3. Dư nợ tín dụng phân theo tài sản đảm bảo
3.3.2. Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Nhờ thực hiện tốt công tác cán bộ những năm gần đây, Ngân hàng BIDV đang có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động và có trình độ nghiệp vụ tốt. Tuy nhiên, trong hệ thống vẫn còn tình trạng thừa số lượng, thiếu về chất lượng nên công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí cán bộ vẫn luôn đóng vai trò quan trọng.
Phương hướng kinh doanh trong những năm tới của Ngân hàng trong những năm tới là tiếp tục thành lập thêm chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch tại các địa bàn tiềm năng, các khu đô thị… Do đó, công tác cán bộ càng trở nên cần thiết. Tuyển dụng cán bộ: Ngân hàng cần tuyển dụng thêm cán bộ đặc biệt là cán bộ TD để bổ sung lực lượng vào các chi nhánh đang thiếu hụt và để mở rộng mạng lưới đang hoạt động. Do đó, Ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng hợp lý để thu hút sinh viên giỏi từ các trường đại học thuộc chuyên ngành tài chính - ngân hàng, kinh tế, thương mại, kỹ thuật, pháp lý… cũng như người có trình độ, năng lực, kinh nghiệm. Sinh viên tốt nghiệp trường đại học là nguồn nhân lực trẻ, năng động.
Chính sách tuyển dụng, công tác tuyển dụng được thực hiện tốt sẽ giúp Ngân hàng thu hút và tuyển chọn được cán bộ tốt từ nguồn nhân lực này. Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ: nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng yêu cầu cập nhật liên tục nội dung về chuyên môn nghiệp vụ và thay đổi về pháp lý. Do đó, Ngân hàng cần nghiên cứu xây dựng các chương trình cụ thể, thường xuyên về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, buổi tập huấn nghiệp vụ… cho cán bộ ở chi nhánh trong toàn hệ thống. Đồng thời, nên tổ chức buổi hội thảo luận văn về kinh nghiệm tín dụng, kỹ năng phân loại và đánh giá khách hàng…
Đối với cán bộ tín dụng mới được tuyển dụng, cần phân công cán bộ có trình độ nghiệp vụ tốt, dày dạn kinh nghiệm để hướng dẫn công việc, để cán bộ mới nhanh chóng tiếp thu được nội dung và yêu cầu của công việc, có cơ hội làm quen với công việc thực tế trước khi bắt đầu phụ trách các khoản vay.
Chế độ khen thưởng, đãi ngộ: Hiện nay, tiền lương được chi trả theo từng vị trí gắn liền với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc, nhờ đó, ý thức và chất lượng công tác của các cán bộ nhân viên đã có nhiều chuyển biến tốt. Tuy nhiên, để khuyến khích cán bộ công tác tốt, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao,
Ngân hàng vẫn cần có các chính sách khen thưởng, đãi ngộ hợp lý hơn. Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định, quy trình tín dụng
Mặc dù, Ngân hàng BIDV đã xây dựng và ban hành các văn bản quy định về nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng khác khá đầy đủ, khoa học, nhưng để phù hợp với sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế, Ngân hàng cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện quy định này thường xuyên: rà soát lại các văn bản, quy định xem còn phù hợp yêu cầu hoạt động của Ngân hàng và điều kiện kinh tế không, kiểm tra xem các văn bản có bị chồng chéo, bất cập không, ban hành văn bản mới thay thế văn bản cũ không còn phù hợp…
Việc hoàn thiện hệ thống quy định chính sách cho vay có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, để hoạt động tín dụng được thực hiện thống nhất tại mọi chi nhánh, giảm thiểu rủi ro tín dụng, bảo đảm an toàn vốn của Ngân hàng. Đồng thời, Ngân hàng cần xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá chất lượng chất lượng tín dụng nói chung, để phục vụ cho công tác quản lý điều hành hoạt động tín dụng tại mỗi chi nhánh.
Kết luận chương 3
Dựa vào thực trạng đã phân tích tại chương 2, Chương 3 đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tại BIDV CN Hòa Bình. Bên cạnh đó, chuyên đề cũng đưa ra một số kiến nghị đến Nhà nước và BIDV CN Hòa Bình để đang cao hỗ trợ cho chính sách TD tại BIDV CN Hòa Bình nói riêng, các NHTM khác nói chung.
KẾT LUẬN
Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản trị điều hành của các ngân hàng thương mại, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, từ đó tình hình kinh tế Việt Nam ngày một khó khăn, lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp không có nguồn tiền để thanh toán, kinh doanh, dẫn đến khả năng phá sản, ngân hàng khó thu hồi được nợ, nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao,…
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, chuyên đề đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu các lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng.
- Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng qua đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng của BIDV CN Hòa Bình.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng đối với BIDV CN Hòa Bình.
- Đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành và Ngân hàng BIDV.
Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng là một đề tài có phạm vị rộng và tương đối nhạy cảm. Do kiến thức bản thân còn hạn hẹp và thiếu kinh nghiệm thực tế nên chuyên đề khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các cô chú, anh chị của ngân hàng để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ ngân hàng trong phòng tín dụng tại Ngân hàng BIDV CN Hòa Bình đã tạo điều kiện thuận lợi và chỉ đảm cho em để em hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời biết ơn đến thầy Nghiêm Văn Bảy đã hướng dẫn chu đáo, tận tình giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.