1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

áp dụng các nguyên tắc tính đảng, tính khoa học, tính thực tiễn trong giảng dạy môn gdcd ở trường thpt hồng quang

19 3,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 447,07 KB

Nội dung

1 S TR "  Hác gi: Nguy Th Nh Hoa  v: Tr THPT H Quang Y ên Bái, tháng 2 năm 2012 2  :   2 1. Lí do chọn SKKN 2 2. Thời gian thực hiện và triển khai SKKN 3 :  4 1. Cơ sở lý luận của vấn đề 4 2. Thực trạng của vấn đề 5 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 6 3.1 Kinh nghiệm áp dụng 6 3.2 Các giải pháp thực hiện 7 3.2.1. Nguyên tắc tính Đảng 7 3.2.2. Nguyên tắc tính khoa học 9 3.2.3. Nguyên tắc tính thực tiễn 13 4. Hiệu quả của SKKN 15  17 T 18 3    Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang từng ngày, từng giờ đặt ra cho nghành Giáo dục và Đào tạo vai trò quan trọng trong việc tham gia bồi dưỡng nhân lực con người, phát triển toàn diện về trí tuệ, về thể chất, về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực và mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước càng đòi hỏi con người không chỉ giỏi về năng lực chuyên môn mà quan trọng hơn là phải có thế giới quan khoa học mác - Lênin, có nhân sinh quan cộng sản, có hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông chúng ta là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho thế hệ trẻ theo mô hình nhân cách con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Môn giáo dục công dân ở trường THPT là một môn khoa học xã hội, cùng với tất cả các môn khoa học khác góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Để thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của môn học, người giáo viên trong mỗi tiết dạy cần phải quán triệt sâu sắc các nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc tính Đảng. Nguyên tắc tính khoa học. Nguyên tắc tính thực tiễn. Đó là luận điểm xuất phát có tính quy luật chỉ đạo toàn bộ quá trình giảng dạy của người giáo viên nói chung và việc học tập môn GDCD của các em học sinh nói riêng. Thực tế cho thấy rằng việc áp dụng kinh nghiệm “Cần quán triệt sâu sắc các nguyên tắc cơ bản vào trong việc giảng dạy môn GDCD ở nhà trường THPT” đã giúp cho tiết dạy, giờ dạy của cá nhân tôi, sinh động hơn, hấp dẫn hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy tôi xin được trình bày một số kinh nghiệm của bản thân về việc "Áp dụng các nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học, 4 tính thực tiễn trong giảng dạy môn GDCD ở trường THPT Hồng Quang". Tôi hi vọng rằng, sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp cho kinh nghiệm giảng dạy của các bạn càng thêm phong phú.  Nghiên cứu và thực nghiệm từ năm học 2011-2012 5    Trong văn kiện hội nghị lần thứ II của BCH TW Đảng khóa VIII đã nêu rõ: “ Nhiệm vụ mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý trí kiên cường xây và bảo vệ Tổ quốc, CNH - HĐH đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và pháp huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có tính tổ chức kỷ luật cao là những con người kế thừa và xây dựng CNXH vừa hồng vừa chuyên”. Điều 2, chương I của Luật giáo dục năm 2005 nêu rõ : “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có tri thức, đạo đức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH: hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Điều 27, mục 2, chương III của Luật giáo dục năm 2005 khẳng định “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong việc giảng dạy môn GDCD ở nhà trường THPT, một yêu cầu tổng quát đặt ra cho mỗi người giáo viên là truyền thụ chính xác, đầy đủ các tri thức khoa học về chủ nghĩa Mác-LêNin, các đường lối chủ trương chính sách của Đảng tới đối tượng học sinh THPT còn ít tuổi, vốn sống thực tiễn nghèo nàn, khả năng tư duy khái quát chưa cao. Chính vì vậy việc quán triệt các nguyên tắc, tính Đảng, tính khoa học, tính thực tiễn vào trong việc giảng dạy môn GDCD ở nhà trường THPT vùng 3 6 nói riêng và ở các trường THPT nói chung là một luận điểm có tính chỉ đạo toàn bộ hoạt động dạy của người giáo viên và hoạt động học của người học sinh.  Xuất phát từ những thực tế trên, bản thân tôi là một giáo viên THPT cũng luôn trăn trở về đổi mới phương pháp giảng dạy của mình, về đối tượng giảng dạy của mình… để làm sao cho mỗi giờ giảng phải đạt kết quả cao nhất. Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn GDCD với nội dung là những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-LêNin, những đường lối chính sách của Đảng cho nên việc truyền thụ kiến thức GDCD phải mang tính Đảng – Tính khoa học và tính thực tiễn. Đối với giáo viên Nguyên tắc tính Đảng sẽ giúp cho người giáo viên có một lòng nhiệt huyết trong quá trình giảng dạy, trung thành với quan điểm của chủ nghĩa Mác-LêNin, đấu tranh không khoan nhượng với những khuynh hướng sai lầm đi ngược lại với quan điểm của Đảng và Nhà nước. Nguyên tắc tính khoa học sẽ giúp cho người giáo viên đưa ra một kết cấu bài giảng và kết cấu kiến thức cơ bản cho học sinh ghi một cách lôgíc hơn. Qua đó hình thành cho các em một tư duy lý luận chặt chẽ. Nguyên tắc tính thực tiễn sẽ giúp cho người giáo viên phải không ngừng cập nhật với các số liệu mới nhất, thông tin mới nhất để lấy dẫn chứng cho từng tiết giảng của mình, có như vậy bài giảng mới được hấp dẫn và sinh động. Đối với học sinh Nguyên tắc tính Đảng sẽ hình thành cho các em thái độ và hành động kiên quyết đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực ở xung quanh nơi mình đang sống. Các em biết tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta. 7 Nguyên tắc khoa học sẽ giúp các em có một tư duy lôgíc trong khi lý giải một vấn đề thực tiễn và hiểu các qui luật, phạm trù của chủ nghĩa Mác- LêNin một cách chính xác hơn. Nguyên tắc thực tiễn sẽ giúp các em tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, tin tưởng vào tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác-LêNin. Mặt khác nguyên tắc tính thực tiễn còn giúp các em biết nhìn thẳng vào sự thật của xã hội để thấy được mặt tích cực và mặt tiêu cực của xã hội. Qua thực tế áp dụng kinh nghiệm “Cần quán triệt sâu sắc các nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học và tính thực tiễn trong quá trình giảng dạy môn GDCD ở nhà trường THPT tôi thấy giờ dạy của mình đạt hiệu quả cao hơn. Để đánh giá hiệu quả sáng kiến trước khi áp dụng tôi đã tiến hành khảo sát một số học sinh các lớp giảng dạy với câu hỏi: Em có hứng thú với môn học GDCD không? Kết quả thu được như sau:   h  Không thích   256 HS 150(58,6%) 83(32,4%) 0 ( 0 %) 23(9,0%)    Việc quán triệt các nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học, tính thực tiễn trong việc dạy môn GDCD ở nhà trường THPT có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với người giáo viên không những ở khâu giảng bài ở trên lớp mà còn có tác dụng tích cực ở khâu soạn giáo án trước khi lên lớp. Trong quá trình giảng dạy với những kiến thức được học ở trường ĐH tôi nhận thấy rằng học thuyết Mác-Lênin là học thuyết xã hội mang tính đúng đắn sâu sắc, vì thế khi soạn giảng tôi cố giảng chắt lọc những kiến thức cơ bản nhất của bài học để học sinh dễ hiểu dễ nhớ dễ vận dụng, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được tính chính xác tính trung thực với quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin. 8 Mặt khác trong quá trình giảng bài ở trên lớp khi đưa ra nhiều tình huống, nhiều bài tập … nếu học sinh có cách hiểu sai không đúng với bản chất của chủ nghĩa Mác-LêNin và đường lối chủ trương của Đảng ta, thì tôi tìm cách phân tích, giảng giải để học sinh thấy được cái sai của mình. Đó chính là một yêu cầu của nguyên tắc tính Đảng (đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm thù địch). Hơn thế nữa tri thức của chủ nghĩa Mác-LêNin bao giờ cũng mang tính khoa học cho nên tôi thấy mình càng phải trình bày diễn giải và đưa ra các kiến thức cơ bản một cách tinh giản, cô đọng lôgíc. Điều đó sẽ làm cho các em dễ hiểu và dễ nhớ hơn. (Vì kiến thức ở bài học đã được tinh giản nhất). Và để thu hút sự chú ý của học sinh vào bài giảng thì tôi cố gằng tìm cách liên hệ kiến thức với thực tiễn để phân tích đánh giá và tìm hiểu các câu chuyện có liên quan đến bài học để kể cho các em nghe. Qua đó sẽ làm tăng tính hấp dẫn, tính thuyết phục của bài giảng. 3.2 Các g 3.2.1 N Một số yêu cầu cơ bản trong việc bảo đảm nguyên tắc tính Đảng: - Trước tiên phải trung thực với chủ nghĩa Mác-LêNin: Điều đó đòi hỏi người giáo viên GDCD phải là một chiến sĩ trên mặt trận Văn hoá - Tư tưởng của Đảng. Do đó cần phải trung thực với chủ nghĩa Mác-LêNin mà sự trung thực ở đây không phải trung thực trên từng câu, chữ mà là trong thực chất hành động cách mạng và khoa học vốn là hai mặt đặc tính căn bản kết hợp làm một trong bản thân của chủ nghĩa Mác-LêNin. Trung thực với chủ nghĩa Mác-Lênin đòi hỏi người giáo viên GDCD phải công khai giữ vững lập trường của giai cấp công nhân của Đảng mà giảng dạy. Lê Nin có nói rằng: Chủ nghĩa duy vật bắt buộc chúng ta mỗi khi đánh giá một sự kiện phải công khai dứt khoát đứng về một tập đoàn xã hội nhất định (quan điểm giai cấp). 9 Trung thực với chủ nghĩa Mác-Lênin là yêu cầu quan trọng bậc nhất đối với người giáo viên GDCD. Nó đòi hỏi mỗi người giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ hiểu biết một cách thấu đáo về chủ nghĩa Mác-Lênin, về đường lối chính sách của Đảng, đồng thời phải không ngừng rèn luyện bồi dưỡng lòng nhiệt tình cách mạng. Trong hai điều đó thì nhiệt tình cách mạng là cái gốc. * Ví dụ: Khi giảng dạy bài 2 "Thế giới vật chất tồn tại khách quan"(lớp 10) thì cần khẳng định được tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật về nguồn gốc con người và xã hội loài người. Con người, xã hội loài người chỉ là một sản phẩm của giới tự nhiên theo sơ đồ sau: SĐ: Thế giới TN vô cơ –> Thế giới TN hữu cơ –> Hạt côaxecva –>Thế giới thực vật –> Thế giới động vật –> Vượn người –>Người tối cổ –> Người tinh khôn. Mặt khác chúng ta còn hiểu rằng con người chỉ tồn tại và phát triển trong môi trường tự nhiên. Do đó con người cần có nhận thức đúng đắn về tự nhiên và có hành động đúng để tác động vào tự nhiên một cách phù hợp với quy luật của nó. Hơn thế nữa trong khi giảng bài này người giáo viên cũng không thể quên không phê phán các quan điểm duy tâm về nguồn gốc của con người. ( Bà Nữ Oa dùng bùn nặn ra con người và thổi vào đó sự sống. Đất sét nặn ra đàn ông, xương sườn người đàn ông tạo ra đàn bà). (Con người có hai phần: Phần thể xác được tạo thành từ đất, nước, lửa, không khí. Thể xác là vật hữu hình nên có sinh tử. Còn linh hồn con người do thượng đế tạo ra, nên nó là bất tử. Khi con người chết đi linh hồn thoát ra khỏi thể xác tới ngụ ở một ngôi sao nào đó. Khi một thể xác mới ra đời thì linh hồn đó lại nhập và tạo ra con người hoàn chỉnh – Pla ton). * Ví dụ: Trong bài giảng về nhà nước và cuộc đấu tranh giai cấp công nhân, khi lý giải các vấn đề đưa ra cho học sinh. Chẳng hạn nói đến hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản: Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản thì cần chỉ ra rằng: 10 - Giai cấp tư sản là giai cấp thống trị bóc lột nhân dân lao động vì chúng chiếm đoạt tư liệu sản xuất trong xã hội. - Còn giai cấp vô sản là giai cấp mất hết tư liệu sản xuất phải đi làm thuê cho giai cấp tư sản. - Cho nên giai cấp vô sản gọi là giai cấp bị bóc lột, giai cấp tư sản gọi là giai cấp bóc lột. Từ đó, chỉ ra mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản là mẫu thuẫn đối kháng giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Vì thế trong xã hội tư bản thường xuyên có cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản còn được gọi là phong trào vô sản. 3.2.2 N Như chúng ta đã biết việc giảng dạy môn GDCD là một khoa học xét cả về mặt nội dung tri thức và cả hình thức tổ chức. Do đó, việc xây dựng tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng, cho học sinh không phải là một cái gì khác mà chính là ở ngay trong việc truyền thụ tri thức qua các bài học GDCD ở chương trình các khối lớp 10, 11, 12. Quan niệm trên đòi hỏi người giáo viên dạy môn GDCD phải truyền thụ kiến thức một cách lôgic, khoa học. Chính vì vậy ta cần quán triệt một số yêu cầu trong việc đảm bảo tính khoa học như sau: Một là: Phải truyền thụ chính xác các khái niệm phạm trù, nguyên lí quy luật của CN Mác-Lê nin: - Bất kỳ một môn học nào cũng bao gồm hệ thống các khái niệm, quy luật… chúng là những công cụ, ngôn ngữ chung của tư duy dễ diễn đạt tư tưởng. Nếu không hiểu đúng các khái niệm, quy luật… thì sẽ không nắm được nội dung khoa học của môn học từ đó sẽ nhầm lẫn giữa cái nọ với cái kia. Ví dụ: Ở bài 4 "nguồn gốc vận động và phát triển" (Lớp 10). - Khi tìm hiểu khái niệm mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau. - Ta phân tích ở ba khía cạnh: [...]... quả của nguyên tắc tính khoa học trong quá trình giảng dạy môn GDCD chỉ phát huy tác 14 dụng khi nó được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của các em học sinh ngay hiện tại và tương lai sau này Dựa trên cơ sở lí luận và ý nghĩa đó cho nên chúng ta có thể thấy được một số yêu cầu của nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn như sau: Một là: Đảm bảo tính thực tiễn trong khâu giảng bài: + Chẳng hạn khi dạy về... hoạ cho từng phần của bài giảng Nhờ việc áp dụng kinh nghiệm giảng dạy đó tôi đã thấy bài giảng của mình sinh động hấp dẫn hơn, các em học sinh hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn Qua điều tra khảo sát thái độ của học sinh được hỏi sau khi học xong các bài dạy Áp dụng các nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học, tính thực tiễn với câu hỏi: Em có hứng thú với môn học môn GDCD không? Tôi đã thu được... cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá Hay các tranh ảnh về tính tàn phá tài nguyên môi trường ở nước ta… Trong bài 13 chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (lớp 11)… Có được như vậy tôi tin rằng bài giảng môn GDCD sẽ không khô khan, trái lại hấp dẫn và sinh động hơn nhiều không như mọi người tưởng, việc áp dụng kinh nghiệm cần quán triệt sâu sắc các nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học, tính thực. .. Ba là: Trình bày các tri thức và bài giảng phải có lôgic chặt chẽ 12 Nguyên tắc tính khoa học còn thể hiện ở sự trình bày các tri thức và kết cấu bài giảng một cách lôgic chặt chẽ Những đặc điểm đó là cái vốn có trong các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-LêNin và đường lối chính cách của Đảng Bởi vì bất kỳ một môn khoa học nào cũng là một hệ thống chặt chẽ lôgic các khái niệm, phạm trù, nguyên lý và học... việc giảng dạy là hoạt động rất quan trọng trong nhà trường THPT Do đó người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi các phương pháp dạy học để khơi dậy tính tích cực của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức ở trên lớp Muốn vậy người giáo viên phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình Trong thực tế tôi luôn luôn sưu tầm các ví dụ thực tiễn cuộc sống để minh hoạ cho bài giảng. .. được kết quả như sau: 16 Số liệu khảo sát Trước khi áp dụng phương pháp (256 học sinh) Sau khi thực nghiệm : (256 học sinh) Hứng thú B nh thường Không thích Không tỏ thái độ 150 (58,6%) 83 (32,4%) 0 (0%) 23 (9,0%) 196 (76,6%) 60 (23,4%) 0 (0%) 0 (0%) Sau khi áp dụng các nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học, tính thực tiễn tỷ lệ học sinh hứng thú với môn học tăng đáng kể tăng gần 20% so với khảo sát ban... đúng đó Còn việc áp dụng tính khoa học và tính thực tiễn vào khâu soạn bài, giảng bài thì tôi đã cố gắng tinh giản kiến thức, sắp xếp một cách lôgích và lập luận một cách chặt chẽ để học sinh hiểu được bản chất các nguyên lý, phạm trù của chủ nghĩa Mác-LêNin Từ đó giúp học sinh biết lý giải các hiện tượng của thực tiễn cuộc sống bây giờ Không những thế trong khi soạn bài tôi còn tìm ra các ví dụ thích... thực tiễn nhiều…thì mới liên hệ tốt kiến thức ở bài học với đời sống hàng ngày Hai là: Đảm bảo tính thực tiễn trong hoạt động nhận thức và các hoạt động rèn luyện phẩm chất đạo đức của học sinh Là một nguyên tắc mang tính chỉ đạo nội dung và phương pháp giáo dục Vì vậy lí luận liên hệ với thực tiễn không nên chỉ giới hạn trong những ví dụ, những câu chuyện của giáo viên trên lớp mà cần quán triệt ở. .. tất cả các khâu, các hình thức tổ chức giảng dạy: thảo luận, giờ kiểm tra, hay ở nhà, ngoài nhà trường cũng đều phải quán triệt nguyên tắc này Minh họa cho phần này, trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần phải liên hệ với thực tế đời sống hàng ngày (Cho học sinh làm bài tập dưới dạng trắc nghiệm) 15 + Chẳng hạn ở bài 9 "Nhà nước xã hội chủ nghĩa"(lớp 11) ở phần củng cố bài học sẽ cho các em... nhiệm vụ cơ bản trên 3.2.3 Nguyên tắc tính thực tiễn Nguyên tắc này cũng xuất phát từ nguyên tắc giáo dục của Đảng ta là học phải đi đôi với hành, giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội Nếu không những kiến thức sách vở kia sẽ trở thành một mớ lý luận suông không có giá trị thực tiễn Do đó, việc giảng dạy và học tập môn GDCD phải đạt được cái đích là nắm được chính . kinh nghiệm của bản thân về việc " ;Áp dụng các nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học, 4 tính thực tiễn trong giảng dạy môn GDCD ở trường THPT Hồng Quang& quot;. Tôi hi vọng rằng, sáng kiến. hội. Qua thực tế áp dụng kinh nghiệm “Cần quán triệt sâu sắc các nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học và tính thực tiễn trong quá trình giảng dạy môn GDCD ở nhà trường THPT tôi thấy giờ dạy của. triệt các nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học, tính thực tiễn trong việc dạy môn GDCD ở nhà trường THPT có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với người giáo viên không những ở khâu giảng bài ở trên

Ngày đăng: 20/07/2014, 22:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w