1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương luật dân sự chuyên đề giao dịch dân sự

8 548 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 65,5 KB

Nội dung

Câu 1: Khái niệm giao dịch dân sự và giao dịch dân sự vô hiệu Câu 2: Phân loại giao dịch dân sự Câu 3: Phân tích điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực “ người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự ” Câu 4: Phân tích điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực: “mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”

Chuyên đề 3: Giao dịch dân sự Câu 1: Khái niệm giao dịch dân sự và giao dịch dân sự vô hiệu Khái niệm giao dịch dân sự:( Điều 121-BLDS) Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu: Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện quy định ở Điều 122- BLDS: - Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự - Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật - Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện - Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp pháp luật có quy định Câu 2: Phân loại giao dịch dân sự 1. Căn cứ vào sự thể hiện ý chí gồm: a) Hợp đồng dân sự: Có 2 nội dung: - Là sự thồng nhất ý chí giữa các bên - Sự thống nhất đó tạo nên quyền và nghĩa vụ giữa các bên b) Hành vi pháp lí đơn phương: Hành vi pháp lí đơn phương khác hợp đồng dân sự ở chỗ: - Chỉ thể hiện ý chí của một chủ thể - Từ đó làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự 2. Căn cứ vào hình thức thể hiện ý chí gồm: a) Giao dịch dân sự có hình thức bắt buộc - Pháp luật quy định phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định( văn bản được công chứng hoặc chứng thực, được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì mới có hiệu lực b) Giao dịch dân sự không có hình thức bắt buộc -Pháp luật quy định có thể được xác lập dưới bất kì hình thức nào như lời nói, văn bản hay hành động cụ thể tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của các bên 3. Căn cứ vào thời điểm phát sinh hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự gồm: a) Giao dịch dân sự có hiệu lực khi người xác lập giao dịch đã chết b) Giao dịch dân sự có hiệu lực ngay khi người xác lập giao dịch còn sống 4. Căn cứ vào thời điểm có hiệu lực của giao dịch dân sự ____________________________________________________________________________________ ___ Trịnh Thị Bích Diệp – DS32D - HLU 1 a) Giao dịch dân sự ưng thuận - Được xem là có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm các bên tham gia đã đạt được sự thoả thuận thống nhất ý chí với nhau và biểu hiện sự thống nhất ý chí đó ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định( hợp đồng thuê tài sản) b) Giao dịch dân sự thực tế - Hiệu lực chỉ phát sinh khi một trong các bên thực tế nhận được đối tượng của giao dịch dân sự đó ( Hợp đồng tặng cho động sản thông thường) 5. Căn cứ vào tính chất có bồi hoàn a) Giao dịch dân sự có đền bù: -Một bên chủ thể sau khi thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định vì lợi ích của chủ thể bên kia thì anh ta được thu một lợi ích vật chất nhất định từ chủ thể bên kia do đã thực hiện những hành vi đó( hợp đồng mua bán tài sản) b) Giao dịch dân sự không có đền bù VD: hợp đồng cho tặng tài sản 6. Căn cứ điều kiện làm phát sinh hay chấm dứt hiệu lực của giao dịch dân sự a) Giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh - Chỉ phát sinh hiệu lực khi có những điều kiện nhất định xảy ra b) Giao dịch dân sự có điều kiện huỷ bỏ - Là những giao dịch đã được xác lập và phát sinh hiệu lực nhưng khi có điều kiện nhất định xảy ra thì giao dịch dân sự đó sẽ bị huỷ bỏ, quyền và nghĩa vụ các bên tham gia bị chấm dứt Câu 3: Phân tích điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực “ người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự ” Người ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng , bao gồm mọi chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và nhà nước CHXHCN Việt Nam. 1. Cá nhân: - Khả năng trong việc xác lập hoặc thực hiện một giao dịch dân sự phụ thuộc vào năng lực hành vi dân sự của mỗi cá nhân - Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi cuả mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự - Giao dịch dân sự muốn có hiệu lực phải có điều kiện này vì: bản chất của giao dịch dân sự là sự thể hiên ý chí và sự thống nhất giữa ý chí và thể hiện ý chí ra bên ngoài. Điều này chỉ có những cá nhân có khả năng nhận thức được hành vi và hậu quả do hành vi mình gây nên mới có được. Khả năng này phụ thuộc vào độ tuổi và sự nhận thức của mỗi cá nhân: + Đối với cá nhân là người từ đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Được toàn quyền tham gia vào mọi giao dịch dân sự trừ: ____________________________________________________________________________________ ___ Trịnh Thị Bích Diệp – DS32D - HLU 2 . Các giao dịch dân sự như mua bán, trao đổi, cho thuê, cho muợn…có đối tượng là những tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ do người giám hộ( người từ đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) xác lập, thực hiện nhưng không được sự đồng ý của UBND xã phường nơi người giám hộ cư trú . Đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác . Các giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản của người được giám hộ mà người giám hộ xác lập, thực hiện với chính người giám hộ . Những giao dịch dân sự không nằm trong phạm vi thẩm quyền đại diện của người đại diên . Những giao dịch dân sự mà người đại diện thực hiện giữa người được đại diện với chính mình . Những giao dịch dân sự mà người đại diện thực hiện với người thứ 3 nhưng anh ta cũng đồng thời là người đại diện cho người đó + Đối với cá nhân là người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ( người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác khiến họ không thể nhận thức được, làm chủ được hành vi của mình): . Khi muốn xác lập một giao dịch dân sự họ phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý hoặc bắt buộc thông qua vai trò người đại diện, trừ trường hợp đó là những giao dịch dân sự có giá trị nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp lứa tuổi . Người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác khiến họ không nhận thức làm chủ được hành vi của mình mà có tài sản riêng đủ để thực hiện nghĩa vụ dân sự thì họ có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật + Đối với cá nhân là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự(người nghiện ma tuý và các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình mà toà án ra quyết định hạn chể năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của các bên liên quan) . Được quyền tham gia các giao dịch dân sự có giá trị nhỏ phục vụ nhu cầu hằng ngày . Với các giao dịch dân sự khác liên quan đến tài sản của những người này nhất thiết phải được sự đồng ý của người đại diên theo pháp luật + Đối với cá nhân là người dưới 6 tuổi hoặc những người mất năng lực hành vi dân sự: . Không được quyền tham gia xác lập và thực hiện mọi giao dịch dân sự . Người đại diện theo pháp luật của người đó có quyền xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự nhằm thoả mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần của những người này 2. Pháp nhân và các chủ thể khác của quan hệ pháp luật dân sự: ____________________________________________________________________________________ ___ Trịnh Thị Bích Diệp – DS32D - HLU 3 - Khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhất thiết phải thông qua vai trò người đại diện của chủ thể đó: + Người đại diện theo pháp luật + Người đại diện theo uỷ quyền Câu 4: Phân tích điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực: “mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội” - Nội dung của giao dịch dân sự là tổng hợp các điều khoản mà một hoặc các bên xác lập giao dịch dân sự đó đưa ra hoặc thoả thuận với nhau - Mục đích của giao dịch dân sự là các nhu cầu hay những lợi ích về mặt vật chất hay tinh thần mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào một giao dịch dân sự - Đạo đức của xã hội là những chuẩn mực, luân lý phù hợp với lợi ích chung của toàn xã hội, những chuẩn mực góp phần thúc đẩy sự phát triển nhân cách con người, thúc đẩy sự phát triển truyền thống văn hoá cuả một chế độ xã hội - Quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức cùng là những quy phạm xã hội có chung mục đích là điều tiết hành vi con người, có chung đặc điểm là những quy tắc xử sự chung, là tiêu chuẩn đánh giá hành vi con người - Như vậy nội dung và mục đích của giao dịch dân sự không vi phạm những điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội tức là không được vi phạm những quy tắc xử sự chung ma pháp luật và đạo đức đã quy định. Một giao dịch dân sự sẽ bị coi là bất hợp pháp khi nội dung và mục đích của nó vi phạm đến điều cấm của pháp luật hoặc trái với thuần phong mĩ tục và trật tự công cộng xã hội. Câu 5: Phân tích điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực: “ người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện”. - Sự tự nguyện của các chủ thể tham gia giao dịch dân sự được hiểu là: + Có sự thống nhất về ý chí của các chủ thể tham gia giao dịch dân sự + Có sự thống nhất về ý chí giữa các bên và hình thức thể hiện ra bên ngoài - Điều kiện người tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện xuất phát từ nguyên tắc tự do ý chí. Một cá nhân chỉ có thể bị ràng buột bởi ý chí của chính mình được biểu hiện ra bên ngoài một cách trực tiếp( kí kết hợp đồng hay lập di chúc) hoặc gián tiếp( Việc tuân thủ các quy định được ghi nhận trong các văn bản pháp luật). Tuy nhiên sự tự do về ý chí này cũng bị hạn chế bởi lợi ích chung của cộng đồng - Các trường hợp bị coi là vi phạm tính tự nguyện trong giao dịch dân sự: + Điều 129: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo . Giao dịch dân sự giả tạo nhằm che dấu một giao dịch dân sự khác mà các bên mong muốn tham gia ____________________________________________________________________________________ ___ Trịnh Thị Bích Diệp – DS32D - HLU 4 . Giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch dân sự chỉ có về mặt hình thức chứ không nhằm làm phát sinh bất cứ quyền, nghĩa vụ dân sự nào cho các bên tham gia xác lập giao dịch đó + Điều 131: Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn Bản chất của nhầm lẫn là sự hình dung sai các nội dung chủ yếu của hợp đồng dân sự( có tính chất quyết định trong hợp đồng) . Nhầm lẫn về đối tượng của giao dịch dân sự . Nhầm lẫn về chủ thể . Nhầm lẫn về mục đích + Điều 132: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối, đe doạ . Đe doạ: người bị đe doạ lệ thuộc vào người đe doạ ( vật chất, tinh thần) + Điều 133: Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ hành vi của mình Câu 6: Phân tích các nguyên tắc giải thích giao dịch dân sự - Giải thích giao dịch dân sự là làm sáng tỏ phần nội dung chưa rõ ràng của giao dịch dân sự, bổ sung thêm cho giao dịch dân sự các điều khoản còn thiếu hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên cơ sở những quy định của pháp luật - Nguyên tắc cơ bản là phải tìm hiểu ý chí đích thực của các chủ thể khi xác lập một giao dịch dân sự + Căn cứ vào ngôn từ của giao dịch dân sự để làm rõ ý đồ thực chất của các bên khi tham gia xác lập giao dịch dân sự + Căn cứ vào ý chí của các chủ thể đã được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nào đó để xem xét ý nghĩa các hành vi đã được chủ thể thực hiện + Làm rõ mục đích kinh tế xã hội của các bên tham gia và làm rõ mối quan hệ giữa mục đích đó với nội dung chung của giao dịch dân sự + Căn cứ vào các quy định cụ thể pháp luật về từng loại giao dịch dân sự hoặc căn cứ vào tập quán nơi giao dịch dân sự đó được xác lập và tính chất của từng loại giao dịch dân sự cụ thể mà giải thích cho thích hợp Câu 7: Hình thức giao dịch dân sự Điều 133: Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng hành vi cụ thể 1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói - Thường được áp dụng với những giao dịch dân sự có gía trị tài sản không lớn, có hiệu lực ngay và chấm dứt ngay sau khi có hành vi thực hiện ____________________________________________________________________________________ ___ Trịnh Thị Bích Diệp – DS32D - HLU 5 - Hoặc trong trường hợp tính mạng người xác lập giao dịch bị cái chết đe doạ nghiêm trọng, do bệnh tật hoặc nguyên nhân khác mà không thể xác lập được giao dịch dân sự bằng văn bản 2. Giao dịch dân sự được thể hiện dưới hình thức một hành vi cụ thể - Được thiết lập trong trường hợp giá trị tài sản không lớn, nhằm thoả mãn nhữn nhu cầu hằng ngày và các bên đều biết rõ nội dung của giao dịch - Không được áp dụng cho giao dịch dân sự một bên 3. Giao dịch dân sự được xác lập bằng văn bản - Văn bản thường: Nội dung của giao dich được ghi rõ trong văn bản và chỉ cần có chữ kí của các bên tham gia là có hiệu lực pháp luật - Văn bản có công chứng, chứng nhận Nội dung của giao dịch được ghi rõ trong văn bản, có chữ kí các bên tham gia và bắt buộc phải được cơ quan công chứng nhà nước chứng nhận thì mới có hiệu lực pháp luật Câu 8: Các loại giao dịch dân sự vô hiệu Có 2 cách phân loại giao dịch dân sự vô hiệu: - Cách phân loại thứ nhất: căn cứ vào mức độ vi phạm pháp luật + Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối: . Là những giao dịch dân sự vi phạm những quy tắc pháp lý có mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chung của cộng đồng . Giao dịch dân sự giả tạo, giao dịch dân sự có nội dung và mục đích trái với pháp luật và đạo đức xã hội, giao dịch dân sự không tuân theo hình thức luật định bị coi là giao dịch dấn sự vô hiệu tuyệt đối- thời gian yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu không hạn chế + Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối: . Là những giao dịch dân sự vi phạm một trong những quy tắc pháp lý có mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một chủ thể xác định (cá nhân, pháp nhân…) . Giao dịch dân sự được giao kết do nhầm lẫn, đe doạ, lừa dối, do người chưa thành niên, người bị mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự thiết lập là giao dịch dân sự vô hiệu tương đối- thời hạn yêu cầu xem xét hiệu lực của giao dịch dân sự đó là 1 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập - Cách thứ 2: giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ, giao dịch dân sự vô hiệu từng phần + Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ: trong các trường hợp: . Do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội . Do người chưa thành niên, ngươì mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập . Do người xác lập giao dịch dân sự không nhận thức được hành vi của mình + Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần: ____________________________________________________________________________________ ___ Trịnh Thị Bích Diệp – DS32D - HLU 6 . Chỉ có một hoặc một số phần của giao dịch đó vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại của giao dịch dân sự Câu 9: hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu - Giao dịch dân sự đó không làm phát sinh bất cứ quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự nào cho các chủ thể tham gia xác lập giao dịch dân sự - Vô hiệu ngay từ thời điểm xác lập giao dịch dân sự đó - Khôi phục lại tình trạng tài sản ban đầu + Nếu giao dịch dân sự đó chưa được thực hiện thì các bên không được thực hiện + Nếu giao dịch dân sự đó đã được thực hiện một phần thì các bên dừng ngay việc thực hiện, không được tiếp tục thực hiện phần còn lại và có nghĩa vụ phải hoàn trả cho nhau những lợi ích vật chất đã nhận được của nhau + Nếu giao dịch dân sự đó đã được thực hiện xong thì các bên hoàn trả cho nhau những lợi ích vật chất mà các bên đã nhận được hoặc hoàn trả cho nhau số tiền tương đương với giá trị lợi ích vật chất mà mình đã nhận được nếu như lợi ích vật chất đó không còn trên thực tế - Phải bồi thường thiệt hại: + Bên có lỗi gây ra sự vô hiệu của giao dịch dân sự phải bồi thương thiệt hại Câu 10: Thời hiệu yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu Điều 145 quy định 2 loại thời hạn yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu - Thời hạn một năm: được xác lập với các giao dịch dân sự sau: + Giao dịch dân sự được xác lập bởi người không có năng lực hành vi dân sự + Giao dịch dân sự được xác lập trên cơ sở sự nhầm lẫn + Giao dịch dấn sự được xác lập trên cơ sở sự lừa dối, đe doạ + Giao dịch dân sự được xác lập bởi người không nhận thức được hành vi của mình • Thời gian không tính vào thời hiệu không tính vào thời hiệu khởi kiện trong trường hợp xảy ra một trong các sự kiện sau: + Có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người có quyền khởi kiện không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu + Người có quyền khởi kiện chưa thành niên, đang bị mất năng lực hành vi dân sưi hoặc hạn chế năng lực hành vi dấn sự mà chưa có người đại diện + Người đại diện của người chưa thành niên, người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dấn sự chết nhưng chưa có người đại diện khác thay thể hoặc vì lý do chính đáng mà không tiếp tục đại diện được - Vô thời hạn: khoản 2 điều 145- BLDS quy định đối với các giao dịch dân sự sau + Giao dịch dân sự giả tạo + Giao dịch dân sự vi phạm các quy định về hình thức + Giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội ____________________________________________________________________________________ ___ Trịnh Thị Bích Diệp – DS32D - HLU 7 ____________________________________________________________________________________ ___ Trịnh Thị Bích Diệp – DS32D - HLU 8 . Chuyên đề 3: Giao dịch dân sự Câu 1: Khái niệm giao dịch dân sự và giao dịch dân sự vô hiệu Khái niệm giao dịch dân sự:( Điều 121-BLDS) Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc. hiệu lực của giao dịch dân sự đó là 1 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập - Cách thứ 2: giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ, giao dịch dân sự vô hiệu từng phần + Giao dịch dân sự vô hiệu. sinh hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự gồm: a) Giao dịch dân sự có hiệu lực khi người xác lập giao dịch đã chết b) Giao dịch dân sự có hiệu lực ngay khi người xác lập giao dịch còn sống 4. Căn

Ngày đăng: 22/07/2014, 10:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w