1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao chất lượng quản lý của cán bộ lãnh đạo trẻ cơ quan trung ương đoàn

46 552 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Ra đời năm 1931, phát triển theo suốt quá trình lịch sử đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thể hiện xuất sắc vai trò của mình trong tập hợp đồng đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn hiện nay, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định được giá trị của mình trong phát huy tinh thần xung kích – tình nguyện, phát huy những phẩm chất tốt đẹp của thanh niên Việt Nam trong công cuộc xây dựng Tổ quốc, đồng thời chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho thanh niên Việt Nam. Hệ thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được tổ chức thành 04 cấp: Cấp Trung ương, cấp Tỉnh, cấp huyện, cấp Cơ sở. Cơ quan Trung ương Đoàn là cơ quan chuyên trách của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở cấp Trung ương. Có thể nói đây là “cơ quan của những người trẻ”. Đúng như vậy, nếu có dịp tới thăm, làm việc tại cơ quan Trung ương Đoàn, điều thú vị đó là chúng ta dễ dàng gặp hình ảnh những người cán bộ trẻ tuổi trong màu áo xanh truyển thống của tổ chức, từ lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo cấp trung gian và chuyên viên tại các phòng, ban. Thật sự khó có thể tìm được nhiều người lớn tuổi, trung tuổi trong cơ quan này. Tất nhiên, định nghĩa “trẻ tuổi” hay “lớn tuổi” không hoàn toàn minh bạch, tuy nhiên, những số liệu so sánh về độ tuổi trung bình , độ tuổi lớn nhất và nhỏ nhất của cán bộ lãnh đạo từ cấp Ban, vụ trở lên giữa cơ quan Trung ương Đoàn và một số cơ quan ngang cấp khác trong hệ thống chính trị và Chính phủ Việt Nam sẽ làm sáng tỏ phần nào nhận xét trên.

1 MỤC LỤC I. Giới thiệu chung Trg. 2 II. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Trg. 5 1. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Trg. 5 2. Giới hạn đối tượng nghiên cứu Trg. 6 III. Khung lý thuyết Trg. 8 1. Khái niệm cơ bản về quản lý Trg. 8 2. Khung nghiên cứu Trg. 9 2.1. Phương pháp ba kỹ năng Trg. 9 2.2. Những giai đoạn phát triển từ chuyên viên thành lãnh đạo Trg. 12 3. Sơ đồ khung nghiên cứu Trg. 13 IV. Phương pháp nghiên cứu Trg. 13 1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Trg. 14 1.1. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân Trg. 14 1.2. Phương pháp quan sát (trực tiếp và gián tiếp) Trg. 15 2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Trg. 16 V. Phân tích kết quả Trg. 17 1. Các kết quả phân tích thông tin Trg. 17 1.1. Kỹ năng chuyên môn Trg. 17 1.2. Kỹ năng con người Trg. 20 1.3. Kỹ năng nhận thức Trg. 24 1.4. Mối quan hệ giữa các kỹ năng. Trg. 27 1.5. Thực trạng quá trình đào tạo tại cơ quan Trung ương Đoàn Trg. 28 2. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý Trg. 28 2.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn Trg. 29 2.2. Nhóm giải pháp tạo động lực cho các đối tượng cán bộ Trg. 30 2.3. Nhóm giải pháp tăng cường mối liên kết giữa các cá nhân trong tổ chức Trg. 32 2.4. Các giai đoạn phát triển và điểm nhấn của các nhóm giải pháp Trg. 33 2.5. Lý giải về mặt thực tiễn tại cơ quan Trung ương Đoàn Trg. 37 VI. Kết luận Trg. 40 2 Nâng cao chất lượng quản lý của cán bộ lãnh đạo trẻ cơ quan Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh *** I. Giới thiệu chung: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Ra đời năm 1931, phát triển theo suốt quá trình lịch sử đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thể hiện xuất sắc vai trò của mình trong tập hợp đồng đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn hiện nay, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định được giá trị của mình trong phát huy tinh thần xung kích – tình nguyện, phát huy những phẩm chất tốt đẹp của thanh niên Việt Nam trong công cuộc xây dựng Tổ quốc, đồng thời chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho thanh niên Việt Nam. Hệ thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được tổ chức thành 04 cấp: Cấp Trung ương, cấp Tỉnh, cấp huyện, cấp Cơ sở. Cơ quan Trung ương Đoàn là cơ quan chuyên trách của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở cấp Trung ương. Có thể nói đây là “cơ quan của những người trẻ”. Đúng như vậy, nếu có dịp tới thăm, làm việc tại cơ quan Trung ương Đoàn, điều thú vị đó là chúng ta dễ dàng gặp hình ảnh những người cán bộ trẻ tuổi trong màu áo xanh truyển thống của tổ chức, từ lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo cấp trung gian và chuyên viên tại các phòng, ban. Thật sự khó có thể tìm được nhiều người lớn tuổi, trung tuổi trong cơ quan này. Tất nhiên, định nghĩa “trẻ tuổi” hay “lớn tuổi” không hoàn toàn minh bạch, tuy nhiên, những số liệu so sánh về độ tuổi trung bình , độ tuổi lớn nhất và nhỏ nhất của cán bộ lãnh đạo từ cấp Ban, vụ trở lên giữa cơ quan Trung ương Đoàn và một số cơ quan ngang cấp khác trong hệ thống chính trị và Chính phủ Việt Nam sẽ làm sáng tỏ phần nào nhận xét trên. 3 Bảng 1. So sánh độ tuổi trung bình, độ tuổi lớn nhất và nhỏ nhất của cán bộ lãnh đạo giữa cơ quan Trung ương Đoàn và một số cơ quan khác 1 Cơ quan Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trung ương hội Nông dân Việt Nam Bộ Lao động, TB&XH Bộ Giao thông Tuổi Trung bình Tuổi lớn nhất Tuổi nhỏ nhất Tuổi Trung bình Tuổi lớn nhất Tuổi nhỏ nhất Tuổi Trung bình Tuổi lớn nhất Tuổi nhỏ nhất Tuổi Trung bình Tuổi lớn nhất Tuổi nhỏ nhất 2009 36 43 31 43 60 38 47 60 36 2010 36,3 42 32 42,4 60 39 45 60 39 47 60 36 2011 36,3 42 33 43 60 38 46 60 40 2012 35,3 42 30 44 60 38 46 60 40 45 60 31 Dựa vào bảng 1 ta thấy trong tất cả các năm gần đây, độ tuổi trung bình, tuổi thấp nhất và cao nhất của cán bộ lãnh đạo cơ quan Trung ương Đoàn đều thấp hơn các cơ quan ngang cấp khác. Độ tuổi trung bình và thấp nhất của cán bộ lãnh đạo cơ quan Trung ương Đoàn thậm chí có xu hướng tiếp tục giảm khi lớp cán bộ kế cận tiếp theo (cấp trưởng phòng, phó phòng trong các Ban) có độ tuổi rất trẻ (thấp nhất sinh năm 1988 – 25 tuổi). Mặt khác, không khó khi tìm những hình ảnh trong những kì họp chính phủ, những buổi làm việc của các cán bộ cấp cao trong hệ thống chính trị… những khuôn mặt trẻ của những cán bộ lãnh đạo trong cơ quan Trung ương Đoàn. Đây là thực tiễn vẫn luôn hiện hữu trong suốt quá trình xây dựng, phát triển của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Về mặt chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 2 đã quy định rõ về 1 Nguồn số liệu từ Ban tổ chức Trung ương Đoàn, Ban tổ chức Hội Nông Dân, Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Giao thông vận tải, Vụ tổ chức cán bộ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. 4 độ tuổi để tham gia lần đầu vào Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn. Khác với hệ thống của các cơ quan Chính phủ, hệ thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có tính nhiệm kỳ 3 . Cơ quan lãnh đạo cao nhất của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban chấp hành do đại hội bầu ra. Giữa hai kỳ họp Ban chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban thường vụ do Ban Chấp hành cùng bầu ra. Giữa hai kỳ họp của Ban Thường vụ, cơ quan lãnh đạo là Ban Bí thư Trung ương Đoàn. Ban Bí thư Trung ương Đoàn cũng đồng thời là bộ phận lãnh đạo cấp cao nhất của cơ quan Trung ương Đoàn. Điểm liên hệ mấu chốt ở đây đó là, những cán bộ được bổ nhiệm là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan Trung ương Đoàn đều phải là thành viên của Ban chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Cũng có những trường hợp ngoại lệ khi cán bộ được bổ nhiệm chưa phải là thành viên của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, tuy nhiên những cán bộ đó phải sớm được bầu bổ sung vào hai ủy ban trên nếu muốn được bổ nhiệm vào những chức vụ cao hơn (quy ước Phó trưởng ban phải là ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban phải là ủy viên Ban Thường vụ). Quy chế cán bộ Đoàn đã quy định rõ độ tuổi giữ chức vụ lần đầu và độ tuổi cao nhất được giữ chức vụ trong Ban Bí thư, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Theo đó, nhân sự tại Ban Bí thư Trung ương Đoàn giữ chức vụ lần đầu phải nhỏ hơn 40 tuổi, giữ chức vụ không quá 42 tuổi; nhân sự Ban Thường vụ Trung ương Đoàn giữ chức vụ lần đầu phải nhỏ hơn 37 tuổi, giữ chức vụ không quá 42 tuổi; nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đoàn giữ chức vụ lần đầu không quá 35 tuổi, giữ chức vụ không quá 42 tuổi. Nếu so sánh với các tổ chức Đoàn thể trong hệ thống chính trị và các cơ quan của Chính phủ đều không giới hạn độ tuổi giữ chức vụ bổ nhiệm lần đầu, độ tuổi kết thúc khi giữ các chức vụ là 60 tuổi với nam, 55 tuổi với nữ (độ tuổi nghỉ hưu). Như vậy, rõ ràng cán bộ lãnh đạo trong cơ quan Trung 2 Quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh dược ban hành theo quyết định số 289 – QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Ban Bí Thu Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. (Nguồn: website www. d angcon gsa n. vn ) 3 Nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc là 5 năm/lần. Tại đại hội bầu ra các ủy viên của Ban chấp hành,; ủy viên Ban chấp hành bầu ra Ban Thường vụ và các chức danh chủ chốt trong Ban Bí thư. 5 ương Đoàn bị áp một khung thời gian tương đối ngắn, cụ thể để phấn đấu, rèn luyện trước khi đảm bảo các điều kiện để được bổ nhiệm so với các cơ quan đoàn thể cấp Trung ương, các cơ quan thuộc Chính phủ khác. “Công tác đoàn” là một ngành đặc thù, nghĩa là không có sẵn nguồn nhân lực được đào tạo chính quy từ các cơ sở giáo dục, đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân với ngành nghề này. Mọi cán bộ Đoàn ngoài những chuyên ngành cụ thể đã được đào tạo, cần có nhiều thời gian tiếp xúc với công tác Đoàn để có thể đảm nhiệm được công việc của một cán bộ Đoàn thực thụ, đặc biệt ở cấp Trung ương càng yêu cầu cao hơn về năng lực công tác của cán bộ Đoàn. Điều thú vị đó chính là những người lãnh đạo đứng đầu cơ quan Trung ương Đoàn cần và đã làm thể nào để đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo của cơ quan này? Để làm rõ phần nào điều thú vị này, chúng ta hãy xem mục tiêu nghiên cứu của luận văn. II. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 1. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: Như đã trình bày ở phần trên, thực tiễn đã cho thấy cán bộ lãnh đạo tại cơ quan Trung ương đoàn có độ tuổi thấp hơn so với các cán bộ cùng cấp tại các cơ quan, đơn vị Trung ương khác. Khi bắt đầu công việc, cán bộ tại cơ quan Trung ương đoàn và các cơ quan Trung ương khác đều có một độ tuổi tương đương (23-24 tuổi khi vừa tốt nghiệp đại học), nhưng khi được bổ nhiệm tại những vị trí quản lý, điều hành ngang cấp, cán bộ tại cơ quan Trung ương đoàn lại có độ tuổi thấp hơn rõ rệt so với các cơ quan Trung ương khác. Nói cách khác, cán bộ lãnh đạo cơ quan Trung ương đoàn có khoảng thời gian để tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện nghiệp vụ chuyên môn và phát triển các kĩ năng điều hành, quản lý ngắn hơn so với các cán bộ tại các cơ quan Trung ương khác. Như vậy, với một khoảng thời gian ngắn có đủ để những cán bộ tại cơ quan Trung ương đoàn hoàn thiện được những kĩ năng, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, về năng lực Quản lý, điều hành để đảm bảo yêu cầu 6 công việc tại vị trí được bổ nhiệm? Và nếu đủ thì với phương pháp, cách thức nào để thực hiện điều đó? Vấn đề đảm bảo chất lượng của nhân sự quản lý, lãnh đạo trên đã tồn tại từ lâu đối với thủ trưởng cơ quan và những người làm công tác nhân sự tại cơ quan Trung ương đoàn. Qua quá trình công tác thực tiễn tại cơ quan trung ương đoàn kết hợp với những kiến thức đã được tiếp thu trong khoá học thạc sỹ chuyên ngành quản lý công, chúng tôi quyết định chọn đề tài "Nâng cao chất lượng quản lý của cán Bộ lãnh đạo trẻ cơ quan Trung ương đoàn" làm đề tài nghiên cứu. Mục đích của luận văn nghiên cứu này là đề xuất những phương pháp, cách làm nhằm nâng cao được chất lượng quản lý của cán bộ lãnh đạo trẻ tại cơ quan Trung ương đoàn. Thực chất luận Văn nghiên cứu trả lời 2 câu hỏi chính: Câu hỏi thứ nhất, Cần những phương thức nào trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên viên trẻ của cơ quan Trung ương đoàn tới khi được bổ nhiệm chức vụ quản lý, lãnh đạo? Câu hỏi thứ hai, sau khi được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý, Cần những phương pháp nào để nâng cao chất lượng quản lý của những cán Bộ lãnh đạo đó. Để trả lời hai câu hỏi trên, luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ thực trạng chất lượng quản lý của cán Bộ lãnh đạo cơ quan Trung ương đoàn, nghiên cứu quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và đánh giá những mặt tích cực, hạn chế của quá trình này. Từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý của cán bộ lãnh đạo trẻ tại cơ quan Trung ương đoàn. 2. Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào nghiên cứu đối tượng cán bộ lãnh đạo cấp trung gian ( Trưởng ban, Phó trưởng Ban) trong khối các Ban phong trào của cơ quan Trung ương Đoàn. Có những lý giải về giới hạn này: 7 Thứ nhất, giới hạn về số đơn vị được nghiên cứu: Cơ quan Trung ương Đoàn được chia làm 03 khối: khối các Ban phong trào, khối các đơn vị sự nghiệp, khối các đơn vị doanh nghiệp. Đối với khối các đơn vị sự nghiệp và khối các đơn vị doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế của các cơ quan đoàn thể và các cơ quan Chính phủ, không bị giới hạn độ tuổi bổ nhiệm chức vụ lần đầu và độ tuổi kết thúc khi giữ các chức vụ nên không nằm trong đối tượng nghiên cứu của luận văn. Thứ hai, nhóm nghiên cứu không tham vọng mang lại kết quả nghiên cứu nâng cao chất lượng quản lý cho tất cả các cán bộ lãnh đạo trong khối các ban Phong trào. Rõ ràng nhận thấy, yêu cầu chất lượng trong công tác quản lý của một cán bộ lãnh đạo cấp trung gian khác với yêu cầu về chất lượng quản lý của một cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở. Mặt khác, đối tượng cán bộ lãnh đạo cấp trung gian có vai trò quan trọng trong quy hoạch nhân sự của cơ quan Trung ương Đoàn. Đây là những cán bộ đã được rèn luyện qua một thời gian tương đối đủ dài, trải qua những chức vụ quản lý ở cấp thấp hơn ( cấp phòng, Trung tâm…) và là nguồn nhân sự trực tiếp để bồi dưỡng, chuẩn bị thay thế cho nhân sự cấp cao (Ban Bí thư) của cơ quan Trung ương Đoàn. Đây cũng là nguồn cán bộ phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho những mảng công việc cụ thể của cơ quan trung ương Đoàn và hệ thống Đoàn Thanh niên, những quyết định trong quá trình quản lý, điều hành của nhóm đối tượng này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác của cơ quan Trung ương Đoàn đối với từng mảng việc cụ thể. Thứ ba, về số lượng, khối ban phòng trào của cơ quan Trung ương Đoàn có 11 Ban, đơn vị. Mỗi Ban, đơn vị có 01 trưởng ban, 02-03 phó trưởng ban. Trung bình một nhiệm kỳ thủ trưởng cơ quan Trung ương Đoàn phải luôn đảm bảo đủ số lượng và chất lượng của trung bình hơn 40 nhân sự cho các chức danh lãnh đạo tại các Ban, đơn vị. Luận văn giới hạn nghiên cứu quá trình đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng quản lý của những cán bộ lãnh đạo này là phù hợp với quy mô, năng lực nghiên cứu của học viên, tránh 8 đề tài trở nên quá rộng, viết lan man và không có kết quả nghiên cứu tập trung, cụ thể. III. Khung lý thuyết 1. Khái niệm cơ bản về Quản lý: Có nhiều khái niệm do các nhà nghiên cứu đưa ravề quản lý. Theo “Từ điển tiếng Việt” (2010) 4 định nghĩa: “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”; Mary Parker Follett 5 nhận định “quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác”; ở góc nhìn cụ thể hơn, James Stoner và Stephen Robbins định nghĩa: “quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, tiến hành và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra”, từ “tiến trình” trong định nghĩa này thể hiện rõ rằng những công việc hoạch định, tổ chức, tiến hành và kiểm soát đều được sắp xếp theo trình tự… Tổng hợp những định nghĩa trên, ta thấy quản lý là quá trình bao gồm những hoạt động được sắp xếp đó là: - Hoạch định: xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần làm, tiến độ thực hiện các công việc, lên các kế hoạch hành động. - Tổ chức: Sử dụng tối ưu các tài nguyên được yêu cầu để thực hiện kế hoạch, bao gồm cả bố trí nhân lực, phân tích công việc, tuyền dụng và phân công các cá nhân phụ trách từng mảng công việc thích hợp. - Tiến hành thực hiện các công việc: trong đó nhấn mạnh vào yếu tố lãnh đạo và tạo động lực cho các nhân viên làm việc hiệu quả để đạt được các kế hoạch đã đề ra. - Kiểm soát: kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các kế hoạch để đảm bảo tiến độ và chất lượng, đồng thời có những thay đổi về các công việc phụ thuộc vào quá trình kiểm tra, giám sát. 4 Viện ngôn ngữ học Việt Nam , Từ điển tiếng Việt – Nhà xuất bản Từ Điển Bách Khoa (2010) 5 Mary Parker Follett, “Nhà Nước mới” 1920 9 2. Khung nghiên cứu. 2 .1. Ph ương ph áp b a k ỹ n ăn g: Theo định nghĩa cơ bản về quản lý đã trình bày ở trên, nâng cao chất lượng quản lý của cán bộ lãnh đạo chính là nâng cao chất lượng trong 04 quá trình của hoạt động quản lý bao gồm : hoạch định, tổ chức, tiến hành thực hiện và kiểm tra, giám sát. Mỗi quá trình này, một cá nhân đều phải sử dụng tổng hợp nhiều kiến thức và kĩ năng để thực hiện. Có nhiều lý thuyết về quản trị học 6 đề cập đến chất lượng quản lý công việc của một cá nhân trong tổ chức, như lý thuyết lãnh đạo, quản trị khoa học của Frederich Taylor (1856-1915) được phát triển thêm bởi Herny L. Gantt, tập trung vào hệ thống khuyến khích vật chất cho người lao động, từ đó nâng cao chất lượng quản lý của nhà quản lý. Nhóm lý thuyết hành vi – tâm lý xã hội trong quản lý, đi đầu là Mary Parker Follet (1868-1933) nhấn mạnh hiệu quả, chất lượng quản lý phụ thuộc vào yếu tố con người và các mối quan hệ trong tổ chức và tâm lý xã hội. Các lý thuyết của Doughlas Mc Gregor (1906-1964), Abraham Maslow (1908-1970), Chris Argyris… đều đưa ra những yếu tố mà nhà quản lý nên áp dụng để nâng cao chất lượng quản lý của mình như quan tâm đến sự phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức, tạo điều kiện cho nhân viên cấp dưới thể hiện khả năng độc lập của bản thân. Tất cả những lý thuyết trên đều góp phần xây dựng nên lý thuyết về quản trị học hiện đại. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và áp dụng mô hình phương pháp ba kỹ năng 7 trong lý thuyết quản trị học hiện đại làm khung nghiên cứu của luận văn. Trong những nghiên cứu của mình, TS. Nguyễn Hữu Thân cũng đã đưa ra ba đặc điểm cần nhấn mạnh trong phát triển năng lực quản lý của một cá nhân, đó chính là phát triển khả năng chuyên môn nghiệp vụ, phát triển về 6 Bài viết “Các học thuyết lãnh đạo, quản trị”, Apex Institute, website: www.ap ex. vn 7 Bài viết “Các học thuyết lãnh đạo, quản trị”, Apex Institute, website: ww w .a p e x . v n 10 khả năng tạo động lực cho con người trong tập thể làm việc, và phát triển khả năng nhận thức được vai trò của tổ chức mà mình đang quản lý 8 . Phương pháp ba kỹ năng phủ nhận vai trò của “một người quản lý lý tưởng”, là người được trang bị để xử lý một cách có hiệu quả bất cứ vấn đề nào ở bất kỳ tổ chức nào. Đây là phương pháp không dựa trên cách đánh giá người quản lý giỏi là người như thế nào thông qua những đặc điểm nổi bật, năng khiến, tính cách bẩm sinh của người đó mà thông qua những điều họ làm được, những kỹ năng họ thể hiện được khi thực hiện công việc quản lý của mình một cách hiệu quả. Từ “kỹ năng” được định nghĩa ở đây chỉ những khả năng không phải hoàn toàn bẩm sinh và có thể phát triển, rèn luyện và được bộc lộ ra khi thực hiện công việc quản lý. Phương pháp này giả thiết hoạt động quản lý với 04 quá trình hoạch định, tổ chức, tiến hành thực hiện và kiểm tra, giám sát dựa trên 03 kĩ năng cơ bản có thể rèn luyện, phát triển được với việc coi người quản lý là người định hướng các hoạt động của các cá nhân và chịu trách nhiệm đạt được mục tiêu đã đặt ra thông qua hoạt động của các cá nhân đó trong tổ chức. Đó là kỹ năng chuyên môn, kỹ năng con người, kỹ năng nhận thức 9 . - Kỹ năng chuyên môn: bao hàm sự hiểu biết, thành thạo một loại hình hoạt động đặc biệt, có liên quan tới phương pháp, cách thức, chu trình, kĩ thuật… để thực hiện công việc chuyên môn. Kỹ năng này đòi hỏi kiến thức chuyên môn, khả năng phân tích trong chuyên môn đó, sự am hiểu các quá trình, thủ tục, cách thức thực hiện, sử dụng các công cụ kỹ thuật trong một công việc chuyên môn. Đây là kỹ năng mà mọi cán bộ, chuyên viên, lãnh đạo đều cần phải được học tập, nâng cao. - Kỹ năng con người: là khả năng của người quản lý trong việc lao động có hiệu quả trong một nhóm đồng thời tạo động lực cho các cá nhân khác trong nhóm hợp tác thực hiện công việc. Kỹ năng chuyên môn với đối 8 TS. Nguyễn Hữu Thân, Quản trị nhân sự, nhà xuất bản thống kê, năm 2006. 9 Bài viết “ba kỹ năng của một nhà quản lý giỏi” có sẵn tại website: ww w . n h a n s u .c o m . v n [...]... nhận thức, một kỹ năng rất quan trọng gắn liền với những cán bộ quản lý cấp cao 2 Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý của cán bộ trẻ cơ quan Trung ương Đoàn 11 Các số liệu báo cáo định kì về công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của cơ quan Trung ương Đoàn các năm trong giai đoạn 2007-2012, Hồ sơ Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2017 Dựa vào những kết... đoạn thể hiện kỹ năng nhận thức của cán bộ quản lý cấp cao cơ quan Trung ương Đoàn 3 Sơ đồ khung nghiên cứu Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu của luận văn Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ cấp trung gian của cơ quan Trung ương Đoàn, cụ thể là Trưởng ban, phó Trưởng ban các ban khối Phong trào cơ quan Trung ương Đoàn chính là các giải pháp nâng cao chất lượng 03 kỹ năng chuyên môn, kỹ năng con người, kỹ năng... xuất các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng quản lý của cán bộ lãnh đạo trẻ cơ quan Trung ương Đoàn Để trả lời cho hai câu hỏi đã nêu tại mục tiêu nghiên cứu của luận văn, nhóm nghiên cứu sắp xếp tại mỗi giai đoạn phát triển của cán bộ cơ quan Trung ương Đoàn, các nhóm giải pháp này được sử dụng với mức độ khác nhau, tuy nhiên, chúng đều phải là những giải pháp được thực hiện đồng bộ, mang tính kế hoạch... thức của mình - Giai đoạn II: Sau khi bổ nhiệm lãnh đạo quản lý cấp trung gian Là giai đoạn những cán bộ lãnh đạo thực sự được thực hiện các công việc quản lý của mình một cách toàn diện Đây cũng là giai đoạn có môi trường hoàn thiện để cho những cán bộ quản lý phát triển được toàn diện các kĩ năng, phẩm chất của mình Đây đồng thời cũng là giai đoạn thể hiện kỹ năng nhận thức của cán bộ quản lý cấp cao. .. những cấp trung gian, nơi số lần giao tiếp trực tiếp giữa cán bộ quản lý với cấp dưới, giữa cán bộ quản lý với người ngang cấp, giữa cán bộ quản lý và cấp quản lý cao hơn là lớn nhất Càng phát triển lên cao, số lần giao tiếp giữa các nhà quản lý càng bị giảm theo tỷ lệ thuận một cách tương đối Vì vậy, giai đoạn phải phát triển mạnh nhất kỹ năng con người chính là giai đoạn cán bộ quản lý cấp trung gian... môi trường phát triển hơn nữa năng lực quản lý của cán bộ, đồng thời còn phải tạo điều kiện, cơ chế hỗ trợ cho những hoạt động quản lý của cán bộ lãnh đạo cấp trung gian Ứng với mỗi giai đoạn này, người quản lý có những cách thức nâng cao các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng con người và kỹ năng nhận thức của mình - Giai đoạn I: Trước khi bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp trung gian Là giai đoạn những chuyên viên... chủ chốt trong phát triển năng lực quản lý Điều này đồng nghĩa với việc những người có chuyên môn tốt nhất sẽ là những ứng cử viên sáng giá cho các chức danh quản lý Thực tế, trong các báo cáo về công tác đào tạo nhân sự của cơ quan Trung ương Đoàn 11 cho thấy 75% các lớp đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, lãnh đạo các cấp cơ quan Trung ương Đoàn là đào tạo về nâng cao năng lực chuyên môn Như vậy, thực... hỏi sự khác nhau về lực của cổ tay, ngón tay, khuỷu tay vậy, mặc dù chúng vẫn luôn phải phối hợp cùng nhau 2.2 Nhữn g g iai đ o ạ n phát triển từ chuyên viên thành lãnh đ ạ o: Với giới hạn đối tượng nghiên cứu là cán bộ lãnh đạo trẻ cấp trung gian khối các Ban phong trào của cơ quan Trung ương Đoàn, chúng ta đều nhìn nhận rằng muốn nâng cao chất lượng quản lý của một lớp cán bộ đòi hỏi một quá trình... phát triển kỹ năng nhận thức của bản thân Nhóm C,B đánh giá cán bộ quản lý cấp trung gian cần liên tục nâng cao kỹ năng nhận thức hơn nữa, không chỉ trong nội bộ cơ quan mà còn ở các đơn vị ngoài Nhóm A nhận định kỹ năng nhận thức của cán bộ quản lý cấp trung gian cơ quan Trung ương Đoàn còn nhiều điểm cần phải hoàn thiện, đặc biệt đối với các cơ quan, đơn vị bên ngoài cũng như với xã hội Ta có bảng tổng... cao n ăng l ực chuyên môn Đây là nhóm giải pháp để nâng cao năng lực chuyên môn, các kĩ năng nghiệp cho cán bộ cơ quan Trung ương Đoàn Nhóm giải pháp này được triển khai ngay từ đầu đối với những cán bộ chuyên viên mới làm việc tại cơ quan Trung ương Đoàn và theo suốt quá trình phát triển của họ Thứ nhất, tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về kĩ năng nghiệp vụ cho các đối tượng cán bộ: tại cơ quan Trung . chất lượng trong công tác quản lý của một cán bộ lãnh đạo cấp trung gian khác với yêu cầu về chất lượng quản lý của một cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở. Mặt khác, đối tượng cán bộ lãnh đạo cấp trung. tuổi trung bình, tuổi thấp nhất và cao nhất của cán bộ lãnh đạo cơ quan Trung ương Đoàn đều thấp hơn các cơ quan ngang cấp khác. Độ tuổi trung bình và thấp nhất của cán bộ lãnh đạo cơ quan Trung. pháp để nâng cao chất lượng quản lý của cán bộ lãnh đạo trẻ tại cơ quan Trung ương đoàn. 2. Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào nghiên cứu đối tượng cán bộ lãnh đạo cấp trung

Ngày đăng: 20/07/2014, 17:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w