Những hạn chế

Một phần của tài liệu 128 QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM BIDV CHI NHÁNH hòa BÌNH (Trang 53 - 54)

3. Dư nợ tín dụng phân theo tài sản đảm bảo

2.4.2. Những hạn chế

Thứ nhất, chưa có sự tách bạch giữa các mảng kiểm soát các loại rủi ro nên nội dung và quy trình quản trị rủi ro tín dụng của BIDV CN Hòa Bình còn nhiều bất cập. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV CN Hòa Bình khiến cho kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV CN Hòa Bình bị ảnh hưởng ít nhiều. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn dù thấp nhưng có biến động trong giai đoạn 2017-2019.

Thứ hai, về nhân diện rủi ro tín dụng: cho đến năm 2019, BIDV CN Hòa Bình chưa xây dựng được các tiêu chí, các dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng. Do vậy việc nhận thức những biểu hiện rủi ro chỉ phụ thuộc vào cảm nhận của cán bộ tín dụng vốn chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Hầu hết các khoản nợ quá hạn đã phát sinh hoặc những khoản nợ đã được khoanh nợ, thì khi chưa phát sinh, chi nhánh đều không dự đoán trước được cho đến khi khách hàng không thể trì hoãn được thì đã chuyển thành nợ xấu. Như vậy, khi BIDV CN Hòa Bình nhận thấy những rủi ro thì đã quá muộn để có thể xử lý hiệu quả.

Thứ ba, BIDV CN Hòa Bình cũng chưa nhận diện và phân loại được cụ thể các loại rủi ro tín dụng. Điều này dẫn đến những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng.

Thứ tư, kiểm soát tín dụng trước và trong khi cho vay còn chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc: còn một số tồn tại là bộ phận tín dụng tại BIDV CN Hòa Bình chưa theo dõi sát sao trong quá trình giải ngân, chứng từ giải ngân còn thiếu như hóa đơn, đối chiếu công nợ, phiếu nhập kho hàng hóa, phiếu xếp loại khách hàng hàng năm. Đồng thời chưa thực hiện được nguyên tắc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng. Chính vì thế mà tỷ lệ nợ xấu có nhiều biến động trong giai đoạn 2017-2019.

Thứ năm, các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng còn hạn chế. Trên thực tế, gia hạn nợ và thay đổi kỳ hạn nợ của chi nhánh chỉ xử lý được một phần nhỏ các khoản nợ xấu còn lại chủ yếu là xử lý bằng hình thức dự phòng rủi ro tín dụng.

Thứ sáu, tỷ lệ trích dự phòng rủi ro còn chưa sát với tình hình các khoản nợ xấu, nợ quá hạn hiện nay.

Một phần của tài liệu 128 QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM BIDV CHI NHÁNH hòa BÌNH (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w