Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu 128 QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM BIDV CHI NHÁNH hòa BÌNH (Trang 66)

3. Dư nợ tín dụng phân theo tài sản đảm bảo

3.3.1. Đối với Nhà nước

Hiện nay các doanh nghiệp Nhà nước hầu như đều ở tình trạng thiếu vốn, gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn cần thiết, do đó kết quả hoạt động sản xuất chưa đạt được như mong muốn. Những thực trạng này là mầm mống rủi ro tín dụng cho Ngân hàng, chính vì vậy để hạn chế rủi ro tín dụng, các doanh nghiệp Nhà nước cần phải đủ vốn để thực hiện hoạt động của chúng. Để giải quyết vấn đề này, chính sách Nhà nước nên thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cổ phần hóa doanh nghiệp trong một số lĩnh vực cho phép. Khi chính sách cổ phần hoá đã được thực hiện sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nhà nước huy động vốn trung dài hạn trong xã hội, làm tăng khả năng huy động được các nguồn vốn tự có của doanh nghiệp Nhà nước.

Hệ thống pháp luật và môi trường pháp lý ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn cho hoạt động Ngân hàng. Chính vì vậy, Quốc hội và Chính phủ cần đưa ra những bộ luật, các văn bản dưới luật, để tạo ra môi trường phù hợp với hoạt động của Ngân hàng. Bên cạnh đó, khi triển khai những giải pháp hay những công cụ điều hành trong cơ chế thị trường cần có sự đồng bộ, tránh gây tình trạng chồng chất, gây phức tạp trong việc đánh giá khả năng của khách hàng vay vốn.

Sửa ñổi chính sách bảo đảm quyền chủ động của các TCTD khi xử lý tài sản ñảm bảo, cơ chế chính sách bảo vệ quyền lợi của người cho vay theo nguyên tắc thông thường thì khi người vay không hoàn được nợ, TCTD cho vay ñược quyền bán TSBĐ, thế chấp để thanh lý các khoản nợ đó không phải thông bất kỳ cơ quan nào, ngoại trừ hợp đồng tín dụng có tranh chấp

Một phần của tài liệu 128 QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM BIDV CHI NHÁNH hòa BÌNH (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w