3. Dư nợ tín dụng phân theo tài sản đảm bảo
2.4.3. Những nguyên nhân
Bộ phận tín dụng thường phải chịu áp lực về phát triển, mở rộng khách hàng nên họ có thể phân tích khách hàng theo hướng tốt hơn so với thực tế để được phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về dư nợ.
Cán bộ tín dụng tiếp xúc trực tiếp khách hàng nên đôi khi có thể nảy sinh sự thông đồng giữa cán bộ tín dụng và khách hàng dẫn đến khai tăng nhu cầu vốn để vay hộ, vay ké hoặc khách hàng mua chuộc cán bộ tín dụng để vay được tiền ngân hàng. Cán bộ tín dụng phải đảm bảo tất cả các giai đoạn từ hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ và tiến hành thẩm định tất cả nội dung liên quan đến khách hàng như pháp lý, uy tín, tài chính, tài sản đảm bảo…
Với khối lượng công việc lớn như vậy lại chịu áp lực về thời gian trả lời khách hàng đúng quy định, dẫn đến cán bộ tín dụng khó có đủ thời gian để thu thập thông tin đầy đủ, dẫn đến tình trạng phân tích sơ sài, không đánh giá đúng thực trạng của khách hàng. Trường hợp hai bộ phận tín dụng và thẩm định cùng phân tích một khoản vay thường dẫn đến khó phân định trách nhiệm khi xảy ra rủi ro.
Mặt khác, kể cả trường hợp khoản vay được phân tích bởi cả hai bộ phận thì bộ phận tín dụng vẫn là đầu mối tổng hợp trình phê duyệt tín dụng, do vậy bộ phận này vẫn có ảnh hưởng lớn hơn đến kết quả phân tích, ý kiến của bộ phận thẩm định hầu như chỉ mang tính tham khảo.
Chương 2 đã phân tích thực trạng về quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV CN Hòa Bình. Thực trạng quản trị RRTD tại BIDV CN Hòa Bình đã đạt được nhiều thành công tuy nhiên vẫn còn những bất cập. Tư thực trạng đó, Chương 3 tiến hành đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại BIDV CN Hòa Bình.