1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Tổ chức giờ học vật lí bằng hình thức dạy học theo trạm ppt

10 1,1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 535,89 KB

Nội dung

Một trong những yêu cầu của việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học vật lí ở trường THPT lần này là: tăng cường các hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo củ

Trang 1

Tổ chức giờ học vật lí bằng hình

thức dạy học theo trạm

Chương trình và SGK mới bậc THPT đã được áp dụng đại trà trong phạm vi cả nước Một trong những yêu cầu của việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học vật lí ở trường THPT lần này là: tăng

cường các hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh.

1 VÀI NÉT VỀ DẠY HỌC THEO TRẠM

Chương trình và SGK mới bậc THPT đã được áp dụng đại trà trong phạm vi

cả nước Một trong những yêu cầu của việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học vật lí ở trường THPT lần này là: tăng cường các hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh Vì vậy, việc xây dựng và vận dụng những hình thức dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong dạy học vật lí đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện được yêu cầu nói trên Những hình thức dạy học đang được sử dụng trong dạy học hiện đại là: Dạy học theo dự

án (project learning), dạy học hợp tác (cooperation learning), dạy học dựa trên vấn đề (problem based learning), dạy học giải quyết vấn đề (learning by problem solving) Một trong những những hình thức dạy học mới, đã và đang được một số nước trên thế giới như Đức, Thụy sĩ, Anh sử dụng trong dạy học nhằm tăng

cường các họat động tự chủ, sáng tạo của học sinh đó là hình thức dạy học theo trạm (ger Lernstationen, còn gọi là học theo vòng tròn (eng circuit training)

Trong hình thức dạy học theo trạm học sinh làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau ở các trạm về một nội dung kiến thức xác định Các nhiệm vụ nhận thức ở mỗi trạm cần có tính tương đối độc lập

Trang 2

với nhau,sao cho học sinh có thể bắt đầu từ một trạm bất kì Sau khi hoàn thành trạm đó, học sinh sẽ chuyển sang một trạm bất kì còn lại Ta cũng có thể tổ chức các trạm này theo một vòng tròn để đảm bảo trật tự của tiết học, vì vậy hình thức dạy học này còn có tên dạy học theo vòng tròn (H 1)

Hình 1: Sơ đồ các trạm học tập

ình thức dạy học theo trạm xuất hiện từ đầu thế kỉ 20 dưới dạng sơ khai Nó chính thức được sử dụng như một hình thức dạy học bởi 2 người Anh là Morgan và Adamson trong giờ học thể dục Tại đó hai ông đã xây dựng một vòng tròn luyện tập (circuit training) để giúp học sinh nâng cao thể lực và thành tích cá nhân trong thi đấu

Trong dạy học hiện đại, hình thức dạy học theo trạm đã được sử dụng trong dạy học ở mọi môn học trong trường phổ thông

2 XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC GIỜ HỌC VẬT LÍ DƯỚI DÌNH THỨC DẠY HỌC THEO TRẠM

Dạy học theo trạm có thể được sử dụng trong tất cả các pha của tiến trình dạy học vật lí Hình thức học tập này đặc biệt phù hợp trong việc dạy học các nội dung hình thành các khái niệm quan trọng như năng lượng, áp suất, nhiệt độ và

Trang 3

các định luật nền tảng của vật lí như: Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, Các định luật của Newton trong cơ học, định luật chất khí, chất lỏng

Trong bài báo này tác giả giới thiệu việc xây dựng và tổ chức dạy học bài

“Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng”- SGK VL 9 [1] dưới hình thức dạy học theo trạm Đây là một bài có các nhiệm vụ học tập tương đối độc lập Hơn nữa qua bài học này ta cần giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về một quá trình phổ quát nhất trong thế giới tự nhiên: Sự chuyển hóa năng lượng Chính vì vậy sử dụng hình thức dạy học theo trạm là rất phù hợp với nội dung và mục đích của bài học

2.1 Các qui tắc trong xây dựng nội dung các trạm học tập

Để xây dựng các trạm học tập ta cần tuân theo các qui tắc sau:

- Các nhiệm vụ học tập phải độc lập tương đối sao cho học sinh có thể bắt đầu từ bất kì nhiệm vụ nào Nếu một bài học có nhiều nội dung ta có thể chia thành nhiều nhóm trạm học tập sao cho trong mỗi nhóm trạm đó, các nhiệm vụ học tập là độc lập với nhau

- Với các trạm có thí nghiệm, các nguyên vật liệu phải đơn giản, dễ thao tác, phù hợp với thí nghiệm học sinh

- Thời gian dành cho mỗi trạm tối đa không quá 10 phút

- Số trạm trong một đơn vị kiến thức không quá 7 trạm

- Ngoài các trạm với các nhiệm vụ bắt buộc, ta cần xây dựng các trạm với các nhiệm vụ tự chọn, với độ khó dễ khác nhau để cá biệt hóa năng lực học sinh

- Giáo viên nên cung cấp đáp án hoặc hệ thống trợ giúp tương ứng với các nhiệm vụ học tập để học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả bản thân

- Học sinh được phát phiếu học tập tương ứng với các trạm để tối ưu hóa thời gian làm việc

- Giáo viên cần xây dựng và thống nhất với học sinh nội qui làm việc tại các trạm

Trang 4

Với các qui tắc trên tác giả xây dựng được 6 trạm học tập sau để sử dụng trong dạy học bài „Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng”

2.2 Các trạm học tập đã xây dựng

Trong các trạm này, các nhiệm vụ học tập có đánh dấu * là các nhiệm vụ nâng cao, học sinh có thể làm hoặc không Thời gian dành cho mỗi trạm chỉ mang tính chất đề xuất, học sinh tự căn cứ vào năng lực và sở thích của mình để thực hiện nhiệm vụ trong mỗi trạm

Trạm 1:Các loại năng lượng (5 phút)

Yêu cầu: làm cá nhân

1 Kể tên các loại năng lượng và nêu một ví dụ trong thực tiễn có biểu hiện của loại năng lượng đó rồi điền vào bảng sau

Tên

loại năng

lượng

Thí dụ

năng

Cơ năng của đoàn tàu đang chạy

2 Thông qua các giác quan con người có thể nhận biết được các loại năng lượng nào?

Trạm 2:Đy na mô xe đạp (5 phút)

Yêu cầu: Làm theo nhóm hoặc theo cặp

Dụng cụ:

Trang 5

- Một xe đạp có Đy na mô và đèn

Áp Đy na mô vào bánh xe Đạp xe cho bánh xe quay, đèn xe phát sáng Sắp xếp theo đúng thứ tự quá trình chuyển hóa năng lượng xảy ra trong thí nghiệm:

A.Cơ năng do cơ bắp của người

B Quang năng của đèn

C Cơ năng của bánh xe

D Cơ năng Rô to của Dy na mô

E Điện năng từ Dy na mô

Trạm 3:Chuyển hóa nhiệt cơ (5 phút)

Yêu cầu: Làm theo nhóm hoặc theo cặp

Dụng cụ:

- 1 lon nước ngọt

- 1 Đèn cồn, diêm

- Chỉ và giá thí nghiệm

Dùi 2 lỗ nhỏ ở 2 vị trí đối xứng nhau trên thành một lon nước ngọt sao cho nước chảy ra theo hai hướng ngược chiều nhau Trút hết nước ngọt trong lon ra ngoài qua 2 lỗ nhỏ này rồi đổ vào đó một ít nước Treo vỏ lon lên giá bằng một sợi chỉ mảnh Đun vỏ lon bằng một đèn cồn (H.2) Quan sát hiện tượng diễn ra và mô

tả sự chuyển hóa năng lượng xảy ra trong thí nghiệm

Trang 6

Hình 2: Tua bin hơi nước

Trạm 4:Năng lượng sạch (5 phút)

Yêu cầu: Làm theo nhóm hoặc theo cặp

Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

4a) Pin mặt trời

Dụng cụ:

- Pin mặt trời

- Đèn bàn

- Dây nối

- Bóng đènLED

Nối bóng đèn LED vào hai cực của một pin mặt trời Chiếu sáng pin mặt trời bằng đèn bàn Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra Hãy chỉ ra các quá trình biến đổi năng lượng trong thí nghiệm

4b) Điện gió

Dụng cụ:

- 1 quạt bàn

- 1 Đèn LED

- 1 Động cơ một chiều có tua-bin

Trang 7

- Dây nối

Dùng quạt bàn Q1 tạo ra một luồng gió Đặt động cơ có gắn tua-bin trong luồng gió được tạo ra sao cho tua-bin quay Nối hai cực của động cơ với một bóng đèn LED Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra Hãy chỉ ra các quá trình biến biến đổi năng lượng trong thí nghiệm

Trạm 5:Động cơ đơn giản (5 phút)

Yêu cầu: làm việc theo cặp hoặc theo nhóm

Dụng cụ

- 01 pin 1,5V

- 01 nam châm hợp kim tròn

- 01 đinh vít sắt

- 01 dây dẫn đồng dài 15 cm

Đặt một nam châm tròn lên mũ của một cái đinh vít Đưa đầu đinh vít tiếp xúc với cực dương của một pin 1,5V Giữ một đầu dây dẫn tiếp xúc với cực âm của pin, đầu còn lại tì lên thành của nam châm tròn (H 3)

Hình 3 Động cơ đơn giản

- Quan sát hiện tượng diễn ra và mô tả quá trình chuyển hóa năng lượng trong thí nghiệm

- * Giải thích nguyên tắc hoạt động của động cơ

Trang 8

Trạm 6:Chuyển hóa điện nhiệt (5 phút)

Yêu cầu: Làm việc cá nhân

1 Ngâm một dây điện trở vào một bình cách nhiệt đựng 2 lít nước Cho dòng điện chạy qua dây này trong một thời gian, nhiệt độ nước trong bình tăng từ 20°C lên 80°C Tính phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg×K

2 * Cho biết điện trở của dây là 50 Ω, cường độ dòng điện chạy qua dây là 4A, thời gian đun nước là 13 phút, hỏi trong trường hợp này có bao nhiêu phần trăm điện năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng?

2.3 Các bước tổ chức giờ học dưới hình thức học tập theo trạm

Để dạy bài „ Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng“ theo hình thức học tập theo trạm ta có thể tiến hành theo những bước sau:

- B1: Thống nhất nội qui học tập theo trạm (5 phút)

- B2: Học sinh tự chia nhóm (3 phút)

- B3 Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ học tập ở mỗi trạm, học sinh làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm tại các trạm học tập (30 phút)

- B4: Tổng kết kết quả học tập (7 phút)

Trong học tập theo trạm, những nội qui sau đây là cần thiết [2] Học sinh:

- Có thể làm việc đơn, theo cặp hoặc theo nhóm,

- Tự xắp xếp thời gian làm việc ở mỗi trạm, tuy nhiên cần khẩn trương làm việc,

- Có thể sử dụng các hệ thống trợ giúp, đáp án khi không tự trả lời được câu hỏi,

- Nên sử dụng các đáp án để tự kiểm tra và sửa chữa sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mỗi trạm,

Trang 9

- Thu dọn các trạm sau khi hoàn thành công việc.

Giáo viên có thể bổ sung các nội qui khác tùy thuộc yêu cầu, tính chất của các trạm Những lưu ý an toàn cũng cần được đưa vào trong bản nội qui này

Khi tổng kết kết quả học tập, ngoài việc hệ thống hóa kiến thức của bài, giáo viên có thể cử một vài nhóm học sinh lên trình bày kết quả đã thu được tại các trạm học tập

2.4 Những ưu điểm và hạn chế

Dạy học theo trạm có những ưu điểm nổi trội sau [3]:

- Học sinh được tự chủ, tích cực hoạt động tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập

- Học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả của cá nhân và của nhóm mình qua

đó nâng cao năng lực đánh giá của bản thân

- Học sinh có cơ hội nâng cao kĩ năng làm việc theo nhóm, các kĩ năng tranh luận, các phương pháp giải quyết vấn đề

- Giúp giáo viên cá biệt hóa được trình độ của từng học sinh, qua đó bồi dưỡng học sinh giỏi và rèn luyện học sinh yếu

- Nâng cao hứng thú của học sinh nhờ các nhiệm vụ học tập tích cực đặc biệt

là những nhiệm vụ thiết kế chế tạo và thực hiện các thí nghiệm đơn giản

- Khắc phục được khó khăn thiếu thốn về trang thiết bị nếu cho học sinh tiến hành đồng loạt

Đi đôi với những ưu điểm nói trên, hình thức dạy học theo trạm có những điểm hạn chế sau:

- Giáo viên phải có thời gian chuẩn bị nội dung và nguyên vật liệu công phu

- Thời gian cần để tiến hành dạy học một đơn vị kiến thức theo hình thức này thường dài hơn thời gian khi dạy dưới hình thức truyền thống

Trang 10

3 KẾT LUẬN

Dạy học theo trạm là một trong những hình thức dạy học mở Trong đó học sinh tích cực, tự chủ chiếm lĩnh tri thức Nó không chỉ phù hợp với các giờ học nội khóa mà còn rất phù hợp với giờ học ngoại khóa Trong giờ học ngoại khóa, các nhiệm vụ học tập hoàn toàn có thể được mở rộng hơn về mức độ yêu cầu cũng như không gian học tập Nội dung các nhiệm vụ sẽ không còn giới hạn trong nội dung sách giáo khoa và không gian học tập không chỉ giới hạn trong phạm vi lớp học mà

có thể mở rông ra ở sân trường, trong thư viện, tại phòng máy tính và tại xưởng trường

Với những ưu điểm và tiềm năng lớn của hình thức dạy học này, việc nghiên cứu, phát triển và vận dụng hình thức dạy học trong dạy học vật lí nói riêng và trong dạy học phổ thông nói chung là cần thiết và có ý nghĩa

Ngày đăng: 22/07/2014, 08:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ các trạm học tập - Tổ chức giờ học vật lí bằng hình thức dạy học theo trạm ppt
Hình 1 Sơ đồ các trạm học tập (Trang 2)
Hình 2: Tua bin hơi nước - Tổ chức giờ học vật lí bằng hình thức dạy học theo trạm ppt
Hình 2 Tua bin hơi nước (Trang 6)
Hình 3. Động cơ đơn giản - Tổ chức giờ học vật lí bằng hình thức dạy học theo trạm ppt
Hình 3. Động cơ đơn giản (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w