Kinh tế trang trại ở Can Lộc phát triển khá đa dạng trên nhiều lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, tổng hợp, thủy sản và lâm nghiệp. Đặc biệt, chăn nuôi đang là thế mạnh của huyện, trong đó chăn nuôi theo hướng công nghiệp đang được chú trọng, góp phần phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô, nâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn 2 LỜI CẢM ƠN 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN KTTT Kinh tế trang trại HTX Hợp tác xã CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa SXKD Sản xuất kinh doanh HQKT Hiệu quả kinh tế KQSX Kết quả sản xuất CPSX Chi phí sản xuất XHCN Xã hội chủ nghĩa MH Mô hình trđ Triệu đồng UBND Ủy ban nhân dân DTBQ Diện tích bình quân CC Cơ cấu DT Diện tích CQ Chủ quyền ĐH, CĐ Đại học, Cao đẳng TT Trang trại HH Hàng hóa BQ Bình quân SPHH Sản phẩm hàng hóa 4 DANH MỤC CÁC BẢNG TT Nội dung Trang Bảng 1 Các trang trại phân theo vùng, năm 2011 17 Bảng 2 Tài nguyên đất 47 Bảng 3 60 mô hình kinh tế trang trại điều tra 60 Bảng 4 Thực trạng sử dụng đất của các trang trại điều tra 62 Bảng 5 Nguồn gốc đất của các trang trại điều tra 63 Bảng 6 Tình hình chủ quyền sử dụng đất của các trang trại 64 Bảng 7 Vốn của trang trại điều tra 65 Bảng 8 Trình độ văn hóa và chuyên môn của các lao động 69 Bảng 9 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại điều tra 70 Bảng 10 Giá trị sản xuất các trang trại điều tra 71 Bảng 11 Chi phí sản xuất các trang trại điều tra 72 Bảng 12 Thu nhập của các trang trại điều tra 73 Bảng 13 Giá trị hàng hóa và tỷ suất hàng hóa qua điều tra 74 Bảng 14 Tổng hợp các chỉ tiêu 76 Bảng 15 Hiệu quả kinh tế trang trại điều tra 76 5 DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Nội dung Trang Biểu đồ 1 Cơ cấu trang trại theo lĩnh vực sản xuất 18 Biểu đồ 2 KTTT năm 2011 theo giá trị thu nhập 50 Biểu đồ 3 KTTT năm 2011 theo quy mô trang trại 50 Biểu đồ 4 KTTT đến cuối 2011 52 Biểu đồ 5 KTTT đến cuối 2012 theo quy mô 53 Biểu đồ 6 KTTT đến cuối 2012 theo loại hình sản xuất 54 Biểu đồ 7 Trình độ chuyên môn của chủ trang trại 67 Biểu đồ 8 Tỷ lệ nam nữ trong 60 chủ trang trại 68 6 I. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, kinh tế trang trại (KTTT) là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở quan trọng và không thể thiếu hiện nay. Sự phát triển của KTTT sẽ góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt tạo động lực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Góp phần quan trọng trong việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Bên cạnh đó còn góp phần tích cực trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển tính đa dạng của nông thôn, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất, tạo ra sự thịnh vượng trong khu vực nông thôn. Trong nền nông nghiệp thế giới, trang trại ( chủ yếu là trang trại gia đình) là một hình thức sản xuất có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống nông nghiệp của mỗi nước. Ở các nước phát triển, trang trại có vai trò hết sức to lớn và có ý nghĩa quyết định trong nền sản xuất nông nghiệp, sản xuất ra tuyệt đại bộ phận nông sản phẩm cung cấp cho xã hội. Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế phổ biến và đã được hình thành từ rất lâu tại các nước phát triển. Tại Israel- đất nước có nền nông nghiệp phát triển bậc nhất trên thế giới, mô hình kinh tế trang trại là một phần quan trọng trong nền nông nghiệp, cung cấp hầu như số lượng sản phẩm nông nghiệp của quốc gia. Ở Việt Nam, kinh tế trang trại mới phát triển trong những năm gần đây, từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, với mục tiêu là công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, song lấy nông nghiệp làm khâu đột phá. Đặc biệt là sau nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị ( tháng 4 năm 1988) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, quan hệ sản xuất trong nông nghiệp nước ta đã được tiến lên một bước. Việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là một vấn đề cấp bách và lâu dài để nhằm từng bước đưa nền nông nghiệp tự cấp tự cung sang nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường với sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách đúng đắn, kịp thời để thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển và đã đạt được nhiều kết quả khả 7 quan. Cơ cấu sản xuất của các trang trại đang có bước chuyển biến tích cực theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì KTTT đang gặp nhiều khó khăn về quy mô lẫn vị thế trong nền sản xuất nông nghiệp. Trong những năm đầu của thế kỉ 21, để loại hình KTTT phát triển mạnh hơn, năng động, hiệu quả hơn dưới tầm nhìn của nền nông nghiệp trong và ngoài nước và làm thế nào để đạt được điều đó đang là bài toán khó đặt ra cho những nhà hoạch định chính sách vĩ mô và cả ở tầm quốc gia cũng như ở các địa phương. Để tháo gỡ được những vướng mắc về nhận thức, cơ chế chính sách và giải pháp cụ thể về đất đai, vốn, lao động, khoa học công nghệ, tổ chức quản lý thị trường,… Đòi hỏi phải có điều tra nghiên cứu sâu mới có căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra các chính sách phù hợp cho phát triển loại hình kinh tế này. Can Lộc là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Hà Tĩnh. Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực sản xuất Nông Lâm Ngư nghiệp. Huyện đã đạt được những kết quả nhất định trong lĩnh vực nông nghiệp. Với bước đột phá mới là một trong những huyện đầu tiên tiếp tục chuyển đổi, tích tụ ruộng đất giai đoạn II. Vì vậy,huyện ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất theo kinh tế trang trại, đem lại hiệu quả kinh tế cao, thay đổi nhận thức cho người nông dân và tạo động lực cho sự phát triển các phong trào làm kinh tế giỏi. Huyện Can Lộc có đủ 5 loại hình kinh tế trang trại là trang trại trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, và trang trại tổng hợp. Nhưng loại hình kinh tế trang trại chiếm tỉ lệ chủ yếu là trang trại chăn nuôi, trồng trọt và sản xuất kinh doanh tổng hợp. Huyện Can Lộc có nhiều mô hình nông nghiệp sản xuất theo kiểu kinh tế trang trại. Tuy nhiên, huyện có ít trang trại đạt tiêu chí trang trại năm 2011 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT. Còn lại là các gia trại, chúng thì sản xuất manh mún, chưa đạt hiệu quả kinh tế trang trại cao, nên khó khăn trong đầu ra cho các trang trại đó, và phòng nông nghiệp huyện cũng khó quản lý hơn, nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Hơn nữa, một số trang trại thì phát triển kinh tế khá hiệu quả nhưng lại không tốt cho môi trường, nên cũng không bền vững trong tương lai. 8 Vì vậy, tôi nhận thấy vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại cho các loại hình kinh tế trang trại tại huyện Can Lộc là một vấn đề cần thiết, phù hợp với xu hướng của nông nghiệp thế giới, định hướng phát triển của nhà nước, và cải thiện nông nghiệp cho huyện nhà, và đem lại hiệu quả lớn hơn cho các trang trại, nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại tại huyện Can Lộc- Hà Tĩnh”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế trang trại ở huyện Can Lộc, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại. 1.2.1. Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về trang trại, kinh tế trang trại, hiệu quả kinh tế trang trại, nâng cao hiểu biết về chúng, làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế trang trại một cách bền vững và đạt hiệu quả cao hơn. Nghiên cứu và tổng hợp các số liệu liên quan đến kinh tế trang trại của huyện, từ đó đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế các trang trại, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trang trại ở Huyện. Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Can Lộc. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu một số nông trại trên toàn huyện Can Lộc, trong đó gồm các loại hình kinh tế trang trại chủ yếu trên địa bàn huyện như các mô hình kinh tế trang trại trồng trọt, chăn nuôi, và tổng hợp; Nghiên cứu về thực trạng phát triển và hiệu quả của các trang trại đó. 9 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu a. Phạm vi không gian Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra phỏng vấn 60 trang trại, trong đó có các trang trại chăn nuôi, trang trại trồng trọt, và trang trại tổng hợp, là 3 loại hình trang trại chủ yếu, trên địa bàn của 15 xã thuộc huyện Can Lộc- tỉnh Hà Tĩnh. b. Phạm vi thời gian Chúng tôi nghiên cứu vấn đề từ năm 2011 đến nay. Chúng tôi lấy năm 2011 làm năm mở đầu cho nghiên cứu vì năm 2011, tiêu chí trang trại được thay đổi và áp dụng cho đến nay. Và chúng tôi cũng đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại từ nay đến 2015. c. Phạm vi nội dung Tìm hiểu về điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Can Lộc. Đánh giá hiệu quả kinh tế của ba loại hình kinh tế trang trại: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, và tổng hợp, trên địa bàn huyện Can Lộc. Từ các kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên địa bàn nghiên cứu. 1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 1.4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vào cơ sở khoa học cũng như phương pháp luận về kinh tế trang trại và hiệu quả kinh tế trang trại. Xác định hướng nghiên cứu và áp dụng các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Can Lộc. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế- xã hội của huyện Can Lộc- Hà Tĩnh. Từ đó có các biện pháp khắc phục và khai thác hợp lý, có hiệu quả các tiềm năng sẵn có của vùng. 10 Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế trang trại, phát triển kinh tế- xã hội của huyện Can Lộc, và nâng cao nhận thức về các giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững để nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đề xuất các giải pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế và khai thác tối đa những thế mạnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại huyện Can Lộc. II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Kinh tế trang trại trên thế giới 2.1.1. Sự hình thành và phát triển Trên thế giới, kinh tế trang trại đã hình thành và phát triển hàng trăm năm nay và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá trong nền nông nghiệp hàng hoá. Sở dĩ như vậy là bởi vì, nó là đơn vị kinh tế phù hợp với nông nghiệp nông thôn, rất cơ động và linh hoạt, dễ dàng vượt qua những khó khăn khi giá cả thị trường không ổn định. Ở Châu Âu, thế kỷ thứ XVIII, chủ nghĩa tư bản đã phát triển và xuất hiện tình trạng dân số bắt đầu tăng nhanh hơn, đồng thời nhu cầu nông sản cũng tăng, nhưng kỹ thuật nông nghiệp không làm tăng sản lượng nông nghiệp, làm cho giá nông sản tăng. Dân số tăng cộng với tư hữu ruộng đất đã dẫn đến người nghèo ở nông thôn tăng, giá thuê nhân công ở nông thôn giảm xuống. trong điều kiện nông nghiệp là ngành sản xuất có lãi, các trang trại lớn tư bản chủ nghĩa có nhiều lao động làm thuê ưu thế hơn trang trại gia đình. Vì thế từ cuối thế kỷ XVIII đến khoảng những năm 1870, quy mô các trang trại lớn lên. Đến cuối thế kỷ XIX, do ngành đường sắt và tàu thủy chạy bằng hơi nước phát triển, làm cho giá vận tải hàng hoá giảm, xuất hiện luồng di dân từ Châu Âu sang Châu Mỹ và Châu Úc để mở rộng diện tích nông nghiệp, thời kỳ này máy nông nghiệp và phân hoá học phát triển đã thúc đẩy sản lượng nông nghiệp tăng [...]... như sau: - Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả kinh tế chung trong toàn bộ nền sản xuất - xã hội Hiệu quả kinh tế ngành: Là hiệu quả tính riêng từng ngành sản xuất vật chất như ở ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,… Trong nông nghiệp được chia thành hiệu quả kinh tế của cây nông nghiệp, hiệu quả kinh tế của cây lương thực, - hiệu quả kinh tế chăn nuôi gia súc, gia cầm,… Hiệu quả kinh tế theo vùng... động sản xuất kinh doanh là một nội dung đánh giá hiệu quả kinh tế 3.1.2.3 Phân loại hiệu quả kinh tế a Phân loại hiệu quả kinh tế theo nội dung và bản chất Hiệu quả kinh tế nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được về mặt kinh tế với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó bao gồm: Bảo vệ môi trường, lợi ích công cộng, trật tự an toàn xã hội,… Hiệu quả kinh tế nó thể hiện sự phát triển của công... phẩm và sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, sẽ tích lũy tái sản xuất mở rộng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và khai thác tối đa lợi thế của vùng Bốn là: Kinh tế trang trại có cách thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ dựa trên cơ sở chuyên môn hóa sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thực hiện hạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp cận thị trường Dưới góc độ kỹ thuật canh tác : Trang. .. kinh tế, nó phản ánh trình độ các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh Hiệu quả kinh tế có 2 mặt là kinh tế và xã hội Nhưng trong điều kiện thị trường hiện nay, mục tiêu hàng đầu của người sản xuất kinh doanh là thu nhập và lợi nhuận cao, do vậy hiệu quả kinh tế trong sản xuất thiên hướng về mặt kinh tế nhiều hơn so với mặt xã hội.[10] Có 2 quan điểm khác nhau để xác định hiệu quả kinh tế: ... hiệu quả sản xuất đòi hỏi phải không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh sản xuất là cơ sở quan trọng để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Hợp tác cạnh tranh: Các trang trại muốn SXKD phát triển ổn định lâu dài và đạt hiệu quả cao thì cùng với việc thực hiện tích lũy mở rộng sản xuất, chuyên môn hóa sản xuất, nâng cao trình... điểm I: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Theo quan điểm này cho phép 35 chúng ta xác định được các chỉ tiêu tương đối của hiệu quả kinh tế bằng cách so sánh kết quả với chi phí cần thiết để đạt được hiệu quả đó H= Q K Trong đó: H là hiệu quả kinh tế Q là kết quả sản xuất K là tổng chi phí sản xuất Quan điểm II: Hiệu quả kinh tế đo... trên và tinh thần trong Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP, ngày 02/02/2000, về kinh tế trang trại, Chính phủ đã thống nhất nhận thức về kinh tế trang trại như sau: Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, gắn sản xuất. .. thuật và thâm canh hóa sản xuất phải hợp tác với nhau và với các đơn vị, tổ chức kinh tế khác có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại để giúp cho mỗi trang trại giải quyết tốt hơn những vấn đề của SXKD mà nếu trang trại mà nếu tách rời sẽ không giải quyết được hoặc giải quyết kém hiệu quả Cùng với hợp tác SXKD, mỗi trang trại đồng thời còn phải cạnh tranh với các trang trại, những... nhất Bởi vì: kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại, còn trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủ thể của các quan hệ kinh tế đó” Khi chúng ta nói về trang trại tức là nói đến những cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp của một loại hình tổ chức sản xuất nhất định... Quan điểm II: Hiệu quả kinh tế đo bằng hiệu số những giá trị sản xuất đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó HQKT = KQSX – CPSX ( H = Q – K ) 3.1.2.2 Đặc điểm hiệu quả kinh tế Mục đích yêu cầu đặt ra đối với quá trình sản xuất ở các thành phần kinh tế là khác nhau Do vậy, việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế cũng rất đa dạng Hiệu quả kinh tế có tính chất về mặt thời gian Nó luôn . nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại tại huyện Can Lộc- Hà Tĩnh”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế trang trại ở huyện Can Lộc,. nhà nước, và cải thiện nông nghiệp cho huyện nhà, và đem lại hiệu quả lớn hơn cho các trang trại, nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao. luận về trang trại, kinh tế trang trại, hiệu quả kinh tế trang trại, nâng cao hiểu biết về chúng, làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế trang trại một cách bền vững và đạt hiệu quả cao hơn. Nghiên