3. Dư nợ tín dụng phân theo tài sản đảm bảo
3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng
Nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh theo xu thế hội nhập, số lượng khách hàng vay vốn của các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng ngày càng đông đảo, đa dạng và phức tạp, trong môi trường cạnh tranh ngày càng sôi động. Mặt khác, trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới phát triển như vũ bảo trên mọi lĩnh vực, hòa cùng với sự phát triền đó là sự phát triển của các Ngân hàng. Có thể nói yếu tố con người là yếu tố quyết định tới sự thành công hay thất bại trong quản lý vốn vay nói riêng và hoạt động của Ngân hàng nói chung vì chỉ có con người thu thập, phân tích, xử lý thông tin từ đó đưa ra những dự báo cũng như sử dụng hệ thống công nghệ hiện đại như hiện nay.
Vì vậy, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng là công việc thường xuyên và cần thiết đối với tất cả các Ngân hàng. Đối với BIDV CN Hòa Bình, đội ngũ cán bộ tín dụng phần lớn là những cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa phát huy hết năng lực nên khó có thể đáp ứng được yêu cầu của Ngân hàng với thị trường trong cơ chế thị trường đầy rủi ro và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Trước những đòi hỏi đó buộc Ngân hàng phải tổ chức cho cán bộ tín dụng học tập, tập huấn dài ngày hoặc ngắn ngày để nâng cao chuyên
môn, am hiểu sâu hơn về tất cả các ngành, các lĩnh vực. Muốn vậy Ngân hàng phải có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ giúp họ nâng cao kỹ năng, trình độ để nhanh chóng thích ứng với cơ chế mới.
Về công tác tuyển dụng: để thu hút được nhiều những nhân viên mới có trình độ, có năng lực thì Ngân hàng cần đưa ra một chính sách tuyển dụng phù hợp, gắn với năng xuất lao động, quỹ lương, tiêu chuẩn tuyển dụng phải phù hợp với tính chất công việc, nghiệp vụ địa bàn cần tuyển sau khi tuyển dụng xong Ngân hàng nên tiếp tục tổ chức đào tạo lực lượng cán bộ mới này, bởi một cán bộ tín dụng không chỉ đơn thuần là người cho vay vốn mà còn phải là người tư vấn cho khách hàng về khả năng sản xuất kinh doanh, góp ý cho khách hàng về những sai sót trong phương án kinh doanh... Do đó, đòi hỏi cán bộ tín dụng vừa phải nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ vừa am hiểu và có kinh nghiệm thực tế về tất cả các lĩnh vực khác nhau.
Bố trí nhân lực: bố trí nhân viên vào những vị trí phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn đào tạo, sở trường của họ để từ đó nâng cao hiệu quả công việc. Đối với những cán bộ không đủ phẩm chất đạo đức hoặc không nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ cơ bản thì kiên quyết cho thôi việc hoặc chuyển sang bộ phận khác.
Chế độ đãi ngộ: Ngân hàng cần có một chế độ lương thưởng phù hợp để kích thích tinh thần hăng say làm việc, cống hiến hết mình của nhân viên cho sự nghiệp chung của Ngân hàng từ đó hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tránh tình trạng hưởng lương theo doanh số cho vay làm cho nhân viên chỉ quan tâm đến số lượng mà không liên quan đến chất lượng.
Vấn đề bồi dưỡng cán bộ: cán bộ tín dụng phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, phải nắm bắt kịp thời những chủ trương chính sách, chế độ của ngành. Thông xuất đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ để vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt,
có hiệu qủa trong cho vay. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng cần phải nắm bắt những kiến thức về pháp luật, thị trường…ở mức độ nhất định.
Ngoài ra Ngân hàng nên có kế hoạch thường xuyên tập huấn cho đội ngũ cán bộ, đưa cán bộ đi tham quan học hỏi kinh nghiệm, có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt cho Ngân hàng.
Như vậy, vấn đề nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng là vấn đề lâu dài và không thể thiếu đối với các Ngân hàng để phát triển bền vững hơn và nhanh chóng hội nhập vào dòng phát triển của nền kinh tế toàn cầu.