1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " PHÂN TÍCH TÂM LÍ NHÂN VẬT LÀ NÉT CƠ BẢN SỨC MẠNH SÁNG TẠO TRONG CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH CỦA L.TÔNXTÔI" pptx

8 1,8K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 361,94 KB

Nội dung

Trong Chiến tranh và hòa bình độc thoại nội tâm xuất hiện dưới ba dạng: Ở dạng thuần túy tác giả chỉ rõ nhân vật “nghĩ”, “tự nhủ” hoặc nhân vật nói to với mình và những ý nghĩ này của n

Trang 1

PHÂN TÍCH TÂM LÍ NHÂN VẬT LÀ NÉT CƠ BẢN SỨC MẠNH SÁNG

TẠO TRONG CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH CỦA L.TÔNXTÔI

PSYCHOLOGICAL CHARACTER ANALYSIS - A BASIC FEATURE OF THE CREATIVE POWER IN “WAR AND PEACE” BY LEO TONSTOY

Dương Quốc Cường

Trường ĐH Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT

Đại văn hào Nga L Tônxtôi đã từng nói rằng ông là nhà nghệ sỹ và cả cuộc đời ông trôi qua là đi tìm cái đẹp và tuyên ngôn nghệ thuật ấy đã trở thành điều tâm niệm suốt 60 năm sáng tác của ông Nhân vật chính trong truyện của ông, nhân vật mà ông mến yêu với tất cả sức mạnh tâm hồn, cố gắng tái hiện với tất cả vẻ đẹp của nó, nhân vật đã đẹp, đang đẹp và mãi mãi

là đẹp, nhân vật đó là sự thật Là nhà nghệ sĩ vĩ đại thì không thể dừng lại ở nội dung, mà L.Tônxtôi đặc biệt chú ý đến nghệ thuật biểu hiện được “cái đang vận động trong bản chất con người” và “sức mạnh nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa L.Tônxtôi chính là sự thâm nhập của bản chất quá trình xã hội vào quá trình tâm lý” Trong khuôn khổ của bài báo chúng tôi nghiên cứu thủ pháp phân tích tâm lý nhân vật – sức mạnh nghệ thuật sáng tạo của L Tônxtôi trong tác phẩm Chiến tranh và hoà bình

ABSTRACT

The great writer L Tonstoy said that his whole life as an artist was devoted to looking for beauty and his declaration was a constant reminder of him in the 60 years of his creativity The main character he ever loved with all his might and minds and he tried to depict with all beauties was beautiful and always beautiful That character was the truth Being a great artist

he could not only depict the content but paid his special attention to the art that showed moving things in human nature and the power of artistic realism It is L.Tonstoy who has permeated the nature of the social process with the psychological process In this paper, the procedures for psychological character analysis the power of artistic creativity by L Tonstoy in “ War and Peace ” can be studied and analysed

1 Đặt vấn đề

Chiến tranh và hoà bình là một cuốn tiểu thuyết vĩ đại của đại văn hào Nga

L.Tônxtôi không chỉ lừng danh trên văn đàn nước Nga mà lan rộng trên toàn thế giới

Cá tính, nhân cách của từng nhân vật trong tiểu thuyết là trung tâm của sự chú ý và được L.Tônxtôi chú ý đến chiều sâu hơn vẻ bề ngoài Từng nhân vật của ông sinh động nhiều mặt bởi biệt tài miêu tả con người và tâm lý nhân vật Mỗi nhân vật là một thế giới riêng, một tâm hồn và một tính cách riêng đa dạng, độc đáo nhưng rất phức tạp Trong tất cả các thủ pháp mà L.Tôn xtôi thường sử dụng trong sáng tác của mình thì thủ pháp phân tích tâm lý nhân vật là nét cơ bản nhất trong sức mạnh sáng tác của ông

Trang 2

2 Nội dung

2.1 Độc thoại nội tâm nhân vật

2.1.1 Độc thoại nội tâm - tiếng nói bên trong tâm hồn nhân vật

Tiếng nói bên trong tâm hồn nhân vật là ý nghĩ thầm kín, là lời tự nhủ thầm kín hoặc nhân vật nói to lên với mình Độc thoại nội tâm bộc lộ đời sống tinh thần của nhân vật, làm hiện rõ con người bên trong của nó Độc thoại nội tâm tùy thuộc rất nhiều vào phương pháp sáng tác và bản sắc riêng từng nhà văn Có thể nói độc thoại nội tâm trong văn học lãng mạn khác với trong văn học hiện thực Chủ nghĩa lãng mạn hướng tới cái nên có, có thể có, ước mơ Chủ nghĩa hiện thực nhằm vào cái đang tồn tại thực L

Tônxtôi nói rõ phương pháp sáng tác của ông: “Nghệ sĩ là nghệ sĩ chỉ bởi vì anh ta nhìn

đối tượng không phải như điều anh ta mong muốn mà như nó đang tồn tại” Độc thoại

nội tâm của L Tônxtôi vì thế mà chân thực, sát với tâm lý con người

Trong Chiến tranh và hòa bình độc thoại nội tâm xuất hiện dưới ba dạng: Ở

dạng thuần túy tác giả chỉ rõ nhân vật “nghĩ”, “tự nhủ” hoặc nhân vật nói to với mình và những ý nghĩ này của nhân vật thường để trong ngoặc kép; Ở dạng lời nói nửa trực tiếp tác giả trực tiếp phơi bày, phân tích tâm lý nhân vật, nhưng tới một lúc nào đó, giọng tác giả hòa quyện vào giọng nhân vật khiến ta khó phân biệt rạch ròi; Dạng tổng hợp: tác giả sử dụng xen kẽ cả hai dạng trên, có khi kết hợp với nhật ký, chiêm bao

Có độc thoại nội tâm chỉ vẻn vẹn có một ý nghĩ ngắn ngủi Ví dụ như khi bị thương bỏ chạy thục mạng, Nicôlai Rôxtốp sợ không dám ngoái lại, anh nghĩ thầm

“Không! Đừng nhìn là hơn” (tập 1, tr.490) Natasa nghĩ khi đến thăm gia đình

Bôncônxki: “Không thể nào họ lại không mến mình được”(tập 2,tr 503) và khi Anđrây chết : “Anh ấy đi đâu? Bây giờ anh ấy ở đâu?” (tập 4, tr 94) Nhiều độc thoại nội tâm kéo dài vài ba trang Độc thoại nội tâm ở dạng tổng hợp nói về “trạng thái điên rồ hoan

hỉ, bất ngờ” của Pier trước tình yêu Natasa được triển khai thành cả chương 19 Nếu xét

về mặt số lượng thì độc thoại nội tâm trong Chiến tranh và hòa bình chiếm một số

lượng nhỏ trong tác phẩm so với đối thoại nhưng nó lại cực kỳ quan trọng về mặt thể hiện tính cách nhân vật Theo thống kê của chúng tôi, số lần sử dụng độc thoại nội tâm

để miêu tả nhân vật trong Chiến tranh và hòa bình như sau: khoảng 80 lần cho Pier, trên

50 lần cho Nicôlai Rôxtốp, 50 lần cho Anđrây, trên 40 lần cho Natasa và gần 40 lần cho Maria Không chỉ nhân vật hư cấu mà cả nhân vật lịch sử cũng được miêu tả bằng độc thoại nội tâm

Tính cách của Anđrây, Natasa được miêu tả trong quá trình chuyển biến, phát triển, nhưng tính cách Nicôlai Rôxtốp gần như ổn định, từ đầu đến cuối tác phẩm, anh luôn là một người trung bình tốt Mà số lần độc thoại nội tâm với Nicôlai Rôxtốp rất lớn Như vậy, độc thoại nội tâm bộc lộ sự chuyển biến tình cảm, suy nghĩ của nhân vật

ở một thời điểm nào đó nhưng nó không nhất thiết là bằng chứng cho sự phát triển tính cách Độc thoại nội tâm của L Tônxtôi cho thấy mỗi con người có một nếp nghĩ riêng Tầm suy nghĩ của Anđrây, Pie rất rộng Họ nghĩ về mục đích sống, về cái xấu, cái tốt,

Trang 3

về sứ mạng của mỗi cá nhân, về hạnh phúc của con người, về thế sự trong và ngoài nước, về chiến tranh, về nhân dân và cộng đồng, về tình yêu và tình bạn…

Qua độc thoại nội tâm của Nicôlai Rôxtốp, bạn đọc biết được nỗi sợ chết thường tình của người lính trẻ mới ra trận, ước mơ gặp hoàng đế, tâm trạng một kẻ thua bạc, nhạy cảm tinh tế và thú mê đi săn… Vốn là người ít suy nghĩ Rôxtốp thường ngả theo ý kiến số đông, phó thác mình cho hoàn cảnh Dằn vặt lớn nhất trong đời sống tình cảm của Nicôlai Rôxtốp diễn ra xung quanh tình yêu của chàng với Xônhia, trong sự giằng

co giữa tình cảm và tiền Vốn nhạy cảm, Natasa hiểu rằng sóng gió chẳng bao giờ cồn

lên trong lòng anh trai mình: “Này, anh Nicôlai, em nói thế này anh đừng giận nhé, em

biết anh sẽ không lấy chị Xônhia đâu Em biết, có trời biết tại sao, em biết chắc rằng anh sẽ không lấy chị ấy đâu” (tập 2, tr.75) Lời tiên tri của Natasa năm 1806 sẽ ứng

nghiệm vào 8 năm sau, khi Nicôlai Rôxtốp cưới Maria Bôncônxcaia

2.1.2 Độc thoại nội tâm thường hướng nội

Sở dĩ như vậy nhằm mục đích để tự nhân vật ý thức, tự vấn lương tâm, tự phê phán, tự đánh giá Chuẩn mực đạo đức của L.Tônxtôi là sự trung thực, trong sáng Khi nhân vật buộc phải nói dối, trái với điều nghe được, bao giờ L Tônxtôi cũng cho bạn đọc nhận thấy ngay Nicôlai Rôxtốp thua bạc, về nhà vào lúc Natasa đang vui vẻ hát:

“Nicôlai ngoảnh mặt đi không nhìn em Natasa với cái nhạy cảm của nàng, cũng đã nhận thấy ngay tình trạng của anh mình Nàng có nhận thấy, nhưng trong giờ phút này bản thân nàng đang vui vẻ, xa cách mọi sự phiền não, mọi nỗi buồn, mọt lời trách móc, cho nên nàng có ý lừa dối mình: “Bây giờ vui sướng quá, mình không muốn tiếp xúc với

sự phiền não của người khác để làm hỏng mất niềm vui sướng của mình” (tập 2, tr.93)

Phần lớn độc thoại nội tâm trong Chiến tranh và hòa bình phơi bày sự giằn vặt,

giằng xé, mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật Maria bị giằng co giữa khao khát tình yêu trần tục và hạnh phúc của tình thương và của tự hy sinh Lão công tước Bôncônxki là

“người đày đọa tàn nhẫn nhất nhưng lại thương yêu” Maria Khi ông ốm nặng Maria

đã đưa ông tới trại ấp Bôgusarôvô Chỉ có ngòi bút dũng cảm của L.Tônxtôi mới dám

phơi bày cái biện chứng khắc nghiệt trong lòng người: “Chẳng còn hy vọng gì chữa

khỏi Cũng không thể chở công tước đi nơi khác được Ngộ nhỡ công tước chết dọc đường thì sao? Đôi khi nữ công tước Maria nghĩ: “Thôi thì cho xong đi, xong hẳn đi còn hơn!” Nàng theo dõi bệnh tình của cha suốt ngày đêm, gần như không ngủ, và nói

ra điều này thật ghê gớm, nhiều khi nàng theo dõi không phải để hy vọng thấy cha đã

đỡ, mà với niềm mong mỏi nhận thấy những dấu hiệu của cái chết sắp đến Dù nữ công tước thấy cảm xúc này là kì lạ thế nào đi nữa, nhưng nó đã nảy sinh trong nàng”(tập 3,

tr.73) L Tônxtôi đã dành tới bảy đoạn độc thoại nội tâm để xử lý sự giằng xé dữ dội này Maria “tự mình ghê tởm mình”, đau xót về “sự hèn hạ của tâm hồn mình”, nhất là

khi nhớ lại tình cảm đặc biệt mà lão công tước dành cho nàng trước khi nhắm mắt

Độc thoại nội tâm phơi bày sự đối lập giữa cái ích kỉ của giấc mộng Tulông,

“Không do dự hy sinh hết mọi người cho một phút vinh quang, cho một lúc chiến thắng, cho lòng hâm mộ của những người mà mình không biết và sẽ không bao giờ biết” với

Trang 4

cảm giác vui sướng: “Phải, ngoài bầu trời vô tận kia ra, tất cả đều là vô nghĩa, đều là

lừa dối” Một mặt, nhìn đám lính trần như nhộng đang tắm dưới ao, Anđrây kinh sợ

nghĩ: “Thịt người thân thể, thứ thịt làm mồi cho đại bác”, chàng chấp nhận chiến tranh

như một tất yếu đáng sợ Mặt khác khi nhìn quả đạn pháo quay trước mặt, chàng nghĩ:

“Ta không thể nào chết, ta không muốn chết, ta yêu cuộc sống, yêu đám cỏ này, mảnh đất này, bầu không khí này”(tập 3, tr.35) Khoảng 18 trong số 50 độc thoại nội tâm

dành để thể hiện tâm trạng Anđrây từ khi bị thương ở Bôrôđinô cho đến lúc chết, nghĩa

là trong thời gian hơn một tháng Những trang miêu tả cái chết của Anđrây là những

trang đặc sắc vào hạng nhất trong Chiến tranh và hòa bình và thể hiện rõ tài phân tích

tâm lý của L.Tônxtôi

Chúng ta có thể tìm thấy trong Chiến tranh và hòa bình một vài độc thoại nội

tâm thiên về lý sự, trong đó nhân vật suy nghĩ cực kỳ logic Ví như sau khi nghe một người kể về chiến công oanh liệt xứng đáng với các anh hùng cổ đại của tướng Raiepxki, Nicôlai đã nghĩ ra một loạt lí lẽ để phản bác câu chuyện này Khi tới đại bản doanh quân Nga, Anđrây được tham dự cuộc bàn bạc của các tướng lĩnh cao cấp về cái lợi và cái hại của việc bố trí quân đội ở doanh trại có công sự nằm ven sông Đritxa L.Tônxtôi đã để cho Anđrây phản bác khoa học quân sự, thiên tài quân sự trong một đoạn độc thoại nội tâm khá dài Những ý nghĩ này ít ngày sau sẽ được Anđrây xướng to lên trong cuộc trò chuyện với Pier ở Bôrôđinô

2.1.3 Độc thoại nội tâm tái hiện gần sát dòng tâm tư tự nhiên của con người

Khi tái hiện dòng tâm tư của con người, Tônxtôi không chỉ chú ý đến tư tưởng với trật tự logic chặt chẽ mà còn chú ý đến tất cả các trạng thái tâm lý Có cuộc độc thoại ghi lại những ý nghĩ, liên tưởng lộn xộn, có khi vô nghĩa, không dịch được

Sau khi thua bạc mất món tiền lớn, Nicôlai trở về nhà đúng vào lúc Natasa đang ngồi hát vui vẻ Hai tâm trạng tương phản nhau Tiếng hát đánh thức nhạc cảm và lòng tốt trong Nicôlai, lôi cuốn chàng hát đệm theo, nhưng nó cũng đẩy chàng tới những ý

nghĩ kỳ quặc nhất mà nếu đem tách riêng ra sẽ cực kỳ phi logic: “Ôi, cái hợp âm quãng

ba ấy nó réo rắt làm sao, và những gì tốt đẹp nhất trong lòng Rôxtốp đã rung động theo

nó mãnh liệt đến nhường nào! Và cái đó không dính dáng gì đến mọi sự vật ở trên đời,

nó cao hơn mọi sự ở trên đời Kể gì thua bạc, kể gì Đôlôkhốp, kể gì lời hứa danh dự

Đó toàn là những chuyện nhảm nhí có thể giết người, ăn trộm mà vẫn có hạnh phúc”(tập 2, tr.15) Một tâm trạng cực đoan đẻ ra những ý nghĩ cực đoan trong đó bản

năng đã làm lu mờ lý trí

L.Tônxtôi thường chú ý đến lòng ghen tỵ trong con người, nhưng đôi khi ông thái quá Lúc Elen sắp lấy chồng, bà mẹ ghen tỵ với hạnh phúc của con gái và khi biết đến định lấy mấy chồng liền một lúc thì lòng ghen tỵ với con gái luôn giày vò phu nhân,

mẹ Natasa, là khiên cưỡng: “Đây, thư của anh ấy viết đây Bà mẹ vừa nói vừa đưa cho

con trai bức thư của công tước Anđrây, với cái ảo giác thầm kín của tất cả các bà mẹ đối với hạnh phúc lứa đôi tương lai của con gái mình”(tập 2, tr.16)

Trang 5

Nữ công tước tiểu thư thấy Natasa quá đỏm dáng, nhí nhảnh và tự mãn Công tước tiểu thư không biết rằng trước khi gặp người chị dâu tương lai, nàng đã sẵn có ác cảm với Natasa vì bất giác ghen tỵ với sắc đẹp, tuổi trẻ và hạnh phúc của Natasa và ghen tuông với tình yêu của anh trai mình Maria có thể vì lý do gì đó không tán thành

sự lựa chọn của anh trai mình, và do đó L Tônxtôi có quyền vạch rõ: “Chị Natasa -

công tước tiểu thư Maria nói - xin chị biết cho rằng tôi rất mừng là anh tôi đã tìm được hạnh phúc… - Nàng ngừng lại, cảm thấy mình như đang nói dối Natasa để ý thấy nàng ngừng lại và đoán hiểu được nguyên do”(tập 1, tr.97)

Tóm lại, độc thoại nội tâm của L Tônxtôi rất đa dạng và độc đáo, xứng đáng là một bậc thầy tiểu thuyết, L Tônxtôi với kỹ xảo độc thoại nội tâm có ảnh hưởng rõ rệt đến các nhà văn hiện đại Tài nghệ của L Tônxtôi là ở chỗ ông không tái hiện dòng tâm

tư của con người như một cái gì gọi là cao siêu, mực thước nhưng ông cũng không ghi lại những dòng tâm tư hỗn loạn, xáo rỗng mà với ông lúc nào cũng dừng lại ở một mức

độ mực thước, chừng mực

2.2 Các quy luật phát triển tâm lý nhân vật trong Chiến tranh và hòa bình

2.2.1 Tâm tí nhân vật trong thế động, đầy mâu thuẫn

Ngay trong định ngữ của ông cũng thể hiện ý đồ nghệ thuật này Như A Sisêrin

đã nhận xét trong “Chiến tranh và hòa bình”: “thường xuyên bộc lộ trạng thái chốc lát

của con người hoặc nói chung tính chất tạm thời của con người hay đối tượng” Định

ngữ của L Tônxtôi có biểu hiện những nét bền vững trong diện mạo, tâm lí nhân vật, nhưng phần nhiều nó biểu hiện những nét mâu thuẫn, chuyển biến, ví dụ sau cuộc đấu súng, Pier nhớ lại “Khuôn mặt tuấn tú xấc xược và rất châm biếm đúng như trong bữa

tiệc, rồi cũng bộ mặt ấy nhưng tái mét, run rẩy và đau đớn, đúng như Đôlôkhôp ngoảnh lại và ngã sấp xuống tuyết”(tập 3, tr.47) Bạn đọc phải luôn cùng tác giả theo dõi, nắm

bắt tâm trạng và những trạng thái trái ngược của nhân vật, ví dụ khi gặp Natasa đầu năm

1813 Pier “đỏ mặt lên vì sung sướng và đau khổ” Sau khi Natasa kể cho Pier nghe về những ngày cuối cùng của Anđrây, L Tônxtôi viết: “câu chuyện kể đau đớn và vui

mừng này như một nhu cầu thiết yếu đối với Natasa”

Trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, bao giờ L Tônxtôi cũng ghét sự giả dối,

khuôn sáo L Tônxtôi tả tâm trạng Pier đối với bá tước Bêdukhôp đang hấp hối cực kì

tế nhị Thân phận Pier - đứa con hoang của bá tước - chưa rõ ràng, chàng vừa du học nước ngoai suốt mười năm, bá tước là người cha mà chàng hầu như không hiểu biết Vì thế, khi bá tước ốm, Pier nói “Ông cụ không gọi tôi… tôi thương cụ như một con

người… nhưng biết làm thế nào?” Đầy dấu lửng phân vân, đây mới là lòng thương người, chưa phải tình cha con Mọi nghi lễ tiếp theo, Pier đều nhất nhất làm theo sự chỉ dẫn của mẹ Bôrit, và Pier chưa hề khóc L Tônxtôi thể hiện vô cùng tinh tế chuyển

biến tình cảm của Pier: “Không biết bá tước có để ý vẻ kinh hãi của Pier khi nhìn vào

cánh tay cứng đờ này hay không, hay là trong giây lát đó có một ý nghĩ nào khác

thoáng hiện lên trong cái trí óc đang chết dần của ông, chỉ thấy ông nhìn vào bàn tay không chịu tuân theo ý mình, rồi nhìn vẻ mặt kinh hãi của Pier, rồi lại nhìn bàn tay, và

Trang 6

trên gương mặt ông hiện lên một nụ cười yếu ớt, đau đớn, không hợp tí nào với vẻ mặt

ông, tưởng chừng như có ý muốn giễu cợt sự bất lực của chính mình Khi trông thấy nụ

cười này, đột nhiên Pier thấy lồng ngực run bắn lên, mũi tự dưng thấy cay xè và nước mắt chảy ròng ròng không còn trông thấy những vật xung quanh nữa”(tập 3, tr.123)

Còn đây là lời kể sai lạc, theo khuôn sáo của bà mẹ Bôrit: cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa hai cha con bá tước thì cảm động đến nỗi hồi tưởng lại, bà không thể cầm được nước mắt rằng bà không biết trong hai cha con, ai là người tỏ ra cao thượng hơn trong những giây phút kinh hoàng đó Người cha thì đến phút cuối cùng vẫn nhớ mọi việc và mọi người đã nói với con với những lời hết sức cảm động, còn người con thì ai nhìn cũng phải mủi lòng Anh ta đau khổ đến có thể chết đi được, ấy thế mà vẫn cố dấu nỗi buồn

để cho cha mình nhắm mắt được yên lòng

Trong giây phút hấp hối, lão công tước Bôncônxki mới thốt lên những lời yêu thương Maria tha thiết Nghe cha nói Maria càng đau lòng vì đã có lúc nàng mong cha

chết cho xong Không trượt theo nghi thức khuôn sáo, L.Tônxtôi ghi lại tâm trạng phức

tạp của Maria: “Không! Cha chưa chết, không thể thế được, nàng tự nhủ Nàng đến

cạnh giường và trấn áp nỗi khiếp sợ, ấp môi lên má cha Nhưng nàng lập tức lùi lại ngay Phút chốc, tất cả tình thương yêu, dịu dáng của nàng đối với cha tiêu tan hết, nhường chỗ cho nỗi khiếp sợ trước cái vật đang ở trước mắt nàng “Không! Cha mất rồi! Cha mất rồi và ngay đây, chỗ cha nằm lúc nãy là một cái gì lạ lùng, thù địch, một

bí ẩn ghê ghớm làm cho người ta khiếp sợ và xa lánh”(tập 2, tr.212) - rồi úp mặt vào

đôi bàn tay, công tước tiểu thư Maria ngã quỵ xuống, ông bác sỹ vội vàng dang tay đỡ lấy nàng

2.2.2 Chiến tranh và hòa bình - thể hiện nhiều trạng thái tâm tí trái ngược nhau

L Tônxtôi am hiểu sâu sắc tâm lí phụ nữ, chúng ta đã thấy ông thể hiện tài tình tính cách Maria, Natasa Khi Anatôn xuất hiện ỏ trang trại gồm cả Lida, Maria, Bu riên - những người đàn bà sống cô đơn lâu ngày không tiếp xúc với nam giới, họ linh hoạt hẳn lên “Trong cả ba người, năng lực tư duy, cảm xúc, quan sát đều tăng lên gấp bội và

tưởng chừng như cuộc sống của họ bấy lâu vẫn trôi qua như bóng tối, nay bỗng dưng bừng lên một ánh sáng mới mẻ, đầy ý nghĩa”(tập 3, tr.87) Tình mẫu tử sâu nặng khiến bá

tước phu nhân lúc nào cũng tưởng như chàng sĩ quan kị binh Nicôlai hãy còn thơ dại:

“Hai mươi năm trước đây phu nhân khó mà tin rằng cái sinh vật nhỏ bé đang sống đâu ở phía dưới trái tim mình lại có thể có ngày khóc oa oa lên và bập vào vú mình, rồi lại có ngày bắt đầu biết nói thì bây giờ cũng vậy, phu nhân cũng khó tin rằng cái sinh vật ấy lại

có thể là một đàn ông cường tráng, can đảm, một đứa con và một người gương mẫu”(tập

4, tr.63) L Tônxtôi theo dõi rất kĩ diễn biến tâm lí ở tuổi già Tác giả nhận xét về lão công tước Bôncônxki hồi cuối năm 1811: “Ông bắt đầu có những dấu hiệu rõ rệt của tuổi

già, có những khi ông đột nhiên buồn ngủ, ông thường quên những việc vừa mới xảy ra,

nhưng lại nhớ rất kĩ những việc xảy ra từ lâu, và ông có một lối hiếu danh như trẻ con khi

nhận đứng đầu phái đối lập ở Matxcơva”(tập 3, tr.69) Bên cạnh những trạng thái tâm lí

thông thường, quen thuộc, L Tônxtôi nắm bắt được nhiều hiện tượng tâm lí khác thường

Trang 7

Ngòi bút táo bạo của ông ghi lại thảm cảnh trên đê Aoghêt trong trận Auxteclit: “Chính

trên con đê ấy giờ đây chen chúc nhau giữa những chiếc xe lương thực và những khẩu đại bác, xô đẩy nhau giữa mình ngựa và giữa những bánh xe, có những con người mặt mày biến dạng vì sợ chết, giẫm đạp lên nhau, hấp hối, bước qua nhiều người hấp hối, giết lẫn nhau chỉ để rồi sau mấy bước cũng lại bị giết ý như thế”(tập 4, tr.53) L Tônxtôi

thường ghi lại giây phút bừng tỉnh, giác ngộ của những người lầm lỗi hoặc có tật Là một

kẻ ích kỉ, từng điên cuồng dành giật chiếc cặp đựng di chúc khi bố Pier chết, nói giọng nghe thành thực và yếu ớt mà Pier chưa thấy bao giờ - “Chúng ta có tội biết chừng nào,

chúng ta dối trá biết chừng nào, và như thế để làm gì ? Tôi đã ngót sáu chục tuổi rồi

rồi thì tôi cũng… tất cả đều kết thúc bằng cái chết, tất cả Cái chết thật là khủng khiếp,

nói đến đây ông òa khóc”(tập 4, tr.34) L Tônxtôi có tài miêu tả niềm vui, nỗi buồn, sự

chuyển hóa của các tình cảm trong con người và vai trò của tình thương, lòng vị tha khi

nghe tin lão công tước báo tin Anđrây tử trận, Maria đã nén nỗi đau để an ủi cha Do tài

năng độc đáo của L Tônxtôi, nên có nhiều tình huống, nhiều trạng thái tâm lí ông miêu tả nhiều lần nhưng vẫn không hề trùng lặp, đơn điệu

2.2.3 Trong chiến tranh và hòa bình - miêu tả nhiều tâm tí của người trong cuộc

L.Tônxtôi tả lối yêu đương trẻ con bắt chước người lớn của Natasa và Bôrit, những lời tỏ tình bồng bột của Nicôlai với Xônhia, lời cầu hôn theo quy tắc hơi sách vở của Đênixôp, Anđrây không có hạnh phúc trong cuộc hôn nhân lần thứ nhất Nửa năm hương lửa chưa nồng mà chàng đã muốn xa vợ để thực hiện giấc mộng Tulông Khi yêu Natasa mười chín tuổi, Anđrây đã ở cái tuổi ba mươi tư, chàng già giặn, không còn cái bồng bột, hời hợt: công tước Anđrây cầm tay nàng, nhìn vào mắt nàng và thấy trong tâm hồn mình không còn tình yêu trước đây với nàng nữa Trong tâm hồn chàng bỗng có một sự đảo lộn, niềm ước mong đầy sức quyến rũ, thơ mộng và huyền bí trước đây không còn nữa, thay vào đấy là lòng ái ngại cho sự yếu đuối nữ giới và tuổi thơ của nàng, là nỗi sợ hãi trước sự tạm chia tay và lòng tin cậy của nàng, là ý thức, trách nhiệm nặng nề, và đồng thời vui sướng, mãi mãi gắn bó chàng với nàng

Được tin cha chết, Nicôlai vội vã từ Paris trở về, do nợ nần cha để lại, cảnh nhà ngày càng túng quấn, Nicôlai phải xin giải ngũ và đi làm bên dân sự Tình yêu của chàng đối với Xônhia đã nguội lạnh: “Trong thâm tâm chàng, dường như có ý trách

nàng, sao lại quá hoàn hảo như vậy, sao lại không có chỗ nào có thể chê trách được Ở nàng có đủ những cái để người ta quý trọng, nhưng ít có những cái khiến chàng phải yêu, và chàng cảm thấy mình quý trọng nàng bao nhiêu thì chàng lại càng ít yêu nàng bấy nhiêu”(tập 2, tr.93) Cái chết luôn là nỗi băn khoăn trong toàn bộ tác phẩm của

L.Tônxtôi Ngoài ba cuốn tiểu thuyết lớn ông còn miêu tả cái chết trong hàng loạt truyện như:“Ba cái chết”, “Cái chết của Ivanovích”, “Truyện về Sêvaxtôpơn” Đối với L.Tônxtôi, cái chết là một hiện tượng huyền bí mà ông phải khám phá suốt đời Chúng

ta đã phân tích cái chết của lão bá tước Bêdukhôp, lão công tước Bôncônxki… Như thường lệ, bao giờ L.Tônxtôi cũng lưu ý tới khía cạnh tâm lí của cái chết và dõi theo những phản ứng gieo vào lòng người Những người đến viếng bá tước Rôxtôp đều có

Trang 8

một cảm giác hối hận và mủi lòng như nhau Họ nói như để tự thanh minh cho mình trước một người khác: “Phải, muốn nói gì thì nói chứ ông ta vẫn là một người hết sức

quý giá, thời buổi này chẳng còn ai được như thế, vả chăng, ai mà chẳng có nhược

điểm”(tập 2, tr.93)

3 Kết luận

Trong văn học thế giới, hiếm có nhà văn nào đem hết tài năng nghệ thuật của mình để ca ngợi nhân dân như L Tônxtôi Tư tưởng nhân dân sáng lên trong tiểu thuyết

anh hùng ca Chiến tranh và hòa bình, trong đó tầm bao quát sử thi rộng lớn kết hợp với

chiều sâu miêu tả tâm lí nhân vật

Đối với L Tônxtôi, tác phẩm nghệ thuật là tác phẩm của lòng yêu thương Từ

lúc mới bắt đầu cầm bút ông đã tự nhủ: có thể viết bằng đầu và từ trái tim Hơn sáu

mươi năm cầm bút L.Tônxtôi đúng là đã cố gắng chỉ viết bằng trái tim trĩu nặng yêu

thương của mình Hiếm có nhà văn nào ở thế kỉ XIX nói về sức mạnh của nhân dân một cách say mê và chân thành như L Tônxtôi Và L Tônxtôi cũng đã tự đặt cho mình một nhiệm vụ khiêm tốn: mục đính của nghệ sĩ không phải ở chỗ làm sao giải quyết vấn đề

một cách không thể tranh cãi được, mà là ở chỗ buộc người ta yêu mến cuộc sống trong tất cả vô vàn biểu hiện không bao giờ khô cạn của nó Chính vì thế mà nét nhạc khỏe

khoắn yêu đời, trong trẻo vang lên suốt thiên anh hùng ca bất hủ Chiến tranh và hòa

bình sẽ còn đọng mãi trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Hải Hà (1978), Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội

[2] Nguyễn Hải Hà (2006), Thi pháp tiểu thuyết L Tônxtôi, Nxb Giáo dục, Hà Nội [3] Lê Bá Hán (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội

[4] Hà Thị Hòa (2007), Văn học Nga trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội

[5] Vương Trí Nhàn (2000), Chân dung văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội

[6] Trần Vĩnh Phúc (2004), Nét đẹp Nga trong thơ văn và ngôn ngữ, Nxb ĐHSP

Hà Nội

[7] Vũ Anh Tuấn (2006), 101 vẻ đẹp văn chương, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà nội [8] Từ Đức Trịnh (1994), Văn học nước ngoài phần III, Nxb ĐH Vinh

Ngày đăng: 22/07/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w