ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢ

Một phần của tài liệu 129 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG và các KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH CROWE THỰC HIỆN (Trang 78)

PHẢI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH CROWE VIỆT NAM THỰC HIỆN 3.1.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH CROWE Việt Nam trong những năm tới

Với phương châm “Chất lượng dịch vụ, sự hiểu biết và tầm nhìn toàn cầu”, đồng thời nhận thức rõ sự cần thiết tất yếu, khách quan, không thể thiếu được và có vai trò to lớn trong nền kinh tế về việc xác minh thông tin và tư vấn cho các doanh nghiệp. Do đó, Ban lãnh đạo của công ty luôn quán triệt tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, cũng như các quy định về Chuẩn mực kiểm toán, đặc biệt là Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Từ những phương châm đó, Công ty đã đưa ra những định hướng phát triển trong tương lai.

Duy trì và nâng cao uy tín tại Việt Nam, khẳng định được niềm tin của Công chúng đặc biệt là các nhà đầu tư.

Luôn là người bạn thân thiết của tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, luôn hết lòng với khách hàng để góp phần tạo lập thành công cho khách hàng thông qua cung cấp dịch vụ có giá trị thực sự, vì lợi ích của khách hàng và xã hội.

Tất cả hoạt động của Công ty đều tập trung vào mục đích giúp khách hàng thành công, giúp nhân viên thành công, nâng cao hạnh phúc thực sự cho tất cả nhân viên của công ty, khách hàng và các đối tác liên quan đến Công ty, đóng góp vào sự phát triển của đất nước và nâng cao hạnh phúc của toàn xã hội.

Mục tiêu của CVN là luôn giữ vững vị trí là một trong những Công ty kiểm toán và tư vấn hàng đầu Việt Nam, được khách hàng yêu quý và xã hội tin cậy, có môi trường làm việc tốt cho nhân viên và là nơi tạo lập thành công và hạnh phúc.

3.1.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiềnlương và các khoản trích theo lương trong BCTC do công ty TNHH lương và các khoản trích theo lương trong BCTC do công ty TNHH CROWE Việt Nam thực hiện

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của kiểm toán độc lập đối với nền kinh tế. Hiện nay, trong thời đại phát triển của khoa học-công nghệ, vai trò của thông tin ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nắm bắt được thông tin chính xác sẽ giúp cho con người đưa ra được quyết định đúng đắn. Đối với tình hình tài chính của một công ty cũng vậy, BCTC là báo cáo công khai về tình hình “sức khỏe” của công ty đó. Nó giúp các đối tượng liên quan đến công ty cũng như phía các cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra nắm bắt được tình hình hoạt động cũng như sự biến động về tài sản, nguồn vốn của các đơn vị để đưa ra được những quyết định đúng đắn. Xuất phát từ điều đó, hoạt động của kiểm toán độc lập góp phần xác minh được tính trung thực, hợp lý của các thông tin phản ánh trên BCTC. Từ đó, tình hình tài chính của công ty trở nên đáng tin cậy hơn đối với các đối tượng sử dụng thông tin.

Thứ hai, vai trò của khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương đối với BCTC. Khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ ảnh hưởng đến chỉ tiêu phải trả người lao động, phải trả, phải nộp khác trên BCĐKT mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến chỉ tiêu chi phí sản xuất

kinh doanh dở dang, từ đó ảnh hưởng đến hàng tồn kho, giá thành, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên BCKQHĐKD. Mà đây đều là những chỉ tiêu có tính trọng yếu trên BCTC. Như vậy, hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ nâng cao hiệu quả kiểm toán không chỉ của khoản mục tiền lương mà còn của những khoản mục khác nữa.

Thứ ba, xuất phát từ những hạn chế của quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH CROWE Việt Nam. Những hạn chế được phân tích ở trên sẽ làm tăng rủi ro cho cuộc kiểm toán khiến cho việc đưa ra ý kiến của KTV có thể không chính xác. Do đó, hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ góp phần giảm rủi ro phát hiện, từ đó giảm rủi ro kiểm toán, nâng cao chất lượng kiểm toán đối với khách hàng và giữ được uy tín, thi phần của CVN trên thị trường kiểm toán Việt Nam.

3.2. NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂMTOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH CROWE VIỆT NAM THỰC HIỆN

3.2.1 Nguyên tắc hoàn thiện

Nguyên tắc 1: Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực hiện đồng bộ, đồng thời trên cả ba giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, Thực hiện kiểm toán và Kết thúc kiểm toán.

Nguyên tắc 2: Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải đảm bảo tính chất lượng và tính hiệu quả của công tác kiểm toán. Chất lượng và hiệu quả là hai mặt đối lập của một cuộc kiểm toán. Nếu tăng khối lượng kiểm toán thì có thể đảm bảo chất lượng nhưng không đảm bảo tính kinh tế, hiệu quả trong công tác kiểm toán. Nếu giảm khối lượng

kiểm toán thì đảm bảo tính kinh tế, hiệu quả nhưng không đảm bảo chất lượng trong công tác kiểm toán. Do đó, phải hoàn thiện được kỹ thuật chọn mẫu. Mẫu được chọn phải đảm bảo tính đại diện cho tổng thể. Quá trình chọn mẫu phải thực hiện tuân thủ theo quy trình chọn mẫu đã được xây dựng.

Nguyên tắc 3: Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải đảm bảo vừa mang tính lý luận nhưng đồng thời cũng có thể ứng dụng được vào trong thực tiễn hoạt động kiểm toán. Nguyên tắc này đòi hỏi, khi hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải dựa trên căn cứ khoa học về cơ sở lý luận kiểm toán. Đồng thời việc hoàn thiện cũng phải xuất phát từ thực trạng kiểm toán tại Công ty TNHH CROWE Việt Nam

Nguyên tắc 4: Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải dựa trên Luật kiểm toán độc lập, cơ sở thông lệ và các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã được ban hành và thừa nhận ở Việt Nam. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính thống nhất trong quá trình kiểm toán, cả trong nhận thức và trong hoạt động kiểm toán. Nếu không có sự thống nhất sẽ ảnh hưởng trong công tác quản lý cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô. Như vậy, công việc cũng như kết quả kiểm toán không đảm bảo tính kiểm soát, đánh giá kết quả và so sánh được.

3.2.2 Yêu cầu hoàn thiện

- Phải phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế của nước ta trong xu hướng hội nhập nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ hệ thống pháp luật việt nam

- Phải phù hợp với chính sách, chế độ quản lý kinh tế hiện hành của Nhà nước, các Chuẩn mực kế toán, kiểm toán đã ban hành và các thông lệ kế toán, kiểm toán quốc tế phổ biến.

- Phải phù hợp với đặc điểm của từng công ty kiểm toán và có ảnh hưởng tích tực đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán của các công ty.

- Việc hoàn thiện phải đơn giản, rõ ràng, dễ làm, dễ kiểm tra, kiểm soát và phải tiết kiệm được chi phí.

Ngoài ra, cũng cần chú trọng trong chế độ đãi ngộ với nhân viên như duy trì, nâng cao và quan tâm tới chế độ khen thưởng nhằm khuyến khích tinh thần làm việc.

3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁNKHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH CROWE VIỆT NAM THỰC HIỆN

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Thứ nhất, về việc tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng

Theo chuẩn mực kiểm toán số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”, KTV được quyền lựa chọn kỹ thuật khác nhau để lưu trữ thông tin liên quan đến hệ thống kế toán và hệ thống KSNB. Hình thức và phạm vi lưu trữ tài liệu về đánh giá rủi ro kiểm soát tùy thuộc vào quy mô và tính chất phức tạp của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của đơn vị. Có nhiều hình thức để mô tả hệ thống KSNB, đó là: bảng câu hỏi, bảng tường thuật hay lưu đồ. KTV có thể kết hợp các phương pháp trên để đạt được hiệu quả cao nhất. Đối với tiền lương và các khoản trích theo lương, bên cạnh việc thiết kế bảng câu hỏi, CPA VN nên thiết kế thêm lưu đồ để mô tả lại quy trình tiền lương từ giai đoạn tuyển dụng đến giai đoạn thanh toán lương, các thủ tục kiểm soát…

Thứ hai, về phân bổ mức độ trọng yếu

Mức trọng yếu kế hoạch của công ty được thực hiện trên toàn bộ BCTC, Công ty cần phân bổ mức trọng yếu đó cho các khoản mục. Việc phân bổ mức trọng yếu kế hoạch cho từng khoản mục kiểm toán có thể được thực hiện theo cách như sau:

Phân bổ mức

trọng yếu cho khoản =

mục cần phân bổ Trong đó:

A: Mức trọng yếu kế hoạch cho cả BCTC

: Giá trị của chỉ tiêu thuế trên BCTC : Hệ số phân bổ cho chỉ tiêu cần phân bổ : Giá trị của từng chỉ tiêu trên BCTC : Hệ số phân bổ cho các chỉ tiêu đó

Đối với tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản mục cần phân bổ là:

- Phải trả người lao động; phải trả, phải nộp khác trên BCĐKT

- Chi phí: Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp… trên BCKQHĐKD

3.3.2 Giải pháp hoàn thiện giai đoạn thực hiện kiểm toán

Về việc chọn mẫu kiểm toán

Theo chuẩn mực kiểm toán số 530: “Lấy mẫu kiểm toán là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho mọi phần tử đều có cơ hội để được chọn. Lấy mẫu sẽ giúp KTV thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán về đặc trưng của các phần tử được chọn, nhằm hình thành hay củng cố kết luận về tổng thể” (Điểm 04), và “Căn cứ vào chuẩn mực này, công ty kiểm toán có trách nhiệm qui định cụ thể về chính sách và qui trình lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác để thực hiện tại đơn vị mình” (Điểm 03).

Trên thực tế, khi thực hiện kiểm toán do số lượng các nghiệp vụ xảy ra tại các khách hàng là rất lớn nên khi thực hiện các thử nghiệm kiểm toán, KTV thường sử dụng phương pháp chọn mẫu. Điều này giúp giảm thời gian và công sức và nâng cao hiệu quả kiểm toán.

Tuy nhiên, chọn mẫu như thế nào cho hiệu quả vẫn là vấn đề còn phải đề cập cho các công ty kiểm toán Việt Nam trong đó có cả CVN.

Khi thực hiện kiểm toán, KTV thường sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất bao gồm chọn mẫu theo lô và chọn mẫu theo nhận định nhà nghề. Các mẫu được chọn thường là các nghiệp vụ trong một tháng nào đó hoặc những nghiệp vụ có quy mô lớn, hoặc theo KTV là có khả năng xảy ra gian lận sai sót. Phương pháp này cũng có một số ưu điểm là tiết kiệm được thời gian, tập trung được vào các phần trọng yếu. Tuy nhiên, việc chọn mẫu phi xác suất phụ thuộc nhiều vào xét đoán nghề nghiệp, trình độ của KTV nên chứa đựng rất nhiều rủi ro và có thể không chính xác. Việc kiểm tra các nghiệp vụ có quy mô lớn là hoàn toàn cần thiết vì trong các nghiệp vụ này dễ xảy ra các sai phạm trọng yếu nhưng thực tế thì các nghiệp vụ này lại được các doanh nghiệp hạch toán, kiểm soát rất kỹ. Còn với các sai sót nhỏ rất khó phát hiện nhưng nếu là sai sót mang tính hệ thống thì tổng hợp lại sẽ là sai sót trọng yếu. Ngoài ra, với các KTV mới vào nghề còn thiếu kinh nghiệm việc lựa chọn các nghiệp vụ dễ xảy ra sai sót, gian lận để kiểm tra mẫu rất khó chính xác.

Để khắc phục tình trạng này, công ty nên kết hợp nhiều phương pháp chọn mẫu khác nhau trong cuộc kiểm toán để làm giảm rủi ro khi thực hiện phương pháp chọn mẫu thường dùng. Cụ thể, có thể sử dụng thêm các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu hệ thống... hoặc chọn mẫu thuộc tính đặc biệt là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình máy vi tính. Các chương trình, phần mềm chọn mẫu ngẫu nhiên hiện này được rất nhiều các hãng kiểm toán thuế thiết kế và mang lại hiệu quả cao do giảm được thời gian và giảm sai sót trong mẫu.

Các chương trình, phần mềm chọn mẫu ngẫu nhiên hiện nay được thiết kế theo quy trình sau:

Bước 1: Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất.

Mục tiêu của bước này là gắn cho mỗi phần tử của tổng thể với con số duy nhất. Chẳng hạn với đối tượng là chọn mẫu nhân viên trên bảng tính lương hoặc thanh toán lương thì mỗi nhân viên có thể được mã hóa bằng 1 ký hiệu trên bảng danh sách nhân viên hoặc kể cả trên bảng tính lương.

Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa đối tượng kiểm toán đã được định lượng với Bảng số ngẫu nhiên.

Các đối tượng sau khi được định lượng bằng một số cụ thể sẽ phải thiết lập mối quan hệ với các số ngẫu nhiên do máy tạo ra. Ví dụ, các số ngẫu nhiên do máy tạo ra có 5 chữ số thì có 3 trường hợp xảy ra:

- Các số định lượng có 5 chữ số: thì khi đó có sự tương quan 1-1 giữa số ngẫu nhiên và số định lượng.

- Các số định lượng có ít hơn 5 chữ số: chẳng hạn số định lượng có 4 chữ số thì có thể xây dựng mối quan hệ với số ngẫu nhiên bằng cách chọn 4 chữ số đầu, cuối hoặc giữa của số ngẫu nhiên.

- Các số định lượng có nhiều hơn 5 chữ số: chẳng hạn số định lượng có 7 chữ số có thể xây dựng mối quan hệ với số ngấu nhiên bằng cách lấy cả 5 chữ số của số ngẫu nhiên và lấy thêm 2 chữ số ở cột phụ của bảng.

Bước 3: Nhập số liệu đầu vào phần mềm bằng cách nhập số nhỏ nhất và số lớn nhất của dãy số thứ tự định lượng, quy mô mẫu cần chọn và chọn một số ngẫu nhiên làm điểm xuất phát.

Đầu ra của phần mềm là một Bảng số ngẫu nhiên được lựa chọn để kiểm tra đối tượng kiểm toán (ví dụ như chọn mẫu các nghiệp vụ thanh toán lương) theo trật tự lựa chọn hoặc theo dãy số tăng dần.

Ưu điểm của phần mềm chọn mẫu ngẫu nhiên là chọn được những phần tử thích hợp, mang tính chất đại diện cao, loại bỏ những số trùng lắp, tự động lựa chọn và phản ánh kết quả vào giấy tờ làm việc.

3.3.3. Giải pháp hoàn thiện giai đoạn kết thúc kiểm toán

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560, kiểm toán viên phải xem xét ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính đối với báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán. Đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương, công ty nên đánh giá tính trọng yếu những sự kiện liên quan đến lương và các khoản trích theo lương nhằm cân nhắc xem có nên sửa lại báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán hay không?

3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Để nâng cao chất lượng kiểm toán thì việc hoàn thiện quy trình kiểm

Một phần của tài liệu 129 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG và các KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH CROWE THỰC HIỆN (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w