1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương ôn tập Luật sở hữu trí tuệ có đáp án

167 7,6K 79

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 621,5 KB

Nội dung

Đề cương ôn tập Luật sở hữu trí tuệCâu hỏi 1. Thế nào là quyền sở hữu trí tuệ. Sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng nào?Câu hỏi 2. Thế nào là quyền tác giả?Câu hỏi 3. Thế nào là tác phẩm? Tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?Câu hỏi 4. Những người nào được coi là tác giả của tác phẩm?

Trang 1

PHẦN I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ Câu hỏi 1 Thế nào là quyền sở hữu trí tuệ Sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng nào?

Trả lời: Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định.Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạtđộng trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoahọc, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống câytrồng

Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm: Đối tượngquyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học; đốitượng liên quan đến quyền tác giả như: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình,chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá Đốitượng quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãnhiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạchtích hợp bán dẫn; Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng

và vật liệu nhân giống

Sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm: nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả),nhóm sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng(Điều 3 Luật SHTT)

Câu hỏi 2 Thế nào là quyền tác giả?

Trả lời: Quyền tác giả là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với tácphẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu,thường gọi là bản quyền tác giả

Trang 2

Quyền tác giả thường được xác lập đối với những người sáng tạo ra tácphẩm gốc về văn học, kịch, âm nhạc, nghệ thuật.

Quyền này cho phép người sáng tạo kiểm soát được việc khai thác, sao chép,cải biên, công bố tác phẩm của mình

Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm các cuộc biểu diễn,bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chươngtrình mã hoá (Điều 4.3 Luật SHTT)

Câu hỏi 3 Thế nào là tác phẩm? Tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?

Trả lời: Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật

và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào

Tác phẩm có còn thể thể hiện bằng các ký hiệu thay cho chữ viết như chữnổi, ký hiệu tốc ký, ký hiệu tương tự khác mà có thể sao chép bằng nhiềuhình thức khác nhau (Điều 9 Nghị định 100/200/NĐ-CP)

Tác phẩm văn học, nghệ thụât và khoa học được nhà nước bảo hộ là các loạitác phẩm:

Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khácđược thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác

- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác được thể hiện dưới dạng ngôn ngữnói và được định hình dưới dạng vật chất nhất định (Điều 10 Nghị định100/2006/NĐ-CP)

- Tác phẩm sân khấu bao gồm thuộc loại hình biểu diễn như kịch nói, nhạc

vũ kịch, ca kịch, kịch câm, xiếc, múa, múa rối và các loại hình tác phẩm sânkhấu khác (Điều 13 Nghị định 100/2006/NĐ-CP)

Trang 3

- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự làtác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứngchuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện trênchất liệu nhất định có thể phân phối, truyền đạt tới công chúng bằng cácthiết bị kỹ thuật, công nghệ Tác phẩm điện ảnh gồm các loại phim truyện,phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác(Điều 16 Nghị định 100/2006/NĐ-CP)

- Tác phẩm báo chí gồm: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phảnảnh, điều tra, bình luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại khác nhằmđăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình báo, điện tử hoặc các phương tiệnkhác (Điều 11 Nghị định 100/2006/NĐ-CP)

- Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bảnnhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộcvào việc trình diễn hay không (Điều 12 Nghị định 100/2006 NĐ-CP)

- Tác phẩm kiến trúc là bản vẽ thiết kế thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôinhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian đã hoặc chưa xây dựng.Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ, thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặtcắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợpcông trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan một vùng, đôthị, hệ thống đô thị, khu chức năng, đô thị, khu dân cư (Điều 17 Nghị định100/2006/NĐ-CP)

- Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối,màu sắc, bố cục như hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và cáchình thức thể hiện khác tồn tại dưới dạng độc bản Đối với loại hình đồ hoạ

có thể thể hiện đến phiên bản thứ 50, có số thứ tự và có chữ ký của tác giả(Điều 15.1 Nghị định 100/2006/Nđ-CP)

Trang 4

- Mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối,màu sắc, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với đồ vật hữu ích,được sản xuất hàng loạt, bằng tay hoặc bằng máy như biểu trưng, hàng thủcông mỹ nghệ, hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm (Điều 15.2Nghị định 100/2006/NĐ-CP)

- Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách quantrên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay cóthể tạo ra bằng bất cứ phương tiện kỹ thuật nào Có thể là phương pháp hoáhọc, điện tử, hoặc phương pháp khác (Điều 16 Nghị định 100/2006/NĐ-CP)

- Bản hoạ đồ, bản vẽ, sơ đồ, bản đồ có liên quan đến địa hình, các loại côngtrình khoa học (Điều 18 Nghị định 100/2006/NĐ-CP)

- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu

- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian (Điều 14 luật SHTT)

Câu hỏi 4 Những người nào được coi là tác giả của tác phẩm?

Trả lời: Những người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩmvăn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học là tác giả của tác phẩm Tác giảbao gồm:

- Cá nhân người Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ

- Cá nhân người nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dướihình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; có tác phẩm được công bố lần đầutiên ở Việt Nam; có tác phẩm được bảo hộ tại Việt nam (Điều 8 Nghị định100/2006/NĐ-CP)

Ngoài ra, những người dưới đây cũng được công nhận là tác giả như ngườidịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác được coi là tác giả tác

Trang 5

phẩm dịch; người phóng tác từ tác phẩm đã có, người cải biên, chuyển thểtác phẩm từ loại hình nghệ thuật này sang loại hình khác được coi là tác giảcủa tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể; người biên soạn, chủ giải,tuyển chọn tác phẩm của người khác thành tác phẩm có tính sáng tạo đượccoi là tác giả biên soạn, chú giải, tuyển chọn (Điều 13 Luật SHTT).

Câu hỏi 5 Những người nào được coi là chủ sở hữu tác phẩm?

Trả lời: Chủ sở hữu tác phẩm bao gồm:

Tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do mình sáng tạo, trừtrường hợp tác phẩm sáng tạo theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng.Các đồng tác giả là chủ sở hữu chung tác phẩm do họ cùng sáng tạo, trừtrường hợp tác phẩm sáng tạo theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng.Các cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặcmột phần tác phẩm do tác giả tạo ra theo nhiệm vụ mà cơ quan hoặc tổ chứcgiao

Cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả là chủ sở hữumột phần hoặc toàn bộ tác phẩm do tác giả sáng tạo theo hợp đồng

Người thừa kế hợp pháp của tác giả là chủ sở hữu tác phẩm được thừa kếtrong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm đó

Những người được chủ sở hữu tác phẩm chuyển giao các quyền của mìnhtheo hợp đồng thì những người này là chủ sở hữu quyền được chuyển giao

Câu hỏi 6 Có bắt buộc đăng ký quyền tác giả với Cục bản quyền tác giả mới phát sinh quyền không?

Trả lời: Quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh tại thời điểm tác phẩmsáng tạo được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không phân biệt

Trang 6

tác phẩm đã công bố hoặc chưa công bố, đã đăng ký bảo hộ hoặc chưa đăng

ký bảo hộ

Chủ sở hữu tác phẩm có quyền đăng ký tác phẩm thuộc sở hữu của mình tại

cơ quan bản quyền tác giả của Nhà nước để được cấp Giấy chứng nhận đăng

ký quyền tác giả

Việc đăng ký bản quyền tác giả cũng không bắt buộc Tuy nhiên, nếu tác giảsáng tạo đăng ký tác phẩm với Cục Bản quyền tác giả thì không có nghĩa vụphải chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranhchấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại (Điều 49 Luật SHTT)

Câu hỏi 7 Quyền của tác giả (quyền tác giả) bao gồm những quyền gì?

Trả lời: Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giảđối với tác phẩm do mình sáng tạo

Quyền nhân thân gồm các quyền: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặcbút danh trên tác phẩm, nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công

bố, sử dụng; công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tácphẩm của mình; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho phép ngườikhác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nàogây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả

Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân đốivới tác phẩm mà mình sáng tạo gồm: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thậthoặc bút danh trên tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặckhông cho phép người khác sửa đổi nội dung của tác phẩm

Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả có các quyền nhân thân đốivới tác phẩm gồm: công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổbiến tác phẩm thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở

Trang 7

hữu có thảo thuận khác; cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩmthuộc quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu cóthoả thuận khác (Điều 19 Luật SHTT, Điều 22 Nghị định 100/106/NĐ-CP).Quyền tài sản bao gồm:

đối với tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền như đượchưởng nhuận bút; được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; đượchưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới cáchình thức như xuất bản, tái bản, trưng bày, truyển lãm, biểu diễn, phát thanh,truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; dịch, phóng tác, cải biên, chuyểnthể, cho thuê; được nhận giải thuởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.Đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền tài sảnđối với tác phẩm mà mình là tác giả gồm: được hưởng nhuận bút; đượchưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; được nhận giải thưởng đối với tácphẩm mà mình là tác giả

Chủ sở hữu không đồng thời là tác giả được hưởng lợi ích vật chất từ việc sửdụng tác phẩm dưới các hình thức xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm,biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; dịch, phóngtác, cải biên, chuyển thể, cho thuê (Điều 22 Luật SHTT, Điều 23 Nghị định100/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 8 Hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền tác giả?

Trả lời: Các hành vi sau đây bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả:

1 Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học

2 Mạo danh tác giả

Trang 8

3 Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả, đồng tácgiả trong trường hợp có đồng tác giả.

4 Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gâyphương hại đến danh dự, uy tín của tác giả

5 Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền(trừ trường hợp có quy định khác)

6 Làm tác phẩm phái sinh nhưng không được phép của tác giả, chủ sở hữuquyền (trừ trường hợp có quy định khác)

7 Sử dụng tác phẩm mà không dược phép của chủ thể quyền, không trảnhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất (trừ trường hợp có quy định khác)

8 Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vậtchất khác cho tác giả, hoặc chủ sở hữu quyền tác giả

9 Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối trưng bày hoặc truyền đạt tácphẩm đến công chúng qua mạng truyền thông hoặc các phương tiện kỹ thuật

số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

10 Xuất bản tác phẩm không được phép của chủ sở hữu quyên tác giả

11 Cố ý huỷ bỏ, làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyềnthực hiện để bảo vệ quyền

12 Cố ý xoá bỏ, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử cótrong tác phẩm

13 Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu hoặc chothuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu biện pháp

kỹ thuật để bảo vệ quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình

14 Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo

Trang 9

15 Xuất khẩu, nhập khẩu bản sao tác phẩm mà không được chủ sở hữuquyền tác giả cho phép (Điều 28 Luật SHTT).

Câu hỏi 9 Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan là gì?

Trả lời: Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ trong việc ngăn chặncác hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác trái phép quyền tác giả, quyền liênquan là việc các chủ thể quyền đưa ra các thông tin quản lý quyền của mìnhgắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trìnhphát sóng, đưa thông tin quản lý quyền xuất hiện cùng với việc truyền đạttác phẩm tới công chúng nhằm xác định tác phẩm, tác giả của tác phẩm, chủ

sở hữu, thông tin về thời hạn, điều kiện sử dụng tác phẩm và mọi số liệu, mãhiệu, ký hiệu thể hiện thông tin đó

Các chủ thể quyền còn có thể áp dụng mọi biện pháp công nghệ khác để bảo

vệ thông tin quản lý quyền (Điều 43.1 Nghị định 100/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 10 Những người nào có quyền khởi kiện dân sự về quyền tác giả và quyền liên quan?

Trả lời: Những chủ thể quyền sau đây có quyền khởi kiện dân sự để bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan:

Tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan; người thừa kế hợppháp; cá nhân, tổ chức, được chuyển giao quyền của chủ sở hữu quyền tácgiả và quyền liên quan; cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm theo hợp đồng;người biểu diễn; nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình; tổ chức phát sóng, tổchức đại diện tập thể được uỷ thác; các chủ thể quyền khác theo quy dịnhcủa pháp luật

Trang 10

Cơ quan nhà nước cũng có thể khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo

vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước thuộc lĩnh vực quyền tác giả, quyềnliên quan (Điều 44 Nghị định 100/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 11 Thế nào là quyền sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đốivới sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sángtạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

Quyền của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm:

- Sử dụng, cho phép người khác sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp

- Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

- Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp (Điều 4.4 Luật SHTT)

Câu hỏi 12 Sáng chế là gì? Giải pháp hữu ích là gì?

Trả lời: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trìnhnhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tựnhiên

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứngcác yêu cầu sau: có tính mới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng côngnghiệp

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu íchnếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau: cótính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp (Điều 4.12, Điều 58 LuậtSHTT)

Trang 11

Sáng chế, giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật và giải pháp đó được côngnhận là có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới khi: Thứ nhất, giảipháp kỹ thuật không trùng với giải pháp kỹ thuật đã được mô tả và đã nộpcho cơ quan cấp bằng độc quyền về sáng chế hoặc giải pháp hữu ích trước

đó Thứ hai, trước đó giải pháp kỹ thuật này chưa bộc lộ công khai ở tronghay ngoài nước dưới hình thức sử dụng hay mô tả trong bất kỳ nguồn thôngtin nào mà căn cứ vào đó người có trình độ trung bình có thể thực hiện giảipháp kỹ thuật đó

Giải pháp kỹ thuật được công nhận có trình độ sáng tạo nếu giải pháp đó làbước tiến sáng tạo và cho đến ngày ưu tiên của đơn so với trình độ kỹ thuậtcủa trong và ngoài nước, giải pháp đó không thể tạo ra một cách dễ dàng đốivới người có trình độ trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng

Giải pháp kỹ thuật được công nhận có khả năng áp dụng nếu căn cứ vào bảnchất của giải pháp kỹ thuật được mô tả trong sáng chế, giải pháp hữu ích, cóthể thực hiện được giải pháp đó trong việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sảnphẩm, hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và đạtđược kết quả ổn định (Điều 60, Điều 61, Điều 62 Luật SHTT)

Câu hỏi 13 Ai là người có quyền đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích?

Trả lời: Phải nộp đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích và nếu được côngnhận thì quyền sở hữu được xác lập theo văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trítuệ cấp (Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích).Một trong những người sau đây có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế, giảipháp hữu ích:

Tác giả là người tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích bằng công sức và chi phícủa mình;

Trang 12

Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả, dướihình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.Trường hợp Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất - kỹthuật thì quyền đăng ký thuộc về tổ chức, cơ quan được nhà nước giao thựchiện nhiệm vụ này sẽ có trách nhiệm đại diện cho nhà nước để đăng ký.Trong trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư đểtạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyềnđăng ký và quyền đăng ký này chỉ được thực hiện khi tất cả các tổ chức, cánhân đó đều đồng ý.

Trường hợp nhà nước góp một phần kinh phí-điều kiện kỹ thuật thì mộtphần đăng ký tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về nhà nước

Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu giữa cơ quannhà nước với tổ chức cá nhân khác, nếu trong hợp đồng hợp tác không cóquy định nào khác, thì phần quyền đăng ký tương ứng với tỷ lệ đóng góp củanhà nước trong việc hợp tác nghiên cứu

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký thì có quyền chuyển giao quyền đăng ký

đó cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, cóquyền để thừa kế quyền nộp đơn, hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật,

kể cả trong trường hợp đã nộp đơn đăng ký (Điều 86 Luật SHTT, Điều 9nghị định 103/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 14 Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Trả lời: Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, thểhiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố đó

Để được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới đối với thế giới, cótính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp Kiểu dáng công nghiệp

Trang 13

có chức năng thẩm mỹ, hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng bằng nét độc đáo,

vẽ đẹp và nâng cao tính tiện ích của sản phẩm

Điểm mấu chốt của khái niệm trên là kiểu dáng công nghiệp phải có tínhmới và khả năng áp dụng công nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm, tái tạobằng phương pháp công nghiệp hay thủ công nghiệp (vì vậy nên gọi là kiểudáng công nghiệp) Nếu không có yếu tố này thì không phải là kiếu dángcông nghiệp mà là sự sáng tạo nghệ thuật (thuộc bản quyền tác giả)

Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được thể hiện và công nhận khi kiểudáng đó đảm bảo: khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bộc lộcông khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thứcnào khác ở trong và ngoài nước trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên(trong trường hợp được hưởng quyền ưu tiên) và chưa được bộc lộ công khai

ở trong và ngoài nước

Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp được thừa nhận nếu so với các kiểudáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức văn bản, hoặc bất

kỳ hình thức nào khác ở trong hay ngoài nước thì kiểu dáng đó không thểđược tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnhvực tương ứng

Khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp là khả năng cóthể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoàigiống hệt nhau bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp (Điều

63, 65, 66, 67 Luật SHTT)

Câu hỏi 15 Vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp và ai có quyền đăng ký ?

Trang 14

Trả lời: Kiểu dáng công nghiệp phải đăng ký và nếu đáp ứng các yêu cầu thìquyền sở hữu được thừa nhận thông qua việc xác lập theo văn bằng bảo hộ

do Cục Sở hữu trí tuệ cấp (Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp)

Cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp với Cục Sở hữu trí tuệ vì quyềncủa chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở bằng độcquyền và trong thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu có độc quyền sử dụng, chuyểngiao Như vậy mới có thể được bù đắp chi phí về vật chất, trí tuệ, đượchưởng lợi nhuận từ việc khai thác thành quả của mình

Những người sau đây có quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp:Tác giả (người hoặc những người trực tiếp tạo ra kiểu dáng công nghiệpbằng chính công sức của mình) nếu tác giả tự đầu tư kinh phí, phương tiệnvật chất của mình để tạo ra kiểu dáng công nghiệp; hoặc tổ chức, cá nhângiao việc, cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả hoặc ký hợpđồng thuê việc với tác giả và không có thoả thuận khác trong hợp đồng này.Người có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có thểchuyển giao quyền nộp đơn cho tổ chức, cá nhân khác, kể cả đơn đã nộp tạiCục Sở hữu trí tuệ để đăng ký (Điều 86 Luật SHTT)

Trường hợp có sự đầu tư kinh phí của nhà nước thì quyền đăng ký của nhànước đối với việc tạo ra kiểu dáng công nghiệp tương ứng như đối với sángchế (Điều 9 Nghị định 103/2006/Nđ-CP)

Câu hỏi 16 Thế nào là thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn?

Trả lời: Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bánthành phẩm, trong đó các phần tử (với ít nhất một phần từ tích cực) và một

số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật

Trang 15

liệu bán dẫn để nhằm thực hiện chức năng điện tử Mạch tích hợp đồngnghĩa với thuật ngữ “IC”, “chíp”, “mạch vi điện tử”

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các phần

tử mạch và các mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn(Điều 4.15 Luật SHTT)

Thiết kế bố trí mạch tích hợp được bảo hộ khi có tính nguyên gốc và tínhmới thương mại

Tính nguyên gốc được thể hiện: Thứ nhất, là kết quả lao động sáng tạo củachính tác giả thiết kế bố trí; thứ hai, tại thời điểm được tạo ra thiết kế đóchưa được biết đến rộng rãi trong giới sáng tạo thiết kế bố trí và những nhàsản xuất mạch tích hợp bán dẫn

Tính mới thương mại: Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mạinếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trướcngày nộp đơn đăng ký (Điều 70, Điều 71 Luật SHTT)

Tổ chức, cá nhân là tác giả tạo ra thiết kế bố trí, hoặc người đầu tư kinh phí,phương tiện vật chất cho tác giả tạo ra thiết kế bố trí dưới hình thức giaoviệc, thuê việc (nếu trong hợp đồng không có quy định liên quan đến quyềntác giả thiết kế) có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ

Trong trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư đểtạo ra thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký vàquyền đăng ký này chỉ được thực hiện khi tất cả các tổ chức, cá nhân đó đềuđồng ý Trường hợp có sự đầu tư kinh phí của nhà nước thì quyền đăng kýcủa nhà nước đối với việc tạo ra kiểu dáng công nghiệp tương ứng như đốivới sáng chế (Điều 9 Nghị định 103/2006/NĐ-CP)

Trang 16

Quyền sở hữu thiết kế bố trí mạch tích hợp được xác lập theo Giấy chứngnhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn do Cục Sở hữu trí tuệ cấp(Điều 86 Luật SHTT).

Câu hỏi 17 Nhãn hiệu là gì?

Trả lời: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các

tổ chức, cá nhân khác nhau

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đồng thời đáp ứng hai điều kiện:

Dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được, có thể là dướidạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc kếthợp các yếu tố trên, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc

Dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãnhiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác

Nhãn hiệu phải đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ làGiấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Chủ sở hữu có toàn quyền đối với nhãnhiệu đang được bảo hộ

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của cácthành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của

tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổchức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó

để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sảnxuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ antoàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu

Trang 17

Nhãn hiệu liên kết là nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặctương tự nhau, dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, hoặc tương tự vớinhau hoặc có liên quan với nhau.

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trêntoàn lãnh thổ Việt Nam

Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập theo văn bằng bảo hộ do Cục

Sở hữu trí tuệ cấp (Điều 4 Luật SHTT)

Câu hỏi 18 Những dấu hiệu nào không được bảo hộ làm nhãn hiệu?

Trả lời: Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ là nhãn hiệu:

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốchuy của các nước

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huyhiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức

xã hội-nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơquan, tổ chức đó cho phép

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu,bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt nam vàcủa nước ngoài

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận,dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó yêu cầu khôngđược sử dụng, trừ trường hợp do chính tổ chức đó đăng ký làm nhãn hiệuchứng nhận

Trang 18

Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối ngườitiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trịhoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ (Điều 75 Luật SHTT).

Câu hỏi 19 Khả năng phân biệt của nhãn hiệu thể hiện như thế nào?

Trả lời: Nhãn hiệu có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặcmột số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết, hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp với nhautạo thành một tổng thể độc đáo, dễ nhận biết và không phải là dấu hiệu bịloại trừ, không được sử dụng để làm nhãn hiệu hàng hoá Dấu hiệu loại trừbao gồm trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoácủa người khác đang được bảo hộ (Điều 74.1 Luật SHTT)

Câu hỏi 20 Những dấu hiệu nào bị coi là không có khả năng phân biệt, không thể dược cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?

Trả lời: Dấu hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt gồm:

Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá khác đãnộp đơn cho Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu và đơn đó có ngày

ưu tiên sớm hơn

Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá củangười khác đã hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ, nhưng thời giantính từ khi hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực chưa quá 5 năm (trừ trườnghợp bị đình chỉ hiệu lực vì không sử dụng)

Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá củangười khác được coi là nổi tiếng hoặc với nhãn hiệu của người khác đã được

sử dụng hoặc được thừa nhận một cách rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ hoặctương tự

Trang 19

Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của ngườikhác nếu dấu hiệu đó gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

Trùng với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc đã nộp đơn yêu cầu bảo

hộ có ngày ưu tiên sớm hơn

Và một số trường hợp khác, hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữthuộc ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp đã được sử dụng hoặcthừa nhận rộng rãi với danh nghĩa là nhãn hiệu Dấu hiệu, biểu tượng, quyước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường cuả hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi thường xuyên, nhiều người biết Dấuhiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng,tính chất, thành phần, công dụng, giá trị sử dụng mang tính mô tả hàng hoá.Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh dấu hiệu chỉ nguồngốc địa lý cuả hàng hoá, dịch vụ trừ trường hợp được thừa nhận là nhãn hiệutập thể (Điều 74 luật SHTT)

Câu hỏi 21 Cần lưu ý điều gì khi thiết kế nhãn hiệu?

Trả lời: Khi thiết kế nhãn hiệu, ngoài yêu cầu như tên thương mại cần lưu ý:Một doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu dùng cho nhiều loại hàng hoá,thị trường khác nhau Nhưng những nhãn hiệu thành công (sử dụng lâu năm,chiếm lĩnh thị trường, người tiêu dùng tín nhiệm) cần tập trung phát huy,không nên thay

Có thể sử dụng thành phần phân biệt trong tên thương mại để làm nhãn hiệu.Coi đó là nhãn hiệu cơ bản, sau đó tạo nên nhãn hiệu liên kết

Không chỉ là chữ, mà nên sử dụng hình ảnh, hoặc kết hợp cả hai Chú ý dễnhớ, dễ truyền thụ, dễ phổ cập

Trang 20

Đảm bảo không trùng, không tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác.

Do vậy cần phải kiểm tra, đối chiếu trước

Không sử dụng các dấu hiệu không có khả năng phân biệt, bị cấm như: Mô

tả hàng hoá, hình vẽ diễn tả hàng hoá, tên gọi thông thường, chỉ dẫn phươngpháp sản xuất, số lượng, chất lượng chủng loại, nguồn gốc sản phẩm hànghoá Dấu hiệu làm sai lệch, gây nhầm lẫn, lừa dối về chất lượng, công dụng Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với dấu kiểm tra, dấu bảo hànhcủa cơ quan Nhà nước, trùng với quốc huy, quốc kỳ, ảnh lãnh tụ

Lưu ý khía cạnh mỹ thuật như cần phải đẹp, độc đáo, gây ấn tượng, thiệncảm nổi bật Tuy nhiên, như vậy sẽ thu hẹp phạm vi bảo hộ

Câu hỏi 22 Tên thương mại là gì?

Trả lời: Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân sử dụng trong hoạtđộng kinh doanh, dùng để nhận biết và phân biệt chủ thể kinh doanh mangtên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực (Điều 4.21 LuậtSHTT)

Tên thương mại phải là tập hợp các chữ, phát âm được và có nghĩa

Tên thương mại bao gồm hai phần: Phần mô tả và phần phân biệt

Phần mô tả là một tập hợp các từ có nghĩa mô tả tóm tắt loại hình doanhnghiệp và lĩnh vực kinh doanh

Phần phân biệt là tập hợp các chữ cái phát âm được, có thể có nghĩa hoặckhông có nghĩa Phần mô tả không có khả năng tạo nên tính phân biệt chotên thương mại (hai doanh nghiệp có tên thương mại khác nhau có thể cóphần mô tả giống nhau) Ví dụ: Với tên Công ty TNHH xây dựng Thành Đô.Phần mô tả là “Công ty TNHH xây dựng”, phần phân biệt là “Thành Đô”,

Trang 21

phân biệt với “Công ty TNHH xây dựng Tiến Thành” “Tổng công ty bưuchính viễn thông Việt Nam” không có khả năng phân biệt (Tổng công ty -

mô tả loại hình công ty; Bưu chính viễn thông- lĩnh vực hoạt động; ViệtNam - không có khả năng phân biệt) Vì vậy phải thêm dấu hiệu khác là

“VNPT” là tên giao dịch

Tên thương mại thường là tên doanh nghiệp

Câu hỏi 23 Những yêu cầu của tên thương mại?

Trả lời: Quyền sở hữu tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sửdụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực là lãnh thổ kinhdoanh, không cần thực hiện thủ tục đăng ký Tên thương mại được bảo hộkhi có khả năng phân biệt, đáp ứng các điều kiện sau:

Chứa thành phần tên riêng, trừ trưòng hợp đã được biết rộng rãi

Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà tổchức khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực, khu vực kinh doanh

Không thuộc các trường hợp như: Sử dụng tên gọi các cơ quan hành chính,các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệphoặc các chủ thể không liên quan tới hoạt động kinh doanh (Điều 77, Điều

78 Luật SHTT)

Ngoài ra những tên thương mại có thêm từ ngữ “tân” “cựu” “mới” trước,hoặc sau các tên thương mại đã có trước đó cũng không đáp ứng yêu cầu củatên thương mại

Câu hỏi 24 Cần lưu ý điểm gì khi lựa chọn tên thương mại?

Trang 22

Trả lời: Tên thương mại thuộc tài sản trí tuệ cần chú ý xây dựng và bối đắpngay khi doanh nghiệp ra đời Mỗi doanh nghiệp chỉ có một tên thương mại(dù có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hoá khác nhau).

Cần lưu ý khi thiết kế tên thương mại:

Phần phân biệt nên là tập hợp chữ, dễ phát âm, dễ nhớ với số đông ngườigiao tiếp ở thị trường doanh nghiệp kinh doanh Nếu có ý định hoạt động ởnước ngoài thì không nên chọn tập hợp chữ có dấu vì khó phát âm Cần chú

ý nghĩa của tập hợp các chữ, không có nghĩa xấu gây phản cảm Tên thươngmại của mình không trùng hoạc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác trongcùng lĩnh vực kinh doanh, hoặc nhẫm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếngcủa người khác, không vi phạm điều cấm Lựa chọn dấu hiệu chữ tạo ấntượng về phong cách (tin cậy, năng động)

Để đảm bảo khả năng phân biệt phải rà soát tên thương mại của các doanhnghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực, cùng thị trường để tránh tênthương mại của mình xung đột (trùng, không có thể phân biệt) với các tênthương mại đã có

Câu hỏi 25 Chủ doanh nghiệp có những quyền sở hữu công nghiệp nào đối với tên thương mại của mình?

Trả lời: Chủ doanh nghiệp sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân tiếnhành sản xuất, kinh doanh dưới tên thương mại, có những quyền sau:

Quyền sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tênthương mại để xưng danh, thể hiện trên giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sảnphẩm hàng hoá bao bì và quảng cáo

Trang 23

Quyền chuyển giao theo hợp đồng, thừa kế cho người khác với điều kiệnviệc chuyển giao phải được tiến hành cùng toàn bộ cơ sở và hoạt động kinhdoanh dưới tên thương mại đó.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được bảo hộ khi chủ sởhữu còn duy trì hoạt động với tên thương mại này

Câu hỏi 26 Đề nghị giải thích về chỉ dẫn địa lý Chỉ dẫn địa lý phải đăng ký không?

Trả lời: Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từkhu vực, địa phương, vùng lãnh hổ hay quốc gia cụ thể

Chỉ dẫn địa lý phải đảm bảo diều kiện sau thì được bảo hộ:

Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương,vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng

Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủyếu do diều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nướctương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định (Điều 79 Luật SHTT)

Một số sản phẩm đã được mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ như bưởi ĐoanHùng, nước mắm Phú Quốc, thanh long Bình Thuận

Câu hỏi 27 Đối tượng nào không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý?

Trả lời: Các đối tượng sau không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý:

Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam

Chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài mà tại đó, chỉ dẫn địa lý này không được bảo

hộ, đã bị chấm dứt, hoặc không còn được sử dụng

Chỉ dẫn địa lý tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ trong trường hợpnếu sử dụng chỉ dẫn địa lý sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm

Trang 24

Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lýthực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó (Điều 80 Luật SHTT).

Câu hỏi 28 Ai là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý, người có quyền đăng ký chỉ dẫn chỉ dẫn địa lý và gồm những quyền gì?

Trả lời: Những cơ quan sau đây có quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý:

Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉdẫn địa lý được công nhận thuộc phạm vi một tỉnh

Uỷ ban Nhan dân một tỉnh, được Uỷ ban nhân dân tỉnh khác uỷ quyền khikhu vực địa lý được công nhận thuộc nhiều địa phương

Cơ quan, tổ chức được Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền quản lý chỉ dẫn địa lývới điều kiện cơ quan, tổ chức này đại diện cho quyền lợi của tất cả tổ chức,

cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý (Điều 121.4 Luật SHTT,Điều 18.1 Nghị định 103/2006/NĐ-CP)

Mọi tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất hàng hoá tại lãnh thổquốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đóvới điều kiện hàng hoá do tổ chức, cá nhân đó sản xuất phải đảm bảo uy tínhoặc danh tiếng vốn có của hàng hoá này

Khi tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thì họ có quyền thểhiện chỉ dẫn đó trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, giấy tờ giao dịch nhằm muabán hàng hoá và quảng cáo cho hàng hoá này

Câu hỏi 29 Thế nào là bí mật kinh doanh?

Trả lời: Bí mật kinh doanh là thành quả đầu tư dưới dạng thông tin đáp ứng

đủ các điều kiện sau:

Không phải là hiểu biết thông thường

Trang 25

Khi sử dụng trong kinh doanh tạo cho người nắm giữ thông tin có lợi thế sovới người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.

Được chủ thông tin bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đókhông bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được (Điều 84 Luật SHTT)

Sở hữu bí mật kinh doanh tự động xác lập khi có đủ các điều kiện trên

Câu hỏi 30 Tên thương mại, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý có vai trò như thế nào trong hoạt động của doanh nghiệp?

Trả lời: Các đối tượng sở hữu công nghiệp nói trên có vai trò quan trọngtrong hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể:

Liên quan đến pháp luật: Là đối tượng điều chỉnh của pháp luật về sở hũucông nghiệp Doanh nghiệp có thể có quyền trong phạm vi, thời hạn nhấtđịnh, đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ nhất định Trong trường hợp khôngtuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp có thểgập rắc rối hoặc bị thiệt hại do các hành vi của mình có liên quan đến cácđối tượng này

Liên quan đến kinh tế:

- Khả năng cạnh tranh

- Tăng giá trị của hàng hoá trong khi giá trị vật chất không thay đổi

- Không có biện pháp và hành động phù hợp thì giá trị xói mòn và bị triệttiêu, thiệt hại về kinh tế

Câu hỏi 31 Tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Trả lời: Tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là một thành tố góp phầnvào sự phát triển và sự thành đạt của doanh nghiệp Các đối tượng sở hữu

Trang 26

công nghiệp này được coi là yếu tố đầu tiên và quan trọng trong chiến lượcxâm nhập và mở rộng thị trường Trong nhiều trường hợp quyết định sựthành, bại của doanh nghiệp trên thị trường mới Các đối tượng sở hữu côngnghiệp nói trên có tác dụng:

- Chức năng nhận biết (phân biệt), các đối tượng nói trên luôn được nhậnbiết bằng thị giác (thông qua màu sắc nhãn hiệu), thính giác (âm thanh) mộtcách rõ ràng để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn theo sở thích

- Làm cho người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và sức lực trong việc lựa chọn

và mua sản phẩm theo mục đích và sở thích của họ

- Đảm bảo hoặc sự tin cậy giúp người tiêu dùng tìm ra chất lượng ổn địnhcủa sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu, tên thương mại quen thuộc dù mua ởbất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào

- Đảm bảo cho ngưòi tiêu dùng có thể mua sản phẩm hoặc thuê dịch vụ tốtnhất, đảm bảo nhất trong cùng một loại

- Cá tính hoá, tính cách, hình ảnh riêng cho từng người tiêu dùng trong conmắt của người khác Tạo phong cách riêng cho người tiêu dùng và từ đó làmcho họ yêu thích hàng hoá mang nhãn hiệu đó

- Tính liên tục được quan niệm là người tiêu dùng hài lòng với một sảnphẩm mang tên thương mại, nhãn hiệu mà họ đang sử dụng nhiều năm

- Khía cạnh đạo đức là sự hài lòng của người tiêu dùng với chủ nhãn hiệu vàmối liên hệ của chúng với xã hội (quảng cáo hấp dẫn)

Câu hỏi 32 Giống cây trồng mới là gì?

Trả lời: Giống cây trồng mới là một quần thể cây trồng thuộc cùng một cấpphân loại thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân

Trang 27

giống, có thể nhận biết bằng sự biểu hiện của các tính trạng do các kiểu genhoặc sự phối hợp các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quầnthể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khảnăng di truyền được (Điều 4.24 Luật SHTT).

Giống cây trồng mới được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp

và thuỷ sản bao gồm: hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi,hoa, mô, tế bào, bào tử, sợi nấm, rong tảo và vi tảo

Câu hỏi 33 Các đối tượng nào được bảo hộ là giống cây trồng mới?

Trả lời: Các đối tượng được bảo hộ là giống cây trồng mới đồng thời thoảmãn các điều kiện gồm:

Có trong danh mục loài cây trồng được nhà nước bảo hộ

Có tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định

Có tính mới của giống cây trồng về mặt thương mại

Có tên phù hợp quy định gồm: mỗi giống cây trồng mới chỉ được đặt mộttên phù hợp, khi công nhận thì tên đó trở thành tên chính thức, duy nhấtdùng trong cac hoạt động liên quan đến giống cây trồng đó Tên giống phải

dễ dàng phân biệt với tên của các giống cây trồng khác cùng loài (Điều 158Luật SHTT)

Câu hỏi 34 Đề nghị cho biết các đặc tính của giống cây trồng mới?

Trả lời: Các đặc tính của giống cây trồng mới được hiểu như sau:

Tính khác biệt: Một giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khảnăng phân biệt rõ ràng với giống cây trồng khác đã được biết đến một cáchrộng rãi tại thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ, hoặc ngày ưu tiên

Trang 28

Tính đồng nhất: Một giống cây trồng được coi là đồng nhất nếu có sự biểuhiện như nhau về các tính trạng liên quan, ngoại trừ những sai lệch trongphạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhângiống.

Tính ổn định: Một giống cây trồng được coi là có tính ổn định nếu các tínhtrạng liên quan của giống cây trồng đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tảban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhângiống

Tính mới: Một giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu nhânhoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyềnnộp đơn đăng ký bán hoặc phân phối với mục đích kinh doanh giống câytrồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn 1 năm, trường hợp ngoàilãnh thổ Việt Nam là 6 năm (Điều 159, Điều 160, Điều 161, Điều 162 LuậtSHTT)

Câu hỏi 35 Phải tiến hành những thủ tục gì để xác lập chủ quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Các đối tượng sở hữu công nghiệp ngay khi sáng tạo, hình thànhphải tiến hành đăng ký bảo hộ theo trình tự sau:

Nộp đơn: Tờ khai đơn đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp với các thôngtin: Tên và địa chỉ người đứng đơn; tuỳ thuộc đối tượng sở hữu công nghiệp

mà kèm theo mẫu nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bản mô tả sáng chếhoặc bản thiết kế và các tài liệu khác (theo hướng dẫn trong hồ sơ đơn nộpcho Cục Sở hữu trí tuệ phù hợp từng loại đối tưọng sở hữu công nghiệp) vàkèm theo lệ phí theo quy định

Chủ thể có thể trực tiếp nộp đơn hoặc thông qua người đại diện

Trang 29

Xử lý đơn: Là công việc của Cục Sở hữu trí tuệ Đơn phải qua giai đoạnthẩm định Trong quá trình thẩm định, Cục Sở hữu trí tuệ có thể có các yêucầu bổ sung và từ chối chấp nhận đơn Tổ chức, cá nhân người nộp đơn cóthể khiếu nại, tố cáo những vi phạm trong qua trình tiếp nhận, thẩm định đơncủa Cục Sở hữu trí tuệ

Cấp văn bằng bảo hộ: Nếu đơn đạt yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp vănbằng bảo hộ

Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu các đối tượng sở hữu côngnghiệp có các quyền trong phạm vi bảo hộ ghi tại văn bằng theo quy địnhcủa pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Trong thời gian văn bằngbảo hộ có hiệu lực, người khác không được phép sử dụng các đối tượng nàynếu không được chủ văn bằng cho phép, trừ một số trường hợp đặc biệt dopháp luật quy định (Điều 108, Điều 109, Điều 118 Luật SHTT)

Câu hỏi 36 Thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật đảm bảođộc quyền khai thác nhằm mục đích thương mại trong thời gian hiệu lực củavăn bằng bảo hộ được quy định như sau:

Đối với sáng chế là 20 năm

Đối với giải pháp hữu ích là 10 năm

Đối với kiểu dáng công nghiệp tối đa là 15 năm

Đối với nhãn hiệu là 10 năm, nhưng có thể được gia hạn liên tiếp 10 năm 1lần và không giới hạn số lần gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cóthể bị đình chỉ hiệu lực theo yêu cầu của người khác trong trường hợp chủ sởhữu nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu đó trong 5 năm liên tục Giấy chứng

Trang 30

nhận này cung có thể bị huỷ bỏ hiệu lực theo yêu cầu của người khác trongtrường hợp Giấy chứng nhận này được cấp cho ngươì không có quyền nộpđơn đăng ký hoặc nhãn hiệu không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ.

Đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp có giá trị từ ngày cấp đến ngày sớmnhất trong những này sau:

Ngày kết thúc 10 năm, kể từ ngày được cấp văn bằng hoặc ngày kết thúc 10năm kể từ ngày người có quyền nộp đơn, hoặc người được người có cóquyền nộp đơn cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơinào, hoặc ngày kết thúc 15 năm (Điều 93 Luật SHTT)

Câu hỏi 37 Nhãn hàng hoá là gì?

Trả lời: Nhãn hàng hoá là bản viết, bảng in, hình ảnh, dấu hiệu in chìm, innổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài chắc chắn trên hàng hoá hoặc bao bì

để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hoá (thông tin này theoquy định gồm một số nội dung như: tên hàng hoá, địa chỉ sản xuất, thànhphần, công dụng, cách sử dụng, thời hạn sử dụng….)

Nhãn hàng hoá không phải là đối tượng sở hữu công nghiệp, không đượcbảo hộ, không phải đăng ký mà chỉ công bố (Nghị định 89/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 38 Cần lưu ý gì khi đầu tư cho các đối tượng sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Từ lợi ích cơ bản của sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng côngnghiệp, tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cần phải xây dựng chiếnlược đầu tư cho các đối tượng này:

Đầu tư vào sản xuất, nghiên cúu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra

ưu thế về công nghệ, để tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng côngnghiệp mới

Trang 31

Đầu tư vào nghiên cứu và điều tra thị trường nhằm thăm dò, nhận xét về thịhiếu, khẩu vị của người tiêu dùng, phong cách sống, nhằm xác định những

sự đổi mới trong tiêu dùng trong từng giai đoạn

Đầu tư cho việc đưa thông tin đến người tiêu dùng nhằm khuyến khích tínhđộc đáo của tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, tạo ra sựvượt trội (sự nhận biết) đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp của mình

so với người khác Nếu thiếu sự quảng cáo thì không phát huy được giá trịtiềm ẩn của các đối tượng này, không làm cho người khác biết Đầu tư chocác đối tượng này chỉ sinh lợi nếu như thông tin nhanh chóng về đến đượcvới quảng đại công chúng

Vì vậy cần đánh giá, nghiên cứu, có chiến lược quản lý và phát triển các đốitượng sở hữu công nghiệp sao cho có hiệu quả

Câu hỏi 39 Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Trả lời: Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền

sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cánhân khác

Việc chuyển nhượng quyền này phải thực hiện bởi hình thức hợp đồng bằngvăn bản gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Có một số hạn chế trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệpnhư:

Chỉ được chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trong phạm vi được bảohộ

Quyền sử dụng chỉ dẫn điạ lý không được chuyển nhượng

Trang 32

Quyền sở hữu tên thương mại chỉ được chuyển nhượng kèm theo toàn bộ cơ

sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh với tên thương mại đó

Quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nếu không gây sự nhầmlẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đó Quyềnđối với nhãn hiệu chỉ được chuyển giao cho tổ chức cá nhân đáp ứng điềukiện đối vói người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó (Điều 138, Điều139 LuậtSHTT)

Câu hỏi 40 Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là gì?

Trả lời: Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sởhữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụngđối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình

Việc chuyển quyền sử dụng cũng phải thực hiện bởi hình thức hợp đồngbằng văn bản gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Việc chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp phải tuân thủ:Không được chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại.Không được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cho tổ chức, cánhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó

Bên được chuyển giao quyền sử dụng không được ký kết hợp đồng thứ cấpvới bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép

Bên được chuyển quyền có nghĩa vụ ghi trên hàng hoá, bao bì hàng hoá việchàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu

Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền cónghĩa vụ phải sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế (Điều 142, Điều

143 Luật SHTT)

Trang 33

Câu hỏi 41 Đề nghị cho biết các dạng của hợp đồng sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có các dạng sau:Hợp đồng độc quyền là hình thức hợp đồng mà theo đó bên được chuyểnquyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp ở phạm vi vàtrong một thời hạn nhất định do hai bên thoả thuận Bên chuyển quyềnkhông có quyền chuyển giao cho bên thứ ba và chỉ được sử dụng đối tượng

sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền

Hợp đồng không độc quyền là hình thức hợp đồng mà theo nội dung hợpđồng, ở phạm vi và trong một thời hạn chuyển giao quyền do hai bên thoảthuận, bên nhận không được độc quyền đối tượng sở hữu công nghiệp Cónghĩa là bên giao quyền sử dụng vẫn có quyền sử dụng hoặc cho người khác

sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đã được chuyển giao

Hợp đồng thứ cấp là hợp đồng mà theo đó thì bên chuyển giao quyền sửdụng chính là bên nhận trong một hợp đồng trước đó, nay được tiếp tụcchuyển giao quyền sử dụng theo một hợp đồng khác (Điều 143 Luật SHTT)

Để chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp bênchuyển quyền và bên được chuyển quyền tiến hành đàm phán về nội dunghợp đồng và ký kết Hợp đồng bằng văn bản với nội dung và hình thức phùhợp với quy định của pháp luật Sau đó tiến hành đăng ký hợp đồng chuyểngiao với cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việc đăng ký là thủ tục bắt buộc

để Hợp đồng chuyển giao có hiệu lực pháp lý Việc ký kết hợp đồng chuyểngiao mà không đăng ký thì không được pháp luật thừa nhận (Điều 148.1.2Luật SHTT)

Câu hỏi 42 Việt Nam dã tham gia các Công ước về sở hữu trí tuệ nào?

Trang 34

Trả lời: Cho đến thời điểm 12/2006, Việt Nam đã tham gia các hiệp ước,công ước sau:

Việt Nam đã là thành viên: Công ước Pari bảo hộ Sở hữu công nghiệp, Côngước Sockholm về thành lập WIPO, Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế vềnhãn hiệu hàng hoá Hiệp ước PCT về sáng chế Công ước quốc tế về bảo hộgiống cây mới (Công ước UPOV)

Việt Nam đang tích cực chuẩn bị tham gia: Hiệp ước Washington về SHTTđối với mạch tích hợp (Hiệp ước IPIC-1989) “Hiệp ước Luật NHHH” (Hiệpước TLT); Hiệp ước BUDAPEST về công nhận quốc tế đối với nộp lưu cácchủng vi sinh nhằm mục đích xét nghiệm sáng chế (Hiệp ước BUĐAPEST)

Về quyền tác giả, Việt Nam đã tham gia Công ước Bern (tác phẩm văn học

và nghệ thuật) Công ước Rome (phát sóng), Công ước Gionevo (bảnghi âm), đến nay chưa tham gia UCC, Hiệp ước WIPO về quyền tác giả(WCT), Hiệp ước của WIPO về biểu diễn/ghi âm (WPPT)

PHẦN II: BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Câu hỏi 43 Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm những nội dung gì?

Trả lời: Hiến pháp Việt Nam công nhận và bảo hộ quyền sở hữu côngnghiệp Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là việc Nhà nước ban hành cácquy định pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp như tác giả, chủ vănbằng bảo hộ và những chủ thể khác liên quan đến việc sử dụng quyền sở hữucông nghiệp Nhà nước tổ chức cơ quan xác lập quyền, quy định thủ tục,trình tự để xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các đối tượng sở hữu côngnghiệp phải đăng ký Muốn được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, tác giả

Trang 35

và những chủ thể khác có liên quan phải nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo

hộ tại Cục Sở hữu Trí tuệ

Đối tượng của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền sở hữu của

cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng côngnghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh,tên thương mại và quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý Người nào sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp của người khác đangtrong thời gian bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu các đối tượng này thì

bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (trừ các trường hợp có quyđịnh riêng) và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy địnhcủa pháp luật

Như vậy, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm ba nội dung: Thứ nhất

là ban hành các quy định của pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp; Thứhai là cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp cho các chủthể khác nhau khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định (xác lập quyền); Thứ

ba là bằng các phương thức, biện pháp khác nhau bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của chủ văn bằng (bảo vệ quyền)

Câu hỏi 44 Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Trả lời: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là nhà nước và chủ vănbằng sở hữu công nghiệp sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền

sở hữu các đối tưọng sở hữu công nghiệp của mình, chống lại mọi sự xâmphạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này

Quyền sở hữu công nghiệp được bảo vệ bằng các biện pháp hành chính, dân

sự và hình sự Trong đó chủ sở hữu công nghiệp có thể tự bảo vệ hoặc bằnghoạt động của cơ quan nhà nước thông qua việc khởi kiện tại Toà án, hoặc tố

Trang 36

cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác như Thanh tra Khoa học

và Công nghệ, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức

vụ, Hải quan, Quản lý thị trường (Điều 199 Luật SHTT)

Câu hỏi 45 Hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp nhằm mục đích gì?

Trả lời: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp là để bảo vệ pháp chế, là bảo đảm

sự chấp hành các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật tronglĩnh vực sở hữu công nghiệp Hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệpnhằm đảm bảo cho các nội dung của quy phạm pháp luật về sở hữu côngnghiệp được thi hành nghiêm chỉnh, có hiệu lực, bảo vệ các quyền và lợi íchhợp pháp của nhà nước, của xã hội và của chủ văn bằng

Các đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ là tài sản của doanhnghiệp, của cá nhân được pháp luật thừa nhận

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp để thực hiện quyền và nghĩa vụ quốc tế.Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ và nhiều hiệpđịnh thương mại Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thếgiới (WTO) Nội dung của các văn bản này, đặc biệt của Hiệp định các khíacạnh sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại (TRIPS) đều quy định tráchnhiệm của các bên tham gia trong việc thực thi các điều khoản đã cam kết,trong đó đảm bảo việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của các tổ chức, cánhân là chủ văn bằng đang được bảo hộ tại Việt Nam

Câu hỏi 46 Quyền tự bảo vệ là gì?

Trả lời: Quyền tự bảo vệ là quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghịêp ápdụng các biện pháp khác nhau để tự bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp củamình, bao gồm:

Trang 37

áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sởhữu công nghiệp: Đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằngbảo hộ, chủ sở hữu, phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác về quyền

sở hữu công nghiệp lên sản phẩm, phương tiện dịch vụ, nhằm thông báorằng sản phẩm là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ vàkhuyến cáo người khác không được xâm phạm; sử dụng phương tiện hoặcbiện pháp kỹ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo vệ sản phẩmđược bảo hộ

Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sởhữu công nghiệp

Yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm bằng các thông báo bằng văn bản chongưòi có hành vi xâm phạm quyền

Khởi kiện ra Toà án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng củamình (Điều 198.1.a Luật SHTT, Điều 21 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 47 Tổ chức, cá nhân không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghịêp có quyền yêu cầu xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghịêp không?

Trả lời: Tổ chức, cá nhân không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp,nhưng bị thiệt hại hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền chỉ có thể yêucầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp thoả mãn hai điềukiện; Thứ nhất hàng hoá bị xâm phạm quyền thuộc các nhóm sản phẩm,hàng hoá là lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh và chữa bệnh, thức ăndành cho chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật gây hạicho môi trường, vật nuôi, thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội Thứ hai:

Trang 38

Cung cấp được chứng cứ là có thiệt hại (Điều198.2 Luật SHTT, Điều 23Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 48 Trường hợp bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể yêu cầu xử lý không?

Trả lời: Tổ chức, cá nhân khi bị cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu côngnghiệp có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính về sở hữucông nghiệp xử phạt các hành vi vi phạm theo Điều 30 Nghị định 120/2005/NĐ-CP, hoặc khởi kiện dân sự tại Toà án, hoặc yêu cầu giải quyết theo quyđịnh của pháp luật về cạnh tranh (Điều 198.3 Luật SHTT)

Câu hỏi 49 Pháp luật quy định có những biện pháp nào để xử lý hành

vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ?

Trả lời: Để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, pháp luật quy định ba biệnpháp để xử lý các hành vi xâm phạm quyền Tuỳ theo tính chất và mức độxâm phạm, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hànhchính hoặc hình sự và theo quy định sau đây:

1 Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầucủa chủ thể quyền sở hữu công nghiệp hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại

do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lýbằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự Thủ tục yêu cầu áp dụngbiện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sựtuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

2 Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộcmột trong các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật SHTT, theo yêucầu của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do

Trang 39

hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạmhoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện

Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và cácbiện pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Nghị định106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu côngnghiệp

3 Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trườnghợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hìnhsự

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy địnhcủa pháp luật về tố tụng hình sự (Điều 199.1 Luật SHTT, Điều 4 Nghị định105/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 50 Ngoài ba biện pháp nêu trên, còn có biện pháp nào được áp dụng để ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm quyền không?

Trả lời: Trong trường hợp cần thiết các cơ quan có thẩm quyền có thể ápdụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá nhập khẩu,xuất khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp, biện pháp ngăn chặn và đảmbảo xử phạt hành chính

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là các biện pháp dưới đây được áp dụng theoyêu cầu của chủ thể quyền đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền,nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó, gồm:thu giữ, kê biên, niêm phomg, cấm thay dổi hiện trạng, cấm di chuyển, cấmdịch chuyển quyền sở hữu

Biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt hành chính là các biện pháp tạmgiữ người, tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm, khám người,

Trang 40

khám phương tiện vận tải, đồ vật, khám nơi cất giấu hàng hoá, tang vật,phương tiện vi phạm về sở hữu công nghiệp và các biện pháp hành chínhkhác quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (Pháp lệnhXLVPHC).

Biện pháp kiểm soát hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu liên quan đến sở hữucông nghiệp được áp dụng khi chủ thể quyền sở hữu công nghiệp trực tiếphoặc thông qua người đại diện nộp đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát để pháthiện hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữucông nghiệp hoặc nộp đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối vớihàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu côngnghiệp (Điều 199, Điều 207, Điều 211 Luật SHTT)

Câu hỏi 51 Những cơ quan nào có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp?

Trả lời Theo quy định hiện hành, phù hợp với chức năng quản lý Nhà nước

và chức năng xét xử, những cơ quan dưới đây có chức năng bảo vệ quyền sởhữu công nghiệp thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xét

xử Thẩm quyền áp dụng biện pháp hành chính của cơ quan xử lý vi phạmđược quy định cụ thể như sau:

1 Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ các cấp có thẩm quyền bảo vệquyền sở hữu công nghiệp bằng biệp pháp hành chính thông qua việc xửphạt các hành vi vi phạm hành chính, hành vi xâm phạm quyền sở hữu côngnghiệp xảy ra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, khai thác, quảng cáo,lưu thông, trừ hành vi xảy ra trong xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

Ngày đăng: 22/07/2014, 14:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w