III dành nhiều thời gian suy nghĩ về những cách thức phát triển kỹ năng con người trong họ.
11 Các số liệu báo cáo định kì về công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của cơ quan Trung ương Đoàn các năm trong giai đoạn 2007-2012, Hồ sơ Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
năm trong giai đoạn 2007-2012, Hồ sơ Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2017
Trung ương Đoàn. Để trả lời cho hai câu hỏi đã nêu tại mục tiêu nghiên cứu của luận văn, nhóm nghiên cứu sắp xếp tại mỗi giai đoạn phát triển của cán bộ cơ quan Trung ương Đoàn, các nhóm giải pháp này được sử dụng với mức độ khác nhau, tuy nhiên, chúng đều phải là những giải pháp được thực hiện đồng bộ, mang tính kế hoạch và lâu dài.
2 .1. Nhó m gi ả i ph áp n ân g cao n ăng l ực chu yên mô n
Đây là nhóm giải pháp để nâng cao năng lực chuyên môn, các kĩ năng nghiệp cho cán bộ cơ quan Trung ương Đoàn. Nhóm giải pháp này được triển khai ngay từ đầu đối với những cán bộ chuyên viên mới làm việc tại cơ quan Trung ương Đoàn và theo suốt quá trình phát triển của họ.
Thứ nhất, tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về kĩ năng nghiệp vụ cho các đối tượng cán bộ: tại cơ quan Trung ương Đoàn, có thể chia thành các đối tượng cán bộ chính: cán bộ chuyên viên, cán bộ quản lý cấp cơ sở (cấp phòng, trung tâm trực thuộc các ban), cán bộ quản lý cấp trung gian (cấp Trưởng ban, phó Trưởng ban), cán bộ quản lý cấp cao (Ban Bí thư); với mỗi đối tượng khác nhau yêu cầu những kiến thức chuyên môn, kĩ năng nghiệp vụ khác nhau. Chính vì vậy các lớp tập huấn, đào tạo kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ cho các đối tượng cán bộ cũng phải được tổ chức với những nội dung, thời lượng và tính định kỳ khác nhau.Cụ thể:
+ Với cán bộ chuyên viên: định kỳ 3 tháng/ lần. Có phân chia thành từng giai đoạn phục vụ cho các đối tượng chuyên viên có số năm kinh nghiệm và đơn vị khác nhau.
+ Với cán bộ quản lý cấp cơ sở, cấp trung gian: định kỳ 6 tháng/ lần. +Với cán bộ quản lý cao cấp: định kỳ 1 năm/lần.
Nội dung các lớp tập huấn nhằm cung cấp, cập nhật các kiến thức về chuyên môn, về xã hội, kinh tế, các vấn đề khác… Nội dung này được các
giảng viên của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương đoàn cùng xem xét, quyết định phù hợp với tình hình thực tế.
Thứ hai, nâng cao kiến thức thực tế cho các cán bộ dưới hình thức luân chuyển đi xuống các cơ sở cấp dưới để làm việc. Đây là những “lớp học” thực tế với hiệu quả rất cao dành cho các đối tượng cán bộ. tùy vào các đối tượng cán bộ và đặc thù của từng đơn bị để lựa chọn thời gian và nội dung đi cơ sở. Các cán bộ cấp cao hơn sẽ có số lần đi cơ sở nhiều hơn, nội dung đi cơ sở đa dạng hơn, với nhiều đối tượng thanh niên hơn nhưng với thời gian các lần ngắn hơn so với các đối tượng cán bộ cấp dưới. bản thân việc đi cơ sở cũng giúp các đối tượng cán bộ nâng cao kỹ năng nhận thức của bản thân.
Thứ ba, các buổi báo cáo chuyên đề. Các buổi báo cáo chuyên đề mời những báo cáo viên từ những tổ chức, cơ quan Chính phủ tới báo cáo về các vấn đề thời sự, các nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội mà trong các lớp đào tạo, tập huấn không thực hiện được. Các buổi báo cáo chuyên đề này được tổ chức định kỳ 1 tháng/ lần với tất cả các đối tượng.
Thứ tư, tổ chức cho các đối tượng cán bộ sinh hoạt theo hình thức câu lạc bộ kĩ năng. Trong đó tập trung phát triển những kĩ năng phục vụ cho công tác chuyên môn như kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tư duy phản biện, kĩ năng thu thập và phân tích các thông tin… Các câu lạc bộ này tổ chức sinh hoạt thường xuyên và mở rộng với tất cả các đối tượng cán bộ trong cơ quan Trung ương Đoàn.
2.2. N hó m g i ả i p h áp t ạ o đ ộ n g l ự c c h o các đ ố i t ư ợ n g c án b ộ Nhóm giải pháp này nhằm tạo động lực phấn đấu rèn luyện, phát triển cho các cán bộ cơ quan Trung ương Đoàn. Ngoài việc tạo động lực, nhóm giải pháp này còn xây dựng lòng yêu nghề nghiệp, lòng trung thành với tổ chức trong cá nhân mỗi đối tượng cán bộ
Thứ nhất, tổ chức các kì thi sát hạch năng lực, kĩ năng cho các nhóm đối tượng khác nhau. Nội dung các kì thi sát hạch năng lực, kĩ năng ngoài mục đích tìm ra những cá nhân nổi trội, đánh giá được thực chất trình độ cán
trong tổ chức nếu không có ý thức rèn luyện, phấn đấu thì sẽ không thể tăng cường năng lực của bản thân, dù cho tổ chức có sử dụng các hình thức đào tạo, tập huấn nào đi nữa. Các kì thi sát hạch này được tổ chức 06 tháng/lần với các nội dung được nghiên cứu kĩ phù hợp cho từng loại đối tượng, có hình thức khen thưởng và kỉ luật rõ ràng và đặc biệt, được tổ chức một cách minh bạch, công khai. Đây chính là một trong những hình thức tạo động lực rèn luyện cá nhân mạnh nhất cho các cán bộ của cơ quan Trung ương Đoàn.
Thứ hai, tổ chức các hình thức thi cán bộ chuyên viên, cán bộ lãnh đạo giỏi. Khác với kì thi sát hạch, hình thức thi này không áp dụng cho mọi đối tượng mà là hình thức để tìm ra những cá nhân nổi bật về kiến thức chuyên môn, kĩ năng trong công việc, có những phẩm chất nổi bật so với những cá nhân khác. Hình thức động viên trong các kì thi này phải thật cao như nâng lương trước thời hạn, là điều kiện ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ, tuyên dương, phần thưởng tiền mặt lớn… Hình thức thi này có thể được tổ chức tùy theo các Ban, đơn vị và định kỳ 1 năm/lần đối với toàn cơ quan.
Thứ ba, với các chức danh bổ nhiệm, dù là cán bộ quản lý cấp cơ sở hay cấp trung gian, đều được tổ chức thi công khai, minh bạch. Giải pháp này được tổ chức định kỳ hoặc khi cần bổ sung nguồn cán bộ lãnh đạo mới, mang lại công bằng cho những nỗ lực phấn đấu của mỗi cá nhân, nó cũng giúp cho các cán bộ quản lý cấp cao có nhiều cơ hội để lực chọn nhân sự có năng lực xứng đáng nhất cho một vị trí. Hình thức thi ngoài thi kiến thức chuyên môn, các ứng cử viên còn phải thể hiện được tốt nhất các năng lực khác theo yêu cầu của Ban tổ chức, trong đó có cả những năng lực về kỹ năng con người và
kỹ năng nhận thực.
Thứ tư, các hình thức xây dựng tình yêu nghề nghiệp và lòng trung thành, tình yêu với tổ chức Đoàn. Tổ chức các buổi nói chuyện thân mật giữa những cán bộ chuyên viên, cán bộ quản lý với những thế hệ đi trước, những
người đã thành công với nghề công tác Đoàn để xây dựng lòng tin vào nghề nghiệp, xây dựng tình yêu với tổ chức. Ngoài ra, các hoạt động tìm hiểu về tổ chức, cơ quan cũng được tổ chức thường xuyên, tại những ngày lễ, ngày kỉ niệm để tăng cường kiến thức am hiểu về lịch sử phát triển của tổ chức. Đây cũng là hình thức để phát triển kĩ năng nhận thức và kĩ năng con người cho mỗi cá nhân.
2.3. N hó m g i ả i p h á p t ă n g cư ờ n g m ố i li ê n k ế t g i ữ a các cá nh â n t r on g t ổ c h ứ c.
Nhóm giải pháp này dựa trên kết quả phân tích rằng kĩ năng con người chưa được coi trọng trong việc phát triển chất lượng quản lý của mỗi cán bộ. Đây là kĩ năng phải được phát triển từ cơ bản và do mỗi con người tự ý thức. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đề xuất những giải pháp có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển kĩ năng này trong mỗi cá nhân. Phần lớn các cá nhân trong các nhóm B,C,D đều cho rằng họ gặp khó khăn khi phải thuyết phục cấp trên, người ngang cấp theo ý kiến của mình mỗi khi xảy ra bất đồng ý kiến, và điều này dễ dàng hơn khi phải làm việc với những người cấp dưới. Thực tế này một phần do những mỗi quan hệ cá nhân ngoài công việc của họ với những người cấp trên chưa được phát triển, để tạo động lực đủ mạnh cho họ bảo vệ ý kiến của mình một cách khách quan mà không bị những áp lực khác. Chính vì vậy, nhóm giải pháp này hướng tới việc tạo ra nhiều những mối quan hệ cả trong công việc và cuộc sống giữa những người cán bộ các cấp khác nhau trong cơ quan, thúc đẩy những mỗi quan hệ tốt đẹp và thiện cảm, qua đó góp phần phát triển kĩ năng con người và kĩ năng nhận thức trong mỗi cá nhân.
Thứ nhất, xây dựng nhiều câu lạc bộ văn hóa, thể thao, sở thích trong cơ quan. Những câu lạc bộ này không phân biệt địa vị, đơn vị của các thành viên. Là nơi cho những người cùng chung sở thích có thể tập hợp và sinh hoạt dùng nhau. Các hình thức câu lạc bộ này sinh hoạt thường xuyên và được tổ chức một cách bài bản, kế hoạch, không mang tính tự phát.
hình thức giao lưu này với nội dung về chuyên môn của các đơn vị, các nội dung được chọn lọc khác để phù hợp với từng buổi giao lưu… Thông qua các hình thức giao lưu này mang lại sự gắn kết tình cảm giữa các cán bộ các đơn vị với nhau, đồng thời tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các đơn vị về chuyên môn, nghiệp vụ và cuộc sống. Đây cũng là một hình thức để tăng cường kĩ năng nhận thức cho mỗi cán bộ. Mở rộng hơn, hình thức giao lưu này được thực hiện không chỉ giữa cơ quan đơn vị thuộc cơ quan Trung ương Đoàn mà còn giữa cơ quan Trung ương Đoàn và các cơ quan đoàn thể, các cơ quan Chính phủ và địa phương khác. Đặc biệt nhấn mạnh vào hình thức kết nghĩa, xây dựng các mối quan hệ bền lâu, vững mạnh giữa các tổ chức.
Thứ ba, các hình thức động viên tới mỗi cá nhân cán bộ chuyên viên, cán bộ lãnh đạo khi trong cuộc sống có những khó khăn, biến cố… trong các dơn vị thuộc cơ quan cũng là một giải pháp quan trọng. Ngoài chức năng được thực hiện bởi tổ chức Công Đoàn trong cơ quan, giải pháp này xây dựng tình cảm gắn bó giữa các cán bộ trong cơ quan một cách vững chắc, sâu sắc. Đồng thời tăng thêm niềm tin của mỗi cán bộ trong cơ quan với tổ chức.
2.4. Các g i ai đ o ạ n p h át t r i ể n v à đ i ể m n h ấ n c ủ a các n hó m g i ả i p h á p
Các thông tin được thu thập sau khi phân tích đã giúp nhóm nghiên cứu nhận thức được mức độ quan trọng của từng kỹ năng trong các giai đoạn phát triển vị trí quản lý của một cá nhân. Như phần trên đã trình bày, các nhóm giải pháp đã đề cập không thực hiện một cách độc lập mà có tính liên kết và đồng bộ với nhau. Tuy nhiên, qua những phân tích về các kỹ năng và mức độ nhận thức của các nhóm đối tượng về tính cần thiết, thời điểm cần rèn luyện, nâng cao và cách thức rèn luyện, phát triển các kỹ năng này, nhóm nghiên cứu đề xuất 03 biểu đồ về sự phát triển của các kỹ năng theo các giai đoạn phát triển cá nhân từ nhóm đối tượng D đến đối tượng A. Trong các biểu đồ, trục
tung là sự phát triển của một kỹ năng, trục hoành là sự phát triển về vị trí quản lý từ nhóm đối tượng D đến nhóm đối tượng A.
Kĩ năng chuyên môn
D C B A
Nhóm đối tượng
Sơ đồ 2: Biểu đồ sự phát triển của kỹ năng chuyên môn theo các nhóm đối tượng
Sơ đồ 2 cho ta đường đồ thị liên tục và giảm độ dốc khi đến đối tượng