Hàng năm, Thành phố bố trí một nguồn ngân sách lớn cho công tác quản lý đất đai như đo đạc bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Cụ thể nguồn kinh phí dành cho sở Tài nguyên và Môi trường

Một phần của tài liệu Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại TP Hồ Chí MInh (Trang 47 - 50)

đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Cụ thể nguồn kinh phí dành cho sở Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn 2000 – 2005 là 374,4 tỷ đồng, chia ra các năm như sau:

+ Năm 2000: 35,8 tỷ đồng; + Năm 2001: 51,0 tỷ đồng; + Năm 2002: 75,6 tỷ đồng; + Năm 2003: 61,7 tỷ đồng; + Năm 2004: 82,6 tỷ đồng; + Năm 2005: 67,6 tỷ đồng;

Nguồn kinh phí trên chưa tính đến ngân sách của các quận - huyện, phường - xã dành cho công tác này.

10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đất

Thi hành các quy định pháp luật về đất đai hiện nay, Thành phố luôn quan tâm, bảo đảm thực hiện ngày càng đầy đủ và tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất như: các thủ tục hành chính liên quan đất đai được hướng dẫn cụ thể và công khai hóa nơi

công sở, kết hợp với tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ chuyên môn, nên đã góp phần giải quyết hành chính theo yêu cầu của nhân dân kịp thời, hạn chế phiền hà cho nhân dân.

Tất cả các công sở trên địa bàn Thành phố đã áp dụng mô hình hành chính “một cửa”, góp phần giảm bớt phiền hà cho người, hạn chế tiêu cực, nhũng nhiễu của đội ngũ công chức. Tuy nhiên so với các quy định còn có bất cấp, cần cải cách triệt để hơn.

Còn nhiều trường hợp người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng sử dụng không theo quy hoạch có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất từ năm 2003 đến 2005:

Bảng 2.2. Kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất

Năm

Hồ sơ đăng bộ chuyển quyền sở hữu nhà ở và QSDĐỞ Hồ sơ đăng ký thế chấp bảo lãnh Tổng cộng 2003 23.257 252 23.509 2004 17.345 21.606 38.951 2005 12.790 17.898 30.688 04 tháng 2006 2.963 9.537 12.500 Tổng cộng 56.355 49.293 105.648

Ngoài ra, còn giải quyết các hồ sơ xóa đăng ký, cung cấp thông tin, thay đổi đăng ký thế chấp, bảo lãnh:

Năm 2004: 3.001 hồ sơ Năm 2005: 11.069 hồ sơ

11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Từ sau Luật Ðất đai 1993 và đặc biệt từ khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực, cơ quan Ðịa chính - Nhà đất Thành phố (nay là Tài nguyên và Môi trường Thành phố) và cấp huyện đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra định kỳ, đột xuất cũng như theo sự chỉ đạo cụ thể của Ủy ban nhân dân thành phố. Thanh tra việc quản lý sử dụng đất tại một số khu vực, cụm công nghiệp; thanh tra việc quản lý sử dụng kho bãi, việc quản lý sử dụng đất của một số tổ chức; thanh tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất ở; kiểm tra công tác thu hồi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Ngoài ra còn phối hợp với một số ban, ngành thành phố, trung ương như Ðoàn công tác liên ngành của Chính phủ, Thanh tra Nhà nước, Thanh tra Thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố giải quyết các vụ khiếu kiện đông người, kiểm tra việc sử dụng vốn, sang nhượng đất đai.

trị; Quyết định số 273/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ; sự chỉ đạo của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố. Việc kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch được tiến hành thường xuyên và nằm trong chương trình công tác hàng năm của Ủy ban nhân dân Thành phố.

Triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, Thành phố đã thành lập 50 đoàn thanh tra, kiểm tra việc đầu tư xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bao gồm:

- 15 đoàn thanh tra của thành phố;

- 18 đoàn thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường; - 17 đoàn thanh tra của quận, huyện.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã tiến hành thu hồi đất đối với một số đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng trái pháp luật và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai góp phần ổn định trật tự an ninh, xã hội, tạo niềm tin của nhân dân vào pháp luật.

Kết quả thanh tra kiểm tra, Ủy ban nhân dân Thành phố xử lý theo hình thức thu hồi đất, hủy bỏ việc giao đất tổng cộng 28 dự án chậm hoặc không triển khai thực hiện, với tổng diện tích đất 504 ha.Trong đó, riêng năm 2005 Ủy ban nhân dân Thành phố xử lý theo hình thức thu hồi đất, hủy bỏ việc giao đất tổng cộng 05 dự án chậm hoặc không triển khai thực hiện, với tổng diện tích đất khoảng 100 ha; thu hồi 03 khu đất không sử dụng, để hoang hóa hoặc bị lấn chiếm, với tổng diện tích khoảng 12,2 ha. Hiện Thành phố đang tiếp tục thanh tra, kiểm tra làm rõ để có cơ sở xử lý 10 dự án với tổng diện tích khoảng 35ha.

Việc thường xuyên thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đất đai góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án.

12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai

Với chủ trương giải quyết đơn thư đúng chức năng thẩm quyền, khắc phục việc để đơn thư tồn đọng kéo dài và vận động, giải thích, hướng dẫn nhân dân hiểu pháp luật, sống và làm theo pháp luật, Thành phố đã ban hành quy trình tiếp dân, trong đó quy định đối với công dân khi thực hiện quyền tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và việc tiếp nhận đơn thư của tổ chức và công dân.

Trong năm 2005, tại Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 1.130 đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, hồ sơ tồn năm 2004 là 291hồ sơ. Ðến nay đã giải quyết được 1.212 hồ sơ (đạt 85%) và đang tiến hành giải quyết tiếp 209 hồ sơ.

Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên triển khai mô hình dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai. Năm 1998, thành lập Trung tâm Kiểm định bản đồ và Tư vấn Nhà đất. Năm 2002, Thành phố thành lập Trung tâm Đăng ký nhà đất với chức năng là thực hiện việc đăng ký các hợp đồng giao dịch nhà đất như Văn phòng đăng Ký quyền sử dụng đất hiện nay. Đầu năm 2003, thành lập Trung tâm Thu hồi Khai thác quỹ đất phục vụ đầu tư với chức năng như Tổ chức Phát triển Quỹ đất quy định trong Luật Đất đia 2003. Các Trung tâm này đều trực thuộc Sở Địa chính – Nhà đất (nay thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường). Từ kết quả thực hiện mô hình dịch vụ công tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quốc hội đã quyết định đưa mô hình này vào Luật đất đai năm 2003 để thực hiện nhân rộng trên toàn quốc.

Đến nay đã có 10/24 quận huyện thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại TP Hồ Chí MInh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w