1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề cương ôn tập tốt nghiệp môn lịch sử tham khảo

34 316 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 598 KB

Nội dung

- Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công 1997, Ma Cao 1999 d/ Ý nghĩa: - Nâng cao vị thế và uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế - Là bài học quý cho những nước đang tiến h

Trang 1

PHẦN 1 LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1945 - 2000)

Câu 1: Hãy nêu hoàn cảnh và những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945) (trọng

tâm 1)

* Hoàn cảnh lịch sử :

- Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc nhiều vấn đề cấp bách đặt ra cần phải giải

quyết:

+ Nhanh chóng đánh bại Phát xít

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh

+ Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận

- Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham gia của 3nguyên thủ ba cường quốc Anh, Mĩ, Liên Xô

* Những quyết định quan trọng:

+ Nhanh chóng tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật

+ Thành lập tổ chức Liên hợp quốc

+ Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc ở châu Âu và châu Á

* Hệ quả: Những quyết định của hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc trở

thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới - Trật tự 2 cực Ianta, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực

Câu 2: Hãy cho biết Sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức và vai trò của Liên Hợp Quốc (trọng tâm 2)

- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới,

- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới

* Nguyên tắc hoạt động: (5 nguyên tắc)

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào

- Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc)

* Các cơ quan của Liên Hợp Quốc: gồm 6 cơ quan là Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh

tế xã hội, Hội đồng quản thác, Toà án quốc tế và Ban thư ký

- Đại hội đồng: gồm tất cả các thành viên, mỗi năm họp 1 lần

- Hội đồng Bảo an là cơ quan chính trị quan trọng nhất, nhằm giữ gìn hòa bình và an ninh thếgiới

- Ban thư ký là cơ quan hành chính, đứng đầu là Tổng thư kí

* Vai trò Liên Hợp Quốc:

- Giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới

- Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột nhiều khu vực

- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế

- Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế

- Năm 1977, Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc.

Câu 3: Hãy cho biết những thành tựu của Liên Xô từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 (trọng

tâm 1)

* Công cuộc khôi phục kinh tế 1945 – 1950:

- Hậu quả của chiến tranh rất nặng nề: 27 triệu người chết, gần 2000 thành phố bị phá hủy, cácthế lực thù địch bao vây, cô lập

- Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinhtế (1946-1950) trước thời hạn 9 tháng

+ Công nghiệp: năm 1950 sản lượng công nghiệp tăng 73%

Trang 2

+ Nông nghiệp: 1950 sản xuất nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.

+ Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ

* Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1950 đến nửa đầu những năm 70:

- Liên xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), đi đầu trong nhiềungành công nghiệp quan trọng; chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao trong các lĩnh vực khoa học kĩ thuật

- Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo

- Năm 1961, phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất, mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loàingười

* Đối ngoại: thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, giúp đỡ các

nước xã hội chủ nghĩa…

* Ý nghĩa

- Củng cố và tăng cường sức mạnh của Nhà nước Liên Xô

- Nâng cao uy tín và vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế

Câu 4: Nguyên nhân sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu Tình hình Liên Bang Nga

từ 1991 – 2000.

* Nguyên nhân sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu:

- Do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp…

- Do không bắt kịp sự phát triển của khoa học kĩ thuật

- Phạm phải nhiều sai lầm khi cải tổ

- Do sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước

+

Hiện nay : CNXH vẫn được duy trì và thắng lợi ở 1 số nước: Trung Quốc, Việt Nam Sự sụp đổ

của CNXH ở LX và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của mô hình CNXH chưa khoa học nhưng lý tưởng tốtđẹp của nó vẫn tồn tại

* Hãy trình bày tình hình Liên Bang Nga từ 1991 – 2000:

- Là “quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc tế

- Trong thập kỉ 90, dưới chính quyền Tổng Thống Enxin, tình hình Liên bang Nga chìm đắm trongkhó khăn và khủng hoảng (kinh tế tăng trưởng âm, tranh chấp, xung đột sắc tộc)

- Đối ngoại: tăng cường quan hệ với phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với Châu Á

- Từ năm 2000, Putin lên làm tổng thống, Nga có nhiều chuyển biến khả quan về kinh tế, chính trị, xãhội, vị thế quốc tế được nâng cao

Câu 5: Những biến đổi quan trọng của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ II?

- Là khu vực rộng lớn, đông dân cư nhất thế giới, tài nguyên phong phú

- Trước năm 1945, bị thực dân nô dịch (trừ Nhật)

- Từ sau 1945, có nhiều chuyển biến quan trọng:

* Về chính trị:

+ Tháng 10/1949, nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời

+ Cuối thập niên 90: Trung Quốc thu hồi Hồng Kông và Ma Cao

+ Sau năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2 nhà nước với 2 thể chế chính trị khác nhaulà Hàn Quốc và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên => quan hệ đối đầu, căng thẳng

* Về kinh tế: Nửa sau thế kỉ XX, Đông Bắc Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời

sống nhân dân được nâng cao như ở Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Nhật Bản đứng thứ 2 thếgiới, Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao nhất thế giới

Câu 6: Trình bày sự thành lập nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Ý nghĩa

* Sự thành lập - Từ 1946 – 1949, nội chiến Quốc dân Đảng với Đảng cộng sản.

- Năm 1949, nội chiến kết thúc với sự thất bại của Quốc dân Đảng

- 1/10/1949 nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập

* Ý nghĩa:

+ Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, chấm dứt ách thống trị của đế quốc, xoá bỏ tàn

dư p.kiến

+ Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội

+ Ảnh hưởng sâu sắc tới cách mạng thế giới

Trang 3

Câu 7: Trình bày đường lối cải cách, mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc và những thành tựu (1978 – 2000)(trọng tâm 1)

a/ Hoàn cảnh lịch sử:

- Do sai lầm về đường lối “Ba ngọn cờ hồng” đã tàn phá nền kinh tế Trung Quốc Đặc biệt làcuộc :Đại cách mạng văn hoá vô sản” từ 1966 – 1976, đã làm cho đất nước Trung Quốc khủng hoảngtrầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội

- Tháng 12/1978 Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, do ĐặngTiểu Bình khởi xướng

b/Nội dung cải cách:

+ Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm

+ Tiến hành cải cách, mở cửa

+ Chuyển kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN linh hoạt hơn, nhằm hiệnđại hóa và xây dựng CNXH đặc sắc TQ

+ Biến TQ thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh

c/ Thành tựu:

- Kinh tế: GDP tăng 8 % năm, năm 2000 GDP đạt 1080 tỉ USD, đời sống nhân dân được cải thiện rõrệt

- KHKT:

+ 1964, thử thành công bom nguyên tử

+ 10/2003, phóng thành công tàu vũ trụ thần châu 5, đưa nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay vào vũ trụ

* Đối ngoại:

- Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, …

- Mở rộng quan hệ đối ngoại,

- Có nhiều đóng góp trong giải quyết những tranh chấp quốc tế

- Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997), Ma Cao (1999)

d/ Ý nghĩa:

- Nâng cao vị thế và uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế

- Là bài học quý cho những nước đang tiến hành đổi mới trong đó có Việt Nam

Câu 8: Trình bày những nét chính về quá trình đấu tranh giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới lần thứ II và những biến đổi quan trọng của Đông Nam Á (trọng

tâm 2)

*

Quá trình đấu tranh giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á

- Trước chiến tranh thế giới II: hầu hết là thuộc địa của các quốc gia Âu - Mỹ (trừ Thái Lan)

- Trong chiến tranh thế giới II: là thuộc địa của Nhật

- Sau chiến tranh thế giới II: các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập như Inđônêxia, Việt Nam,Lào

- Sau đó, thực dân Âu – Mĩ tái chiếm Đông Nam Á, nhưng đã thất bại và buộc phải trao trả độc lập

- Tới giữa những năm 50, nhiều nước Đông Nam Á giành được độc lập như Philippin, Miến Điện, đô-nê-xia…

In Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của ba nước Đông Dương giành thắng lợi, với Hiệp địnhGiơ-ne-vơ được kí kết

* Những biến đổi quan trọng:

- Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, lần lượt các nước Đông Nam Á giành được độc lập

- Sau khi giành độc lập các nước Đông Nam Á ra sức xây dựng, phát triển kinh tế đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn , tiêu biểu như Singapo “Con rồng” Châu Á

- Đến nay hầu hết các quốc gia Đông Nam Á ( trừ Đông Ti Mo ) đã gia nhập tổ chức ASEAN

Câu 9: Trình bày cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Lào từ (1945 – 1975)? (Trọng tâm 1)

* Giai đoạn chống Pháp (1945 – 1954):

- 8/1945 nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền

- 12/10/1945 Viêng Chăn giành thắng lợi, Lào tuyên bố độc lập

- 3/1946, Pháp trở lại xâm lược Lào, nhân dân Lào chống Pháp

Trang 4

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ quân tình nguyện Việt Nam, cuộckháng chiến Lào phát triển mạnh.

- 1954, Pháp kí Hiệp định Giơnevơ, công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Lào

* Giai đoạn chống Mĩ (1954 – 1975):

- Mĩ xâm lược Lào

- 1955 Đảng nhân dân Lào thành lập, lãnh đạo nhân dân chống Mĩ về q/sự – chính trị- ngoại giao

- Nhân dân Lào đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mĩ, đến những năm 70 giải phóng 4/5 lãnh thổ

- 2/1973 Mĩ kí Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình, hòa hợp dân tộc ở Lào

- Tháng 5 đến 12/1975 quân và dân Lào nổi dậy giành chính quyền

- 2/12/1975 nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thành lập

Câu 10: Trình bày những nét chính về tình hình Campu chia từ (1945 – 1993)- 5 giai đoạn (trọng

tâm 2)

* Giai đoạn 1945 – 1954: chống Pháp

- 10/1945 Pháp trở lại xâm luợc Campuchia

- 1951 Đảng nhân dân cách mạng Campuchia tiến hành kháng chiến chống Pháp

- 1953 do hoạt động ngoại giao của Xihanúc, Pháp kí hiệp ước trao trả độc lập cho CPC

- 1954 Pháp kí hiệp định Giơnevơ công nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước ĐôngDương

* Giai đoạn 1954 –1970: hòa bình

Thực hiện đường lối hòa bình, trung lập, không tham gia liên minh quân sự, chính trị nào

* Giai đoạn 1970 – 1975: chống Mĩ

- 3/1970 Mĩ điều khiển tay sai lật đổ chính phủ Xihanúc

- 17/4/1975 thủ đô Phnômpênh giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi

* Giai đoạn 1975 – 1979: Chống Khơme đỏ

- Tập đoàn Khơme đỏ do Pônpốt cầm đầu phản bội cách mạng, thực hiện chính sách diệt chủng

- Được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, ngày 07.01.1979 thủ đô Phnômpênh được giảiphóng, nước Cộng hòa nhân dân CPC thành lập

* Giai đoạn 1979 – 1993: nội chiến

- Từ năm 1979 đến năm 1991: diễn ra cuộc nội chiến kéo dài hơn 10 năm và kết thúc với sự thấtbai của Khơme đỏ

- 10/1991, hiệp định hòa bình về Campuchi được kí kết Sau tổng tuyển cử 1993, Campuchia trởthành Vương quốc độc lập, bước vào thời kì hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước

Câu 11: Quá trình xây dựng và phát triển của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN: (Inđônêxia,

Malaixia, Philippin, Xingapo và Thái Lan)

- Sau khi giành độc lập, 5 nước đều tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

- Từ những năm 60 – 70 trở đi chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu – mở

cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triểnngoại thương

- Kết quả: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của 5 nước khá cao: Inđônêxia 7%, Malaixia là 7.8%,Philíppin là 6.3%; Thái Lan là 9% , Xingapo là 12%

+ Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu của 5 nước đạt tới 130 tỉ USD

Câu 12: Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN, những thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức ASEAN ? (trọng tâm 1)

* Hoàn cảnh ra đời:

- Sau khi giành độc lập, các nước cần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để phát triển

- Muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn bên ngoài, nhất là Mĩ

- Các tổ chức liên kết khu vực xuất hiện ngày càng nhiều, như Cộng đồng châu Âu, đã cổ vũcác nước Đông Nam Á liên kết với nhau

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (TháiLan) gồm 5 nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin

* Mục tiêu là tiến hành hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh

thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực

Trang 5

* Quá trình phát triển (thành tựu chính)

- Từ 1967 -1975: ASEAN là tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốctế

- Tháng 2/1976, Hội nghị cấp cao lần 1 của ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp

ước Bali) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước

- Giải quyết vấn đề Campuchia bằng các giải pháp chính trị, nhờ đó quan hệ giữa ASEAN với

ba nước Đông Đương được cải thiện

- Mở rộng thành viên của ASEAN, Brunây (1984), Việt Nam (7/1995), Lào và Miama (1997),Campuchia (1999)

- ASEAN đẩy mạnh hợp tác kinh tế, văn hóa nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN về kinhtế, an ninh và văn hóa vào năm 2015

* Nội dung Hiệp ước Bali:

+> Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ

+> Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

+> Không sử dụng và đe doa bằng vũ lực với nhau

+> Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

+> Hợp tác phát triển có hiệu quả trong k.tế, vhóa, xh

* Thời cơ và thách thức của Việt Nam

* Cơ hội:

- Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực

- Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực

- Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế

- Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực

- Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với cácnước trong khu vực

* Thách thức:

- Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nướctrong khu vực

- Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực

- Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc

Câu 13: Những nét chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ Những thành tựu chính trong quá trình xây dựng đất nước (trọng tâm 1)

* Cuộc đấu tranh giành độc lập

- Sau chiến tranh thế giới II, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại cuộc đấu tranh đòi độc lậpcủa nhân dân An Độ diễn ra sôi nổi, năm 1945 có 848 cuộc bãi công

- Thực dân Anh phải nhượng bộ, nhưng lại trao quyền tự trị theo “phương án Maobáttơn”

- Tháng 8/1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan thành lập

- Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập Nhà nước Cộng hòa

- Ý nghĩa: đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân Ấn Độ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạngthế giới

* Công cuộc xây dựng đất nước: đạt nhiều thành tựu về nông nghiệp và công nghiệp.

- Nông nghiệp, nhờ tiến hành “cách mạng xanh” đã tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo thứ 3 thếgiới

- Công nghiệp, đứng thứ 10 thế giới, chế tạo được máy móc hiện đại như máy bay, xe hơi …

- Khoa học – kĩ thuật, là cường quốc công nghệ phần mền, hạt nhân, vũ trụ

+ Năm 1974 thử thành công bom nguyên tử

+ Năm 1975 phóng thành công vệ tinh nhân tạo

- Đối ngoại: thực hiện chính sách hòa bình, trung lập, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới Là nước

đề xướng Phong trào không liên kết

Trang 6

Câu 14/- Những thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi (Trọng tâm

1)

- Sau Chiến tranh thế giới II, nhất là từ những năm 50, cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra sôi nổi,

mở đầu ở Bắc Phi: Ai Cập, Libi (1952); Tuynidi, Xuđăng (1956)

- Năm 1960, được gọi là Năm châu Phi với 17 nước giành được độc lập.

- Năm 1975, Môdămbích, Anggôla chống Bồ Đào Nha thắng lợi

- Từ năm 1980, nhân dân Nam Rôđêdia và Tây Nam Phi giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh xóa bỏchế độ phân biệt chủng tộc, thành lập nước Cộng hòa Dimbabuê và Namibia

- Năm 1993, tại Nam Phi đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc

- Năm 1994, Manđêla là người da đen đầu tiên làm tổng thống Cộng hòa Nam Phi

=> Đây là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân

Câu 15/- Những nét chính trong quá trình giành và bảo vệ độc lập của các nước Mĩlatinh (Trọng

-

Kết quả : Chính quyền độc tài bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.

Câu 16: Trình bày sự phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật của nước Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó của nước Mĩ (Trọng tâm 1)

* Về Kinh tế : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ.

- Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (1948 – hơn 56%)

- Năm 1949, sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần Anh –Pháp – CHLB Đức-Italia – Nhật cộnglại

- Nắm 3/4 dự trữ vàng thế giới

- Nắm hơn 50% tàu bè đi lại trên mặt biển

- Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới

=> Mĩ là trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới

* Những nhân tố (nguyên nhân) phát triển:

+ Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, trình độ cao

+ Lợi dụng chiến tranh, thu lợi nhờ buôn bán vũ khí

+ Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sảnphẩm

+ Các công ti, tập đoàn có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả trong và ngoài nước.+ Chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước

* Về khoa học – kĩ thuật:

- Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại

- Đi đầu và đạt nhiều thành tựu to lớn trong chế tạo công cụ sản xuất, vật liệu mới, năng lượngmới, chinh phục vũ trụ và cách mạng xanh

Câu 17: Chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới II (trọng tâm 1)

- Sau năm 1945, Mĩ thực hiện Chiến lược toàn cầu nhằm thống trị thế giới với ba mục tiêu.

+ Chống hệ thống xã hội chủ nghĩa

+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào hòa bình thế giới.+ Khống chế các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ

- Để thực hiện mục tiêu trên, Mĩ đã (biện pháp):

+ Khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh

Trang 7

+ Tiến hành nhiều cuộc bạo loạn, đảo chính và chiến tranh xâm lược, như chiến tranh ViệtNam.

- Sau chiến tranh lạnh, chính quyền Clintơn theo đuổi chiến lược “Cam kết và mở rộng” nhằm:

+ Bảo đảm an ninh Mĩ với lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu

+ Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động, sức mạnh kinh tế Mĩ

+ Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ các nước khác

- Mục tiêu bao trùm của Mĩ là muốn thiết lập Trật tự thế giới đơn cực, Mĩ là siêu cường duy nhất,

đóng vai trò lãnh đạo thế giới

Câu 18: Trình bày sự phát triển kinh tế của Tây Âu, nguyên nhân phát triển Chính sách đối ngoại? (trọng tâm 1)

* Sự phát triển kinh tế:

- Tây Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề Tới khoảng 1950, kinh tế Tây Âu được khôi phục

- Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70, kinh tế Tây Âu ổn định và phát triển nhanh chóng.Tây Âu trở thành 1 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới, có trình độ khoa học kĩ thuật cao

* Nguyên nhân phát triển:

+ Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại

+ Nhà nước có vai trò rất lớn trong quản lý, điều tiết nền kinh tế

+ Tận dụng tốt cơ hội bên ngoài như viện trợ Mỹ, giá nguyên liệu rẻ từ các nước thế giới thứ ba, hợptác có hiệu quả trong khuôn khổ của EC

- Từ 1973 - 1990, kinh tế Tây Âu không ổn định, suy thoái

- Từ 1994, kinh tế bắt đầu phục hồi và phát triển

* Chính sách đối ngoại:

- Những năm đầu sau CTTG II, các nước Tâu Âu tiến hành chiến tranh tái chiếm thuộc địa, nhưngthất bại

- Trong chiến tranh lạnh: Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mỹ (Anh, Đức, Italia)

- Tây Âu gia nhập khối quân sự NATO (1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN, đứng vềphía Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam Tuy nhiên có lúc quan hệ giữa Tây Âu và Mĩ cũng

“trục trặc” (nhất là giữa Pháp – Mĩ)

- 8/1975, các nước Tây Âu tham gia định ước Henxinki về an ninh và hợp tác Châu Âu, tình hình căngthẳng ở Châu Âu dịu đi rõ rệt

Câu 19: Liên minh Châu Âu (EU) – Quá trình hình thành, phát triển, mục tiêu, thành tựu.(trọng

tâm 1)

* Quá trình hình thành và phát triển:

- Năm 1951, sáu nước Tây Âu thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu”

- Năm 1957, sáu nước kí Hiệp ước Rôma, thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châuÂu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu”

- Năm 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng Châu Âu”

- Năm 1993, đổi tên là Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước

- 1979 bầu cử Nghị viện châu Âu, đến năm 1995 bảy nước hủy bỏ kiểm soát đi lại

- 1999 đồng EURO được phát hành

* Mục tiêu : Hợp tác, liên minh về kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung.

* Thành tựu : Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực về chính trị – kinh tế lớn nhất thế giới,

chiếm hơn ¼ GDP của thế giới

Câu 20: Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật và những nguyên nhân phát triển (Trọng

tâm 2)

* Sự phát triển “thần kì” của kinh tế.

- Từ một nước bại trận trong Chiến tranh thế giới II, Nhật đã tập trung phát triển kinh tế và đạtnhiều thành tựu to lớn, được thế giới đánh giá là “thần kì”

+Từ 1952 – 1973, kinh tế Nhật có tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số(10,8%)

+ Từ những năm 70, Nhật vươn lên là cường quốc kinh tế, trở thành một trong ba trung tâmkinh tế - tài chính lớn của thế giới

Trang 8

- Nhật rất coi trọng giáo dục và khoa học – kĩ thuật với việc tập trung sản xuất dân dụng hàngtiêu dùng (ti vi, tủ lạnh, ô tô), tàu chở dầu, cầu, đường.

* Nguyên nhân phát triển:

+ Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định hàng đầu

+ Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước

+ Các công ti Nhật năng động, quản lí tốt, sức cạnh tranh cao

+ Áp dụng thành tựu KH _KT hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm

+ Chi phí quốc phòng thấp, nên tập trung vốn đầu tư cho k.tế

+ Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài: viện trợ của Mĩ…

Câu 21: Những nét chính về cải cách dân chủ và chính sách đối ngoại của Nhật Bản Nhật Bản

từ 1991 - 2000 (trọng tâm 2)

* Những cải cách

- Về kinh tế:

+ Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các “Đaibátxư”

+ Cải cách ruộng đất

+ Thực hiện các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng nam, nữ

- Về chính trị: loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt, bộ máy chiến tranh Ban hành Hiến pháp mới (1947),Nhật Bản là nước Quân chủ lập hiến, Nhật Bản cam kết từ bỏ chiến tranh, không duy trì quân đội

* Chính sách đối ngoại(1945 – 2000)

- Liên minh chặt chẽ với Mĩ

- 9/1951, Nhật Bản kí hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật Sau này, hiệp ước an ninh được gia hạnnhiều lần và 1996 kéo dài vĩnh viễn

- Sau chiến tranh lạnh, Nhật Bản cố gắng tự chủ hơn trong đối ngoại, mở rộng quan hệ với Tây

Âu, chú trọng quan hệ với Châu Á và Đông Nam Á

- Ngày nay, Nhật nỗ lực vươn lên thành 1 cường quốc chính trị tương xứng với sức mạnh kinhtế

* Nhật Bản từ 1991 – 2000:

- Kinh tế: Nhật vẫn là 1 trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới

- Khoa học – kĩ thuật: phát triển ở trình độ cao, 1990 phóng 49 vệ tinh, hợp tác với Mĩ, Liên Xô trongchương trình vũ trụ quốc tế

- Văn hóa: vẫn giữ được giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa, kết hợp hài hòa truyền thống và hiệnđại

Câu 22: Trình bày những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa 2 phe – Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (trọng tâm 1)

- Sau chiến tranh thế giới II, Xô – Mỹ chuyển sang đối đầu và đi tới chiến tranh lạnh.

- Đó là do Xô - Mĩ đối lập về mục tiêu và chiến lược.

+ Liên Xô muốn duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ CNXH, và phong trào cách mạngthế giới

+ Mĩ chống Liên Xô, các nước XHCN, đẩy lùi cách mạng thế giới

- Những sự kiện đưa tới chiến tranh lạnh.

+ Tháng 3/1947, Mĩ công bố học thuyết Truman, khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơlớn đối với nước Mĩ

+ Tháng 6/1947, Mĩ thông qua kế hoạch Mácsan: viện trợ kinh tế, quân sự cho Tây Âu, tạonên sự đối lập về kinh tế, chính trị giữa các nước tây Âu TBCN với các nước Đông Âu XHCN

+ Tháng 4/1949, Mĩ thành lập Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chống lại Liên

Xô và các nước XHCN Đông Âu

+ Về phía Liên Xô, Đông Âu: thành lập hội đồng tương trợ kinh Tế (1949) và tổ chức Hiệp

ước Vácsava (1955)

- Kết quả: hình thành sự đối lập về kinh tế, chính trị, quân sự giữa 2 phe TBCN và XHCN, dẫn tới sự

xác lập cục diện 2 cực, do Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực, chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới

Câu 23 : Những nét chính về sự xuất hiện xu thế hoà hoãn Đông – Tây và Chiến tranh lạnh chấm dứt (trọng tâm 2)

Trang 9

+ Ngày 9/11/1972, Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức đã ký Hiệp định về những cơ

sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức

+ Năm 1972, Xô - Mĩ đã ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược

+ Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu cùng với Mỹ và Canada ký kết Định ước Henxinki khẳng địnhquan hệ hợp tác giữa các nước

+ Tháng 12/1989, tại đảo Manta (Địa Trung Hải), tổng thống LX M.Goócbachớp và tổng thống MỹG.Busơ (cha) tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh

* Nguyên nhân chấm dứt Chiến tranh lạnh:

+ Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn 40 năm làm cho hai nước LX và Mĩ suy giảm nhiều mặt

+ Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật và Tây Âu  đặt ra nhiều khó khăn và thách thức đối với Xô - Mĩ.+ Kinh tế Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ khủng hoảng

 Hai cường quốc cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và phát triển

=> Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra những điều kiện để giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng conđường hòa bình

Câu 24 : Những nét chính về xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh (trọng tâm 1)

- Trật tự 2 cực Ianta sụp đổ Trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo xu thế đa cực với

sự vươn lên của Mĩ, EU, Nhật, Nga và Trung Quốc

- Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, tập trung vào phát triển kinh tế

- Mỹ ra sức thiết lập thế giới đơn cực để làm bá chủ toàn cầu

- Hòa bình được củng cố, song những cuộc nội chiến, xung đột quân sự vẫn diễn ra ớ nhiếu nơi

- Sang thế kỉ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển được củng cố Tuy nhiên vẫn còn xung đột,nội chiến và đặc biệt là chủ nghĩa khủng bố

Câu 25: Trình bày nguồn gốc đặc điểm của cách mạng khoa học công nghệ(trọng tâm 1)

a/- Nguồn gốc, đặc điểm (trọng tâm 1)

* Nguồn gốc: Xuất phát từ đòi hỏi cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh

thần ngày càng cao của con người

* Đặc điểm:

- Đặc điểm lớn nhất là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

- Khoa học đi trước, mở đường cho kĩ thuật, kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất, trở thànhnguồn gốc của mọi tiến bộ kĩ thuật và công nghệ

- Từ những năm 70 cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ, gọi là cuộc cách mạngkhoa học công nghệ

Câu 26: Những nét chính về xu thế toàn cầu hoá, tác động của nó ? (trọng tâm 2)

* Toàn cầu hóa: là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những tác động ảnh hưởng lẫn

nhau của tất cá các khu vực các quốc gia, dân tộc trên thế giới Toàn cầu hóa xuất hiện từ những năm

80 của thế kỉ XX

* Biểu hiện:

+ Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế

+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia

+ Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn

+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực

* Tác động :

- Tích cực: Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng, chuyển biến cơ cấu

kinh tế

- Tiêu cực: bất công xã hội, giàu – nghèo, đánh mất bản sắc dân tộc,

*Thời cơ: Tạo thời cơ thuận lợi cho các nước: nguồn vốn, thị trường mở rộng, tận dụng thành tựu

khoa học công nghệ

*Thách thức: Trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, suy thoái đạo đức, đánh mất bản sắc dân tộc

Trang 10

PHẦN 2 LỊCH SỬ VIỆT NAM

CHỦ ĐỀ 1 VIỆT NAM 1919 -1930

Câu 1: Trình bày mục đích(hoàn cảnh), nội dung của cuộc khai thác thuộc địa của Pháp ở Đông Dương

a Mục đích: Để bù đắp những thiệt hại trong chiến tranh thế giới thứ nhất, khôi phục địa vị của

Pháp trong thế giới tư bản, chính quyền Pháp đẩy mạnh bóc lột trong nước, vừa tiến hành cuộc khaithác lần 2 ở Đông Dương - chủ yếu là Việt Nam

b Nội dung khai thác về kinh tế: Đầu tư vốn với quy mô lớn, tốc độ nhanh, từ năm 1924 –

- Thương nghiệp: Ngoại thương có bước phát triển mới, nội thương được đẩy mạnh

- Giao thông vận tải phát triển, đô thị được mở rộng

- Tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương Pháp thi hànhbiện pháp tăng thuế

Câu 2: Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam (Tác động – thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp) (trọng tâm 1)

? Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, các giai cấp ở Việt Nam có sự chuyển

biến ra sao? Mâu thuẫn xã hội Việt Nam diễn ra như thế nào? (phần xã hội)

? Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã tác động đến tình hình kinh tế, giai cấp xã hội

Việt Nam như thế nào? (tất cả)

? Trình bày sự phân hóa xã hội và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất?(phần xã hội – khả năng cách mạng)

? Giải thích vì sao giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng vươn lên trở thành một động lực mạnh

mẽ của phong trào dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản ở nước ta? (Chỉ trả lời G/c công nhân)

Trả lời:

* Kinh tế: tuy có bước phát triển mới: kĩ thuật và nhân lực được đầu tưu Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam

phát triển mất cân đối, nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc vào kinh tế Pháp

* Xã hội: các giai cấp và xã hội có chuyển biến mới.

- Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa: 1 bộ phận địa chủ vừa và nhỏ tham gia phong trào

chống Pháp và tay sai

- Giai cấp nông dân, bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, mâu thuẫn

gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai Họ là lực lượng to lớn của cách mạng

- Giai cấp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc, có tinh thần chống Pháp

và tay sai

– Giai cấp tư sản số lượng ít, thế lực yếu, bị phân hóa thành tư sản mại bản và tư sản dân tộc.

Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam có khuynh hướng dân tộc dân chủ

- Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, tăng nhanh về số lượng, năm 1929 có 22 vạn người.

Họ bị nhiều tầng áp bức, bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước mạnh mẽ,sớm chịu ảnh hưởng cách mạng vô sản

Vì vậy, giai cấp công nhân sớm vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng

Xã hội Việt Nam mâu thuẫn sâu sắc, đó là mâu thuẫn dân tộc ta với Pháp và tay sai

Câu 3: Trình bày diễn biến phong trào của tư sản dân tộc, tiểu tư sản, công nhân từ 1919 –

1925 ? Nhận xét gì về phong trào của các giai cấp này ? (trọng tâm 2)

* Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc

+ Năm 1919, diễn ra phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá

+ Năm 1923, phong trào chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kỳ của

tư bản Pháp

Trang 11

+ Năm 1923, thành lập Đảng Lập Hiến để tập hợp lực lượng đấu tranh đòi tự do, dân chủ

* Phong trào của tiểu tư sản tri thức

+ Sôi nổi đấu tranh đòi những quyền tự do dân chủ

+ Thành lập nhiều tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa đoàn , Hội Phục Việt, Đảng Thanh Niên, + Ra một số tờ báo như Chuông Rè, An Nam, Người nhà quê để đấu tranh đòi tự do dân chủ

+ Thành lập nhà xuất bản như Nam đồng thư xã, Cường học thư xã… phát hành các loại sách báo tiến

+ Giai cấp tư sản dân tộc đã có cố gắng trong việc đấu tranh chống sự cạnh tranh, chèn ép của

tư sản nước ngoài

+ Hoạt động của tiểu tư sản có tác dụng thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do dânchủ trong nhân dân, truyền bá những tư tưởng cách mạng mới

Hoạt động của công nhân.

- Các cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng nhiêu hơn, tuy nhiên cò lẻ tẻ và tự phát

- Công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn đã thành lập Công hội đỏ do Tôn Đức Thắng đứng đầu

- Tháng 8/1925, công nhân Ba Son (Sài Gòn) bãi công và giành thắng lợi , thể hiện tinh thần quốc tế

vô sản Sự kiện này đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân từ tự phát lên tự giác.

Câu 4: Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc nước ngoài từ năm 1919 đến năm 1925 (Đây chính là quá trình chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam) (trọng tâm 1)

? Trình bày những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 – 1930 Đánh giá sự đóng

góp đó với cách mạng Việt Nam (tất cả).

? Nêu những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình tìm đường cứu nước và chuẩn bị tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

? Nêu tóm tắt hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 – 1925.

? Tóm tắt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quôc từ năm 1917 – 1920 Nguyễn Ái Quốc khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải đi theo con đường nào?

a/- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 – 1930.

*

Quá trình tìm đường cứu nước

- Năm 1911, Nguyễn Ái Quốc rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước

- Cuối năm 1917, Người trở về Pháp

- Năm 1919, Người gia nhập Đảng xã hội Pháp

- Tháng 6/1919, Người gửi tới Hội nghị Vécxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi các

quyền tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam

- Tháng 7/1920, Người đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc

địa” của Lênin Người đã tìm ra con đường giành độc lập và tự do cho nhân dân Việt Nam

- Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thànhviệc gia nhập Quốc tế 3 và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp Người trở thành Đảng viên Cộngsản và là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp

Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải đi theo

con đường cách mạng vô sản.

* Người chuẩn bị về chính trị, tư tưởng :

- Năm 1921, Người sáng lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực

lượng chống chủ nghĩa đế quốc

- Người sáng lập, chủ bút báo “Người cùng khổ”, viết bài cho báo “Nhân đạo”, “Đời sốngcông

nhân”, đặc biệt biên soạn cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925)

Trang 12

- Tháng 6/1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và Đại hội lần thứ 5 của Quốctế cộng sản (1924).

- Tháng 11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc), trực tiếp tuyên truyền lí luận, xây dựngtổ chức cách mạng cho nhân dân Việt Nam

Như vậy, Người đã chuẩn bị về mặt chính trị tư tưởng để truyền bá vào Việt Nam

* Công tác tuyên truyền lý luận , chuẩn bị về mặt tổ chức để thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

- Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, mở lớp huấn luyện chính

trị, ra báo Thanh niên

- Năm 1927, Người xuất bản tác phẩm “Đường cách mệnh”

- Năm 1928, Hội thực hiện chủ trương Vô sản hóa

- Đầu năm 1930, Người triêu tập Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản

Việt Nam và soạn thảo Cương lĩnh chính trị.

b/- Công lao to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc :

? Đánh giá sự đóng góp của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 – 1930 đối với cách mạng Việt Nam (Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam)

- Là người tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam – con đường Cáchmạng vô sản, chủ nghĩa Mác -Lênin

- Là người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân, phong tràoyêu nước Việt Nam

- Là người dày công đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng, chuẩn bị chu đáo về mặt tổ chức, thànhlập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6/1925)

- Là người triệu tập, chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930

- Là người soạn thảo Cương lĩnh chính trị, một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng

đắn và sáng tạo là người tổ chức và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.

Câu 5: Sự thành lập, hoạt động, vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (trọng tâm 1)

* Sự thành lập:

- Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc) liên lạc vớinhững người Việt Nam yêu nước, với tổ chức Tâm tâm xã

- Tháng 2/1925, Người lựa chọn một số thanh niên tích cực lập ra Cộng sản đoàn.

- Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, cơ quan cao nhất của

Hội là Tổng bộ

- Ngày 21/6/1925, báo Thanh niên – cơ quan ngôn luận của Hội ra số đầu tiên.

* Hoạt động:

- Mục tiêu là tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai

- Người mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng rồi đưa về nước hoạt động

- Năm 1927, các bài giảng của Người được tập hợp in thành sách Đường Kách mệnh.

- Báo Thanh niên và sách Đường Kach mệnh trang bị lí luận cho cán bộ cách mạng, là tài liệu

tuyên truyền cho nhân dân Việt Nam

- Năm 1928, Hội tổ chức phong trào “Vô sản hóa” đưa hội viên vào các hầm mỏ, nhà máy,

đồn điền để tiến hành tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức chính trị của công nhân

* Vai trò: Sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin giúp cho phong trào công nhân từ năm 1928 trở đi có

những biến chuyển rõ rệt về chất, tạo điều kiện cho sự ra đời của ba tổ chức cộng sản V.Nam năm1929

? Khi về nước, Nguyễn Ái Quốc đã tuyên truyền lí luận cách mạng nào trong nhân dân? Lí luận

đó được trình bày trong những tài liệu nào và có ý nghĩa gì đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản VN.

Trả lời: Khi về nước, những học viên đã truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin trong nhân dân.

Chủ nghĩa Mác – Lênin được trình bày trong báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp

giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

Câu 6: Sự thành lập và hoạt động của Việt Nam quốc dân Đảng.

*

Sự thành lập:

Trang 13

-Trên cơ sở hạt nhân là Nam Đồng thư xã, ngày 25/12/1927 Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chínhthành lập Việt Nam quốc dân Đảng.

- Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản

- Tôn chỉ mục đích: Lúc mới thành lập chưa có cương lĩnh rõ ràng Năm 1928 và năm 1929, hailần thay đổi chủ nghĩa

* Hoạt động : + Địa bàn hoạt động bó hẹp, chủ yếu ở một số địa phương Bắc kỳ

+ Tháng 2/1929, tổ chức vụ ám sát trùm mộ phu Badanh

+ Tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái: Ngày 9/2/1930, khởi nghĩa bắt đầu ở YênBái, tiếp theo là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, nhưng nhanh chóng thất bại

* Nguyên nhân thất bại: Việt Nam quốc dân đảng chưa có Cương lĩnh rõ ràng, thành phần ô

hợp, không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia

- Khởi nghĩa bị động, không chuẩn bị kỹ càng, thực dân Pháp còn đủ mạnh để đàn áp

* Ý nghĩa : cổ vũ lòng yêu nước, chí căm thù giặc của nhân dân Nối tiếp

tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt Nam

Câu 7: Quá trình thành lập, hoạt động của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929 và ý nghĩa (TT 2)

* Quá trình thành lập và hoạt động của ba tổ chức cộng sản.

- Năm 1929, phong trào công nhân, nông dân và các tầng lớp khác phát triển mạnh, kết thànhlàn sóng dân tộc ngày càng sâu rộng

- Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành lập

Chi bộ cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D Hàm Long (Hà Nội)

- Tháng 5/1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở HươngCảng, đoàn đại biểu Bắc Kì đề nghị thành lập Đảng Cộng sản nhưng không được chấp nhận

- Ngày 17/6/1929, đại biểu các tổ chức cộng sản ở Bắc Kì họp, quyết định thành lập Đông

Dương Cộng sản đảng.

- Tháng 8/1929, những hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kì thành lập

An nam Cộng sản Đảng.

- Tháng 9/1929, đảng viên tiên tiến của Tân Việt thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.

* Ý nghĩa : Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản phản ánh xu thế phát triển tất yếu, là kết quả tất yếu của

cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam

Câu 8: Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung của hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Ý nghĩa ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.

(Trọng tâm 1)

? Trình bày hoàn cảnh, nội dung của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam ngày 6/1/1930.

a/- Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung của hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

? Trình bày hoàn cảnh lịch sử, diễn biến (nội dung) của Hội nghị thành lập Đảng.

? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị thành lập Đảng.

? Tại sao nói Hội nghị Hợp nhất có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng.

a/- Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung của hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hội nghị bắt đầu họp ngày 6/1/1930 do Nguyễn Ai Quốc chủ trì

* Nội dung của Hội nghị ( diễn biến)

- Nguyễn Ai Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ

- Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sảnViệt Nam

- Thông qua Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng… do Nguyễn Ai Quốc soạn thảo Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta.

Trang 14

=> Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc một đại hội thành lậpĐảng.

* Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị thành lập Đảng.

- Là người chủ trì hội nghị Người phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản.

- Thống nhất các tổ chức cộng sản thành 1 Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Là Người soạn thảo Cương lĩnh chính trị, được Hội nghị thông qua.

b/- Nội dung của Cương lĩnh chính trị: (học kĩ)

- Xác định đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng tư sản dân quyền

và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản

- Nhiệm vụ là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nướcViệt Nam độc lập, tự do

- Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp khác

- Lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp vô sản

- Cách mạng Việt Nam phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới

Đây là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.

* Tính khoa học đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh.

+ Tính khoa học và đúng đắn: Cương lĩnh chỉ rõ con đường cách mạng nước ta là con đưởngkết hợp và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội

+ Tính sáng tạo : Cương lĩnh kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, trong đó độc lập dântộc là tư tưởng chủ yếu Về lực lượng cách mạng thì vấn đề đoàn kết dân tộc rộng rãi để đánh đuổi kẻthù

c/- Ý nghĩa lịch sử thành lập Đảng: (học kĩ)

- Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp

- Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào côngnhân và phong trào yêu nước Việt Nam

- Đảng ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, vì:

+ Đảng trở thành chính đảng duy nhất lãnh đạo Việt Nam

+ Từ đây, cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, khoa học và sáng tạo

+ Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới

+ Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới tronglịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.///

CHỦ ĐỀ 2 VIỆT NAM 1930 - 1945

Câu 9/- Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh (trọng tâm 1)

a Nguyên nhân phong trào cách mạng 1930 – 1931.

- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách vơ vét bóc lột của thực dân Pháp đẩynhân dân ta vào cảnh bần cùng

- Sau khởi nghĩa Yên Bái, Pháp tiến hành khủng bố dã man những người yêu nước, làm cho mâuthuẩn xã hội giữa nhân dân ta với đế quốc phong kiến thêm gay gắt

- Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa mới ra đời (đầu năm 1930) đã nhanh chóng nắm bắt tình hình và kịpthời lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống đế quốc và phong kiến

b Diễn biến của phong trào cách mạng 1930 -1931,

- Phong trào cả nước.

+ Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, có nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra.+ Tháng 5/1930, trên cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động.+ Tháng 6 đến tháng 8, phong trào liên tục nổ ra sôi nổi

Trang 15

c Sự ra đời và hoạt động của Xô – Viết (Xô – Viết Nghệ tĩnh là đỉnh cao của PT 1930 – 1931)

* Hoàn cảnh:

- Tại Nghệ An, tháng 9/1930 Xô viết thành lập các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn

- Tại Hà Tĩnh, cuối 1930 đầu 1931, Xô viết thành lập các xã thuộc huyện Can Lộc, HươngKhê

- Các Xô viết thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội, vớichức năng của một chính quyền cách mạng

* Chính sách của Xô viết.

- Chính trị, thực hiện các quyền tự do, dân chủ Thành lập các đội tự vệ, lập toà án nhân dân

- Kinh tế, tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ,

- Văn hoá – xã hội, xoá bỏ tệ nạn mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống mới, mở lớp dạy chữQuốc ngữ,

* Ý nghĩa: Chính sách của Xô viết đã đem lại lợi ích cho nhân dân, là nhà nước của dân, do dân, vì

dân Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao phong trào cách mạng 1930 – 1931

d Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931.

* Ý nghĩa:

- Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân

- Khối liên minh công - nông được hình thành

- Phong trào 1930-1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là 1 bộ phận trực thuộc Quốc tế Cộng sản

- Đây là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám

* Bài học: về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất,

về tổ chức, lãnh đạo quần chúng

Câu 10: Những nét chính về Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam và nội dung cơ bản của Luận cương chính trị (10/1930) (trọng tâm 1)

* Những nội dung chính của Hội nghị tháng 10/1930.

- Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng họp tạiHương Cảng (Trung Quốc)

- Hội nghị quyết định đổi tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương

- Hội nghị cử Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư

- Thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo

* Nội dung Luận cương.

+ Vấn đề chiến lược, sách lược của cách mạng Đông Dương: lúc đầu là cách mạng tư sản dânquyền, sau đó tiếp tục phát triển, bỏ qua tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa

+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đế quốc Hai nhiệm vụ này cóquan hệ khăng khít với nhau

+ Động lực cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân

+ Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản

+ Luận cương nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh, mối quan hệ giữa cách mạng ĐôngDương với cách mạng thế giới

- Hạn chế của Luận cương:

+ Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội, không đưa ngọc cờ dân tộc lên hàng đầu,nặng về đấu tranh giai cấp

+ Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc

So sánh Cương lĩnh tháng 2/1930 với Luận cương tháng 10/1930?N.dung so

Nhiệm vụ Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và

tư sản phản cách mạng, làm cho nuớc Đánh phong kiến và đánh đế quốc Hainhiệm vụ có quan hệ khăng khít

Trang 16

Việt Nam độc lập.

Lực lượng Công nhân, nông dân, tiểu tư sản và

các tầng lớp khác

Giai cấp công nhân và nông dân

Lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên

phong của giai cấp vô sản

Giai cấp vô sản với đội tiên phong là ĐảngCộng sản

Ưu điểm: Đây là một cương lĩnh cách

mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn

đề giai cấp Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.

Hạn chế:

+ Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xãhội, không đưa ngọc cờ dân tộc lên hàngđầu, nặng về đấu tranh giai cấp

+ Đánh giá không đúng khả năng cáchmạng của giai cấp tiểu tư sản, tư sản dântộc

Câu 11 Phong trào dân chủ 1936 – 1939 (trọng tâm 1)

a Bối cảnh lịch sử của phong trào dân chủ 1936 – 1939.

- Tháng 6/1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, thi hành một số chính sách tiến bộ ởthuộc địa

* Bối cảnh trong nước.

- Chính trị: trong nước có nhiều đảng phái chính trị hoạt động, tranh giành ảnh hưởng, trong đó ĐảngCộng sản Đông Dương là chính đảng mạnh nhất

- Về kinh tế: thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa để bù đắp thiệt hại cho kinh tế của “chínhquốc”

+ Nông nghiệp, chiếm đoạt ruộng đất, lập đồn điền trồng cao su, cà phê

+ Công nghiệp, đẩy mạnh khai mỏ, tăng sản lượng dệt, xi măng

+ Thương nghiệp, độc quyền bán thuốc phiện, rượu, muối

+ Những năm 1936 – 1939, kinh tế Việt Nam phục hồi và phát triển nhưng vẫn lạc hậu và lệthuộc kinh tế Pháp

- Xã hội: đời sống nhân dân khó khăn, nên họ tham gia đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình

b Chủ trương của Đảng trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (7/1936).

+ Nhiệm vu chiến lược là chống đế quốc và phong kiến

+ Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiếntranh

+ Mục tiêu là đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình

+ Kẻ thù trước mắt là thực dân phản động Pháp và tay sai

+ Phương pháp đấu tranh là kết hợp công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp

+ Thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương

c Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ

- Năm 1936, phong trào Đông Dương Đại hội, Đảng vận động nhân dân thảo ra bản “Dân nguyện” gởitới phái đoàn của Quốc hội Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương

- Đầu 1937, phong trào đón Gôđa và Brêviê: Đảng tổ chức quần chúng mít tinh “đón rước”, biểudương lực lượng, đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ

- Từ năm 1937 – 1939, các cuộc mít tinh, biểu tình diễn ra sôi nổi, đặc biệt là cuộc đấu tranh ngày1/5/1938 ở Hà Nội và nhiều thành phố khác

d Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939

- Đây là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng

Trang 17

- Buộc Pháp phải nhượng bộ 1 số yêu sách về dân sinh, dân chủ.

- Quần chúng được giác ngộ chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng

- Đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện, trưởng thành

- Làm cho uy tín của Đảng ăn sâu trong quần chúng Đảng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm đấu tranh

- Phong trào đã động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đập tan những luậnđiệu tuyên truyền, hành động phá hoại của các thế lực phản động

- Là cuộc tập dượt thứ 2, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám

So sánh hai thời kì 1930 - 1931 và 1936 - 1939 theo các nội dung sau:

Kẻ thù Đế quốc và phong kiến Thực dân Pháp phản động & tay sai

Mục tiêu Độc lập dân tộc và người cày có ruộng Tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình

Lực lượng Liên minh công nông Mặt trận Dân chủ Đông Dương

Hình thức đấu

tranh vũ trang, bí mật, bất hợp pháp. Đấu tranh chính trị hoà bình, công khai, hợppháp.Lực lượng

tham gia Chủ yếu là công nông

Đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt thành phần giai cấp, tôn giáo, chính trị

Địa bàn chủ

yếu Chủ yếu ở nông thôn và các trung tâm công nghiệp Chủ yếu ở thành thị

Câu 12: Trình bày tình hình Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới lần thứ II (1939 – 1945)

a Tình hình chính trị :

- Ngày 01/9/1939, Đức tấn công Ba Lan mở đầu cho cuộc chiến tranh thế giới thứ hai

- Tháng 6/1940, Pháp đầu hàng Đức

- Tháng 9/1940, Nhật nhảy vào Đông Dương, thực dân Pháp từng bước cấu kết với Nhật để cùngthống trị nhân dân ta

* Những thủ đoạn của Pháp :

- Tăng cường vơ vét sức người sức của để cung ứng cho chiến tranh

- Đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam

* Thủ đoạn của Nhật :

- Ra sức lôi kéo bọn tay sai, thành lập các đảng phái thân Nhật

- Tuyên truyền thuyết Đại Đông Á, Khu thịnh vượng chung

- Đầu năm 1945, quân Đồng minh tiến công phát xít, Nhật thua to, ngày 9/3/1945 Nhật đảochính Pháp Quần chúng nhân dân sôi sục khí thế, sẵn sàng khởi nghĩa

b Tình hình kinh tế :

* Thủ đoạn của Pháp :

- Thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy”, ban hành sắc lệnh tổng động viên

- Ra sức vơ vét sức người sức của để cung ứng cho chiến tranh: như tăng thuế, sa thải côngnhân…

* Thủ đoạn của Nhật :

- Buộc Pháp phải nộp khoản tiền lớn, kiểm soát hệ thống đường sắt

- Bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng Đay

- Đưa các công ty của Nhật vào đầu tư ở Đông Dương

* Hậu quả về xã hội:

- Chính sách áp bức, bóc lột của Pháp và Nhật, đã đẩy nhân dân ta lâm vào cảnh khốn cùng.Cuối 1944 đầu 1945 hơn 2 triệu người chết đói Mâu thuẩn dân tộc gay gắt hơn bao giờ hết

Đây chính là nguyên nhân bùng nổ cao trào đấu tranh chống Pháp – Nhật của nhân dân ta

Câu 13: Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa của Hội nghị BCHTW Đảng (11/1939)

(Trọng tâm 1)

* Hoàn cảnh lịch sử :

- Trước sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước trong giai đọan chiến tranh mới bùngnổ

Ngày đăng: 01/11/2014, 16:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w