1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

đề cương luật kế toán

23 347 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 270 KB

Nội dung

Câu 1: kế toán là gì? Trách nhiệm quản lý, sử dụng, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán?Câu 2: nêu nội dung kế toán trong doanh nghiệp? Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị? Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết?Câu 3: nội dung chứng từ? Những quy định về ký chứng từ kế toán?Câu 4: trình bày nguyên tắc và điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử?Câu 5: chứng từ điện tử? Kế toán phải làm gì trong trường hợp tài liệu bị mất hoặc bị hủy hoại?Câu 6: hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính?Câu 7: tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của ng làm kế toán? Những người không được làm kế toán?Câu 8: nhiệm vụ của kế toán trưởng? Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng? Trách nhiệm của kế toán trưởng?Câu 9: nội dung của dịch vụ kế toán?Câu 10: các bước kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán?Câu 11: thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng?Câu 12: quy định về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ nơi làm thủ tục hải quan vào nội địa?Câu 13: trình bày nội dung lưu trữ, hủy và tiêu hủy hóa đơn điện tử? Nêu nguyên tắc chuyển đổi và điều kiện chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy?Câu 14: trình bày nội dung của hóa đơn điện tử?Câu 15: cách lập hóa đơn khi danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn?Câu 16: xử lý khi bị mất mát, hỏng hóa đơn, chứng từ kế toán?Câu 17: chứng chỉ hành nghề kế toán?Câu 18: chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy?Câu 19: công việc kế toán trong trường hợp đơn vị kế toán chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi hình thức chủ sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản?Câu 20: trình bày nội dung yêu cầu kiểm soát chất lượng về kế toán?Câu 21: nêu quy trình kiểm soát chất lượng về kế toán?Câu 22: trình bày nội dung dịch vụ kế toán? Điều kiện các cá nhân và doanh nghiệp đăng ký dịch vụ kế toán? Nêu các trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán?

ĐỀ CƯƠNG LUẬT KẾ TOÁN Câu 1: kế toán là gì? Trách nhiệm quản lý, sử dụng, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán? * K/n: Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động * Trách nhiệm quản lý, sử dụng, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán: 1. Đơn vị kế toán có trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán. 2. Đơn vị kế toán có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu kế toán kịp thời, đầy đủ, trung thực, minh bạch cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Câu 2: nêu nội dung kế toán trong doanh nghiệp? Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị? Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết? 1) Nội dung kế toán trong DN: a) Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu chi NSNN, hành chính, sự nghiệp; hđ của đơn vị, tổ chức có sd kinh pí NSNN gồm: Tiền, vật tư và TSCĐ; Nguồn kinh pí, quỹ; Các khoản thanh toán trg và ngoài đơn vị kế toán; Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động; Thu, chi và kết dư NSNN; Đầu tư TC, tín dụng nhà nước; Nợ và xử lý nợ của nhà nước; Tài sản quốc gia; Các TS khác có lq đến đơn vị kế toán. b) Đối tg kế toán thuộc hđ của đơn vị, t/c k sd kinh pí NSNN gồm TS, nguồn hình thành TS. Đối tg kế toán thuộc hđ kd bao gồm: ∗ Đối tg kế toán là TSCĐ, TSLĐ: Tiền và các khoản tg đg tiền; Các khoản pải thu; Hàng tồn kho; Đầu tư TC ngắn hạn; TSCĐ hh, TSCĐ vh, TSCĐ thuê TC; Đầu tư TCDH; TSNH và DH khác. ∗ Đối tg kế toán là nợ pải trả: pải trả NB; pải trả nợ vay; pải trả CNV; các khoản pải trả, pải nộp khác. ∗ Đối tg kế toán là VCSH: Vốn CSH; Các quỹ; Lợi nhuận chưa pân pối (các khoản doanh thu, chi pí kd; thu nhập khác và chi pí khác; thuế và các khoản nộp NSNN; kq và pân chia kq hđkd; các TS khác có lq đến đơn vị kế toán). ∗ Đối tg kế toán thuộc hđ ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm,chứng khoán, đầu tư TC,ngoài quy định áp dụng điều ước quốc tế còn có: Các khoản đầu tư TC, tín dụng; Các khoản thanh toán trg và ngoài đơn vị kế toán; Các khoản cam kết, bảo lãnh, các giấy tờ co giá. 2) Phân biệt kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết - Kế toán tổng hợp: pải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tg quát về hđ kinh tế, TC của đơn vị. Kế toán tg hợp sd đơn vị tiền tệ để p/a tình hình TS, nguồn hình thành TS, tình hình và kết quả hđ kinh tế, TC của đơn vị. - Kế toán chi tiết: pải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lđ theo từng đối tg kế toán cụ thể trg đơn vị kế toán. Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tg hợp. Số liệu kế toán chi tiết pải khớp đúng với số liệu kế toán tg hợp trg 1 kỳ kế toán. 3) Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị 1 * Điểm giống nhau: Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều đề cập đến các sự kiện kinh tế trg DN và đều quan tâm đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn sở hữu, doanh thu, chi phí, k/quả hđ sxkd, quá trình lưu chuyển tiền tệ của DN. Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán. Kế toán quả trị và kế toán tài chính đều biểu hiện trách nhiệm của người quản lý. * Điểm khác nhau: Tiêu thức phân biệt Kế toán tài chính Kế toán quản trị Đặc điểm của thông tin Phải khách quan và có thể thẩm tra Thông tin thích hợp và linh hoạt phù hợp với vấn đề cần giải quyết Thước đo sd Chủ yếu là thước đo giá trị Cả giá trị và hiện vật, thời gian Các ngtắc sd trg việc lập BC Phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán chung đã được thừa nhận, mang tính bắt buộc DN tự xây dựng, tự triển khai, có tính linh hoạt, k mang tính pháp lệnh Người sử dụng thông tin Các thành phần bên ngoài DN như các tổ chức tín dụng; đối thủ cạnh tranh; nhà cung cấp vật tư, hàng hóa, NĐT tài chính; NLĐ v.v Các thành phần bên trong công ty: Giám đốc, quản lý hội đồng quản trị, các giám sát viên, quản đốc. Các báo cáo kế toán chủ yếu - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính - Các BC cug cấp, dự trữ vật tư, h2 - Các BC về qtsx (tiến độ, c/phí, kq) - Các BC về BH (C/phí giá vốn, d/thu) Kỳ báo cáo quý, năm ngày, tuần, tháng, quý, năm Pạm vi thôg tin Toàn doanh nghiệp Gắn với các bộ phận trực thuộc DN Trọng tâm thông tin Chính xác, khách quan, tổng thể Kịp thời, thích hợp, linh động, ít chú ý đến độ chính xác. Câu 3: nội dung chứng từ? Những quy định về ký chứng từ kế toán? * Điều 17. Nội dung chứng từ kế toán 1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán; b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán; c) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán; d) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán; đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ; g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán. 2. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ. * Điều 20. Ký chứng từ kế toán 2 1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. 2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký. 3. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền ký duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. 4. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Câu 4: trình bày nguyên tắc và điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử? 1) Nguyên tắc sử dụng hoá đơn điện tử ♦ Trường hợp người bán lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có trách nhiệm thông báo cho người mua về định dạng hóa đơn điện tử, cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử giữa người bán và người mua ♦ Người bán, người mua, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử (trường hợp thông qua tổ chức trung gian) và các đơn vị có liên quan phải có thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hoá đơn điện tử đó. 2) Điều kiện của tổ chức khởi tạo hóa đơn ► Là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế; hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. ► Có địa điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ hoá đơn điện tử; ► Có đội ngũ người thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử dụng hoá đơn điện tử theo quy định; ► Có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. ► Có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn. ► Có các quy trình sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng lưu trữ bao gồm: - Hệ thống lưu trữ dữ liệu phải đáp ứng hoặc được chứng minh là tương thích với các chuẩn mực về hệ thống lưu trữ dữ liệu; - Có quy trình sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố: đảm bảo sao lưu dữ liệu của hóa đơn điện tử ra các vật mang tin hoặc sao lưu trực tuyến toàn bộ dữ liệu. Câu 5: chứng từ điện tử? Kế toán phải làm gì trong trường hợp tài liệu bị mất hoặc bị hủy hoại? * Điều 18. Chứng từ điện tử 3 1. Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung quy định tại Điều 17 của Luật này và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán. 2. Chính phủ quy định chi tiết về chứng từ điện tử. * Điều 41. Công việc kế toán trong trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại Khi phát hiện tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại, đơn vị kế toán phải thực hiện ngay các cv sau đây: 1. Kiểm tra, xác định và lập biên bản về số lượng, hiện trạng, nguyên nhân tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại và thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 2. Tổ chức phục hồi lại tài liệu kế toán bị hư hỏng; 3. Liên hệ với tổ chức, cá nhân có giao dịch tài liệu, số liệu kế toán để được sao chụp hoặc xác nhận lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại; 4. Đối với tài liệu kế toán có liên quan đến tài sản nhưng không thể phục hồi bằng các biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì phải kiểm kê tài sản để lập lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại. Câu 6: hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính? Điều 33. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính 1. Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo các hình thức: a) Phát hành ấn phẩm; b) Thông báo bằng văn bản; c) Niêm yết; d) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. 2. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền duyệt. 3. Đơn vị kế toán là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền duyệt. 4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Câu 7: tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của ng làm kế toán? Những người không được làm kế toán? * Điều 50. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán 1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây: a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán. 2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán. 4 3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trg thời gian mình làm kế toán. * Điều 51. Những người không được làm kế toán 1. Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc bị quản chế hành chính. 2. Người đang bị cấm hành nghề, cấm làm kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích. 3. Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán, kể cả kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. 4. Thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Câu 8: nhiệm vụ của kế toán trưởng? Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng? Trách nhiệm của kế toán trưởng? * Điều 52. Kế toán trưởng 1. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định tại Điều 5 của Luật này. 2. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán. 3. Kế toán trưởg chịu sự lãnh đạo của ng đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồg thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởg cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ. 4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này và phải thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng. * Điều 53. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng 1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau đây: a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này; b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên; 5 c) Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp. 2. Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng. 3. CP quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán. * Điều 54. Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng 1. Kế toán trưởng có trách nhiệm: a) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán; b) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này; c) Lập báo cáo tài chính. Câu 9: nội dung của dịch vụ kế toán? 1) Căn cứ điều 55 của Luật kế toán, t/c và c/n có đăng ký kd dịch vụ kế toán đc t/h các dịch vụ kế toán: ∗ Làm kế toán ∗ Làm kế toán trưởng ∗ Thiết lập cụ thể hệ thống kế toán cho đơn vị kế toán ∗ Cung cấp và tư vấn áp dụng CNTT về kế toán ∗ Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, cập nhật kiến thức kế toán ∗ Tư vấn TC ∗ Kê khai thuế ∗ Các dịch vụ khác về kế toán theo qđ của páp luật 2) Căn cứ khoản 5 điều 56 của Luật kế toán, t/c và c/n hành nghề kế toán có trách nhiệm sau: ∗ Thực hiện cv kế toán lq đến nd dịch vụ kế toán thoản thuận trg hợp đồng ∗ Tuân thủ páp luật về kế toán ∗ Chịu trách nhiệm trc KH và trc páp luật về nd dịch vụ kế toán đã cung cấp và pải bồi thường thiệt hại do mình gây ra ∗ Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp, thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo qđ của BTC hoặc của t/c nghề nghiệp đc BTC ủy quyền ∗ Tuân thủ sự quản lý nghề nghiệp và kiểm soát chất lg dịch vụ kế toán của BTC hoặc của t/c nghề nghiệp kế toán đc BTC ủy quyền. Câu 10: các bước kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán? Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán Bước chuẩn bị cho một cuộc kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán có những công việc chính sau: a- Lựa chọn đối tượng kiểm tra 6 Các đối tg đc lựa chọn để kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán trong năm thuộc một trong các đối tượng sau: - Các doanh nghiệp đã thành lập và đi vào hoạt động tối thiểu 18 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán. - Có dấu hiệu hoặc qua kiểm tra năm trước phát hiện có vi phạm nghiêm trọng việc tuân thủ các quy định của nhà nước hoặc các tài liệu hướng dẫn của VAA. - Theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc cá nhân thuộc đối tượng kiểm tra - Cá nhân hành nghề kế toán đã được kiểm tra từ 3 năm trở lên. b- Thu thập thông tin để lập kế hoạch kiểm tra - Tìm hiểu về tính chất và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp được kiểm tra thông qua các văn bản về quy trình, quy tắc tổ chức hiện hành của doanh nghiệp. - Tìm hiểu về việc thiết kế và thực hiện hệ thống kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp, bao gồm các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng theo từng yếu tố: + Trách nhiệm của Ban lãnh đạo doanh nghiệp (xác định rõ trách nhiệm của mình đối với hệ thống kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp) + Các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp (các đối tượng hành nghề kế toán tuân thủ các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp có liên quan) + Chấp nhận và duy trì khách hàng (chấp nhận và tiếp tục duy trì quan hệ đối với khách hàng về các hợp đồng dịch vụ kế toán) + Nguồn nhân lực (có đủ lực lượng kế toán viên có kỷ năng và năng lực chuyên môn và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ pháp luật). c- Lập kế hoạch tổng thể cho cuộc kiểm tra Kế hoạch tổng thể cho một cuộc kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán bao gồm các nội dung: Mục đích, yêu cầu, phạm vi, thời gian và thời hạn kiểm tra, nội dung và tổ chức đoàn kiểm tra. Các nội dung trên được quy định cụ thể tại Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán ban hành theo Quyết định số 32/2007/QĐ-BTC, ngày 15/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính như về thời gian (điều 5), thời hạn (điều 16) nội dung (điều 6), tổ chức đoàn (điều 11) d- Thông báo cho đối tượng được kiểm tra Thông báo cho đối tượng được kiểm tra về thời gian kiểm tra chính thức, hình thức kiểm tra, danh sách đoàn kiểm tra. Thông báo này phải gửi cho đối tượng được kiểm tra trước ít nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày chính thức kiểm tra tại đối tượng cung cấp dịch vụ kế toán. Bước 2: Thực hiện kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán 2.1. Các nguyên tắc trong quá trình kiểm tra a- Tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định của Bộ Tài chính và tài liệu hướng dẫn của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam về kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán. b- Bảo đảm tính độc lập trong quá trình thực hiện kiểm tra. Đoàn kiểm tra phải độc lập với các quyền và lợi ích đối với đối tượng kiểm tra. 7 c- Đảm bảo tính khách quan trong quá trình thực hiện kiểm tra từ việc tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra đến việc đưa ra kết luận. d- Tuân thủ các yêu cầu về bảo mật quy định trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán. 2.2. Nội dung kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán a- Kiểm tra hệ thống - Các bước kiểm tra hệ thống: + Tìm hiểu về tính chất và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp được kiểm tra; + Tìm hiểu về thiết kế và thực hiện hệ thống kiểm soát; + Lựa chọn hợp đồng dịch vụ kế toán để kiểm tra. - Thực hiện kiểm tra hệ thống: + Xem xét để đánh giá việc tuân thủ các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng về: • Sự tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, tuân thủ pháp luật và các quy định; • Hệ thống kiểm soát chất lượng thiết kế có phù hợp, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả không; • Các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng áp dụng có hợp lý không. + Khi xem xét và đánh giá hệ thống kiểm soát chất lượng, cần: • Phân tích các vấn đề về quy định mới hoặc bổ sung có phù hợp không; tiếp tục phát triển chuyên môn; các quyết định liên quan đến việc chấp nhận và duy trì quan hệ với khách hàng và các hợp đồng dịch vụ kế toán; • Xác định nội dung cần điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng…; • Trao đổi với người lao động có liên quan của doanh nghiệp được kiểm tra về các yếu điểm, tồn tại của hệ thống kiểm soát chất lượng. + Đánh giá sự hợp lý của phạm vi được soát xét dựa trên kết quả đạt được để xác định có cần thêm các thủ tục bổ sung hay không. b- Kiểm tra kỹ thuật - Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng. + Tính hợp thức của hợp đồng. + Hợp đồng có đề cập đến tính chất công việc không. + Hợp đồng có nêu rõ trách nhiệm của Ban giám đốc về tính chính xác và đầy đủ của các thông tin không. + Hợp đồng có nêu rõ mục đích và phạm vi sử dụng các thông tin không. - Kiểm tra kế hoạch: Xem xét người cung cấp dịch vụ kế toán có lập kế hoạch cho công việc thực hiện có hiệu quả, theo đúng quy định không. - Kiểm tra các thủ tục phải thực hiện khi cung cấp dịch vụ kế toán. • Có những hiểu biết về hoạt động của khách hàng, những nguyên tắc, phương pháp kế toán áp dụng trong lĩnh vực hoạt động của khách hàng. • Kiểm tra hồ sơ dịch vụ kế toán để xem người cung cấp dịch vụ có kiểm tra lại các thông tin đã được tập hợp để đảm bảo thông tin được trình bày trung thực, khách quan với hình thức phù hợp, nội dung không có sai sót trọng yếu. 8 - Kiểm tra việc lập và lưu giữ báo cáo kết quả dịch vụ kế toán đã cung cấp • Có lập báo cáo kết quả hoặc biên bản kiểm tra dịch vụ đã cung cấp hay không. • Báo cáo hoặc biên bản kết quả kiểm tra dịch vụ kế toán có đầy đủ các nội dung theo quy định của chuẩn mực không. • Công tác lưu trữ các báo cáo hoặc biên bản kết quả kiểm tra dịch vụ kế toán. Bước 3: Lập và thông báo báo cáo hoặc biên bản kết quả kiểm tra a- Hình thức báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán: Cuộc kiểm tra đối với cá nhân hành nghề kế toán thì lập biên bản kết quả kiểm tra; cuộc kiểm tra đối với DN thì lập báo cáo kết quả kiểm tra. b- Trên cơ sở xem xét các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu và kết quả thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp làm cơ sở đưa ra những ý kiến đánh giá, nhận xét chất lượng dịch vụ kế toán để lập báo cáo hoặc biên bản kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra. c- Nội dung của báo cáo hoặc biên bản kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán, gồm: - Mục đích, phạm vi, giới hạn (nếu có) của cuộc kiểm tra. - Tình hình, đặc điểm chung của doanh nghiệp được kiểm tra: Mô tả khái quát tình hình về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp; đặc điểm chung của hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán của doanh nghiệp. Nêu rõ trách nhiệm của doanh nghiệp là phải thiết kế và thực hiện hệ thống kiểm soát chất lượng phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực nghề nghiệp. - Kết quả kiểm tra: + Cuộc kiểm tra được thực hiện đã tuân thủ theo quy trình hướng dẫn tại Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán do Bộ Tài chính ban hành và Bản hướng dẫn quy trình cuộc kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán do Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam ban hành. + Đoàn kiểm tra đã kiểm tra và đánh giá việc thiết kế và thực hiện hệ thống kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp được kiểm tra dựa trên kết quả kiểm tra: • Mô tả các thủ tục kiểm tra đã thực hiện (quá trình lựa chọn hợp đồng và những kết luật rút ra được từ các thủ tục kiểm tra). • Mô tả các hạn chế của hệ thống kiểm soát chất lượng và biện pháp giải quyết, khắc phục sửa chữa các hạn chế đó. • Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá về hệ thống kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp có được thiết kế phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực kế toán về kiểm soát chất lượng hay không và hệ thống kiểm soát chất lượng đó có vận hành hữu hiệu trong suốt thời gian kiểm tra hay không. + Nêu rõ lý do, căn cứ đưa ra ý kiến nhận xét chất lg dịch vụ kế toán có hạn chế hoặc có hạn chế nghiêm trọg (nêu cả thiếu sót của hệ thốg kiểm soát chất lg và các kiến nghị sửa chữa khắc phục của đoàn kiểm tra). + Chỉ ra nhữg thiếu sót đã có trg báo cáo hoặc biên bản kiểm tra lần trc nhưg vẫn tồn tại trg báo cáo lần này. + Chỉ ra các hợp đồng kiểm tra không đạt yêu cầu (trường hợp đưa ra nhận xét chất lượng dịch vụ có hạn chế hoặc có hạn chế nghiêm trọng) 9 + Mô tả các thiếu sót lớn, mang tính hệ thống theo kết quả kiểm tra hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán (các điều khoản hợp đồng, kế hoạch kiểm tra, các thủ tục, lập và lưu giữ báo cáo kết quả dịch vụ…) và kiến nghị biện pháp giải quyết, khắc phục, sửa chữa. + Các loại ý kiến nhận xét trong báo cáo hoặc biên bản kiểm tra. Tuỳ theo mức độ tuân thủ các quy định của doanh nghiệp được kiểm tra, đoàn kiểm tra có thể đưa ra một trong ba dạng ý kiến sau trong báo cáo hoặc biên bản kiểm tra: • Chất lượng dịch vụ kế toán tốt, không có sai phạm hoặc lưu ý đáng kể. • Chất lượng dịch vụ kế toán đạt yêu cầu, không có sai phạm đáng kể, có một số sai phạm kèm theo các ý kiến lưu ý. • Chất lượng dịch vụ kế toán có hạn chế hoặc hạn chế nghiêm trọng, có nhiều sai phạm (trường hợp này thuộc đối tượng kiểm soát chất lượng năm sau). - Những kiến nghị, đề xuất: + Biện pháp khắc phục phù hợp liên quan đến từng hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán và từng kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề. + Những điểm cần bổ sung, sửa đổi các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng. + Biện pháp kỷ luật, xử lý đối với những người không tuân thủ các chính sách, thủ tục của DN đc kiểm tra. + Báo cáo kết quả cug cấp dịch vụ kế toán k phù hợp với tìh hìh thực tế, đoàn kiểm tra cần xác địh các thủ tục cần thực hiện bổ sug cho phù hợp để đảm bảo tuân thủ các quy địh của páp luật và chuẩn mực kế toán. - Đảm bảo tính pháp lý của báo cáo hoặc biên bản kiểm tra, ng chịu trách nhiệm về báo cáo: Trưởng đoàn kiểm tra ký tên vào báo cáo hoặc biên bản kiểm tra chất lg dịch vụ kế toán và chịu trách nhiệm về báo cáo. Bước 4: Theo dõi sau kiểm tra a- Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo hoặc biên bản kiểm tra của đoàn kiểm traS, doanh nghiệp hoặc cá nhân được kiểm tra phải gửi báo cáo cho VAA về các công việc đã tiến hành để sửa chữa thiếu sót và kiến nghị của đoàn kiểm tra. b- Trung ương Hội, hội và phân hội thành viên của VAA tổ chức bộ phận đăng ký và quản lý hành nghề kế toán để theo dõi sau kiểm tra: Tiếp nhận các báo cáo sửa chữa thiếu sót; theo dõi việc sửa chữa thiếu sót của đối tượng được kiểm tra; những khó khăn, vướng mắc khi sửa chữa thiếu sót… để báo cáo lãnh đạo TW Hội, hội, và phân hội thành viên và xin ý kiến giải quyết tiếp theo; đồng thời đề xuất ý kiến và cung cấp tài liệu cho việc lập kế hoạch kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán năm sau. Câu 11: thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng? Điều 56. Thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng 1. Đơn vị kế toán được ký hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ kế toán hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê làm kế toán hoặc thuê làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật. 2. Việc thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởg pải đc lập thàh hợp đồg bằg VB theo quy địh của páp luật. 10 [...]... dung dịch vụ kế toán? Điều kiện các cá nhân và doanh nghiệp đăng ký dịch vụ kế toán? Nêu các trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán? 1) Căn cứ điều 55 của Luật kế toán, t/c và c/n có đăng ký kd dịch vụ kế toán đc t/h các dịch vụ kế toán: ∗ Làm kế toán ∗ Làm kế toán trưởng ∗ Thiết lập cụ thể hệ thống kế toán cho đơn vị kế toán ∗ Cung... thống kế toán cho đơn vị kế toán ∗ Cung cấp và tư vấn áp dụng CNTT về kế toán ∗ Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, cập nhật kiến thức kế toán ∗ Tư vấn TC ∗ Kê khai thuế ∗ Các dịch vụ khác về kế toán theo qđ của páp luật 22 2) Điều kiện các cá nhân và doanh nghiệp đăng ký dịch vụ kế toán (1) Đối với cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán: a) Có lý lịch rõ ràng, có... điện tử gốc – hóa đơn nguồn (ghi rõ “HOÁ ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ”); họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi; thời gian thực hiện chuyển đổi Câu 19: công việc kế toán trong trường hợp đơn vị kế toán chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi hình thức chủ sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản? * Điều 42 Công việc kế toán trong trường hợp chia đơn... toán bị tuyên bố phá sản thì Toà án tuyên bố phá sản chỉ định người thực hiện công việc kế toán theo quy định tại khoản 1 Điều này Câu 20: trình bày nội dung yêu cầu kiểm soát chất lượng về kế toán? 1 Nội dung kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán gồm: a) Việc xây dựng các chính sách và thủ tục kiểm soát của cơ quan Nhà nước và hướng dẫn của Hội nghề nghiệp; b) Xây dựng hệ thống... tra phải được nêu rõ ràng trong Biên bản kiểm tra hoặc Báo cáo kết quả kiểm tra Mỗi kết luận kiểm tra phải có đầy đủ tài liệu thích hợp chứng minh Câu 21: nêu quy trình kiểm soát chất lượng về kế toán? 1 Các bước kiểm tra hệ thống (1) Tìm hiểu về tính chất và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp được kiểm tra thông qua các văn bản về quy trình, quy tắc tổ chức hiện hành của doanh nghiệp (2) Tìm... mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hoá đơn Câu 17: chứng chỉ hành nghề kế toán? 14 Điều 57 Chứng chỉ hành nghề kế toán 1 Công dân Việt Nam được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm... thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa đơn theo quy định Câu 16: xử lý khi bị mất mát, hỏng hóa đơn, chứng từ kế toán? + Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất . dung kế toán trong doanh nghiệp? Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị? Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết? 1) Nội dung kế toán trong DN: a) Đối tượng kế toán. tg kế toán cụ thể trg đơn vị kế toán. Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tg hợp. Số liệu kế toán chi tiết pải khớp đúng với số liệu kế toán tg hợp trg 1 kỳ kế. của dịch vụ kế toán? 1) Căn cứ điều 55 của Luật kế toán, t/c và c/n có đăng ký kd dịch vụ kế toán đc t/h các dịch vụ kế toán: ∗ Làm kế toán ∗ Làm kế toán trưởng ∗

Ngày đăng: 27/08/2014, 21:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w