1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luât: Hợp đồng dich vụ pháp lý ở Viêt Nam

28 1,8K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 168,5 KB

Nội dung

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh HĐDVPL, trên cơ sở đó xácđịnh các quan điể

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ VỊNH

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 62.38.50.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện khoa học Xã hội

Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM HỮU NGHỊ

Vào hồi …….giờ…….phút, ngày … tháng…… năm ………

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện :

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1 Hoàng Thị Vịnh (2007), “Ủy quyền tham gia tố tụng trong vụ án kinh doanh thương mại – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8 năm 2007.

2 Hoàng Thị Vịnh (2009), “Một số vấn đề lý luận về thương mại dịch vụ pháp luật quốc tế”, Tạp chí Luật học, số 5

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế,các tổ chức và cá nhân ngày càng có nhu cầu sử dụng DVPL Các tổchức và cá nhân cần sự trợ giúp pháp lý một cách thường xuyênnhằm đảm bảo sự an toàn về mặt pháp lý cho các giao dịch của mình.Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy mạnh mẽ sự pháttriển của DVPL cho các tổ chức và cá nhân ở tầm quốc tế Cácchủ thể tham gia nhiều giao dịch liên quan đến nhiều lĩnh vựcđược điều chỉnh bởi pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế.Hình thức pháp lý của các giao dịch đó là hợp đồng Để các giaodịch của các chủ thể diễn ra an toàn và hiệu quả thì cần phải có sựtrợ giúp pháp lý từ phía các nhà cung cấp DVPL Việc trợ giúppháp lý của nhà cung cấp DVPL đối với bên sử dụng DVPL đượcthể hiện dưới hình thức HĐDVPL Để bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của các chủ thể HĐDVPL, đặc biệt là của bên sử dụngDVPL và phòng ngừa tranh chấp xảy ra, đòi hỏi pháp luật vềHĐDVPL phải không ngừng hoàn thiện Đồng thời hệ thống phápluật quốc gia về HĐDVPL phải phù hợp với các Điều ước quốc tế

mà Việt Nam đã ký kết

Ở Việt Nam, DVPL mới khởi động và phát triển từ nhữngnăm 90 của thế kỷ 20 trở lại đây So với bề dầy truyền thống nghềluật ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Pháp…thì kinhnghiệm hành nghề của giới luật gia Việt Nam là quá ít ỏi và chưabài bản Các tổ chức, cá nhân cũng chưa có thói quen sử dụngDVPL cho các hoạt động của mình Tình trạng quan liêu, háchdịch, cửa quyền của một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước ởViệt Nam vẫn còn, với sự thiếu hiểu biết của một bộ phận ngườidân nên rất cần có sự trợ giúp của nhà cung cấp DVPL “Chấtthương mại” của hoạt động cung cấp DVPL, cũng như sự điềuchỉnh của pháp luật đối với hoạt động dịch vụ này còn nhiều hạnchế, bất cập

Pháp luật điều chỉnh HĐDVPL ở Việt Nam hiện nay cònchưa hoàn chỉnh và được quy định ở rất nhiều văn bản pháp luậtkhác nhau, như: Bộ luật Dân sự năm 2005; Luật Thương mại năm

Trang 5

2005; Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012); Nghị định

số 87/2003/NĐ – CP ngày 22 tháng 7 năm 2003 về hành nghề của

tổ chức luật sư nước ngoài và luật sư nước ngoài tại Việt Nam;Thông tư số 06/2003/TT – BTP của Bộ Tư pháp ngày 29 tháng 10năm 2003 quy định về DVPL nước ngoài tại Việt Nam; Luật Côngchứng 2006; NĐ 61/ 2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009, về thí điểm thựchiện Thừa phát lại tại thành phố Hồ chí Minh… Bước đầu đặt cơ sởpháp lý cho hoạt động DVPL của các nhà cung cấp DVPL ký kếtHĐDVPL với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng DVPL.Các văn bản pháp luật nêu trên quy định về hợp đồng,HĐDV và DVPL chứ không quy định trực tiếp về HĐDVPL.Điều đó dẫn đến một thực tế là trong một số trường hợp cùng mộtvấn đề nhưng lại được điều chỉnh bằng nhiều quy định của các vănbản khác nhau và những quy định đó lại chồng chéo, mâu thuẫnvới nhau Ngược lại, có nhiều vấn đề lại không được quy phạmpháp luật nào điều chỉnh hoặc quy định không rõ ràng hoặc quáchung chung…gây khó khăn, lúng túng cho các chủ thểHĐDVPL, cho hoạt động QLNN và hoạt động giải quyết chấp vềHĐDVPL

Để đảm bảo tính thống nhất, tính minh bạch, tạo ra cơ sởpháp lý vững chắc cho việc ký kết và thực hiện HĐDVPL, gópphần nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN cũng như hoạt động giảiquyết tranh chấp HĐDVPL thì pháp luật về HĐDVPL cần phảiđược sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện

Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết này, tác giả đã lựa chọn vấn

đề “Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến

sĩ của mình Đây là một đề tài có tính thời sự và thực tiễn cao.Hoàn thành đề tài này sẽ là một đóng góp đáng kể vào việc hoànthiện pháp luật HĐDVPL và phát triển TMDVPL ở Việt Nam

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ cơ sở lý luận

và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh HĐDVPL, trên cơ sở đó xácđịnh các quan điểm, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luậtHĐDVPL ở Việt nam trong thời gian tới

Với mục đích như trên, các nhiệm vụ mà luận án phải giảiquyết là:

Trang 6

- Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về DVPL, từ đóphân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về HĐDVPL và pháp luậtđiều chỉnh HĐDVPL;

- Phân tích nội dung cơ bản của pháp luật về HĐDVPL;đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của pháp luật Việt Namhiện hành về HĐDVPL

- Xây dựng quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luậtHĐDVPL ở Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án:

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là: Các quan điểm, tưtưởng luật học về DVPL và pháp luật về HĐDVPL; Cam kết củaViệt Nam trong các Điều ước quốc tế về DVPL; Các văn bản phápluật thực định của Việt Nam về HĐDVPL; Pháp luật nước ngoài

và pháp luật quốc tế về HĐDVPL; Thực tiễn xây dựng, áp dụngpháp luật HĐDVPL ở Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu của luận án:

Mặc dù tên luận án là HĐDVPL, song tác giả giới hạn phạm vinghiên cứu DVPL mang tính thương mại và theo đó HĐDVPL đượcnghiên cứu cũng giới hạn trong phạm vi HĐDVPL được giao kếtgiữa bên cung ứng DVPL là những tổ chức hành nghề chuyên nghiệp

có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật để cung ứng DVPLcho khách hàng, có thu thù lao và các tổ chức hành nghề đó hoạtđộng theo nguyên tắc cạnh tranh Nói cách khác "dịch vụ pháp lý" là

đối tượng của hợp đồng cũng có tính hàng hóa (mua, bán)

Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu HĐDVPL có tínhthương mại, tức là chỉ nghiên cứu pháp luật điều chỉnh các quan hệ

xã hội phát sinh trong hoạt động cung ứng DVPL thông qua hìnhthức pháp lý là HĐDVPL mà bên cung ứng DVPL là tổ chức hànhnghề cung ứng DVPL, có giấy phép hoạt động DVPL và mục đíchcung ứng DVPL là để thu thù lao Luận án không nghiên cứuHĐDVPL không có tính thương mại, nghĩa là không nghiên cứupháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động cungứng DVPL thông qua HĐDVPL mà bên cung ứng là các cơ quan,

tổ chức nhà nước cho các đối tượng được thụ hưởng DVPL, nhằmthực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc mục tiêu xã hội khác

Trang 7

Pháp luật điều chỉnh HĐDVPL là vấn đề còn tương đối mới ởViệt Nam và có nội dung phức tạp Luận án tập trung nghiên cứunhững nội dung cơ bản trong pháp luật điều chỉnh HĐDVPL, đặcbiệt là những nội dung đặc thù hoặc có nhiều điểm bất cập, đang gâycản trở, làm giảm hiệu quả của hoạt động DVPL ở Việt Nam.

Pháp luật điều chỉnh HĐDVPL hiện nằm rải rác ở các văn bảnpháp luật khác nhau, điều chỉnh các quan hệ cụ thể phát sinh trongquá trình các bên tham gia quan hệ HĐDVPL Vì vậy, việc nghiêncứu pháp luật HĐDVPL được thực hiện dưới nhiều cách tiếp cậnkhác nhau Luận án lựa chọn cách tiếp cận để nghiên cứu pháp luậtHĐDVPL dựa trên các nội dung cơ bản, đặc thù Bao gồm:

i) Các quy định về chủ thể HĐDVPL

ii) Các quy định về nội dung HĐDVPL

iii) Các quy định về thực hiện HĐDVPL

iv) Các quy định về điều kiện có hiệu lực của HĐDVPL v) Các quy định về trách nhiệm do vi phạm HĐDVPL Với phạm vi nghiên cứu đã được xác định, từ chương 2 đếnchương 4, Luận án tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đưa

ra quan điểm cũng như giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnhHĐDVPL dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá 5 vấn đề trên

4 Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, luận án vận dụng phươngpháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac–Lênin Đây là phương pháp luận khoa học được vận dụng nghiêncứu trong toàn bộ luận án để đánh giá khách quan sự thể hiện củacác quy định của pháp luật về HĐDVPL Luận án cũng đượcnghiên cứu dựa trên đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xãhội, phát triển dịch vụ và hội nhập kinh tế của Đảng và nhà nước ta.Trong quá trình nghiên cứu tác giả luận án sử dụng các phươngpháp nghiên cứu khoa học cụ thể khác nhau, như: Phương pháp phântích và tổng hợp, phưong pháp thống kê, phương pháp lịch sử cụ thể;phương pháp nghiên cứu trực tiếp qua khảo sát thực tế, nhằm minhchứng cho những lập luận, cho những nhận xét đánh giá, kết luậnkhoa học của luận án Đặc biệt, phương pháp phân tích và tổng hợp,phương pháp so sánh luật học và phương pháp lịch sử được sử dụngchủ yếu trong luận án để phân tích, đối chiếu so sánh những quy định

Trang 8

pháp luật về HĐDVPL để thấy sự phát triển của pháp luật vềHĐDVPL của nước ta cũng như những điểm tương đồng và khácbiệt, những hạn chế, bất cập của pháp luật về HĐDVPL của Việtnam so với các quy định của GATS/WTO và pháp luật quốc tế Đểhoàn thành mục đích nghiên cứu thì có sự kết hợp giữa các phươngpháp trong từng chương, từng mục của luận án, trong đó phươngpháp phân tích và tổng hợp; phương pháp nghiên cứu trực tiếp quakhảo sát thực tế là hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất trongluận án Đối với mỗi mục thì có một số phương pháp nghiên cứu chủđạo để làm rõ mục đích nghiên cứu Cụ thể là:

Ở mục 2.1 Chương 2, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp sosánh luật học, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệthống để đưa ra khái niệm DVPL, các đặc điểm và các loại hìnhDVPL đồng thời chỉ ra tính thương mại của DVPL tư so vớiDVPL công

Ở mục 2.2 Chương 2, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp kếthợp lý luận với thực tiễn, phương pháp nghiên cứu gián tiếp thôngqua tổng hợp và phân tích tư liệu, nhất là các tư liệu sơ cấp, so sánhgiữa các đối tượng được chọn lựa để đưa ra khái niệm, đặc điểm

và các loại HĐDVPL

Ở mục 3.1 Chương 3, tác giả chủ yếu sử dụng phươngpháp phân tích, tổng hợp; phương pháp nghiên cứu trực tiếp quakhảo sát thực tế, tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các nhà nghiêncứu, những nhà cung cấp DVPL và những nhà lãnh đạo trong lĩnhvực chính trị, hành chính và tư pháp để làm rõ chủ thể HĐDVPL

Ở mục 3.2 Chương 3, tác giả chủ yếu sử dụng phươngpháp định lượng trong phân tích kết quả điều tra khảo sát thực tế,phương pháp luật học so sánh và phương pháp thống kê, tổng hợp

để làm rõ pháp luật và thực tiễn nội dung HĐDVPL

Ở mục 3.3 Chương 3, tác giả chủ yếu sử dụng phươngpháp định lượng trong phân tích kết quả điều tra khảo sát thực tế,phương pháp luật học so sánh và phương pháp thống kê, tổng hợp

để làm rõ pháp luật và thực tiễn thực hiện HĐDVPL

Ở Chương 4, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phântích, tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp đối chiếu,

Trang 9

phương pháp dự báo để đề xuất quan điểm và giải pháp cho việchoàn thiện pháp luật về HĐDVPL ở Việt Nam.

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.

Những quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luậtHĐDVPL được đề xuất trong luận án có khả năng ứng dụng trongquá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật về DVPL cũng như hoạtđộng của các nhà cung cấp DVPL

Luận án cũng có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho hoạtđộng đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý ở Việt Nam

6 Những đóng góp mới của luận án

Luận án có những điểm mới đóng góp cho sự phát triển củakhoa học pháp lý chuyên ngành, bao gồm:

Thứ nhất, Luận án đã tổng hợp, bổ sung nhận thức và làm rõ

thêm một số vấn đề lý luận liên quan đến HĐDVPL: Xây dựng đượckhái niệm DVPL; xác định được phạm vi DVPL; chỉ ra được tínhthương mại của DVPL; chỉ ra được các đặc điểm và xác lập được cáctiêu chí để phân biệt DVPL mang tính thương mại và DVPL khôngmang tính thương mại; xác lập được các tiêu chí để phân loại DVPLmang tính thương mại;

Thứ hai, Luận án đã xây dựng được hệ thống lý luận khoa

học về pháp luật HĐDVPL ở Việt Nam Đã xây dựng được kháiniệm HĐDVPL; chỉ ra được những đặc điểm của HĐDVPL; làm rõnội dung pháp luật điều chỉnh HĐDVPL về những vấn đề: chủ thểHĐDVPL; điều kiện hành nghề cung ứng DVPL; nội dungHĐDVPL; thực hiện HĐDVPL; điều kiện có hiệu lực của HĐDVPL

và chế tài do vi phạm HĐDVPL; xác định được hình thức tồn tại củanội dung pháp luật HĐDVPL nằm rải rác tại nhiều văn bản pháp luật,bao gồm BLDS, LTM, các luật chuyên ngành về DVPL và nhiều đạoluật có liên quan khác

Thứ ba, Luận án đã phân tích, đánh giá một cách có hệ thống

những hạn chế, bất cập của pháp luật HĐDVPL ở Việt Nam Từ đó,chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế trong các quy định pháp luật

về HĐDVPL ở Việt Nam, làm căn cứ cho việc hình thành các quanđiểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật HĐDVPL ở Việt Nam;

Thứ tư, Luận án đã xây dựng được hệ quan điểm khoa học

và đưa ra được hệ thống giải pháp đồng bộ và cụ thể để hoàn thiện

Trang 10

pháp luật HĐDVPL của Việt Nam phù hợp với pháp luật và tậpquán thương mại quốc tế đáp ứng yêu cầu HNKTQT của ViệtNam.

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệutham khảo chính, nội dung Luận án được kết cấu thành 4 chương:Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lýthuyết của đề tài

Chương 2 Những vấn đề lý luận về hợp đồng dịch vụ pháp lý ởViệt Nam

Chương 3 Thực trạng pháp luật hợp đồng dịch vụ pháp lý ởViệt Nam

Chương 4 Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật hợpđồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Nội dung đã được nghiên cứu

Tại chương này, luận án trình bày khái quát về tình hìnhnghiên cứu những vấn đề có liên quan đến pháp luật về HĐDVPL.Các vấn đề được luận án đề cập, hệ thống gồm:

- Khái niệm DVPL, đặc điểm DVPL, phạm vi của DVPL,tính thương mại của DVPL, căn cứ phân loại DVPL mang tínhthương mại và các loại hình DVPL mang tính thương mại ởViệt Nam

- Khái niệm HĐDVPL, đặc điểm HĐDVPL, các loạiHĐDVPL

- Giải pháp hoàn thiện pháp luật HĐDVPL ở Việt Nam

1.1.2 Một số kết quả đạt được của hoạt động nghiên cứu

Qua tìm hiểu về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

“Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam” mà nghiên cứu sinh tiếp

cận được, xin đưa ra đánh giá bước đầu về kết quả của các hoạtđộng nghiên cứu như sau:

- Về những vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ pháp lý:

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu và lập pháp chưa đưa ra mộtkhái niệm hoàn chỉnh về DVPL cũng như chưa chỉ ra các đặcđiểm và phạm vi DVPL; Chưa có sự phân biệt rõ ràng DVPL công

và DVPL mang tính thương mại; Chưa xây dựng được tiêu chíphân loại DVPL mang tính thương mại;

- Về chủ thể HĐDVPL: Do chưa có quy định về khái niệm

DVPL và HĐDVPL, dẫn đến việc xác định các vấn đề liên quanđến chủ thể HĐDVPL như phạm vi chủ thể, điều kiện gia nhập và

ra khỏi thị trường thị trường, quyền và nghĩa vụ pháp lý; chưa

Trang 12

được pháp luật quy định đầy đủ, cụ thể, đồng bộ và thống nhất.Đặc biệt, vấn đề mở cửa thị trường DVPL theo cam kết tại cácĐiều ước quốc tế của Việt Nam còn nhiều khó khăn, bất cập Dẫnđến, quyền bình đẳng giữa các tổ chức hành nghề cung ứng cácloại hình DVPL khác nhau, giữa tổ chức hành nghề trong nước và

tổ chức hành nghề cung ứng DVPL nước ngoài chưa được phápluật bảo hộ kịp thời và đúng mức Do đó, các nghiên cứu chỉ dừnglại ở việc đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng vềtừng khía cạnh của một số loại hình DVPL nhất định mà chưa cónghiên cứu nào tiếp cận vấn đề dưới góc độ là chủ thể HĐDVPL

- Về nội dung HĐDVPL: Các nghiên cứu mới chỉ tiếp cận

các yếu tố như đối tượng; chất lượng; giá cả; phương thức thựchiện; phương thức nghiệm thu, giao nhận; quyền và nghĩa vụ củachủ thể hợp đồng; trách nhiệm do vi phạm HĐDVPL ở từng khíacạnh khác nhau và có tính đơn lẻ về một số loại hình DVPL màchưa được nghiên cứu một cách tổng thể và dưới góc độ là mộtyếu tố thuộc nội dung HĐDVPL

- Về thực hiện HĐDVPL: Các nghiên cứu về thực hiện

HĐDVPL cũng rất ít và tập trung vào một số vấn đề như:những vướng mắc, bất cập khi thực hiện quy định pháp luật vềthực hiện một số loại hình DVPL; Kỹ năng thực hiện một sốloại hình DVPL, kỹ năng và những khó khăn thực hiện nhữngDVPL bị phụ thuộc vào bên thứ ba;…Chưa có nghiên cứu nàonghiên cứu toàn diện và đưa ra được cơ sở lý luận và thực tiễn

về cách thức thực hiện HĐDVPL

- Vể điều kiện có hiệu lực của HĐDVPL: Quy định về

điều kiện có hiệu lực của HĐDVPL hiện chưa đầy đủ và thiếu

cụ thể do pháp luật chưa quy định được khái niệm DVPL vàkhái niệm HĐDVPL Các điều kiện để HĐDVPL có hiệu lựchiện được quy định tại BLDS 2005, LTM 2005 và các đạo luậtchuyên ngành về DVPL Tuy nhiên, các quy định đó nhiều khilại thiếu hoặc không thể áp dụng cho HĐDVPL Vì thế, cácnghiên cứu cũng mới dừng lại ở một số khía cạnh về điều kiện

có hiệu lực của HĐDV nói chung mà chưa nghiên cứu mộtcách toàn diện vấn đề điều kiện có hiệu lực của HĐDVPL

Trang 13

- Về trách nhiệm do vi phạm HĐDVPL: Xuất phát từ việc

chưa có quy định về tính thương mại của HĐDVPL, vì thế, vấn đềxác định tranh chấp HĐDVPL là tranh chấp dân sự hay thươngmại chưa được pháp luật quy định rõ và chưa được các nhà nghiêncứu quan tâm Bên cạnh đó, DVPL ở Việt Nam là loại hình DVPLmới hình thành, tranh chấp phát sinh chưa có nhiều Vì thế, vấn đềthỏa thuận để áp dụng trong HĐDVPL, loại chế tài có thể thỏathuận áp dụng (thuộc hệ thống chế tài dân sự hay chế tài thươngmại), cách thức áp dụng chế tài đặc biệt là tính toán thiệt hại vậtchất, vấn đề xác định tội danh thể hiện qua hành vi hành nghề cungứng DVPL chưa được làm rõ

- Về giải pháp hoàn thiện pháp luật HĐDVPL: Các nghiên

cứu chủ yếu đưa ra giải pháp nhằm sửa đổi, bổ sung quy địnhpháp luật về một số loại hình DVPL, về hợp đồng và HĐDVnhư: sửa đổi, bổ sung quy định nâng cao vị thế; mở rộng quyềnhành nghề; trách nhiệm tạo điều kiện, phối hợp hoạt động củabên thứ ba với nhà cung cấp DVPL trong quá trình hành nghề;

mở cửa thị trường DVPL; cải cách nền hành chính và nền tưpháp (chủ yếu là đối với DVPL của luật sư) Có rất ít các nghiêncứu về giải pháp hoàn thiện pháp luật về các loại hình DVPLkhác cũng như hoàn thiện pháp luật HĐDVPL nói chung

1.1.3 Vấn đề cần tiếp tục tập trung nghiên cứu, tìm giải pháp

Những vấn đề về HĐDVPL chưa được làm rõ và cần đượcnghiên cứu, giải quyết là:

Thứ nhất: Cơ sở lý luận của vấn đề DVPL, khái niệm, đặc

điểm DVPL và các loại hình DVPL (phạm vi DVPL); tính thươngmại của DVPL;

Thứ hai: Cơ sở lý luận của vấn đề HĐDVPL, khái niệm, đặc

điểm và các loại HĐDVPL;

Thứ ba: Thực trạng pháp luật HĐDVPL ở Việt Nam về

những vấn đề cơ bản như: chủ thể HĐDVPL, điều kiện hành nghềcung ứng DVPL; nội dung HĐDVP; thực hiện HĐDVPL; điềukiện có hiệu lực của HĐDVPL; chế tài do vi phạm HĐDVPL vàtrách nhiệm vật chất khi vi phạm HĐDVPL Đánh giá những hạnchế của pháp luật về những vấn đề nêu trên

Trang 14

Thứ tư: Các giải pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập

để hoàn thiện pháp luật về HĐDVPL ở Việt Nam

1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài

1.2.1 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả Luận án xácđịnh một số câu hỏi sau:

1 Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam là gì? DVPL ở Việt Nam cónhững đặc điểm gì? DVPL tại Việt Nam gồm những loại hìnhnào? Tính thương mại của DVPL ở Việt Nam?

2 Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam là gì? HĐDVPL ởViệt Nam có những đặc điểm gì? Các loại HĐDVPL ở Việt Nam?

3 Thực trạng pháp luật về HĐDVPL ở Việt Nam như thếnào? Các quy định pháp luật về HĐDVPL ở Việt Nam được quyđịnh ở đâu? Quy định về những vấn đề gì? Quy định như thế nào?Những hạn chế, bất cập của pháp luật HĐDVPL ở Việt Nam?

4 Từ những giả định về những hạn chế, bất cập nêu trên thìcần phải có những phương hướng và giải pháp gì để hoàn thiệnpháp luật HĐDVPL ở Việt Nam?

1.2.2 Lý thuyết nghiên cứu

Khi nghiên cứu về HĐDVPL ở Việt Nam, tác giả sử dụngmột số cơ sở lý thuyết điển hình như:

Học thuyết Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật; Lýthuyết quan hệ pháp luật; Lý thuyết về hợp đồng; Lý thuyết vềDVPL; Lý thuyết về hợp đồng dịch vụ (thương mại); Lý thuyết vềHĐDVPL (thương mại)

1.2.3 Giả thuyết nghiên cứu

Luận án được triển khai với các giả thuyết nghiên cứu sau:

1 Khoa học pháp lý Việt Nam chưa đưa ra một khái niệmchính thức về DVPL Các vấn đề quan trọng liên quan đến DVPL,như phân biệt DVPL mang tính thương mại và DVPL khôngmang tính thương mại, đặc điểm, các loại hình DVPL và phạm vinhà cung cấp DVPL cũng chưa được xác định rõ ràng trong các đềtài nghiên cứu Chưa có những công trình nghiên cứu sâu về tínhthương mại của DVPL

2 Hiện nay, khoa học pháp lý chưa xây dựng được hệ thống

lý luận khoa học về pháp luật điều chỉnh HĐDVPL Chưa có một

Ngày đăng: 19/07/2014, 15:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w