Các biện pháp CN đã thực hiện

Một phần của tài liệu 128 QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM BIDV CHI NHÁNH hòa BÌNH (Trang 46 - 47)

3. Dư nợ tín dụng phân theo tài sản đảm bảo

2.2.3. Các biện pháp CN đã thực hiện

Về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng

Ngân hàng BIDV đã có quyết định số 343/HBB ngày 20/4/2006 của tổng giám đốc về “hướng dẫn về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng được quy định theo TT 02/2013/TT-NHNN ngày 01/06/2013. Trong quyết định trên Ngân hàng BIDV quy định:

- Các loại nợ: gồm nhóm 1(nợ đủ tiêu chuẩn), nhóm 2 (nợ cần chú ý), nhóm (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

- Các trường hợp chuyển nợ lên nhóm cao hơn và điều kiện để quay lại nhóm 1: tối thiểu trong vòng 1 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 3 tháng đối với khoản nợ ngắn hạn kể từ ngày khách hàng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. - Tỷ lệ trích lập dự phòng: + Nhóm 1: 0% + Nhóm 2: 5% + Nhóm 3: 20% + Nhóm 4: 50% + Nhóm 5:100%

Ngoài tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể, Ngân hàng BIDV phải trích lập dự phòng chung bằng 0.75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Việc trích lập dự phòng theo quy định của BIDV CN Hòa Bình là khá chặt chẽ, phù hợp theo quy định của nhà nước. Mặc dù năm 2018 tỷ lệ nợ quá hạn của BIDV CN Hòa Bình không giảm so với năm 2017 và dự phòng nợ cũng lớn hơn năm 2017. Quỹ dự phòng nợ khó đòi sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng cho Ngân hàng khi có rủi ro xảy ra.

Xử lý nợ xấu

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của BIDV CN Hòa Bình là dưới 2% song hoạt động tín dụng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Để hạn chế nợ xấu, BIDV CN Hòa Bình sử dụng một số biện pháp như:

- Dự tính những nguồn thu có thể thu nợ có vấn đề (bao gồm nguồn thu từ thanh lý tài sản và số dư tiền gửi NH).

- Cần tiến hành nghiên cứu nghĩa vụ thuế và những tranh chấp xem khách hàng còn những nghĩa vụ tài chính nào chưa thực hiện.

- Đối với doanh nghiệp, cần đánh giá chất lượng năng lực và sự nhất quán trong quản lý, đồng thời trực tiếp tiến hành khảo sát các hoạt động và các tài sản của doanh nghiệp.

- Phải cân nhắc mọi phương án có thể hoàn thành việc thu hồi nợ có vấn đề, bao gồm việc thỏa thuận gia hạn nợ tạm thời nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn trước mắt. Hoặc tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cường lưu chuyển tiền tệ cho khách hàng. Các khả năng khác có thể bổ sung tài sản đảm bảo tín dụng, yêu cầu có bảo lãnh của người thứ 3, cơ cấu lại doanh nghiệp, sáp nhập hay thanh lý công ty nộp đơn xin phá sản

Một phần của tài liệu 128 QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM BIDV CHI NHÁNH hòa BÌNH (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w