Tăng cường kiểm soát các khoản vay

Một phần của tài liệu 128 QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM BIDV CHI NHÁNH hòa BÌNH (Trang 62 - 63)

3. Dư nợ tín dụng phân theo tài sản đảm bảo

3.2.3. Tăng cường kiểm soát các khoản vay

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong hoạt động của CN hưởng đến sự tồn tại và phát triển vì vậy điều cần thiết là phải chỉ ra được những yếu điểm, hạn chế của công tác tín dụng và đưa ra các giải pháp hợp lý góp phần hoàn thiện hoạt động tín dụng tại CN.

Quy trình nghiệp vụ cho vay là cơ sở của mọi hoạt động tín dụng, nó bao gồm những nội dung kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, các bước cần tiến hành từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc một món vay mà những điểm chính là khâu thẩm định mặt hiệu quả tài chính của món vay, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn trong quá trình vay của khách hàng, nhắc nhở khách hàng về thời gian trả nợ và lãi để khách hàng có kế hoạch trả nợ…Những điểm này tất nhiên không thể trái với các văn bản thể lệ, chế độ tín dụng do các cơ quan chức năng của Nhà Nước ban hành và cũng là những hướng dẫn cần thiết đối với cán bộ tín dụng khi tiến hành cho vay để hạn chế khả năng mất vốn xảy ra.

Trên cơ sở này, việc quản trị rủi ro tín dụng phải được thực hiện trước, trong và sau quá trình cấp tín dụng, tức là khi cho vay chi nhánh phải thực hiện tốt việc thẩm định, tìm hiểu kỹ càng trước khi cho vay, nắm bắt được các thông tin về khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, mục đích sử dụng vốn và quá trình sử dụng vốn vay. Để làm tốt các vấn đề này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tuân thủ nghiêm túc và chặt chẽ quy trình nghiệp vụ

cấp tín dụng của Ngân hàng BIDV và NHNN vì chỉ cần sai sót trong một khâu của quy trình đó cũng có thể mang đến RRTD cho CN.

Ngoài ra rủi ro tín dụng nhiều khi phát sinh do công tác thẩm định đánh giá ban đầu của cán bộ tín dụng chưa chính xác dẫn đến những sai sót chủ quan. Vì vậy để phòng ngừa rủi ro thì công tác phân loại, đánh giá khách hàng chi tiết theo từng ngành nghề hoạt động, tư cách pháp lý, tình hình tài chính, …phải được đánh giá một cách cụ thể chi tiết. Việc đánh giá chi tiết cũng giúp cán bộ tín dụng có thể tư vấn cho khách hàng sản phẩm tín dụng phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng, điều này cũng giúp giảm thiểu được rủi ro từ bước đầu.

Một phần của tài liệu 128 QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM BIDV CHI NHÁNH hòa BÌNH (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w