lạc 5.664,3 tỷ đồng, chiếm 16,19%; ngành giáo dục đào tạo 1.115,5 tỷ đồng, chiếm 3,3%; khoa học công nghệ 928,5 tỷ đồng; ngành y tế và cứu trợ xã hội 664 tỷ đồng… Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư xây dựng cơ bản liên tục tăng trong giai đoạn 2001 - 2004, năm 2001 là 13,35%; năm
2002 là 13,51%; năm 2003 là 14,78% và năm 2004 là 15,8%
3.2 Khu vực kinh tế dịch vụ
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại - dịch vụ quan trọng của
cả nước Với nguồn lực về tài chính và mạng lưới kinh doanh trải rộng khắp các vùng sản xuất nguyên liệu, các thành phố lớn, ngành thương nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh góp phần quan trọng trong việc kích thích sản xuất phát triển thông qua việc tiêu thụ sản phẩm Mức độ ảnh hưởng của ngành thương nghiệp vượt ra khỏi phạm vi địa lý của một Thành phố với trên 6 triệu dân, ngành thương nghiệp trên địa bàn không chỉ phục vụ cho nhu cầu của Thành phố mà còn phục vụ cho nhu cầu của cả nước, nhất là các tỉnh Nam bộ
Giá trị GDP của các ngành dịch vụ Thành phố năm 2004 đạt 68.349 tỷ đồng, chiếm 50,07% GDP của Thành phố Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 -
2004 đạt 14,47% Số cơ sở thương mại, khách sạn, nhà hàng, du lịch và dịch vụ là 258.428 cơ sở, trong đó: Có 136.844 cơ sở thương nghiệp; 36.676 cơ sở khách sạn,
nhà hàng; 306 cơ sở du lịch và 84.602 cơ sở dịch vụ tiêu dùng (Niên giám Thống kê TP
năm 2004).
GDP của ngành thương nghiệp năm 2004 đạt 17.443 tỷ đồng (chiếm
12,78%), chỉ đứng vị trí thứ hai sau ngành công nghiệp chế biến (chiếm 41,40%)
Giai đoạn 1994 - 1996 có mức tăng trưởng nhanh nhất, tăng bình quân từ 12% - 23%/năm Giai đoạn 1997 - 1999, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới và khu vực, sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng làm tăng trưởng chậm lại
Ngành thương mại, khách sạn, nhà hàng, du lịch và dịch vụ của Thành phố
Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút lao động, giải quyết công
ăn việc làm Năm 2004 ngành này đã thu hút được gần 637.362 lao động, chiếm 24,89% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
3.3 Khu vực kinh tế nông nghiệp
Theo số liệu thống kê, tổng giá trị sản xuất ngành nông lâm thuỷ sản năm
2001 là 2.109,4 tỷ đồng, năm 2002 là 2.208,7 tỷ đồng; năm 2003 là 2.478,5 tỷ
đồng và năm 2004 là 2.512,6 tỷ đồng (giá cố định 1994) Tốc độ tăng trưởng bình quân
giai đoạn 2001 - 2004 đạt 7,6%
Trang 27Về lâm nghiệp: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2001 đạt 40.536 triệu đồng; 2002 đạt 48.195 triệu đồng; 2003 đạt 33.442 triệu đồng và năm 2004 đạt 35.819 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2004 giảm 2,2%.
Trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất năm 2004 của ngành nông lâm thuỷ sản, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 63,24%, ngành thuỷ sản 35,33%, ngành lâm nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ 1,43%
4 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
4.1 Dân số và tỷ lệ tăng dân số
Năm 2004, dân số Thành phố Hồ Chí Minh là 6.062.993 người, chiếm 7,39% dân số cả nước Trong đó dân số nội thành là 5.087.513 người, chiếm 84%; dân số ngoại thành 975.480 người, chiếm 16% Mật độ là 2.920 người/km2
Dân số nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ 4,13%; dân số phi nông nghiệp
chiếm 95,87% (Niên giám thống kê Thành phố năm 2004).
Bảng 1.2 Biến động dân số TP Hồ Chí Minh 2000 - 2004
Trang 28Ghi chú: - Nguồn: Niên giám Thống kê TP Hồ Chí Minh 2004
(a) thuộc Thủ Đức cũ; (b) thuộc Nhà Bè cũ; (c) thuộc Hóc Môn cũ; (d) thuộc Tân Bình cũ; (e) thuộc Bình Chánh cũ
Theo báo cáo “Tình hình biến động dân số TP Hồ Chí Minh giai đoạn
1999-2004” của Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh tháng 02/2006, tỷ lệ tăng dân số bình
quân năm là 3,57%, trong đó, tỷ lệ tăng tự nhiên 1,27%, tỷ lệ tăng cơ học 2,30%
Qua số liệu thống kê, dân số của Thành phố có xu hướng giảm ở các quận trung tâm, nội thành; tăng nhiều ở các quận mới; tăng chậm ở các quận ven và các huyện Năm 1999, dân số tại khu vực nội thành cũ (13 quận cũ kể cả quận Tân Phú tách ra từ quận Tân Bình) chiếm 67,18% tổng dân số thành phố, đến tháng 10/2004
tỷ lệ này giảm còn 59,3%; dân số 06 quận mới chiếm 14,69% tổng dân số thành phố, đến tháng 10/2004 tỷ lệ này tăng lên 22,13% Đây là kết quả bước đầu trong việc thực hiện chủ trương giãn dân của Thành phố trong những năm qua
Cũng theo báo cáo trên, dân nhập cư tính tới ngày 01/10/2004 là 1.767.290 người chiếm 28,9% dân số Thành phố (diện KT3, KT4)
4.2 Lao động, việc làm và mức sống dân cư
Năm 2004 dân số trong độ tuổi lao động của Thành phố Hồ Chí Minh là 4.168.308 người, chiếm 68,75% tổng dân số toàn Thành phố Dân số trong độ tuổi lao động tập trung chủ yếu ở thành thị với số lượng 3.550.981 người, chiếm 85,19% dân
số trong độ tuổi lao động của Thành phố
Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch khá nhanh sang các ngành công nghiệp (34.9%) và dịch vụ (58,8%) Năng suất lao động chung các ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố tăng bình quân 8,5%/năm
Cơ cấu lao động nông nghiệp có sự dịch chuyển khá nhanh sang các ngành công nghiệp và dịch vụ Lao động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp hiện chỉ còn chiếm 6,3% tổng lao động đang làm việc trên địa bàn Thành phố và 25% số lao động đang sinh sống ở nông thôn
Số lao động được giới thiệu việc làm bình quân đạt 215.000 người/năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 190.000 người/năm Số lượng việc làm mới tạo ra hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước; giai đoạn 2001-2005 đã tạo ra được khoảng 350.000 việc làm mới cho người lao động Bình quân hàng năm có trên 50.000 người
có việc làm mới thông qua hoạt động kinh doanh, dịch vụ cá thể, kinh tế hộ gia đình Trong khu vực nông thôn ngoại thành, nhiều ngành nghề được khôi phục và phát triển đã tạo việc làm ổn định cho lao động, đưa nhanh tỷ lệ sử dụng lao động trong nông nghiệp tăng đều qua các năm Những nỗ lực tích cực tạo việc làm mới trong thời gian qua đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ lao động thất nghiệp trên địa bàn Thành phố có xu hướng giảm xuống, từ mức 6,8% trong năm 2001 xuống còn 6,1% trong năm 2004
Trang 29Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện Nếu tính theo tỉ giá cố định năm 1994 là 1 USD = 7.500 VNĐ thì GDP bình quân đầu người của Thành phố năm 2000: 1.365 USD/người/năm; năm 2001: 1.460 USD; năm
2002: 1.558 USD; năm 2003: 1.675 USD; năm 2004: 1.800 USD (năm 2005 dự ước 1920USD(1)) Thu nhập ngày càng cao khiến cho cơ cấu chi tiêu của người dân
chuyển dịch theo hướng tích cực: chi cho ăn uống ngày càng giảm và tương ứng là sự gia tăng tỷ phần chi tiêu cho các hoạt động mua sắm, giải trí khác
Công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả hết sức tích cực khả quan Về cơ bản, đến cuối năm 2003, Thành phố đã không còn hộ nghèo theo chuẩn
cũ Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 145/2004/QĐ-UB ngày 25/5/2004 phê duyệt chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo Thành phố giai đoạn
2 (2004-2010) Trên cơ sở đó, các cấp các ngành đã có kế hoạch triển khai thực hiện,
trước mắt đề ra mục tiêu tập trung hỗ trợ cho hộ nghèo nâng mức thu nhập đầu người trên 4 triệu đồng/năm và giảm hộ nghèo trong 2 năm 2004-2005 Kết quả thực hiện đến cuối năm 2005 cho thấy Thành phố cơ bản không còn hộ nghèo ở mức thu nhập
này Hiện Thành phố đang phấn đấu giảm nghèo theo tiêu chuẩn mới (6 triệu đồng/người/năm) xuống còn 6,6%.
5 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Với bình quân diện tích đất tự nhiên gần 3500 m2/người, do dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở 13 quận nội thành với mật độ 25.911 người/km2, trong khi đó mật độ dân số của 6 quận ven chỉ khoảng 4.992 người/km2
và mật độ dân số của 5 huyện ngoại thành khoảng 610 người/km2; Căn cứ vào lịch
sử hình thành và phân bố dân cư, có thể phân làm 03 khu vực phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn như sau:
Khu vực trung tâm: Có quá trình định hình và phát triển hàng trăm năm, do
vậy hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị hình thành từ lâu với quy mô nhỏ, không còn đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai Toàn bộ diện tích đất đều đã được sử dụng với mật độ xây dựng rất cao
Dân số tăng thấp hơn dự báo là 186.150 người (4,8%) Theo số liệu thống kê năm 2005 đất dân dụng bình quân 25,5m2/ người, tăng so với chỉ tiêu dự báo là 22,7m2/người Đất công trình công cộng và cây xanh đạt rất thấp 3,5m2/người so với chỉ tiêu là 4,7m2/người Đất giao thông và bãi đậu xe đạt 2,97m2/người so với chỉ tiêu là 3,0m2/người
Khu vực 6 quận ven: tuy mật độ dân số thấp hơn so với 13 quận nội thành,
nhưng còn bất cập về phát triển không gian đô thị, hạ tầng kỹ thuật không theo kịp với tốc độ đô thị hóa và phát triển còn mang tính tự phát
1 Nếu tính theo tỷ giá hiện hành thì GDP đầu người của Thành phố năm 2000 là 990 USD và tăng lên đến mức khoảng
1430 USD năm 2004 và năm 2005 khoảng 1650 USD.
Trang 30Dân số tăng hơn so với dự báo là 73.023 người Năm 2005, đất dân dụng bình quân 89,2m2/người so với chỉ tiêu dự báo là 92,0m2/người.
Khu vực 5 huyện ngoại thành: Mật độ dân số khá thấp, các khu vực dân cư
phân tán, thuận lợi cho việc phát triển các khu đô thị mới Dân số tăng so với dự báo là 153.065 người Năm 2005, đất dân dụng bình quân 95,7m2/người tăng so với chỉ tiêu dự báo là 85,6m2/người
Thành phố đã và đang triển khai nhiều khu đô thị mới hiện đại trên địa bàn các quận ven và huyện ngoại thành như: Khu đô thị mới Thủ Thiêm tổng diện tích khoảng 772 ha; Khu Nam Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô khoảng 3.000 ha; Khu đô thị mới Tây Bắc Thành phố với quy mô khoảng 6.000 ha
6 Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
6.1 Giao thông (đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, hàng không)
Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống giao thông tương đối hoàn thiện và
đa dạng so với các tỉnh trong khu vực
- Thành phố hiện có một sân bay Tân Sơn Nhất, thuận tiện cho việc giao lưu giữa TP Hồ Chí Minh với các vùng trong nước và quốc tế Qua nhiều thời kỳ phát triển, diện tích sân bay đã bị thu nhỏ lại từ 1500 ha xuống còn 886,3 ha
- Đường sắt khu vực Thành phố và vùng phụ cận nếu tính từ ga Trảng Bom
về ga Hòa Hưng dài 56 km Tổng diện tích chiếm đất của các nhà ga trên địa bàn Thành phố là 238,4 ha Mạng lưới đường sắt và hệ thống ga chưa đáp ứng yêu cầu chuyên chở của khu vực phía Nam
- Mạng lưới đường bộ của Thành phố bao gồm các trục quốc lộ do Trung ương quản lý và các đường tỉnh, đường liên tỉnh, đường nội đô do Thành phố quản
lý có tổng chiều dài khoảng 3.038 km; tổng diện tích chiếm đất là 2.373,2 ha
Trong những năm qua Thành phố đã từng bước nâng cấp mở rộng và xây dựng các đoạn của các tuyến đường vành đai như: đường Nguyễn Văn Linh (thuộc Vành đai 1 và 2), Xa lộ Đại hàn (Vành đai 2)
Thành phố hiện có 1.350 nút giao thông; các nút giao thông đều giao cắt đồng mức nên dễ ùn tắc Để điều hòa giao thông, tại các giao lộ có đèn tín hiệu giao thông, nhưng chưa đủ theo yêu cầu
- Trên địa bàn Thành phố hiện có khoảng 190 cầu các loại với tổng chiều dài hơn 16.215 m Khoảng 14% là các loại cầu sắt, xi măng, gạch xây, gỗ, phần lớn tập trung nhiều ở các quận ven và các huyện ngoại thành, bị hư hỏng nhiều,
có nguy cơ sụp đổ Đây là một nhu cầu cấp bách và rất nặng đòi hỏi Thành phố phải giải quyết trong 5 - 10 năm tới
- Hệ thống bến-bãi đỗ xe ở Thành phố Hồ Chí Minh gồm có :
Trang 31+ Các bến xe liên tỉnh: 5 bến (bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây, bến xe Chợ Lớn, bến xe Cần Giuộc và bến xe Hóc Môn), tổng diện tích khoảng 18,18 ha.;
+ 1 bến xe buýt chính bố trí ở khu vực chợ Bến Thành;
+ 3 bãi đỗ xe tải bố trí ở vành đai 2 tại khu vực quận 12, An Lạc (Bình Tân) và Hóc Môn, với tổng diện tích 3,8 ha;
+ 7 bãi đỗ xe taxi, với tổng diện tích khoảng 3,2 ha;
+ 6 bến kỹ thuật dành cho xe búyt, với tổng diện tích khoảng 8 ha
Nhìn chung, số lượng và diện tích bến-bãi còn ít Đa số các bến xe liên tỉnh
do tập trung ở trong nội đô, có vị trí không phù hợp, bị hạn chế về mặt bằng nên làm phức tạp thêm cho giao thông đô thị Hệ thống bến ô tô tải còn thiếu nhiều so với nhu cầu, nhưng chưa có dự án đầu tư cụ thể
- Về giao thông vận tải đường thuỷ:
+ Tổng chiều dài các tuyến sông, kênh trên địa bàn Thành phố khoảng 867,5
km Hầu hết các sông và kênh đào được khai thác sử dụng từ lâu, nhưng chưa được nạo vét, mở rộng, cải tạo
+ Hệ thống cảng sông, biển khu vực Thành phố gồm 10 cảng biển và 3 cảng sông; với 29 cầu cảng biển có chiều dài 5.968 m, và 7 cầu cảng sông với chiều dài
486 m Các cảng chính là Sài Gòn, Bến nghé, Tân Thuận đều nằm sâu trong nội thành nên lượng xe tải ra vào rất lớn, gây ùn tắc gaio thông và ô nhiễm môi trường Trong tương lai hệ thống cảng này phải được di dời
Diện tích đất dành cho giao thông trên địa bàn Thành phố chiếm 10.816,93 ha, bằng 5,16% diện tích tự nhiên, chiếm 37,62% diện tích đất chuyên dùng, chiếm 66,6% so với đất có mục đích công cộng
6.2 Thuỷ lợi (đê điều, hồ chứa nước, kênh mương, công trình đầu mối)
Chức năng của hệ thống thủy lợi và mặt nước chuyên dùng của Thành phố Hồ Chí Minh là tưới tiêu cho nông nghiệp và điều hoà tiêu thoát nước thải cho Thành phố Diện tích đất thủy lợi theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005 là 2.516,52 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 33.250,02 ha
Trên địa bàn Thành phố có khoảng trên 1.200 km kênh rạch, trong đó có 234
km do Công ty thoát nước đô thị quản lý dùng cho chức năng thoát nước Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chịu tác động của chế độ bán nhật triều không đồng đều của biển Đông, nên gây khó khăn cho việc thoát nước của cả hệ thống cống - kênh rạch
- sông lớn Lòng lạch bị bồi lắng, làm khả năng tiêu thoát nước tự nhiên của hệ thống này bị giảm đi khoảng 50 - 60%
Hệ thống cống ngầm được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 19, sau đó được phát triển thêm vào cuối những năm 1960, vừa thu nước thải, vừa thu nước