Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Một phần của tài liệu Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại TP Hồ Chí MInh (Trang 27 - 29)

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘ

4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

4.1. Dân số và tỷ lệ tăng dân số

Năm 2004, dân số Thành phố Hồ Chí Minh là 6.062.993 người, chiếm 7,39% dân số cả nước. Trong đó dân số nội thành là 5.087.513 người, chiếm 84%; dân số ngoại thành 975.480 người, chiếm 16%. Mật độ là 2.920 người/km2.

Dân số nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ 4,13%; dân số phi nông nghiệp chiếm 95,87% (Niên giám thống kê Thành phố năm 2004).

Bảng 1.2. Biến động dân số TP Hồ Chí Minh 2000 - 2004

Đơn vị hành chính 2000 2001 2002 2003 2004 Quận 1 227.578 227.805 230.544 201.117 199.247 Quận 2 (a) 101.545 108.497 108.141 117.633 123.968 Quận 3 221.068 223.897 224.579 206.550 201.425 Quận 4 196.662 197.583 199.925 187.486 182.493 Quận 5 211.108 210.989 212.410 176.706 171.966 Quận 6 258.014 262.379 265.806 248.605 241.902 Quận 7 (b) 114.490 117.149 132.319 148.166 156.895 Quận 8 336.201 341.913 347.262 351.868 359.194 Quận 9 (a) 152.268 156.647 160.012 186.836 199.150 Quận 10 244.028 245.904 247.465 236.312 235.442 Quận 11 241.138 244.189 246.217 235.260 229.837 Quận 12 (c) 178.200 193.224 215.476 265.284 282.864 Quận Tân Phú (d) 361.747

Quận Bình Tân (e) 384.889

Quận Gò Vấp 331.266 345.420 370.814 412.802 443.419 Quận Tân Bình 611.045 634.995 664.149 728.329 392.521 Quận Bình Thạnh 409.332 407.758 410.305 420.854 422.875 Quận Phú Nhuận 183.596 184.482 185.081 176.695 175.668 Quận Thủ Đức 214.924 223.866 234.190 305.367 329.231 Huyện Củ Chi 257.805 255.844 260.702 284.376 287.807 Huyện Hóc Môn 207.591 210.358 214.952 239.658 243.462 Huyện Bình Chánh 352.589 365.580 430.766 604.553 298.623 Huyện Nhà Bè 64.857 66.586 67.688 68.856 72.271 Huyện Cần Giờ 59.480 60.389 52.271 64.183 66.097 Tổng 5.174.785 5.285.454 5.481.074 5.867.496 6.062.993

Ghi chú: - Nguồn: Niên giám Thống kê TP Hồ Chí Minh 2004

(a) thuộc Thủ Đức cũ; (b) thuộc Nhà Bè cũ; (c) thuộc Hóc Môn cũ; (d) thuộc Tân Bình cũ; (e) thuộc Bình Chánh cũ

Theo báo cáo “Tình hình biến động dân số TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 1999- 2004” của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh tháng 02/2006, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm là 3,57%, trong đó, tỷ lệ tăng tự nhiên 1,27%, tỷ lệ tăng cơ học 2,30%.

Qua số liệu thống kê, dân số của Thành phố có xu hướng giảm ở các quận trung tâm, nội thành; tăng nhiều ở các quận mới; tăng chậm ở các quận ven và các huyện. Năm 1999, dân số tại khu vực nội thành cũ (13 quận cũ kể cả quận Tân Phú tách ra từ quận Tân Bình) chiếm 67,18% tổng dân số thành phố, đến tháng 10/2004 tỷ lệ này giảm còn 59,3%; dân số 06 quận mới chiếm 14,69% tổng dân số thành phố, đến tháng 10/2004 tỷ lệ này tăng lên 22,13%. Đây là kết quả bước đầu trong việc thực hiện chủ trương giãn dân của Thành phố trong những năm qua.

Cũng theo báo cáo trên, dân nhập cư tính tới ngày 01/10/2004 là 1.767.290 người chiếm 28,9% dân số Thành phố (diện KT3, KT4).

4.2. Lao động, việc làm và mức sống dân cư

Năm 2004 dân số trong độ tuổi lao động của Thành phố Hồ Chí Minh là 4.168.308 người, chiếm 68,75% tổng dân số toàn Thành phố. Dân số trong độ tuổi lao động tập trung chủ yếu ở thành thị với số lượng 3.550.981 người, chiếm 85,19% dân số trong độ tuổi lao động của Thành phố.

Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch khá nhanh sang các ngành công nghiệp (34.9%) và dịch vụ (58,8%). Năng suất lao động chung các ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố tăng bình quân 8,5%/năm.

Cơ cấu lao động nông nghiệp có sự dịch chuyển khá nhanh sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Lao động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp hiện chỉ còn chiếm 6,3% tổng lao động đang làm việc trên địa bàn Thành phố và 25% số lao động đang sinh sống ở nông thôn.

Số lao động được giới thiệu việc làm bình quân đạt 215.000 người/năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 190.000 người/năm. Số lượng việc làm mới tạo ra hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước; giai đoạn 2001-2005 đã tạo ra được khoảng 350.000 việc làm mới cho người lao động. Bình quân hàng năm có trên 50.000 người có việc làm mới thông qua hoạt động kinh doanh, dịch vụ cá thể, kinh tế hộ gia đình. Trong khu vực nông thôn ngoại thành, nhiều ngành nghề được khôi phục và phát triển đã tạo việc làm ổn định cho lao động, đưa nhanh tỷ lệ sử dụng lao động trong nông nghiệp tăng đều qua các năm. Những nỗ lực tích cực tạo việc làm mới trong thời gian qua đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ lao động thất nghiệp trên địa bàn Thành phố có xu hướng giảm xuống, từ mức 6,8% trong năm 2001 xuống còn 6,1% trong năm 2004.

Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Nếu tính theo tỉ giá cố định năm 1994 là 1 USD = 7.500 VNĐ thì GDP bình quân đầu người của Thành phố năm 2000: 1.365 USD/người/năm; năm 2001: 1.460 USD; năm 2002: 1.558 USD; năm 2003: 1.675 USD; năm 2004: 1.800 USD (năm 2005 dự ước

1920USD(1)). Thu nhập ngày càng cao khiến cho cơ cấu chi tiêu của người dân

chuyển dịch theo hướng tích cực: chi cho ăn uống ngày càng giảm và tương ứng là sự gia tăng tỷ phần chi tiêu cho các hoạt động mua sắm, giải trí khác.

Công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả hết sức tích cực khả quan. Về cơ bản, đến cuối năm 2003, Thành phố đã không còn hộ nghèo theo chuẩn cũ. Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 145/2004/QĐ-UB ngày 25/5/2004 phê duyệt chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo Thành phố giai đoạn 2 (2004-2010). Trên cơ sở đó, các cấp các ngành đã có kế hoạch triển khai thực hiện, trước mắt đề ra mục tiêu tập trung hỗ trợ cho hộ nghèo nâng mức thu nhập đầu người trên 4 triệu đồng/năm và giảm hộ nghèo trong 2 năm 2004-2005. Kết quả thực hiện đến cuối năm 2005 cho thấy Thành phố cơ bản không còn hộ nghèo ở mức thu nhập này. Hiện Thành phố đang phấn đấu giảm nghèo theo tiêu chuẩn mới (6 triệu

đồng/người/năm) xuống còn 6,6%.

Một phần của tài liệu Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại TP Hồ Chí MInh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w