Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
4,41 MB
Nội dung
Người viết: BÙI THỊ KIM THÚY Giáo viên lớp 5 1 Trường tiểu học: HỒ VĂN CƯỜNG Tháng 03 năm 2008 PHẦN A: MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ: - Phần lớn học sinh tiểu học còn chưa xác định rõ ràng mục đích việc học tập là gì. Trong thực tế hiện nay, không ít em còn học là do bị ép buộc hoặc học chỉ để thầy cô, cha mẹ vui lòng… Điều đó cho thấy nhận thức và nhu cầu học tập của HS còn chưa cao, các em sẽ dễ dàng nhàm chán, không hứng thú đến trường nếu như trong quá trình dạy học, giáo viên không nắm rõ đặc điểm tâm lí của HS và không thay đổi cách thức dạy học của mình ở từng bài, từng tiết học. Thực trạng đó cho thấy: giáo viên chúng ta cần phải đổi mới cách thức dạy học làm sao để tạo cho HS sự hứng thú, có nhu cầu nhận thức và chủ động tích cực trong việc học tập của mình. - Trong phạm vi bài viết này, tôi muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp một số kinh nghiệm thực tế của việc “Sáng tạo đổi mới trong phương pháp dạy học tích cực” mà tôi đã thực hiện được nhằm mang đến sự hứng thú và nhận thức đúng đắn việc học tập từ đó phát triển những kĩ năng cần có cho các em học sinh. PHẦN B: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 1. Cơ sở lí luận 2 - Chúng ta đang dần đến nền kinh tế tri thức của thế kỉ XXI, đó là nơi đòi hỏi HS phải có những kĩ năng tư duy bậc cao để tự tin phát triển năng lực của mình. Phương pháp giáo dục cũ không thể xây dựng và phát triển cho HS những kĩ năng đó, vì thế GV cần nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong xu thế hiện nay. - Theo công văn số 8232/BGDĐT-GDTH của Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành ngày 08/08/2007 và công văn số 2029/GDĐT-TH của Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 28/08/07 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007- 2008 đối với GDTH chỉ đạo: tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện theo tinh thần văn bản 896/BGDĐT- GDTH ngày 13/02/2006, khuyến khích giáo viên dạy học theo từng nhóm đối tượng học sinh, không máy móc, rập khuôn, hình thức. Khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. - Trong suốt quá trình thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, việc giảng dạy chương trình luôn đi đôi với đổi mới phương pháp dạy học. Vì thế ta có thể nói: Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề then chốt trong xu thế giáo dục hiện nay. 2. Cơ sở thực tiễn 3 - Các phương pháp giáo dục trước đây đã cho thấy những mặt hạn chế là chưa phát huy được tính tích cực và sự hứng thú học tập cho học sinh. Trong những năm đầu đổi mới giáo dục, rất nhiều những phương pháp dạy học mới đã được vận dụng vào quá trình giảng dạy. Mỗi phương pháp đều có giá trị riêng và tính hiệu quả hay không hiệu quả của phương pháp phụ thuộc phần lớn vào khả năng vận dụng của giáo viên. Trước nhu cầu và tình hình đó, trong nhiều năm qua được sự chỉ đạo của Sở GD-ĐT TP.HCM, Phòng Giáo dục Quận Tân Phú đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên nhằm giúp giáo viên định hướng và thực hiện đúng việc đổi mới phương pháp giáo dục. Trong suốt thời gian hè của năm học 2006-2007 đến nay, giáo viên chúng tôi được liên tục tiếp cận nhiều phương pháp dạy học mới, học được nhiều kĩ năng vận dụng từ những lớp tập huấn như Chương trình khởi đầu của Intel; Phương pháp tổ chức học nhóm tích cực; Phương pháp dạy học tích cực bộ môn… Qua các lớp tập huấn này, tôi đã có thêm hành trang tự tin để đổi mới dạy học nhằm phát huy cao nhất khả năng và vốn sống của học sinh. - Trong nhiều năm giảng dạy qua, điều làm tôi băn khoăn nhất là một số học sinh vẫn còn rất thụ động, tự ti, kĩ năng giao tiếp rất kém; các em có biểu hiện rụt rè, không tham gia vào các hoạt động trên lớp, có một số hầu như cô lập với mọi người, cũng có em đã bật khóc trước lớp khi được tôi mời lên 4 trình bày ý kiến. Trước tình hình học sinh như thế, thiết nghĩ người giáo viên cần phải làm mọi cách để giúp đỡ các em có được sự tự tin về bản thân, sự hứng thú, chủ động trong học tập; giúp các em từng bước hoàn thiện để phát triển những kĩ năng cần thiết mà xã hội yêu cầu. Từ đó, tôi đã mạnh dạn vận dụng, kết hợp sáng tạo những phương pháp dạy học mới vừa được tiếp cận vào thực tế giảng dạy. II/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Học sinh tiểu học là đối tượng đang chuyển từ giai đoạn vui chơi sang giai đoạn học tập. Các hứng thú về nhận thức, về tìm hiểu thế giới xung quanh bộc lộ và phát triển rất rõ rệt. Thế nhưng, sự hứng thú ấy của học sinh lại phụ thuộc phần lớn vào khả năng tổ chức, năng lực điều hành các hoạt động của giáo viên. Vì vậy, muốn đổi mới phương pháp giáo dục một cách hiệu quả nhằm mang lại những điều tốt nhất cho học sinh, trước hết giáo viên chúng ta cần phải: Đổi mới tư duy, tự hoàn thiện các kĩ năng của một người giáo viên từ đó tiến hành đổi mới một cách đúng đắn. Nắm vững các phương pháp dạy học tích cực, vận dụng kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp vào giảng dạy để vừa đạt mục tiêu giáo dục, vừa phù hợp 5 với đối tượng học sinh và điều kiện thực tiễn của cơ sở. 1/ Đổi mới tư duy, tự hoàn thiện các kĩ năng của một người giáo viên từ đó tiến hành đổi mới một cách đúng đắn. - Việc giáo dục học sinh ở trường tiểu học không chỉ giúp các em tiếp thu tốt các kiến thức trong SGK mà còn phải trang bị cho các em đầy đủ những kĩ năng để có thể hiểu và giải quyết những vấn đề phức tạp trong cuộc sống. Điều đó cho thấy vai trò của người giáo viên hết sức quan trọng. Đã có lúc tôi tự hỏi: “Bản thân mình đã phát triển hoàn chỉnh các kĩ năng phục vụ cho việc giảng dạy chưa?”. Đó là vấn đề tôi hết sức băn khoăn bởi có lúc tôi chưa thật tự tin khi xử lý một số tình huống phát sinh trong lớp học, còn lúng túng trong việc tổ chức lớp học sao cho thật hiệu quả để rèn luyện và phát triển cho học sinh những kĩ năng cần có…Chính chương trình khởi đầu Intel đã phần nào giúp tôi giải quyết được một số vướng mắc của bản thân. - Chương trình khởi đầu Intel bồi dưỡng cho giáo viên chúng tôi rất nhiều kĩ năng, trong đó quan trọng nhất là 3 nhóm kĩ năng: Kĩ năng phát triển tư duy. 6 Kĩ năng lập kế hoạch hành động. Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin. - Tiếp cận và vận dụng vào thực tiễn, tôi nhận thấy tính hiệu quả rõ rệt mà chương trình đã mang lại cho công tác giảng dạy của chúng tôi. Trong những năm học trước đây, tôi thường xây dựng các kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo học sinh theo một lề lối cũ. Đó là những kế hoạch theo khuôn khổ quen thuộc và có lúc hiệu quả chưa cao bởi nó không hoàn thành đúng theo trình tự thời gian hoặc những tác động trong thực tế gây khó khăn cho việc theo đuổi các kế hoạch ban đầu. Nhưng khi được tiếp cận với kĩ năng lập kế hoạch hành động của chương trình Intel, những kế hoạch chủ nhiệm lớp, kế hoạch bồi dưỡng và phát triển kĩ năng cho học sinh… được tôi xây dựng trong năm học này phần nào luôn đạt hiệu quả bởi ở từng kế hoạch hoạt động, tôi luôn chủ động về việc thực hiện mục tiêu, liệt kê rõ từng bước mình đã thực hiện thế nào, dự đoán những thử thách có thể xảy ra, xác định rõ các nguồn tài nguyên để từ đó vận dụng linh hoạt những giải pháp phù hợp và kịp thời. 7 Bên cạnh đó, kĩ năng phát triển tư duy của Intel còn giúp bản thân tôi hoàn thiện hệ thống câu hỏi đặt ra cho học sinh. Thực tế cho thấy, hệ thống câu hỏi trong quá trình học tập không chỉ là con đường dẫn đến nguồn tri thức mà học sinh cần lĩnh hội mà nó còn có tác dụng khuyến khích phát triển tư duy có phân tích của học sinh ở mức cao nhất. Trong những giờ học trước đây, hệ thống câu hỏi mà tôi đặt ra tuy phù hợp với các đối tượng học sinh nhưng vẫn còn hạn chế bởi mục đích khai thác câu hỏi chủ yếu để học sinh hiểu rõ nội dung mà chưa chú trọng rèn các hoạt động tư duy cho các em. Khi tìm hiểu về bảng phân loại kĩ năng tư duy của Bloom, ở mỗi bài học tôi luôn xem xét và đánh giá các câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa theo mức độ đi từ Biết -> Hiểu -> Vận dụng -> Phân tích -> Tổng hợp -> Đánh giá, rồi từ đó tôi soạn ra một hệ thống câu hỏi vừa đảm bảo việc khai thác nội dung bài học vừa rèn kĩ năng tư duy cho các em. Ví dụ thực tế việc Dạy bài tập đọc “Phân xử tài tình” (STV 5, tập 2 , trang 46-47) ở năm học 2006-2007 và năm học 2007-2008 8 Thời gian Hệ thống câu hỏi được đặt với HS Mục tiêu Năm học 2006- 2007 CHỦ YẾU DỰA VÀO SGK 1/ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? 2/ Quan đã dùng biện pháp nào để tìm người lấy cắp tấm vải? Vì sao quan cho rằng kẻ không khóc là kẻ cắp? 3/ Quan đã làm gì để tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa? 4/ Vì sao quan lại dùng cách trên? Chọn ý trả lời đúng: Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm. Vì biết kẻ gian quá lo lắng sẽ lộ mặt. Vì cần có thời gian để thu thập chứng cứ. 5/ Quan án phá được vụ án nhờ đâu? - Chủ yếu tìm nội dung, ý nghĩa của bài đọc. Năm học 2007- 2008 1/ Ai là người phải xử các vụ án và vì sao phải làm công việc đó? 2/ Hãy kể lại 2 vụ án. 3/ Tìm điểm giống và khác nhau giữa 2 vụ kiện. - Hiểu nội dung bài đồng thời phát triển kĩ năng tư duy của học sinh từ thấp đến cao. 9 4/ Quan án tìm thủ phạm trộm tiền nhà chùa bằng cách yêu cầu mọi người cầm nắm thóc trong tay và chạy đàn vì: Ông tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm. Ông biết kẻ gian quá lo lắng sẽ lộ mặt. Ông cần có thời gian để thu thập chứng cứ. 5/ Sắm vai 1 trong 2 vụ án. 6/ Thảo luận nhóm kể lại một việc cho thấy thầy cô đã phân xử tài tình với hành vi học sinh. Qua thực tiễn, tôi nhận thấy ngày càng tự tin hơn về kĩ năng đặt câu hỏi của mình, từ đó vận dụng linh hoạt vào thực tế giảng dạy với mong muốn luôn kích thích sự phát triển tư duy học sinh. Ngày nay, chúng ta đang sống trong nền kinh tế toàn cầu, mỗi cá nhân có thể gặp những thử thách ngày càng lớn về xử lí thông tin, về cộng tác, giao tiếp và ứng dụng công nghệ. Vì vậy, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin mà chương trình Intel muốn trang bị 10 [...]... tiết học của lớp tôi rất nhẹ nhàng, học sinh học rất hứng thú Điều tạo nên kết quả đó chính là việc tôi đã kết hợp sáng tạo những phương pháp dạy học nhóm tích cực cùng với nhiều phương pháp dạy học khác Và một trong những phương pháp mà tôi cũng rất tâm đắc và thường xuyên vận dụng: đó là phương pháp tích cực bộ môn (trò chơi học tập Toán và Tiếng Việt) b) Phương pháp tích cực bộ môn (trò chơi học. .. khá giỏi trong khi đó các em yếu kém chỉ ngồi xem hoặc tụt hậu không theo kịp các bạn Làm thế nào để khắc phục tình trạng trên? Phương pháp nhóm tích cực là một giải pháp hữu hiệu a) Phương pháp nhóm tích cực - Đến với lớp tập huấn các phương pháp nhóm tích cực, tôi thực sự tâm đắc về sự phong phú đa đạng cũng như hiệu quả mà các phương pháp này mang đến Phương pháp nhóm tích cực gồm 15 phương pháp: ... đồng nghiệp toàn trường IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - “ Sự đổi mới luôn chứa đựng những mạo hiểm nhưng những lợi ích mà nó mang lại là vô cùng quý giá” (Theo tinh thần lớp học Intel) PHẦN C: KẾT LUẬN Trong tình hình hiện nay, với xu hướng đổi mới giáo dục, thiết nghĩ đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề vô cùng quan trọng Chính việc vận dụng những phương pháp dạy học tích cực đã giúp tôi từng bước hoàn... phải là nơi mà học sinh chủ động khám phá ý tưởng của mình, mở rộng suy nghĩ sáng tạo, đẩy mạnh sự hợp tác lẫn nhau; là nơi thuận lợi để hình thành nhân cách và kĩ năng sống Một trong những phương pháp tạo ra môi trường đó chính là phương pháp dạy học theo nhóm Trong nhiều năm qua, phương pháp này đã được đông đảo giáo viên vận dụng nhằm mục đích đổi mới giáo dục Thế nhưng phương pháp học nhóm đã bộc... việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, tôi nhận thấy không khí trong các tiết học năm nay khác hẳn so với những năm học trước Học sinh luôn học tập với tâm trạng hồ hởi, thích thú, các em tỏ ra say mê và tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức Dựa vào bảng thống kê kết quả học tập cho thấy, các em có sự tiến bộ rõ rệt trong học tập, số lượng học sinh giỏi và tiên tiến tăng, học sinh trung bình... sao cho kích thích hứng thú say mê học tập và khả năng sáng tạo của tất cả học sinh 2/ Nắm vững các phương pháp dạy học tích cực, vận dụng kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp vào giảng 11 dạy sao cho vừa đạt mục tiêu giáo dục, vừa phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tiễn của cơ sở Trong quá trình dạy học, giáo viên cần tạo ra một môi trường học tập giúp học sinh rèn luyện và phát triển... hoạt, sáng tạo trong công tác giảng dạy Trong quá trình vận dụng những phương pháp dạy học tích cực này, sự say mê học tập và những tiến bộ rõ rệt của học sinh chính là nguồn động lực thúc đẩy tôi luôn nỗ lực và phấn đấu không ngừng Việc áp dụng giảng dạy theo hướng 25 chuyên môn hóa đã tạo mọi nhiều thuận lợi cho người giáo viên nắm bắt được các đối tượng học sinh Từ đó sẽ vận dụng những phương pháp dạy. .. nghe, chia sẻ, kĩ năng nói… Phương pháp “Kim tự tháp” phát triển kĩ năng quyết định nhanh, kĩ năng tư duy… - Nắm được đặc điểm các phương pháp, trong từng hoạt động của tiết học, tôi luôn nghiên cứu, lựa chọn và vận dụng phối hợp nhịp nhàng phương pháp học nhóm tích cực với các phương pháp học khác sao cho thu hút các em cùng tham gia chiếm lĩnh kiến thức Phụ trách dạy chuyên sâu phân môn Tiếng Việt... trong học tập 2/ Đối với phụ huynh học sinh: - Mặc dù trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi đã trình bày và phân tích rõ những hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực mới nhưng nhiều phụ huynh vẫn còn lo lắng, chưa tin tưởng Họ sợ con em mình không đảm bảo kiến thức khi thấy các em chơi trong giờ học hoặc lượng bài tập về nhà ít hẳn đi Nhưng thông qua kết quả học tập và chính sự tiến bộ rõ rệt... công chúa Qua việc vận dụng các trò chơi học tập kết hợp nhịp nhàng với các phương pháp giảng dạy cho thấy: học sinh ngày càng sáng tạo hơn trong học tập, trí tưởng tượng của các em ngày càng phát triển phong phú III/ TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN: 1/ Đối với học sinh: 22 Bảng thống kê kết quả học tập của học sinh lớp 5/1 Học sinh CUỐI HKI Học sinh giỏi ĐẦU NĂM Học sinh tiên tiến trung bình 13 (29,5%) . động tích cực trong việc học tập của mình. - Trong phạm vi bài viết này, tôi muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp một số kinh nghiệm thực tế của việc Sáng tạo đổi mới trong phương pháp dạy học tích cực . khởi đầu của Intel; Phương pháp tổ chức học nhóm tích cực; Phương pháp dạy học tích cực bộ môn… Qua các lớp tập huấn này, tôi đã có thêm hành trang tự tin để đổi mới dạy học nhằm phát huy cao. giáo dục phổ thông, việc giảng dạy chương trình luôn đi đôi với đổi mới phương pháp dạy học. Vì thế ta có thể nói: Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề then chốt trong xu thế giáo dục hiện nay. 2.