1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại trên địa bàn huyện văn giang tỉnh hưng yên

54 616 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 181 KB

Nội dung

Yên Dũng là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, những năm qua kinh tế trang trại đã được hình thành, đang có xu hướng phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, góp phần khai thác tiềm năng lao động tại chỗ, giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân địa phương

Báo cáo tốt nghiệp Đoàn Thanh Khơng - Lớp KT 47B phần i: Đặt vấn đề 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 15 năm kể từ khi ruộng đất đợc giao lâu dài cho ngời nông dân (1993), và sau 20 năm thực hiện đờng lối đổi mới của Đảng về phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc, nhiều loại hình sản xuất mới trong nông nghiệp đã xuất hiện. Trong đó đáng chú ý hơn cả là loại hình kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại là một bớc tiến mới trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Kinh tế trang trại đã tăng cả về số lợng và chất lợng thu hút đợc rất nhiều sự quan tâm của các ngành, các cấp đầu t nghiên cứu. Từ sau nghị quyết 10 của Bộ chính trị (tháng 4 năm 1988) và nghị quyết hội nghị TW 6 (khoá 6) của ban chấp hành TW Đảng (tháng 3 năm 1989) Gia đình xã viên trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ, hộ nông dân trong cả nớc đã huy động đợc khả năng sẵn có về lao động, vật t, tiền vốn để đầu t sản xuất trên 90% diện tích đất canh tác. Kết quả là đã sản xuất ra đợc 98% tổng sản lợng thóc, 99% sản lợng rau, 95% sản lợng cây công nghiệp ngắn ngày và 97% sản l- ợng chăn nuôi gia súc gia cầm. Do vậy mà sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn đã đạt đợc kết quả cao hơn hẳn thời kỳ trớc đó. Hiện nay, hình thức kinh tế trang trại đang tăng nhanh về số lợng với nhiều thành phần kinh tế tham gia nhng chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình. Hầu hết các trang trại có quy mô đất đai dới mức hạn điền, với lao động chủ yếu là của gia đình, một số có thuê lao động thời vụ và lao động thờng xuyên, tiền công lao động đợc thoả thuận giữa hai bên. Nguồn vốn đầu t của trang trại là vốn tự có và vốn vay của cộng đồng. Tuy nhiên, vốn vay của các tổ chức tín dụng cũng chiếm tỷ lệ lớn. Phần lớn các trang trại phát huy dợc những lợi thế sẵn có của khu vực mình, kinh doanh tổng hợp lấy ngắn nuôi dài. Sự phát triển kinh tế trang trại nói chung còn huy động đợc nguồn vốn tự có trong cộng đồng, tận dụng đợc lao động lúc nông nhàn. Mặt khác kinh tế trang trại còn sử dụng tốt những vùng đất trũng, đất hoang hoá nhất là các vùng đất trung du, ven biển, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hoá. Một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng. 1 Báo cáo tốt nghiệp Đoàn Thanh Khơng - Lớp KT 47B Huyện Văn Giang-Tỉnh Hng Yên là một huyện thuần nông thuộc Đồng bằng châu thổ Sông Hồng, với dân số chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: Đất đai Văn Giang màu mỡ, có hệ thống sông thuỷ nông Bắc - Hng - Hải tạo điều kiện t- ới tiêu kịp thời cho đồng ruộng. Bắt đầu từ năm 2002/UBND tỉnh Hng Yên quyết định dồn điền đổi thửa cho ngời nông dân. Từ nhiều mảnh ruộng tập trung lại thành ít mảnh hơn, những nơi có điều kiện để trồng lúa và những cây lơng thực, thực phẩm đợc canh tác còn những nơi vùng trũng hơn trồng lúa kém năng suất. Một số vùng đã cho phép chuyển đổi mục đích sản xuất (nuôi cá, vịt, đào ao kết hợp với trồng cây ăn quả) xây dựng thành những trang trại nhỏ do một gia đình làm chủ hoặc thành những trang trại lớn hơn do nhiều hộ gia đình tham gia cùng sản xuất. Mặc dù vậy kinh tế trang trại của Hng yên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, mức độ đạt đợc vẫn còn hạn chế. Để hiểu rõ hơn tình hình kinh tế trang trại địa phơng chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại trên địa bàn huyện Văn Giang tỉnh Hng Yên. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về trang trại, hiệu quả kinh tế. - Đánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại ở huyện Văn Giang tỉnh Hng Yên, kết quả đạt đợc và hiệu quả kinh tế của một số loại hình trang trại. - Những nhân tố ảnh hởng đến hiệu quả kinh tế của một số trang trại ở huyện Văn Giang trong những năm gần đây. - Đề ra những phơng hớng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại ở huyện Văn Giang trong những năm tới. 1.3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tợng Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này chúng tôi tập chung vào nghiên cứu một số mô hình trang trại trong địa bàn thuộc huyện Văn Giang-tỉnh Hng Yên. 2 Báo cáo tốt nghiệp Đoàn Thanh Khơng - Lớp KT 47B Từ đó thấy đợc sự khác biệt giữa các loại hình trang trại và tìm đợc những mô hình trang trại làm ăn có hiệu quả kinh tế cao. 1.3.2. Phạn vi nghiên cứu - Về nội dung: Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại là so sánh hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại. Những vấn đề còn tồn tại và những giải pháp để nâng cao kinh tế sản xuất của các trang trại. - Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu dựa trên các trang trại của huyện Văn Giang tỉnh Hng Yên, bên cạnh đó có nghiên cứu một số trang trại điển hình làm ăn có hiệu quả. - Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài đợc thực hiện từ ngày 3/1-22/5/2006. Nguồn số liệu thu thập nghiên cứu chủ yếu trong 3 năm từ năm 2003 đến năm 2005. phần ii: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. 2.1.Cơ sở lý luận 2.1.1.Cơ sở lý luận về trang trại, kinh tế trang trại 2.1.1.1.Các khái niệm cơ bản Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông-lâm-ng nghiệp, trang trại bao giờ cũng có sự tập trung, tích tụ các điều kiện sản xuất kinh doanh nh: đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật và công nghệ. Kinh tế trang trại cùng sự phát triển với những đóng góp và hạn chế của mình đã và đang đợc sự quan tâm nghiên cứu của các ngành, các cấp và địa phơng. Trong những năm gần đây kinh tế trang trại đã phát triển ở hầu hết các địa phơng trong cả nớc, hình thành mô hình sản xuất hàng hoá mới trong nông nghiệp. Do vậy đã có rất nhiều các cấp các nghành có liên quan đã nghiên cứu về vấn đề kinh tế trang trại. Vậy kinh tế trang trại là gì ? Qua tìm hiểu các khái niệm về kinh tế trang trại của các nhà nghiên cứu trong những năm gần đây chúng ta nhận thấy vẫn cha có đợc sự thống nhất với nhau. Để hiểu cho đúng về khái niệm kinh tế trang trại thì trớc hết phải phân biệt hai thuật ngữ : trang trại và kinh tế trang trại. Đã có rất nhiều trờng hợp sử dụng hai thuật ngữ trên nh một thuật ngữ đồng nghĩa. 3 Báo cáo tốt nghiệp Đoàn Thanh Khơng - Lớp KT 47B Về bản chất thì trang trại và kinh tế trang trại là những khái niệm khác nhau. Có thể hiểu trang trại là một hình thức tổ chức trong nông nghiệp, là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủ thể của các quan hệ kinh tế đó. Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại. Nh vậy nói kinh tế trang trại là nói mặt kinh tế của trang trại. Vì vậy, trang trại là nghĩa rộng hơn bao gồm kinh tế của trang trại, tài chính và môi trờng. Tuy nhiên, khi xét về mặt kinh tế , xã hội và môi trờng thì ngời ta thờng quan tâm đến vấn đề kinh tế nhất vì nó là vấn đề sống còn của trang trại. Nghị quyết TW 4/11/1997, nghị quyết TW 6/10/1998, nghị quyết số 06/ BCT tháng 11/1998 chỉ rõ ở nông thôn hiện nay đang phát triển mô hình trang trại nông nghiệp, phổ biến là trang trại gia đình mà thực chất là kinh tế hộ gia đình sản xuất hàng hoá với quy mô lớn hơn, sử dụng vốn, lao động gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Một bộ phận trang trại ngoài lao động gia đình có thuê lao động để sản xuất kinh doanh, quy mô diện tích canh tác xoay quoanh mức hạn điền ở từng vùng theo quy định của pháp luật. Nhà nớc có chính sách khuyến khích phát triển hình thức trang trại gia đình nh các hình thức khác của kinh tế hộ gia đình. Nghị quyết số 05/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại thì cho rằng : kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao năng suất, chất lợng trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn liền sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản. Theo TS.Nguyễn Mạnh Tiến: Trang trại là đơn vị sản xuất nông nghiệp hàng hoá của gia đình. Theo GS.Trần Văn Hà cùng với quan điểm của TS.Nguyễn Mạnh Tiến nh- ng đợc diễn giải đầy đủ hơn: kinh tế nông hộ chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá thì nông hộ đợc gọi là nông trại hay trang trại. Theo TS.Chu Tiến Quang - Trởng ban Chính sách nông nghiệp và Phát triển nông thôn Viện nghiên cứu kinh tế Trung Ương thì nông hộ sản xuất hàng hoá chỉ là loại hình cơ bản của trang trại cụ thể: Trang trại là hình thức tổ chức nông nghiệp hàng hoá dựa trên cơ sở lao động, đất đai, t liệu sản xuất cơ bản của 4 Báo cáo tốt nghiệp Đoàn Thanh Khơng - Lớp KT 47B hộ gia đình, hoàn toàn tự chủ sản xuất kinh doanh và bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác, sản phẩm chủ yếu là để bán và tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình. Tác giả Lê Trọng-NXB Nông nghiệp thì cho rằng trang trại là cơ sở, là doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp của một hoặc một nhóm nhà kinh doanh. Còn kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là doanh nghiệp trực tiếp tổ chức sản xuất ra nông sản hàng hoá dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, đợc chủ trang trại đầu t vốn, thuê mớn phần lớn hoặc hầu hết sức lao động và trang bị t liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của nền kinh tế thị trờng, đợc Nhà nớc bảo hộ theo pháp luật. Theo tác giả Trần Trác : Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản của một hộ nông dân theo cơ chế thị trờng. GS.TS. Nguyễn Thế Nhã thì cho rằng : Kinh tế trang trại là kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá ở mức độ cao. Trong điều kiện nền kinh tế thị trờng, trang trại mang đầy đủ và thể hiện rõ nét các đặc điểm kinh tế trong khái niệm trên. Tuy nhiên, ở mỗi vùng, ở mỗi quốc gia, mỗi giai đoạn cụ thể, tuỳ theo mức độ phát triển của nền kinh tế mà những đặc điểm trên đợc thể hiện ở mức độ khác nhau. ở nớc ta , nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng đã đang từng bớc chuyển từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc nên kinh tế trang trại đã có những bớc đi đúng đắn và tạo sự đồng đều giữa các vùng. 2.1.1.2. Phân loại trang trại * Phân loại theo cơ cấu sản xuất: - Trang trại kinh doanh tổng hợp: kết hợp công nghiệp với tiểu thủ công nghiệp. - Trang trại chuyên môn hoá: chuyên nuôi hay trồng một loại cây lấy sản phẩm duy nhất nh chuyên nuôi gà, vỗ béo lợn, nuôi bò thịt, bò sữa hay trồng cây ăn quả, hoa Hoặc chuyên sản xuất nông, lâm sản làm nguyên liệu cho côngnghiệp chế biến. * Phân loại theo hình thức tổ chức quản lý: 5 Báo cáo tốt nghiệp Đoàn Thanh Khơng - Lớp KT 47B - Trang trại gia đình: Là trang trại độc lập sản xuất kinh doanh do chủ hộ đứng ra quản lý, thờng một trang trại là của một hộ gia đình. - Trang trại liên doanh: Do hai hoặc ba gia đình kết hợp lại thành một trang trại có quy mô năng lực sản xuất lớn có đủ sức mạnh để cạnh tranh với trang trại khác. - Trang trại hợp doanh: Đợc tổ chức theo nguyên tắc nh Công ty cổ phần hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Loại này th- ờng có quy mô lớn, thực hiện chuyên môn hoá sản xuất và sử dụng lao động làm thuê là chủ yếu. * Phân loại theo hình thức sở hữu t liệu sản xuất: - Chủ trang trại sở hữu toàn bộ t liệu sản xuất từ đất đai, công cụ máy móc, chuồng trại, kho bãi - Chủ trang trại sở hữu một phần t liệu sản xuất, một phần phải đi thuê bên ngoài (có đất đai nhng đi thuê máy móc công cụ) - Chủ trang trại hoàn toàn không có t liệu sản xuất phải đi thuê toàn bộ máy móc, đất đai, thiết bị, kho tàng, mặt nớc, chuồng trại * Phân loại theo ph ơng thức điều hành sản xuất: - Chủ trang trại sống cùng gia đình ở nông thôn, trực tiếp điều hành sản xuất và trực tiếp lao động. - Chủ trang trại uỷ thác: chủ trang trại uỷ nhiệm ruộng đất cùng t liệu sản xuất của mình cho anh em, họ hàng bạn bè thân thiết ở quê để tiếp tục công tác. - Chủ trang trại uỷ nhiệm cho ngời thân quen làm một hoặc nhiều công việc nh làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch trên một phần hoặc toàn bộ ruộng đất của mình trong một thời gian nhất định theo giá thoả thuận. 2.1.2. Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại Cho đến nay, kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững và giàu có thì chúng ta phải phát huy tốt tiềm năng sẵn có từ nông thôn. Tuy kinh tế trang trại mới phát triển trong những năm gần đây nhng nó đã thể hiện là một hình thức kinh doanh nông nghiệp có nhiều u thế. Thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của trang trại có thể thấy vai trò và vị trí của kinh tế trang trại là tế bào của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, là 6 Báo cáo tốt nghiệp Đoàn Thanh Khơng - Lớp KT 47B bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống nông nghiệp, là hình thức doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra nông sản hàng hoá cho xã hội phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp, với quy luật sinh học và các quy luật sản xuất hàng hoá, là đối tợng để tổ chức lại nền nông nghiệp, đảm bảo chiến lợc phát triển nền nông nghiệp hàng hoá thích ứng với sự hoạt động của các quy luật kinh tế thị trờng. *Về mặt kinh tế: kinh tế trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở từng địa phơng, phát triển đợc những cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Kinh tế trang trại tiếp thu nhanh những tiến bộ kỹ thuật và đợc đavào sản xuất tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy nghành công nghiệp chế biến phát triển. *Về mặt xã hội: kinh tế trang trại phát triển thu hút đợc một lợng vốn lớn đầu t vào nông nghiệp. Trang trại phát triển theo quy mô lớn tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho ngời lao động. *Về mặt môi trờng: Các trang trại ở Việt Nam đã khai thác, phủ xanh 20- 30 vạn ha đất trồng, đồi trọc, bãi bồi veo sông, ven biển. Nh vậy, phát triển kinh tế trang trại đã góp phần sử dụng đầy đủ và hợp lý hơn nguồn tài nguyên đất đang ngày càng bị thu hẹp hiện nay. Một số trang trại còn xây dựng theo một số loại hình sản xuất nông nghiệp truyền thống nh VAC. Vờn cây, ao cá kết hợp với chăn nuôi đây là loại hình khai thác bền vững trong nông nghiệp. Kinh tế trang trại đã và đang đánh thức nhiều vùng đất hoang hoá, đồi núi trọc, sử dụng một phần sức lao động d thừa tại chỗ để sản xuất ra nông sản hàng hoá. Kinh tế trang trại còn có vai trò quan trọng trong việc khôi phục, bảo vệ và phát triển môi trờng, xây dựng và phát triển nông thôn mới. 2.1.3. Những đặc trng chủ yếu của kinh tế trang trại. Chuyên môn hoá, tập trung hoá sản xuất hàng hoá và dịch vụ theo nhu cầu của thị trờng, có lợi nhuận cao. Đây là đặc trng cơ bản của kinh tế trang trại so với kinh tế hộ nông dân. Trong đó giá trị tổng sản phẩm và sản phẩm hàng hoá là là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá về quy mô trang trại nhỏ, vừa và lớn. Quy mô trang trại thờng lớn hơn nhiều so với quy mô của kinh tế hộ nông dân và có tỷ suất nông sản hàng hoá trên 85%. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu gián tiếp nh ruộng đất, vốn, lao động Riêng về quy mô ruộng đất chẳng những nhiều hơn (tuỳ theo ph- ơng hớng và trình độ kinh doanh) mà còn tập trung liền vùng nhiều khoảnh. Về thị trờng, đã là sản xuất hàng hoá thì hàng hoá luôn luôn gắn với thị tr- ờng tiêu thụ do đó thị trờng bán sản phẩm và mua vật t là nhân tố có tính chất 7 Báo cáo tốt nghiệp Đoàn Thanh Khơng - Lớp KT 47B quyết định chiến lợc phát triển sản xuất sản phẩm hàng hoá cả về số lợng, chất l- ợngvà hiệu quả kinh doanh của trang trại. Vì vậy, trong quản lý trang trại vấn đề tiếp cận thị trờng, tổ chức thông tin thị trờng đối với kinh doanh của trang trại là nhân tố quyết định nhất. Kinh tế trang trại có nhiều khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hơn, tốt hơn vì trang trại có nhiều vốn, nhiều lãi hơn. Nhìn chung các trang trại chẳng những có đủ công cụ thờng dùng và sức kéo trâu bò mà đã trang bị nhiều máy móc và áp dụng nhiều quy trình công nghệ mới hay quy trình sản xuất mới vào các nghành sản xuất, dịch vụ theo hớng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp. Đó chính là yếu tố để nâng cao năng suất, chất lợng sản phẩm sản xuất, kinh doanh. Các trang trại đều có thuê mớn lao động. Thông thờng các trang trại đều có quy mô sản xuất lớn hơn quy mô sản xuất của hộ nông dân nên nhu cầu về thuê mớn lao động là tất yếu. Quy mô thuê mớn lao động trong các trang trại khác nhau và phụ thuộc chủ yếu vào các loại hình trang trại và quy mô sản xuất của trang trại. Có hai hình thức thuê mớn lao động trong các trang trại là thuê mớn lao động thờng xuyên và thuê mớn lao động thời vụ. Trong hình thức thuê lao động thờng xuyên, trang trại thuê ngời lao động làm việc ổn định quanh năm, còn trong hình thức thuê lao động theo thời vụ thì trang trại chỉ thuê lao động làm việc theo thời vụ sản xuất. Các chủ trang trại là ngời có ý chí làm giàu, có phơng pháp và nghệ thuật biết làm giàu và có những điều kiện nhất định để tạo lập trang trại. 2.2. Khái niệm về kinh tế và kinh tế sản xuất trang trại 2.2.1. Khái niệm về kinh tế. Kinh tế là khoa học về sử dụng các nguồn lực khan hiếm, để đạt đợc những mục tiêu trông đợi. Thông thờng, khoa học kinh tế liên quan đến việc ra quyết định các phơng thức để sử dụng các nguồn lực có hạn. Thoả mãn nhu cầu đa dạng của con ngời và tính đến hành vi và việc ra quyết định của con ngời để sử dụng các nguồn lực đã có. Khoa học kinh tế bao gồm: kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô và kinh tế tài nguyên môi trờng. Những khoa học kinh tế này đề cập đến các nguyên lý kinh tế nêu trên vận dụng trong nền kinh tế quốc dân cả tầm vi mô và vĩ mô. 8 Báo cáo tốt nghiệp Đoàn Thanh Khơng - Lớp KT 47B Kinh tế còn đợc hiểu mang tính chất chung nhất có liên quan đến các quy luật về hiện tợng kinh tế khác, nội dung của nó đợc xác định tuỳ vào từng mục đích cụ thể, phản ánh mặt chất lợng và số lợng của hoạt động kinh tế. Kinh tế của một quá trình sản xuất đợc thể hiện bằng lợi ích cho cá nhân và cộng đồng, nó thể hiện mặt tổng hoà giữa mặt kinh tế và mặt xã hội, hai mặt này có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra đợc một lợng hàng háo, dịch vụ thì con ngời phải tiêu phí một lợng đầu vào nhất định nh đất đai, vốn, lao động Hay kinh tế đợc hiểu nh việc sử dụng các nguồn lực đó có nghĩa là không lãng phí kinh tế còn là một phạm trù tổng hợp, nó đợc đo lờng một cách trực tiếp hay gián tiếp bởi sự đáp ứng mục tiêu trong hệ thống, đợc phản ánh qua các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật xác địnhbằng tỷ lệ so sánh giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống sản xuất xã hội. Nh vậy, việc đánh giá kinh tế của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó chúng ta cần xem xét vấn đề một cách toàn diện bao gồm: hiệu quả tài chính, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trờng. 2.2.1.1. Hiệu quả tài chính Hiệu quả tài chính là sự so sánh giữa chi phí bỏ ra với kết quả kinh tế đơn thuần thu đợc sau một quá trình sản xuất nh tổng giá trị sản phẩm, thu nhập, lãi Nó còn đợc thể hiện trong sản xuất bằng sự kết hợp tối u giữa hiệu quả phân bố nguồn lực và kỹ thuật. Nh vậy, trong sản xuất khi kết hợp nguồn lực sản xuất thì nếu đạt đợc một trong hai hiệu quả thì mới điều kiện cần chứ cha đạt đợc điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là số lợng sản phẩm đạt đợc trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất công nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật thờng đợc áp dụng trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể, nó th- ờng đợc phản ánh trong mối quan hệ của hàm sản xuất. Nó liên quan trực tiếp đến phơng diện vật chất của sản xuất và chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất sẽ đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Qua việc nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật giúp ngời nông dân đa ra các quyết định sản xuất bằng sự kết hợp giữa đầu vào và đầu ra tối u để tạo ra một lợng sản phẩm nhất định. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. 9 Báo cáo tốt nghiệp Đoàn Thanh Khơng - Lớp KT 47B Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào đợc tính để phản ánh giá trị sản phẩm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực cho một quá trình sản xuất. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố giá của đầu vào và đầu ra. Vì vậy nó đợc xem là hiệu quả của giá. Việc xác định hiệu quả này giống nh xác định đầu vào để tối u hoá lợi nhuận. 2.2.1.2. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội có liên quan mật thiết đến hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động của con ngời, nó chính là yêu cầu, nhiệm vụ của Chính phủ trong từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử. Hiệu quả xã hội là mối tơng quan so sánh giữa chi phí bỏ ra với kết quả thu đợc về mặt xã hội nh vấn đề công ăn việc làm, công bằng xã hội, rút ngắn chênh lệch giàu nghèo, sự lành mạnh văn minh của cộng đồng, bảo vệ môi trờng sinh thái, các mức độ phúc lợi xã hội. Đối với nớc ta và các nớc đang phát triển việc tính toán các chỉ tiêu về mặt xã hội còn nhiều vớng mắc nên chủ yếu các chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội chỉ mang tính chất định tính. Mặt khác trong việc áp dụng các công nghệ vào sản xuất thu hút nhiều lao động, tăng thêm thu nhập cho ngời lao động nhng do cha nhận thức đợc tầm quan trọng của hiệu quả xã hội mà thế giới đang phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề về môi trờng nh ngày nay. 2.2.1.3. Hiệu quả môi trờng Hiệu quả môi trờng bao gồm toàn bộ các yếu tố vật chất và hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên bao quanh con ngời, nó có ảnh hởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con ngời cũng nh mọi quá trình sản xuất vật chất. Hiện nay hiệu quả môi trờng đang đợc các nhà quản lý chú ý và đợc sự quan tâm đúng mực của cộng đồng, cụ thể luật bảo vệ môi trờng đã đợc Quốc hội nớc Cộng hoà xã hội Việt Nam thông qua tháng 12 năm 1993 có hiệu lực từ ngày 10 tháng 1 năm 1994. Hiệu quả của một quá trình hoạt động sản xuất đợc mang đúng ý nghĩa của nó khi nó không có ảnh hởng tiêu cực đến môi trờng sinh thái. Hiệu quả môi trờng đợc đánh giá bằng các chỉ tiêu địnhtính nh: bảo vệ sự đa dạng sinh học, giữ cân bằng môi trờng sinh thái 2.2.2. Kinh tế sản xuất trang trại Trong cơ cấu kinh tế nói chung thì mỗi nghành sẽ cho hiệu quả kinh tế nhất định và ngời ta sẽ tập trung cho những nghành đem lại kinh tế sản xuất cao 10 [...]... đợc đem so sánh giữa loại hình kinh tế trang trại với các loại hình sản xuất nông nghiệp khác, sẽ cho thấy kết quả đạt đợc khả quan hơn về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và môi trờng Mặt khác, khi đánh giá chất lợng về kinh tế sản xuất của loại hình kinh tế trang trại phải đánh giá tổng hợp các thành phần sản xuất trong tổng thể trang trại Bởi vì loại hình kinh tế trang trại bao gồm các thành phần nh:... nhuận so với vốn, hiệu quả sử dụng vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn lu động, hiệu quả sử dụng đất canh tác Và theo các cách đánh giá nh vậy, cùng một nguồn lực về diện tích, vốn, t liệu lao động nh nhau thì loại hình kinh tế trang trại nào sẽ cho hiệu quả cao hơn 2.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá kinh tế sản xuất của các loại hình kinh tế trang trại Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kinh tế sản xuất nói chung... Nhìn chung Văn Giang là một huyện có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp Địa giới của huyện Văn Giang nh sau: Phía Bắc giáp với huyện Gia Lâm Thủ đô Hà Nội Phía Đông giáp với hai huyện Văn Lâm và Yên Mỹ tỉnh Hng Yên Phía Nam giáp huyện Khoái Châu tỉnh Hng Yên Phía Tây Văn Giang là sông Hồng 3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của Huyện Văn Giang 3.1.2.1 Tình hình phân... mới Kinh tế trang trại đòi hỏi cần phải hạch toán cụ thể do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Văn Giang Chúng tôi có chọn những mô hình trang trại có tính chất tiêu biểu trong toàn bộ những mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn làm đại diện để nghiên cứu 3.2.2 Phơng pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp qua những sánh báo, tạp chí, văn. .. xuất - Trang trại trồng trọt (ký hiệu V) - Trang trại thuỷ sản (ký hiệu A) - Trang trại chăn nuôi ( ký hiệu C) - Trang trại tổng hợp (ký hiệu VAC,AC,VA,VC) Nh vậy trang trại trên địa bàn huyện Văn Giang đợc chia thành 4 loại hình chính, mỗi loại có thế mạnh khác nhau phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lực của mỗi trang trại 34 Báo cáo tốt nghiệp Đoàn Thanh Khơng - Lớp KT 47B Theo dõi bảng trên ta... trung bình của một trang trại trong 1 năm là 253 triệu đồng Lãi trung bình của một trang trại trong 1 năm là 46,9 triệu đồng (Trích tổng hợp các hộ sản xuất theo hớng trang trại trên địa bàn huyện Văn Giang đến tháng 6/2005 của phòng nông nghiệp và PTNT) 4.1.1 Một số loại hình kinh tế trang trại nghiên cứu Qua quá trình tìm hiểu về trang trại chúng tôi đa ra cách phân loại trang trại nghiên cứu theo... số trang tại trên địa bàn, có 14 trang trại trồng trọt chiếm 6,57% tổng số trang trại, số trang trại thuỷ sản là 28 trang trại chiếm 13,14%, và số trang trại tổng hợp là 107 trang trại chiếm 50,23% tổng số trang trại trên địa bàn Vốn đầu t trung bình của một trang trại là 189 triệu đồng trong đó vốn tự có là 155 triệu đồng và vốn vay là 34 triệu đồng, vốn tự có chiếm 82,01% tổng số vốn của trang trại. .. tiêu thụ sản phẩm ổn định - Phải có khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trang trại của mình 2.3 Cơ sở thực tiễn việc đánh giá kinh tế sản xuất trang trại trên thế giới và ở Việt Nam 2.3.1 Tình hình đánh giá kinh tế sản xuất trang trại trên thế giới Trên thế giới kinh tế trang trại gia đình đã hình thành và phát triển hàng trăm năm nay và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển... bản của các phòng ban năng của địa phơng nh Phòng nông nghiệp và PTNT huyện, phòng thống kê, phòng địa chính, các loại sách, báo nói về địa phơng nh Lịch sử Đảng bộ Văn Giang tập 1 Chúng tôi tiến hành phân loại các loại tài liệu trên cơ sở đó chọn lọc các loại tài liệu để dùng trong đề tài của mình Bên cạnh đó chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát một số trang trại trên địa bàn của huyện Văn Giang. .. giữa các năm đã biết chúng tôi tiến hành dự báo sự phát triển của những số liệu trong những năm tới tăng hay giảm về số lợng hay chất lợng 3.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình kinh tế trang trại * Các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của trang trại: - Theo quy mô diện tích - Theo quy mô vốn sản xuất * Các chỉ tiêu phản ánh nguồn lực của trang trại: - Đất đai bình quân của trang trại . bản về trang trại, hiệu quả kinh tế. - Đánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại ở huyện Văn Giang tỉnh Hng Yên, kết quả đạt đợc và hiệu quả kinh tế của một số loại hình trang trại. -. mô hình trang trại làm ăn có hiệu quả kinh tế cao. 1.3.2. Phạn vi nghiên cứu - Về nội dung: Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại là so sánh hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại. . hiểu rõ hơn tình hình kinh tế trang trại địa phơng chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại trên địa bàn huyện Văn Giang tỉnh Hng Yên. 1.2. Mục tiêu

Ngày đăng: 19/07/2014, 22:24

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w